Bằng việc nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch kiểu loại câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc-ngữ nghĩa, luận văn sẽ cung cấp các đặc trưng cấu trúc –
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ ÁNH TUYẾT
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH CÂU HỎI CHÍNH DANH ANH- VIỆT VỀ MẶT
CẤU TRÚC-NGỮ NGHĨA ( TRÊN CƠ SỞ TƯ LIỆU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội-2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ ÁNH TUYẾT
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH CÂU HỎI CHÍNH DANH ANH- VIỆT VỀ MẶT
CẤU TRÚC-NGỮ NGHĨA ( TRÊN CƠ SỞ TƯ LIỆU LOẠI CÂU HỎI CÓ TỪ HỎI)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS LÊ QUANG THIÊM
Hà Nội-2010
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ về câu hỏi 9
1.1.1.Một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ nước ngoài về câu hỏi trong
1.1.2 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ Việt Nam về câu hỏi 11
1.2.1 Câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Anh 14
1.2.1.2 Sự hình thành câu hỏi có từ hỏi 16
1.2.1.3 Đặc điểm của câu hỏi có từ hỏi 18
1.2.2 Câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Việt 22
Trang 41.4 Khái niệm cấu trúc-ngữ nghĩa của câu 27
1.5 Câu hỏi chính danh có từ hỏi trên bình diện phân tích đối chiếu 29
1.6 Cách tiếp cận nghiên cứu câu hỏi trong luận văn 32
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC-NGỮ NGHĨA CÂU HỎI CHÍNH DANH CÓ TỪ HỎI ANH- VIỆT
2.1 Cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh 38
2.1.1.1.WHAT có chức năng chủ ngữ 38
2.1.1.2 WHAT có chức năng bổ ngữ 39
2.1.6.1 WHO với chức năng chủ ngữ 46 2.1.6.2 WHO với chức năng bổ ngữ 47 2.1.7 Khuôn hỏi có chứa từ hỏi WHOSE 48
2.2 Những nét tương đồng và khác biệt về cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh- Việt
2.2.1 Hỏi về vật và đối tượng của hành động 52
Trang 52.2.4 Hỏi sở hữu 57
2.2.7 Hỏi địa điểm hoặc hướng chuyển động 61
2.2.8 Hỏi cách thức hành động, tính chất, đặc trưng 62
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH CÂU HỎI CHÍNH DANH
CÓ TỪ HỎI ANH- VIỆT 76
3.2 Phương thức chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh- Việt 78
3.2.2 Dịch chuyển đổi
3.2.2.1 Dịch chuyển đổi liên quan đến việc thay đổi trật tự từ tự
3.2.2.2 Chuyển dịch đòi hỏi phải lặp lại từ 80 3.2.2.3 Chuyển dịch bằng cách thay đổi cấu trúc ngữ pháp từ ngôn
3.2.2.4 Chuyển dịch bằng cách lược bỏ bớt 81 3.2.2.5 Chuyển dịch bằng cách thêm từ 82
3.2.2.8 Chuyển cấu trúc bị động thành chủ động 84
Trang 63.2.2.9 Dịch tương đương văn hóa 84
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tiếng Anh đang là một trong những ngôn ngữ được dùng nhiều trong giao tiếp quốc tế hiện nay Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đặc biệt với việc gia nhập WTO , tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng Biết sử dụng tiếng Anh là yêu cầu tiên quyết khi đi xin việc tại các công ty liên doanh hoặc nước ngoài Tiếng Anh còn là môn học bắt buộc tại các trường học Mặt khác, tiếng Việt và Việt Nam ngày nay có nhiều người biết đến Số người Việt Nam trong và ngoài nước học để sử dụng thành thạo tiếng Anh và số người nước ngoài học tiếng Việt ở các nước như Anh, Mỹ, Úc ngày càng gia tăng Việc giúp đỡ cho số những người này giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt một cách
có hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có kiến thức về phân tích đối chiếu ngôn ngữ
Việc nghiên cứu ngữ pháp, đặc biệt là cấu trúc của đơn vị câu là nội dung rất quan trọng của bất kỳ ngôn ngữ nào cho dù việc nghiên cứu dựa trên ngữ pháp truyền thống hay ngữ pháp hiện đại Trong số các kiểu câu phân loại theo mục đích giao tiếp thì câu hỏi là một hiện tượng phổ quát của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Nó là loại hành vi ngôn ngữ rất phổ biến trong giao tiếp, nhận thức Không ai trong hoạt động giao tiếp và tư duy hàng ngày mà không sử dụng câu hỏi Chúng ta hỏi để tìm kiếm thông tin chưa biết chưa hiểu, hỏi để trao đổi thông tin Đôi khi hỏi để chia sẻ cảm thông, hỏi để khẳng định, hỏi phủ định, hỏi
để mỉa mai, hỏi để chào…Có thể nói rằng câu hỏi là yếu tố thường xuyên tham gia vào quá trình hội thoại và không thể thiếu trong giao tiếp Đối với người học ngoại ngữ việc thực hiện hành vi hỏi, việc nghe tiếp nhận câu hỏi và cấu tạo câu
Trang 8hỏi thường gặp nhiều khó khăn Thực tế cho thấy sinh viên Việt Nam rất bối rối trong việc dịch thuật khi chuyển từ câu hỏi tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại Ngay cả giáo viên cũng nhiều khi lúng túng trước việc giải thích và hướng dẫn sinh viên sử dụng Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy chưa có một công trình nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch về cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi có từ hỏi một cách hệ thống để giúp cho người Việt nam học tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Việt Chúng tôi chọn đề tài này mong góp thêm một tiếng nói vào việc tháo gỡ vấn đề này
Bằng việc nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch kiểu loại câu hỏi chính danh
có từ hỏi tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc-ngữ nghĩa, luận văn sẽ cung cấp các đặc trưng cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của kiểu loại câu hỏi này trong hai thứ tiếng Việc nắm vững các đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa của từng loại câu hỏi sẽ giúp cho các bên tham gia hội thoại chủ động, tự tin hơn và kết quả của cuộc thoại thành công hơn
Kết quả này sẽ đem lại một nhận thức đầy đủ hơn về hệ thống câu hỏi chính danh, và với hy vọng những vấn đề nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc dịch thuật, dạy tiếng Anh cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh Về phía chúng tôi, với tư cách là một người làm công tác giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu ngôn ngữ thì việc thực hiện đề tài nghiên cứu đối chiếu
chuyển dịch tiếng Anh với tiếng mẹ đẻ sẽ giúp chúng tôi có thêm những hiểu biết để hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình
Chính vì những lẽ trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài : Phân tích đối chiếu
chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh- Việt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa (Trên
cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi)
Trang 92 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi tập trung vào việc đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh –Việt trên bình diện cấu trúc- ngữ nghĩa
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi nhằm mục đích chuyển dịch chứ không chứ không phải là ngữ nghĩa hay các lớp nghĩa của câu hỏi Luận văn sẽ phân tích sự biểu hiện nghĩa của câu hỏi qua các phương tiện ngữ pháp, từ vựng có sẵn trong câu hỏi
Trong quá trình thực hiện với việc lấy tiếng Anh là ngôn ngữ cơ sở và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào so sánh đối chiếu đặc điểm cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi của hai ngôn ngữ, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa câu hỏi chính danh có
từ hỏi trong hai ngôn ngữ Đồng thời tìm ra cách thức chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt
3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chúng tôi sử dụng trong luận văn này là các phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học Cụ thể là các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích miêu tả: thống kê, phân tích miêu tả các mô hình câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Anh Chúng tôi đã phân tích cấu tạo của câu hỏi có
từ hỏi biểu đạt nội dung xác định Việc phân tích này có sự gắn bó chặt chẽ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa
- Đồng thời chúng tôi áp dụng các phương pháp phân tích câu: cải biến, thay thế …để xác lập các mô hình cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi có từ hỏi
Trang 10- Phương pháp phân tích đối chiếu để xác định sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ nhằm mục đích chuyển dịch theo hướng Anh- Việt
Trong áp dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng tôi đồng thời áp dụng các thủ pháp thống kê, định lượng, định tính
Các phương pháp diễn dịch, quy nạp cũng được chúng tôi vận dụng vào nghiên cứu
Tư liệu dùng để khảo sát miêu tả là các câu được trích dẫn nguyên văn từ các tài liệu chuẩn như sách giáo khoa tiếng Anh, tiếng Việt đồng thời bổ sung thêm các câu hỏi gặp trên các văn bản, lời nói để có nguồn tư liệu phong phú, đa dạng có liên quan
4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo gồm có 3 chương :
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2: Phân tích đối chiếu cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh- Việt
CHƯƠNG 3: Phương thức chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh -Việt
Trang 11CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ về câu hỏi
1.1.1 Một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ nước ngoài về câu hỏi trong tiếng Anh
Hỏi đã được xác định là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến, là thành tố thường xuyên tham gia trong giao tiếp và trong nhận thức của con người Câu hỏi được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau và bổ sung nhau của các nhà
ngôn ngữ học Anh, Mỹ và nước ngoài Wallace L Chafe trong cuốn Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (1998) đã tiếp thu quan điểm cấu trúc cú pháp của N
Chomski cho rằng trong các ngôn ngữ có hàng loạt những hiện tượng khác loại được thống nhất bằng một tên chung là “câu hỏi” (questions) Tuy nhiên câu hỏi không phải là một thuật ngữ chính thức bao gồm những câu thuộc một số kiểu loại khác biệt nhau một cách rõ ràng Cái gì kết hợp những câu như thế để cho
có sự kiện là “về mặt ngữ nghĩa chúng và trong một chừng mực nào đó, chúng tương đồng với những câu cầu khiến, vì câu hỏi là một loại yêu cầu đặc biệt Song câu hỏi khác câu cầu khiến là những câu đòi hỏi hình thức của hành động phi ngôn ngữ học nào đó Các câu hỏi chủ yếu gắn liền với phản ứng ngôn ngữ.” [5, tr 234] Dĩ nhiên có một số câu cầu khiến đòi hỏi phản ứng ngôn ngữ như
“Say your name”( “Hãy nói tên anh”) nhưng bình diện ngôn ngữ của những câu
cầu khiến như thế rõ ràng gắn với yếu tố phi cầu khiến trong những câu ấy và
Trang 12không phải là vấn đề đặc biệt Tương tự như vậy, một số câu trả lời bằng cử chỉ như nhún vai, chỉ trỏ…đều là hành vi phi ngôn ngữ Những hành vi kể trên có thể đi kèm với những câu trả lời bằng lời Như vậy những kiểu câu hỏi khác nhau được thống nhất lại bởi việc người nói nêu chúng ra nhằm gây phản ứng ngôn ngữ ở người nghe và anh ta làm việc đó mà không vận dụng đến hình thức
câu cầu khiến của động từ như say, tell… Wallace L Chafe đã phân câu hỏi tiếng
Anh thành:
- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi có khuyết thiếu từ vựng
- Câu hỏi lặp lại
Tác giả cho rằng sự có mặt của nghĩa nghi vấn trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu hỏi biểu thị rằng người nói yêu cầu người nghe thông báo cho anh ta cái thông tin mới đề cập tới yếu tố mà nghĩa nghi vấn liên quan đến Nghĩa nghi vấn
có thể thấy ở các vị trí khác nhau trong cấu trúc ngữ nghĩa, đặc biệt trong thành phần của động từ, hoặc của danh từ khi thay thế cho đơn vị từ vựng đó Ở vị trí
đó, nó chỉ ra rằng người nói muốn người nghe bổ khuyết cái đơn vị từ vựng còn thiếu hay làm đầy sự khuyết thiếu về từ vựng đó
Simon C.Dik phân biệt câu hỏi với câu tường thuật Câu hỏi không phải là những lời xác nhận Chúng không thể là chân thực hay không chân thực mà cần
có phản ứng đáp lại nào đó “ Câu hỏi là biểu thức ngôn ngữ mà qua đó người nói có thể đưa ra tín hiệu và muốn nhận một phản hồi bằng lời thích hợp của người nghe.” [22, tr 284] Các kiểu câu hỏi có thể phân biệt theo loại thông tin được hỏi và kiểu trả lời có thể áp dụng cho câu hỏi Những câu hỏi có từ hỏi có
Trang 13nghĩa của một hoạt động cấu trúc của câu hỏi này, có thể là cấu trúc trung tâm, trong đó thành tố nghi vấn trong câu hỏi có từ hỏi mang chức năng chính, xét về
bản chất “Câu hỏi có từ hỏi bộc lộ được những đặc tính nổi bật nhất, cụ thể là
trong mối tương quan, một mặt với động từ hạn định, còn mặt khác với các cấu trúc khuyết, có thể tách ra được….” [25-tr.258]
Roderick A Jacobs trong cuốn “English syntax- A grammar for English language professionals”(1995) đề cập đến một số chức năng của câu hỏi Theo
tác giả, câu hỏi trước hết có một chức năng phổ quát là yêu cầu cung cấp thông tin mà nó đòi hỏi Bên cạnh đó, câu hỏi còn có thể thể hiện một lời yêu cầu, một lời mời hoặc một sự đe dọa Tác giả chia câu hỏi làm ba loại:
- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi đuôi
- Câu hỏi có từ hỏi
Quirk, R và Greenbaum, trong cuốn “A university grammar of English”
(1985) dựa trên cơ sở nhận định về mối tương quan một đối một của truyền
thống giữa nội dung và hình thức, đã có cách nhìn khá đơn giản về câu hỏi Câu
hỏi là những câu được đánh dấu bằng một trong ba tiêu chí sau :
- Vị trí trước chủ ngữ của tác tử:
Did you go to shool yesterday?
Have you got any brothers or sisters?
- Vị trí đầu câu của từ nghi vấn hay từ hỏi:
Ví dụ:
Where was she born?
Who did you stay with?
Trang 14- Câu hỏi với ngữ điệu lên giọng ở cuối câu
Ví dụ:
You are a teacher ↑?
They had left when you came ↑?
Các tác giả cho rằng câu hỏi dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu hỏi đó; dùng để hỏi
về sự tồn tại của cả một sự việc hoặc đưa ra một giả thiết đã ít nhiều có tính chất khẳng định ( hỏi tổng quát):
Ví dụ:
You like your job, don’t you?
Hoặc nhằm hỏi về một chi tiết trong sự việc (hỏi bộ phận)
What did you do yesterday?
Hoặc đưa ra những khả năng khác nhau cho người hỏi lựa chọn mà trả lời (hỏi lựa chọn)
Would you like tea or coffee?
Câu hỏi hoặc câu hỏi phủ định còn được dùng để khẳng định, để cầu xin, mời mọc, v.v…
1.1.2 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ Việt Nam về câu hỏi
Câu hỏi cũng được các nhà ngữ pháp và ngôn ngữ Việt Nam xem xét, miêu tả và lý giải từ nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu trung là quan điểm ngữ pháp truyền thống hoặc cấu trúc có kết hợp với cách lý giải lô gích học như của Trần Trọng Kim, quan điểm cú pháp-ngữ nghĩa của Nguyễn Kim Thản, Diệp
Trang 15Quang Ban, Hoàng Trọng Phiến và gần đây là quan điểm chức năng của Cao Xuân Hạo
Trước đây, trong các sách ngữ pháp, khi nghiên cứu về câu hỏi , các tác giả thường ít chú ý đến xây dựng một định nghĩa chính xác và đầy đủ về câu hỏi trong tiếng Việt mà chỉ xét câu hỏi như một hiện tượng thực tế của tiếng Việt
Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam văn phạm” (1943) phân biệt câu hoài
nghi và câu nghi vấn, nhưng chỉ xét đến câu nghi vấn đại danh từ Tác giả không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về câu hỏi mà chỉ viết: “ Câu hoài nghi biểu diễn cái ý ngờ, không chắc hẳn.” “ Câu nghi vấn đại danh từ dùng để hỏi cho biết
là người nào hay vật gì đứng là chủ từ hay túc từ.” [21, tr.34]
Nguyễn Kim Thản trong cuốn “ Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”
(1964) dùng thuật ngữ “câu nghi vấn” và cho rằng “ Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi người nghe tường thuật
về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng Nó không chứa đựng phán đoán vì nó chưa khẳng định hay phủ định gì cả, nó không thật mà cũng không giả” Tác giả
đã phân câu nghi vấn tiếng Việt thành bốn loại:
- Câu nghi vấn chân chính
Trang 16Diệp Quang Ban định nghĩa về câu nghi vấn như sau: “ Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó, và về mặt hình thức câu nghi vấn cũng
có dấu hiệu đặc trưng nhất định” [1, tr.226] Dựa vào phương thức cấu tạo nên câu nghi vấn( trong sự đối chiếu với câu tường thuật), ông cho rằng tiếng Việt có các loại câu hỏi sau:
- Câu hỏi sử dụng các đại từ nghi vấn
- Câu hỏi sử dụng kết từ hay với ý nghĩa lựa chọn
- Câu hỏi sử dụng các phụ từ nghi vấn
- Câu hỏi sử dụng các tiểu từ chuyên dụng
- Câu hỏi sử dụng ngữ điệu thuần túy (chỉ kể trường hợp không có các phương tiện nêu trên)
Cao Xuân Hạo cho rằng các câu hỏi của tiếng Việt cũng như của rất nhiều thứ tiếng khác, “ngoài giá trị hỏi (yêu cầu thông báo ) là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó, còn có thể có một (những) giá trị ngôn ngữ phái sinh (phủ định, khẳng định, tỏ ý ngờ vực, thách thức…) và trong nhiều trường hợp, cái giá trị ngôn trung phái sinh này lại là công dụng và mục đích duy nhất của câu nói, trong khi tính chất nghi vấn của câu nói chỉ còn là một hình thức thuần túy, may
ra chỉ góp một sắc thái tu từ ( hùng biện) nào đó cho câu.” [14, tr 115] Câu hỏi tiếng Việt được chia thành hai mảng lớn:
- Câu hỏi chính danh
- Câu hỏi có giá trị ngôn trung khác
Nói chung, việc nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt tập
Trang 17ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt của các nhà ngữ pháp học Anh, Mỹ và Việt Nam Những phân tích câu hỏi từ nhiều quan điểm khác nhau ở trong nước và ngoài nước cho thấy rằng câu hỏi là một hiện tượng phổ quát và là một trong những vấn đề quan trọng của ngôn ngữ học đại cương
1.2 Câu hỏi có từ hỏi
1.2.1 Câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Anh
1.2.1.1 Tác tử hỏi
Tác tử (operator) là một loại công cụ được dùng để thể hiện các hiện tượng ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp đã được ngữ pháp hóa.Trong các câu hỏi, tất cả các mệnh đề nghi vấn và phủ định có động từ chia theo ngôi và số đều cần một động từ có chức năng như một tác tử trong bộ phận biến đổi để trở thành câu hỏi chính thức Trong ngữ pháp hóa câu hỏi tiếng Anh, các tác tử có nguồn gốc từ loại động từ ba chức năng sau:
Thứ nhất, trong các dạng câu phủ định, loại động từ này đứng trước NOT
hoặc kết hợp với NOT nhằm thể hiện ý nghĩa phủ định
Ví dụ:
I don’t like tea
She isn’t watching TV at the moment
Thứ hai, trong dạng câu hỏi yes/no (có/không), loại động từ này có khả
năng chuyển dịch quanh chủ ngữ và đứng đầu câu
Ví dụ:
Do you /t/ like tea?
Is she/t/ watching TV at the moment?
Trang 18/t/ dùng để chỉ vị trí trống của tác tử trước khi chuyển dịch về vị trí đầu
tiên trong câu khi trở thành câu hỏi
Thứ ba, động từ với tư cách là một tác tử có thể xuất hiện ở phần đuôi của
câu hỏi tag questions ( câu hỏi đuôi)
Ví dụ:
You like tea, don’t you?
She isn’t watching TV at the moment, is she?
Tiếng Anh có hai loại tác tử sau:
(1) Tác tử thuần túy mang nghĩa cấu trúc- ngữ pháp ( primary
auxiliaries as operators): DO, HAVE, BE ở các dạng thời -thể khác nhau như DO, DID, HAVE, HAD, AM, IS, ARE, WAS,
WERE …
Ví dụ:
What did you do yesterday?
Are you watching TV?
(2) Tác tử mang nghĩa cấu trúc-tình thái (modal auxiliaries as operators): CAN, COULD, MAY, MIGHT, WILL, WOULD, SHALL, SHOULD, OUGHT
TO, MUST, USED TO, NEED, DARE
Do đặc điểm loại hình của tiếng Anh mà các tác tử này thường đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp cho các động từ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp như thì hiện tại ( DO/ DOES), quá khứ ( DID), tương lai ( WILL/SHALL), dạng
bị động ( BE), thể hoàn thành ( HAVE/ HAS/ HAD), thể tiếp diễn ( BE)….trong
việc cải biến câu tường thuật thành câu nghi vấn
Trang 19Trong câu hỏi tác tử trở thành trợ động từ đứng trước, di chuyển quanh chủ ngữ Nếu bộ phận biến đổi gồm động từ ở thì quá khứ hay hiện tại thay thế
cho động từ tình thái thì một động từ khác (DID/ DO) được đưa vào vị trí tác tử Nếu cụm động từ gồm trợ động từ thì hoàn thành như HAVE hay trợ động từ thì tiếp diễn, dạng bị động, hay động từ chính BE thì bất kỳ từ nào trong số các từ
đó đứng bên trái động từ chính đều được di chuyển vào bộ phận biến đổi để trở thành tác tử
1.2.1.2 Sự hình thành câu hỏi có từ hỏi
Như đã trình bày ở trên, trong cấu trúc câu, bất kỳ tác tử nào cũng nằm trong một kết cấu có biến tố và đều phải chia theo ngôi và số Nếu biến tố ấy bao gồm một động từ tình thái thì đó chính là tác tử Nếu bộ phận bao gồm chỉ có một động từ ở thì hiện tại hay ở thì quá khứ thì nó không có động từ phù hợp đóng vai trò là tác tử Thì của động từ chỉ đơn giản được kết hợp với động từ đi sau nó Tuy nhiên, nếu cụm động từ bao gồm các động từ khác bên cạnh động từ làm vị ngữ chính thì động từ ở vị trí đầu tiên được chọn để trở thành tác tử Do
đó, nếu cụm động từ bao gồm động từ thể hoàn thành HAVE, động từ thể tiếp diễn BE hay động từ thể bị động BE, thì động từ này phải biến dạng theo thì của động từ nếu nó đứng ở vị trí đầu tiên của cụm động từ
Để xem xét một câu hỏi có từ hỏi được hình thành thế nào, trước tiên
chúng ta hãy xem xét câu kể: Joseph will bring Stella’s mother from Spain Giả
sử người hỏi không biết Joseph sẽ mang ai đến, vậy sẽ có một câu hỏi được hình
thành để hỏi về thông tin này Câu hỏi thỏa mãn nhu cầu thông tin này cần một
Trang 20từ hỏi dạng –wh Thủ tục tiếp theo là thay thế vị trí của Stella’s mother trong câu gốc bằng who hoặc whom Như vậy ta có :
Joseph will bring who (hoặc whom) from Spain
Như đã nói ở phần trên, điều kiện để hình thành một câu hỏi nói chung là
cần phải có một tác tử Trong ví dụ này, ta thấy động từ tình thái will có chức năng là một tác tử Bởi vậy will sẽ chuyển dịch quanh chủ ngữ
Will Joseph [t] bring who (m) from Spain?
Nhưng câu này vẫn chưa đủ điều kiện để tạo thành một câu hỏi có từ hỏi
thông thường Bước tiếp theo là cho từ hỏi dạng –wh di chuyển đến vị trí trống của bổ tố (complementizer) Bước này được gọi là bước chuyển dịch từ hỏi dạng –wh Kết quả nhận được câu:
Who(m) will Joseph [t] bring[t] from Spain?
Có thể hình dung thủ tục tạo sinh ra các câu hỏi có từ hỏi khác một cách tương tự như đã làm với câu hỏi vừa trình bày Ví dụ, giả sử người hỏi không
biết Joseph đã đưa mẹ của ai từ Tây Ban Nha đến Chúng ta có thể đưa từ hỏi về
sở hữu whose vào vị trí trống của từ hạn định trong danh ngữ Stella’s mother : Joseph will bring whose mother from Spain Tác tử được chuyển vào vị trí trống trước chủ chủ ngữ Will Joseph [t] bring whose mother from Spain? Sau khi tác
tử được chuyển lên trước, từ hỏi chuyển ra vị trí ngoài của nó nhưng vì nó đang
ở vị trí trống của từ hạn định trong danh ngữ nên toàn bộ danh ngữ phải được chuyển Kết quả nhận được :
Whose mother will Joseph[t] bring [t] from Spain?
Trong hai ví dụ trên, vị trí trống là vị trí của bổ ngữ Nếu vị trí trống là vị
Trang 21câu hỏi về địa điểm có một cụm từ hỏi là cụm bổ ngữ có giới từ from: Joseph will bring Stella’s mother from where? Tác tử được chuyển dịch theo cách thông thường Will Joseph [t] bring Stella’s mother from where? Tuy nhiên có
một lưu ý ở đây là chúng ta có hai sự lựa chọn cho sự chuyển dịch của từ hỏi Sự
lựa chọn thứ nhất là ta chỉ di chuyển từ hỏi mà thôi: Where will Joseph [t] bring Stella’s mother from[t]? Sự lựa chọn thứ hai là di chuyển toàn bộ cụm giới từ bao gồm cả từ hỏi lên phía trước: From where will Joseph [t] bring Stella’s mother [t]? Cụm từ hỏi cụ thể hơn kiểu như from which country được dùng thay thế : From which country will Joseph [t] bring Stella’s mother [t]?
Sự dịch chuyển từ hỏi này không áp dụng cho các câu hỏi với tư cách là một mệnh đề chêm Ví dụ, để thông báo về một hành động hỏi thường người ta
phải cấu tạo hai câu như sau : He said, “Where is he going?” Có một cách cấu
tạo khác, hay dùng hơn, đó là người ta thường gộp chúng lại thành một câu như :
He asked where he was going Trong lối nói gián tiếp (indirect speech), nội
dung câu hỏi vẫn được bảo toàn song cấu trúc chính của câu bị giáng xuống một bậc, chúng không còn cấu trúc vị tính nữa mà trở thành một bổ tố cho động từ của vị ngữ chính Do khuôn khổ của luận văn nên loại câu hỏi này không phải là đối tượng được khảo sát
1.2.1.3 Đặc điểm của câu hỏi có từ hỏi
Câu hỏi là một trong những loại câu được phân chia theo mục đích phát ngôn Câu hỏi có từ hỏi là loại câu hỏi bắt đầu bằng một từ hỏi như WHO,
WHOM, WHICH, WHAT, WHEN, WHY, WHERE, HOW Trật tự từ cũng
giống như câu hỏi có/ không nhưng từ hỏi được đặt trước tác tử Trong câu hỏi
Trang 22có từ hỏi, bộ phận nghi vấn luôn đứng đầu câu cho dù nó giữ chức năng gì đi nữa
Ví dụ:
Who did it?
How far is it from your house to school?
With what shall I mend it?
Theo Huddleston, quy tắc chung cho loại câu hỏi này là:
Bộ phận nghi vấn xuất hiện ở vị trí đầu tiên của câu
Từ nghi vấn đứng ở vị trí đầu tiên của bộ phận nghi vấn
Khi từ hỏi là chủ ngữ thì trật tự loại câu này giống như trật tự của câu kể, không có đảo vị trí các thành phần câu
Ví dụ:
Who took that?
Whose car is outside the door?
Trong các trường hợp khác thì trợ động từ phải đảo vị trí lên trước chủ ngữ và đứng ở vị trí ngay sau từ hỏi Trật tự câu hỏi là: từ hỏi- trợ động từ - chủ ngữ
Ví dụ:
He is working in the garden
=> Is he working in the garden?
Where is he working?
Tuy nhiên chúng ta thấy có ngoại lệ đối với câu hỏi có bổ ngữ giới từ Đối với loại câu hỏi này chúng ta có hai lựa chọn: giới từ đứng trước bổ ngữ hoặc bổ
Trang 23Ví dụ:
To whom are you married?
Who are you married to?
Giới từ thường theo sau từ hỏi trong các câu hỏi ngắn:
What else have you bought?
Where else did you go?
Câu hỏi có từ hỏi là những câu hỏi hỏi về các bộ phận của câu như:
- Chủ ngữ:
Who got the ticket?
- Tân ngữ trực tiếp :
Who did you stay with?
- Tân ngữ gián tiếp:
Who did you give the book to?
Trang 24When will they come back?
How much do they care?
Có nhiều cách khác nhau được dùng để nhấn mạnh cảm xúc trong câu hỏi
có từ hỏi
Ví dụ:
Who on earth are you?
What the hell are you doing?
What in heaven’s name is he doing?
Trong các câu hỏi có giới từ đứng trước, phần nghi vấn là một bộ phận của mệnh đề chính và cũng gián tiếp là bổ ngữ có giới từ nhưng nó cũng là một bộ phận của định ngữ và định ngữ lại là bộ phận của mệnh đề chính Chúng ta gọi đây là thành tố nghi vấn chêm Những ví dụ có phần nghi vấn được chêm vào cấu trúc thành tố của câu như sau:
- Phần nghi vấn là bổ ngữ có giới từ trong cụm danh từ
Which professor did he marry the daughter of?
- Phần nghi vấn là phần của mệnh đề danh từ làm bổ ngữ
Trang 25Câu hỏi có từ hỏi là cấu trúc câu dùng để hỏi về những chi tiết cụ thể khi
có sự thiếu hụt thông tin ở một bộ phận nào đó của cấu trúc câu đầy đủ Trong thực tế, có thể có sự thiếu hụt thông tin ở nhiều yếu tố trong cấu trúc câu, do vậy
có thể có câu hỏi với nhiều đại từ nghi vấn tương ứng với các yếu tố bị thiếu hụt Các đại từ nghi vấn này phải được đặt đúng vị trí mà nó thay thế
Ví dụ:
Who broke what?
Có một kiểu tổ chức câu hỏi khác là không chuyển dịch đại từ nghi vấn lên đầu câu mà được đặt ở vị trí thích ứng với yếu tố mà nó thay thế
Ví dụ:
He will do what?
John has met who? [24, pg 261]
Có một số loại câu hỏi có từ hỏi nhưng không có hiệu lực hỏi.Chúng có thể là : + Câu chào:
How do you do?
+ Khiển trách
How dare you?
+ Hướng dẫn hoặc gợi ý
Why don’t you go to the doctor’s?
Những câu hỏi không có hiệu lực hỏi không nằm trong phạm vi khảo sát của luận văn này
Tóm lại, câu hỏi có từ hỏi là loại câu hỏi hỏi về một phần lời xác nhận đã được đưa ra, có thể là hỏi trực tiếp cho thành phần vị ngữ, hoặc có thể về lĩnh vực ngữ nghĩa như thời gian, nơi chốn, cách thức hay nguyên nhân….Một câu
Trang 26hỏi có từ hỏi phỏng đoán sự thực của một phần lời xác nhận và tìm kiếm thông tin về cụm từ hỏi WH-
1.2.2 Câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Việt
Các đại từ nghi vấn AI, GÌ, NÀO, ĐÂU, BAO GIỜ, THẾ NÀO, SAO….là
những đại từ chuyên dùng cho loại câu hỏi này Các từ hỏi này được đặt ở các vị trí thích hợp trong câu Người nói xác lập nội dung mệnh đề của câu hỏi trên cơ
sở đã dự tính rằng có một khả năng nào đó để người nghe thiết lập được câu trả lời Mục đích phát ngôn của câu hỏi là hướng tới nhận câu trả lời của người đối thoại Trật tự của từ hỏi có thể tương ứng với từng thành phần câu như:
Ví dụ:
Ai đang ở ngoài cửa đấy? ( Ai ở vị trí chủ ngữ)
Anh đến ai bây giờ? ( Ai ở vị trí bổ ngữ)
Như vậy không nên căn cứ vào trật tự từ của câu hỏi mà phân loại và cũng không nên nhầm lẫn những câu hỏi có thành phần câu ứng với từ hỏi riêng, còn câu hỏi chung thì từ để hỏi quan hệ đến toàn câu
Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng
để hỏi vào những điểm xác định trong câu Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn do đó ngay cả khi câu tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng vẫn có thể xác định được điểm hỏi Có thể gọi loại câu này là “câu nghi vấn rõ trọng điểm.” Các đại từ nghi vấn thường gặp được quy thành nhóm như sau:
- Hỏi người: AI
- Hỏi vật hay hành động : GÌ, CÁI GÌ
Trang 27- Hỏi phương thức của hành động, đặc trưng tính chất của sự vật: NHƯ THẾ NÀO, RA SAO, NÀO
- Hỏi về vị trí trong không gian: ĐÂU, Ở CHỖ NÀO
- Hỏi về thời gian: LÚC NÀO, BAO GIỜ, HỒI NÀO…
- Hỏi nguyên nhân: SAO, TẠI SAO, VÌ SAO…
- Hỏi số lượng: MẤY, BAO NHIÊU…
Các từ hỏi về người và vật có thể dùng để hỏi cho chủ thể hoặc khách thể
Ví dụ:
Chuyện gì xảy ra ở đây vậy? (Chuyện gì - chủ thể)
Anh lại gây ra chuyện gì nữa vậy? (Chuyện gì - khách thể)
Các từ hỏi phương thức, tính chất, đặc trưng của sự vật thường kết hợp với
GÌ, NÀO Hai từ này ở chức năng định tố đòi hỏi thông tin chỉ ra đặc trưng hạn chế cụ thể về người , vật được đề cập đến GÌ chỉ ra tên riêng của cá thể sự vật hoặc chủng loại các đối tượng, nó phân loại các đối tượng và đưa đối tượng được hỏi vào một loại khác với những loại khác NÀO yêu cầu thông tin thiên về chức năng tách vật cần xác định ra khỏi nhóm đã biết hoặc coi là một tập hợp xác định trong thế giới nhận thức
Ví dụ:
Anh nhốt con gì trong chuồng vậy?
Anh cho đứa nào đi học đợt này đấy?
MẤY, BAO NHIÊU được dùng để hỏi về số lượng Tuy nhiên có sự khác biệt giữa hai từ này Số lượng của MẤY có thể bị hạn định từ mười trở xuống BAO
NHIÊU được dùng để hỏi cho số lượng lớn hơn
Ví dụ:
Trang 28Năm nay cháu mấy tuổi?
Bác năm nay đã bao nhiêu tuổi ạ?
BAO GIỜ, LÚC NÀO, HỒI NÀO… được dùng để hỏi thời gian Đối với trường hợp của BAO GIỜ là câu hỏi có thể phân biệt được thời gian quá khứ và tương
lai khi đứng ở các vị trí khác nhau trong câu Khi từ này đứng trước động từ thì chỉ thời tương lai, còn khi đứng sau động từ thì chỉ thời quá khứ
Ví dụ:
Bao giờ anh đi?
Anh đi bao giờ?
Đối với câu hỏi nguyên nhân thì phần chứa ý hỏi thường hay đứng đầu câu hơn Ý hỏi về nguyên nhân có thể được biểu thị bằng một tổ hợp gồm kết từ phụ
thuộc chỉ nguyên nhân VÌ, DO, BỞI, TẠI và đại từ nghi vấn SAO hoặc chỉ bằng một đại từ nghi vấn SAO, THẾ NÀO
Ví dụ:
Vì sao mà họ vẫn chưa đến?
Thế nào mà họ vẫn chưa đến?
Từ mà ở đây có tác dụng không tách mỗi ví dụ trên thành hai câu nghi vấn
hoặc giúp khỏi hiểu đó là những câu ghép gồm hai vế đều có dạng nghi vấn So sánh với:
Thế nào? Họ vẫn chưa đến?
Thế nào, họ vẫn chưa đến?
Khi chuyển phần hỏi ra sau thường thấy xuất hiện trợ từ là:
Họ vẫn chưa đến là tại sao?
Trang 29Ngoài những phần nêu trên, trong tiếng Việt còn tồn tại một nhóm câu hỏi đặc biệt, những nhóm câu hỏi kiểu này thường xuyên xuất hiện trong đối thoại
1.3 Câu hỏi chính danh có từ hỏi
Câu hỏi là loại câu được phân loại theo mục đích phát ngôn Câu hỏi được cấu tạo để hỏi và yêu cầu trả lời Trong giao tiếp cũng như trong tư duy, câu hỏi
có mục đích chính là tìm thông tin chưa biết, chưa hiểu Khi một câu hỏi được sử dụng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ trức tiếp là hỏi nhằm được người nghe đáp lại bằng một hành vi ngôn ngữ theo nội dung hỏi ta gọi đó là câu hỏi đích thực Đó là lý do vì sao câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn Tuy nhiên trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ta dễ dàng nhận thấy không phải ở bất kỳ trường hợp nào câu hỏi cũng được sử dụng theo lối nói trực tiếp, cũng có khi hỏi mà không nhằm tìm kiếm thông tin mà có thể là chào, để thể hiện cảm xúc trước một điều
gì đó hoặc để chia sẻ mong muốn, yêu cầu,… Chính vì thế xét từ mục đích nói người ta phân chia câu hỏi thành hai loại lớn: câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh Câu hỏi chính danh là những câu hỏi đúng nghĩa có mục đích tìm kiếm thông tin , có giá trị tại lời là hỏi và yêu cầu được trả lời Câu hỏi phi chính danh là câu hỏi dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp
Trang 30Câu hỏi chính danh có đặc điểm: người hỏi không biết câu trả lời hoặc người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó Câu hỏi chính danh là bộ phận chính của các loại câu hỏi trong mọi ngôn ngữ “ Hỏi và trả lời gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, là một trong những hình thức ứng xử ngôn ngữ -xã hội mang tính phổ quát” [2, tr 15]
Câu hỏi chính danh không chỉ thể hiện cái ý muốn nhận thông báo của người hỏi mà còn chỉ ra cho người nghe những tiêu điểm cần thiết : đâu là trọng tâm cái cần biết, đâu là cái người hỏi đã biết “ Ý nghĩa câu hỏi chính danh là tập hợp gồm những câu có thể trả lời nó.” [3, tr 212]
Câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh có hình thức wh-questions với các
từ nghi vấn như WHO, WHAT, WHERE, WHOM, WHICH, WHOSE, WHY,
WHEN, HOW ở vị trí đầu câu hỏi Câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Việt là
câu hỏi chứa các đại từ nghi vấn AI, GÌ, NÀO, ĐÂU, BAO GIỜ, THẾ NÀO,
SAO…
Ví dụ:
Who do you live with?
Anh sống cùng với ai?
What do you often do after work?
Anh thường là gì sau khi đi làm về?
Dựa vào thông tin được hỏi, câu hỏi có từ hỏi được xếp thành nhóm như sau:
- Hỏi về thời gian (time):
when, at what time, on which day…
Trang 31- Hỏi địa điểm (place):
where, at what place, in which town, to which country…
ở đâu, chỗ nào…
- Hỏi người (person):
who, by whom,with which friends, whose house…
ai, người nào…
- Hỏi vật/ không phải người (non-human):
what, which, with what…
cái gì, cái nào…
- Hỏi cách thức (manner):
how, in what way, in which way, by what means…
Như thế nào, bằng cách nào…
- Hỏi nguyên nhân (reason):
why, for what, which reason…
sao, vì sao…
- Hỏi lượng (quantity):
how much, how long, how many…
mấy, bao nhiêu…
1.4 Khái niệm cấu trúc-ngữ nghĩa của câu
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là cấu trúc-ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi nên chúng tôi điểm qua khái niệm về cấu trúc- ngữ nghĩa của câu trước khi đi vào phân tích tổng hợp các đặc trưng cấu trúc-ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh ở chương tiếp theo
Trang 32Trong nghiên cứu ngôn ngữ ở phạm vi câu, người ta có thể chú ý câu về mặt cấu tạo và câu về mặt hoạt động Câu hỏi theo ngữ pháp truyền thống là câu được phân loại theo mục đích phát ngôn hay mục đích nói Theo mục đích nói, câu hỏi có thể được nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau: thuần túy về mặt dụng học, thuần túy về mặt cấu tạo, thuần túy về mặt ngữ nghĩa hoặc kết hợp nghĩa học với dụng học với cấu tạo, cấu trúc –ngữ nghĩa, vv
Cấu trúc –ngữ nghĩa của câu khác với cấu trúc ngữ nghĩa của câu Các nhà ngữ pháp học truyền thống cho rằng cấu trúc ngữ nghĩa của câu dựa trên sự phân tích tổng số nghĩa của các từ và các thành tố tạo nên câu “Nội dung của bình diện nghĩa của câu là cái phần phản ánh những cái mảng của thế giới hiện thực hay một thế giới khác ở bên ngoài ngôn ngữ.” “Nghĩa của câu là một cấu trúc nhiều tầng Các tầng nghĩa trong câu tạo ra phối hợp với nhau tạo ra cái nghĩa hành chức trong câu.” [18, tr 56] Do vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của câu không chỉ tạo nên bởi nghĩa của những tù trong câu và phụ thuộc vào kết cấu cú pháp của
cả câu mà còn bởi nhiều lớp nghĩa khác phức tạp hơn được phân giải bằng ngữ cảnh hoặc tình huống, bằng mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực hoặc bằng suy luận của từng người
Bình diện cấu trúc- ngữ nghĩa của câu là một tầng mức cụ thể hóa bình diện câu xét theo mục đích phát ngôn và theo cấu trúc- chức năng Cấu trúc- ngữ nghĩa của câu được hiểu là mối quan hệ quyện chặt giữa hình thức và nội dung của câu, giữa cấu trúc và ngữ nghĩa, giữa các lớp nghĩa của câu và mô hình thể hiện chúng Xác định câu theo cấu trúc- ngữ nghĩa là xác định cấu trúc trong liên
hệ chặt chẽ với nội dung và ngược lại Nếu quan niệm cấu trúc câu là hình
Trang 33nghĩa của câu thể hiện các lớp nghĩa của câu bằng quan hệ cú pháp, trật tự các thành phần câu theo khuôn hình xác định
Sự khác nhau về nghĩa của câu được thể hiện bằng sự khác nhau về cấu trúc qua các khuôn hình câu khác nhau ‘Cấu trúc nào thì nghĩa đó Mỗi cấu trúc tương ứng với chức năng tải nghĩa nhất định Ý nghĩa của câu được xác định nhờ
sự phân tích vị trí- chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ câu Nghĩa và cấu trúc là các nhân tố thường trực của tổ chức câu Bởi vậy khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì’ [ 27, tr 60-64] Như vậy, cấu trúc- ngữ nghĩa của câu là sự thể hiện các lớp nghĩa của câu bằng trật tự từ và các quan hệ cú pháp cụ thể trong câu mà sự thể hiện đó phải được mô hình hóa Sự khác nhau về ngữ nghĩa của câu là do sự khác nhau về cấu trúc qua các mô hình câu khác nhau “ Câu là cấu trúc được tổ chức theo trật tự cấp bậc nhằm chuyển tải một ý nghĩa trọn vẹn …Tính chuyển tải ý nghĩa trọn vẹn cho thấy ngữ nghĩa của câu và cấu trúc của câu gắn bó khăng khít với nhau và quy định lẫn nhau Nói cách khác, nếu không tính đến tính chất ngữ nghĩa thì mô hình cấu trúc của câu không hơn gì một cấu trúc máy móc được tách rời khỏi quy định ngữ nghĩa của đơn vị cú pháp.” (33, tr.98)
1.5 Câu hỏi chính danh có từ hỏi trên bình diện phân tích đối chiếu
Trước đây, việc nghiên cứu câu hỏi được quan tâm nhiều nhất từ góc độ cấu tạo Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt về mặt nghĩa học hoặc một số khía cạnh dụng học nhằm
Trang 34giúp người học tiếng Anh và tiếng Việt nắm bắt được các đặc điểm của câu hỏi
để giao tiếp có hiệu quả tốt hơn Trong luận văn thạc sỹ (1996) của mình, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã nghiên cứu sự chuyển đổi vị trí chủ- vị của câu hỏi Anh- Việt Cũng thời gian đó, Đào Thị Minh Nguyệt (1996) quan tâm đến chiến lược lịch sự trong dùng câu hỏi Anh – Việt
Xét về đối chiếu câu hỏi chính danh cũng đã có thử nghiệm Trần Chi Mai (2000) đã nghiên cứu cấu trúc và phương tiện biểu hiện câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt Tác giả cho rằng việc thiết lập nội dung mệnh đề của câu hỏi trước hết là sự phản ánh những hoàn cảnh có vấn đề trong đó, thông tin tiền giả định và cái chưa biết được tổ chức theo những kiểu tương quan nhất định Nội dung mệnh đề của câu hỏi chịu sự tác động của mục đích phát ngôn, phương tiện bổ trợ, đặc trưng ngữ dụng…
Võ Đại Quang (2000) trong luận án về đối chiếu song ngữ Anh-Việt ở bình diện ngữ nghĩa- ngữ dụng của câu hỏi chính danh đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa-ngữ dụng của các kiểu loại câu hỏi chính danh Anh-Việt Tác giả đã phân loại câu hỏi chính danh thành : câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn và câu hỏi không lựa chọn Câu hỏi lựa chọn hiển
ngôn trong tiếng Anh tồn tại dưới dạng câu hỏi Yes-No questions có điểm nhấn ở một bộ phận trong câu hỏi, câu hỏi tách biệt tag questions và câu hỏi sử dụng từ
or giữa các bộ phận được đưa ra để lựa chọn Trong tiếng Việt loại câu hỏi này tồn tại dưới dạng có….không?, đã….chưa?,….có phải không? và các câu hỏi sử dụng từ hay/hay là Kiểu loại câu hỏi này trong tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều
nét tương đồng về cấu trúc thông báo, khả năng định hướng nhận thức …Sự
Trang 35thức truyền báo nghĩa liên nhân…Câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn trong tiếng Anh tồn
tại dưới hình thức câu hỏi declarative questions và yes-no questions Câu hỏi
loại này trong hai thứ tiếng có sự tương đồng ở cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cơ chế hình thành nội dung mệnh đề, thang độ ngữ nghĩa của các thông tin luận cứ, hiệu lực tại lời của câu hỏi trong diễn ngôn với tư cách là thành phẩm của các hành vi ngôn ngữ trực tiếp hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp Trong tiếng Việt tồn tại lớp trợ từ tình thái được sử dụng ở cuối câu hỏi như là phương tiện chuyển tải các sắc thái ngữ nghĩa- ngữ dụng đa dạng, còn tiếng Anh các sắc thái này được truyền qua con đường ngôn điệu Câu hỏi không lựa chọn trong cả tiếng Anh và tiếng Việt là loại câu hỏi sử dụng các từ nghi vấn như là tiêu điểm nghi vấn trong cấu trúc thông báo của câu Sự tương đồng ở loại câu hỏi này trong hai thứ tiếng nằm ở khuôn hỏi, ý nghĩa phạm trù của từ nghi vấn, các nhân
tố tác động đến dung lượng ngữ nghĩa của từ nghi vấn…Sự khác biệt nằm ở tác
tử cấu trúc- tình thái tạo câu hỏi, vị trí từ hỏi…
Nguyễn Đăng Sửu (2002) đã đối chiếu câu hỏi tiếng Anh với câu hỏi tiếng Việt trong luận án tiến sỹ của mình Dựa vào lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại …tác giả đã nghiên cứu câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt Trong phần đối chiếu câu hỏi đích thực, tác giả đã chia thành bốn tiểu loại nhỏ: yes-no questions (câu hỏi có-không), alternative questions (câu hỏi lựa chọn), tag questions (câu hỏi đuôi) và wh-questions (câu hỏi có từ nghi vấn) Tác giả cũng đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa câu hỏi có từ nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt nhưng vẫn chưa chỉ ra cách chuyển dịch loại câu hỏi này trong tiếng Anh sang tiếng Việt
Trang 36Như vậy, dù đã có công trình, có chỉ ra một số cách làm, cách đối chiếu nhưng chuyển dịch cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh Anh- Việt có từ hỏi vẫn còn là một mảng trống Cho nên công trình của chúng tôi trong lúc tiếp thu những cách làm và kinh nghiệm đã có sẽ thực hiện nghiên cứu câu hỏi chính danh có từ hỏi trên bình diện cấu trúc kết hợp ngữ nghĩa trên định hướng đối chiếu chuyển dịch Anh- Việt Và đây có lẽ là thử nghiệm đầu tiên theo hướng này
1.6 Cách tiếp cận nghiên cứu câu hỏi trong luận văn
Cách tiếp cận nghiên cứu câu hỏi trong luận văn thể hiện rõ qua tên gọi “Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh- Việt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa (Trên cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi)” Chúng tôi quan niệm:
- “Phân tích đối chiếu” là một phương pháp nghiên cứu có một hệ thống đặc điểm, nguyên tắc thủ pháp nghiên cứu riêng, khác với phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh lịch sử, mặc dù phương pháp đối chiếu có kế thừa và sử dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so sánh lịch sử Việc chọn ngôn ngữ đối chiếu có hai khả năng chính: hoặc là cả hai hay nhiều ngôn ngữ đối chiếu đều được chú ý như nhau, đồng đều về tất cả các mặt ; hoặc là lấy một ngôn ngữ làm cơ sở chỉ đạo, là ngôn ngữ đối tượng cần phân tích sáng tỏ Vì luận văn của chúng tôi là đối chiếu Anh-Việt nên cách đối chiếu của chúng tôi được tiến hành theo cách thứ hai, có nghĩa là là lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ cơ
sở còn tiếng Việt là ngôn ngữ được đưa vào đối chiếu
- “Chuyển dịch”: Từ kết quả đối chiếu trên chúng tôi sẽ tiến hành tìm giải
Trang 37- “ Câu hỏi chính danh” là bộ phận trung tâm cốt lõi trong các kiểu câu hỏi ở mỗi ngôn ngữ Câu hỏi chính danh là những câu hỏi đúng nghĩa có mục đích tìm kiếm thông tin Câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh có hình thức wh-questions với các từ nghi vấn như WHO, WHAT, WHERE, WHOM, WHICH,
WHOSE, WHY, WHEN, HOW ở vị trí đầu câu hỏi Câu hỏi chính danh có từ
hỏi tiếng Việt là câu hỏi chứa các đại từ nghi vấn AI, GÌ, NÀO, ĐÂU, BAO GIỜ, THẾ NÀO, SAO…
- “Cấu trúc- ngữ nghĩa” là sự thể hiện ý nghĩa biểu hiện qua các khuôn hình cấu trúc ngữ pháp phổ biến trong hai ngôn ngữ Cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi được hiểu là mối quan hệ quyện chặt giữa hình thức và nội dung của câu, giữa cấu trúc và ngữ nghĩa, giữa các lớp nghĩa của câu và mô hình thể hiện chúng
Trên cơ sở những nhận xét trên, chúng tôi sẽ tiến hành xác lập một số nguyên tắc để phát hiện ra cấu trúc –ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi như sau:
- Câu hỏi phải được cấu tạo từ những phương thức ngữ pháp hoặc phương thức từ vựng- ngữ pháp biểu hiện thông qua những phương tiện xác định
- Các khuôn hình cấu trúc- ngữ nghĩa được phân chia dựa theo sự có mặt của các từ hỏi
- Các biến thể của khuôn hình được xác định do sự xuất hiện của các tiểu từ hoặc từ định lượng
- Ngoài ra đặc trưng loại hình ngôn ngữ cũng được quan tâm khi tìm hiểu các khuôn hình cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh và tiếng Việt nhất là khi mọi ý nghĩa ngữ pháp ngôi, thời, thể, thái, dạng lại được thể hiện trong câu tiếng Anh chủ yếu qua hình thái động từ ( trong câu hỏi thì
Trang 38được thể hiện qua các tác tử hỏi (trợ động từ) còn trong tiếng Việt chủ yếu dựa
vào ngữ cảnh và trong chừng mực nào đó thì dựa vào các từ ĐÃ, ĐANG, SẼ
…mặc dù thực tế không phải lúc nào các từ này cũng thể hiện ý nghĩa thời thể
1.7 Tiểu kết
Trong chương này chúng tôi đã điểm qua một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ nước ngoài và Việt Nam về vấn đề câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt Chúng tôi cũng đã nêu ra các đặc điểm quan trọng nhất của câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Anh và trong tiếng Việt cũng như các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu Bên cạnh đó việc nhận diện câu hỏi chính danh có từ hỏi giúp làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của luận văn Đồng thời chúng tôi cũng trình bày một số quan điểm về câu hỏi tiếng Việt nhìn từ góc độ độc lập với tiếng Anh, nhằm mục đích hỗ trợ cho việc đối chiếu Anh- Việt trong luận văn
Câu hỏi là loại câu rất phổ biến trong giao tiếp, nhận thức Câu hỏi có nhiều loại và mỗi ngôn ngữ phân loại câu hỏi theo các đặc điểm của riêng mình Nhưng chung quy lại, câu hỏi có thể được chia thành hai mảng lớn: câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh
Trong ngôn ngữ học, câu hỏi chính danh được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau như cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ nghĩa- ngữ dụng… Tuy nhiên, đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh- Việt trên bình diện cấu trúc- ngữ nghĩa vẫn còn là một mảng trống
Như đã xác định ngay từ đầu, trọng tâm chính của phần đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh có từ hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt trong luận văn
Trang 39câu được hiểu là mối quan hệ quyện chặt giữa hình thức và nội dung của câu, giữa cấu trúc và ngữ nghĩa, giữa các lớp nghĩa của câu và mô hình thể hiện chúng Tuy nhiên, các bình diện khác có thể được nhắc đến trong phạm vi có liên quan
Trong chương 2 tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích đối chiếu cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh có từ hỏi Anh- Việt
Trang 40CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC-NGỮ NGHĨA
CÂU HỎI CHÍNH DANH CÓ TỪ HỎI ANH- VIỆT
Trên cơ sở nhận thức đã trình bày ở chương 1, chúng tôi tiến hành miêu tả cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi trong tiếng Anh sau đó đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc- ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp chuyển dịch loại câu hỏi này từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong chương 3
2.1 Cấu trúc- ngữ nghĩa câu hỏi chính danh có từ hỏi tiếng Anh
2.1.1 Khuôn hỏi chứa từ hỏi WHAT
Trong tiếng Anh, WHAT là đại từ nghi vấn chỉ vật hoặc chỉ đối tượng của hành động WHAT được dùng để hỏi khi chủ thể của hành động là tiêu điểm nghi vấn mang đặc điểm của vật hoặc hành động
Ví dụ:
What do you want to tell me? [41,tr 32]
What’s the matter with this machine?[40, tr 13]
Trong khuôn hỏi về vật và đối tượng của hành động, WHAT có hai chức năng:
Chức năng chủ ngữ (Subject)