Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép hợp thành

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 59)

5. Đóng góp của luận văn

2.1.2.2. Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép hợp thành

Ghép hợp thành là phương thức ghép hai hay nhiều từ hoặc căn tố, nghĩa là trong cấu trúc của loại từ ghép này không có sự hiện diện của các phụ tố. Ở loại từ ghép này, các căn tố thường có vị trí và vai trò tương đương nhau trong cấu trúc và trong việc tạo nghĩa từ.

Theo kết quả phân tích tư liệu, trong số 47 từ thân tộc có cấu tạo ghép, chỉ có 3 từ có cấu tạo theo mô hình ghép hợp thành, chiếm tỉ lệ khoảng 3% trên tổng số 87 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn.

Ví dụ:

형제자매[hyeongje-jamae] (anh chị em)

부부[pu-pu] (phu phụ, vợ chồng)

Các thành tố cấu tạo trên đều có nguồn gốc Hán, tuy thông thường người Hàn không dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng những từ ghép gốc Hán được xuất hiện trong các nghi lễ trang trọng và lịch sự. Thực tế là người Hàn rất đề cao việc sử dụng kính ngữ. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chúng tôi không đi sâu vào phân tích về kính ngữ của người Hàn hay mức độ sử dụng từ chỉ quan hệ họ hàng gốc Hán của người Hàn, chỉ tìm hiểu những từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập trên đây. Các từ ghép này được cấu tạo từ các yếu tố gốc Hán sau:

Từ tiếng

Hàn Ký hiệu phiên âm Latin Từ tiếng Hán Nghĩa Hán - Việt Khả năng xuất hiện trong từ

부 [pu-] (夫) phu (chồng) 부모, 부부

부 [-pu] (父) phụ (vợ) 부부

모 [-mo] (母) mẫu (mẹ) 부모

형 [hyeung] (兄) huynh (anh) 형제자매

제 [je] (弟) đệ (em trai) 형제자매

자 [ja] (姊) tỷ (chị) 형제자매

매 [mae] (妹) muội (em gái) 형제자매

Các yếu tố có nguồn gốc Hán trên đều có nghĩa ngang hàng với nhau, không phân ra yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ, khá bình đẳng với nhau trong việc tạo thành một từ chỉ hai người theo từng cặp. Các cặp từ ghép đẳng lập này có tính chất hợp nghĩa và nghĩa của những từ ghép đẳng lập chỉ quan hệ họ hàng đó khái quát hơn nghĩa của các yếu tố tạo ra nó.

Hàn Quốc là đất nước chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo nên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại khá nặng nề, ngay cả trong việc sử dụng từ chỉ quan hệ họ hàng cũng thể hiện rõ điều này. Những tổ hợp ghép đẳng lập trong

tiếng Việt như ông bà, bố mẹ, cậu mợ, chú thím, anh chị…tồn tại song song theo

từng cặp với yếu tố nam, nữ đối xứng với nhau trong đó. Điều này không thấy

nhiều trong hệ thống từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn, thường các từ chỉ người mang giới tính nam và người mang giới tính nữ không được xếp với nhau theo

với nhau cả về mặt chức năng và ý nghĩa. Điều này cho thấy sự thiếu bình đẳng về giới trong xã hội Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)