1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO

116 882 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 902,38 KB

Nội dung

Hiện tại, ngoài các quy định của WTO về lĩnh vực này và các văn bản pháp luật của Việt Nam, tác giả chỉ mới tìm thấy một số công trình nghiên cứu mang tính tổng quát về chống bán phá giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN VĂN HẢI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ CỦA WTO

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT QUỐC TẾ

MÃ SỐ : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI – NĂM 2007

Trang 2

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

1.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng biện

pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế 26 1.2.3.1 Các quy định của pháp luật về chống bán phá giá

1.3.1 Tác động tới các hoạt động thương mại 32

Chương 2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA WTO VỀ CHỐNG

Trang 3

2.3 Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam so với các quy

Chương 3 THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁI CỦA MỘT SỐ

MƯỚC, NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

CỦA VIỆT NAM

79

3.1 Thực tiễn chống bán phá giá của một số nước 79

Trang 4

3.1.1 Trung Quốc 79

3.1.3 Vụ điều tra bán phá giá của Trung Quốc 88

3.2 Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

chống bán phá giá và đối phó với các vụ kiện chống bán phá

3.2.2 Một số đề xuất cho việc đối phó với các vụ kiện chống

bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

105

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ADA Hiệp định về Chống bán phá giá của

WTO (Anti-dumping Agreement)

DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp của

WTO (Dispute Settlement Body)

GATT 1947 Hiệp định chung về thuế quan và

thương mại 1947

GATT 1994 Hiệp định chung về thuế quan và

thương mại 1994

Trang 6

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa là sự vận động chủ đạo của nền kinh tế thế giới Biểu hiện của nó là các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn trong một không gian chung bằng việc thành lập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Tổ chức Thương mại thế giới - WTO bao gồm

150 thành viên (tính đến ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức 2007) và còn hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ khác đang nỗ lực trong đàm phán để gia nhập là minh chứng cho xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế [11, tr 315]

11-1-Sau nhiều năm đàm phán, đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lớn để xâm nhập vào nhiều thị trường mới, rộng lớn

và hấp dẫn hơn trong lĩnh vực thương mại quốc tế nhưng đồng thời cũng tiềm

ẩn không ít những thách thức, trong đó có thuế chống bán phá giá đã và đang được các nước sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các vụ kiện chống bán phá giá

Mặc dù WTO được xây dựng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên nhưng trong thực tiễn thương mại thì chưa hẳn như vậy, chẳng hạn để có được sự thừa nhận là “một nền kinh tế thị trường”, có lẽ Việt Nam còn phải chờ đến năm 2019 (không muộn hơn 31-12-2018) Như một cái giá để gia nhập WTO là việc chúng ta buộc phải chấp nhận vẫn bị coi là nước nằm trong danh sách tạm gọi là “nền kinh tế phi thị trường” (NME) như một vài thành viên khác Điều đó càng khiến cho Việt Nam (đặc biệt là các doanh

Trang 7

nghiệp Việt Nam) khó tự bảo vệ mình trước những cáo buộc bán phá giá của các nước khác khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế

Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, thuế chống bán phá giá không chỉ còn là nguy cơ mà đã trở thành sự thật hiện hữu như: tỏi, giầy da, bật lửa

ga, gạo…của Việt Nam đã phải đối mặt với những vụ điều tra chống bán phá giá Hoa Kỳ cũng đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với cá Basa và cá Tra

- philê đông lạnh, tôm nhập khẩu từ Việt Nam Đó là những bài học đắt giá

mà các doanh nghiệp của chúng ta đã và đang phải trả khi tham gia vào các mối quan hệ thương mại quốc tế mà không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về pháp luật chống bán phá giá của các nước khác

Như vậy, Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, bên cạnh những ràng buộc về nghĩa vụ cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường là những cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trường thế giới ngày càng nhiều hơn, đồng thời nguy cơ trở thành

bị đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích của các doanh nghiệp Do đó, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận một cách sâu sắc rằng chống bán phá giá là một thách thức, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về lĩnh vực này để có thể chủ động xây dựng chiến lược sản xuất - kinh doanh phù hợp nhất Đồng thời đấu tranh một cách có hiệu quả nhất mỗi khi bị cáo buộc bán phá giá vào thị trường nước khác trong hoạt động thương mại quốc tế cũng như bảo vệ ngành sản xuất của mình trước nguy cơ bị bán phá giá hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam

Với mong muốn góp thêm sức mình vào việc tìm hiểu các quy định pháp luật về chống bán phá giá của WTO, phân tích, đánh giá những nội dung

Trang 8

về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được ghi nhận trong các quy định này, thực tiễn áp dụng các quy định này, đối chiếu với thực tiễn của Việt Nam để đưa ra những kiến nghị kịp thời cho việc hoàn thiện pháp luật, bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các quy định của WTO và cung cấp thêm thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động bảo vệ quyền lợi của mình, loại bỏ những rủi ro khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “ Một số vấn đề cơ bản về Pháp luật chống bán phá giá của WTO” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

II Tình hình nghiên cứu:

Có lẽ do đây là lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam nên các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này còn rất ít Hiện tại, ngoài các quy định của WTO về lĩnh vực này và các văn bản pháp luật của Việt Nam, tác giả chỉ mới tìm thấy một số công trình nghiên cứu mang tính tổng quát về chống bán phá giá nói chung như: Sách chuyên khảo “Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế” của Tiến sĩ Định Thị Mỹ Loan, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội, 2006; Sách tham khảo “Pháp luật về chống bán phá giá - những điều cần biết” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2006; Đề tài khoa học cấp bộ, “Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hưng, Vụ Chính sách đa biên, Bộ Thương Mại, năm 2002 (nay là Bộ Công Thương)

Ngoài ra còn có một số bài báo, một số tài liệu khác liên quan đến vấn

đề này mang tính sự vụ cụ thể về chống bán phá giá Tác giả vẫn chưa tìm

Trang 9

thấy đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nào nghiên cứu chuyên về Pháp luật chống bán phá giá của WTO

III Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn:

Phân tích, tìm hiểu những quy định cơ bản trong Pháp luật về chống bán phá giá của WTO, thực tiễn và kinh nghiệm của một số quốc gia thành viên WTO trong việc áp dụng các quy định pháp luật chống bán phá giá, so sánh với các quy định của pháp luật và thực tiễn Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng và thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam nhằm bảo đảm sự tương thích với những quy định của WTO Đồng thời, đưa ra một số khuyến cáo cho các doanh nghiệp trong việc phòng tránh và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế

IV Phạm vi nghiên cứu:

Pháp luật về chống bán phá giá của WTO là lĩnh vực lớn và hết sức phức tạp Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả không đặt mục tiêu đi xem xét chi tiết, cụ thể tất cả các vấn đề về chống bán phá giá mà chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Những nội dung cơ bản của Hiệp định chống bán phá giá của WTO trong việc xác định bán phá giá, xác định thiệt hại, điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

- Kinh nghiệm và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật chống bán phá giá của một số nước thành viên WTO

- Các quy định pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, thực tiễn ứng phó trước các vụ kiện bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam

Trang 10

V Phương pháp nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đồng thời tác giả cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh, tổng kết thực tiễn để lý giải những vấn đề đặt ra

VI Cơ cấu của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Luận văn được chia làm 03 chương, cụ thể:

Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Pháp luật chống bán phá giá

trong thương mại quốc tế Chương 2 Một số quy định cơ bản của WTO về chống bán phá giá và mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam

Chương 3 Thực tiễn chống bán phá giá của một số nước, những đề

xuất cho việc hoàn thiện pháp luật và đối phó với với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Bán phá giá trong thương mại quốc tế

1.1.1.Khái niệm

Bán phá giá được xem là hiện tượng xuất hiện khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh

Trong ngôn ngữ thông thường, bán phá giá được hiểu là: “ tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với bạn hàng khác trên thị trường thế giới Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị Những hình thực cổ điển là chiếm độc quyền sản xuất, buôn bán và lũng đoạn giá cả Để BPG, các tổ chức độc quyền có thể dựa vào chính sách nhà nước: hỗ trợ xuất khẩu bằng trợ giá, miễn, giảm thuế, hạ thấp tiền lương của công nhân Đặc trưng của hình thức BPG là bán theo giá rẻ, thậm chí thấp hơn cả giá thành Sau khi đối thủ bị đánh bại, các

tổ chức độc quyền chiếm thị trường và nâng giá lên (giá độc quyền) để thu lợi nhuận cao BPG dẫn đến những hậu quả: sản xuất của các nước nhập hàng BPG bị đình đốn vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập; nước bán phá giá chịu gánh nặng về trợ giá xuất khẩu; gây không khí chiến tranh thương mại, làm rối loạn thị trường thế giới;…”, [12]

Trang 12

Trong các văn bản pháp luật, theo khoản 3, Điều 4, Pháp lệnh Giá năm

2002 thì “ bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và lợi ích của nhà nước” [7, Đ4], tuy

nhiên định nghĩa bán phá giá này chỉ đề cập đến hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước và việc bán phá giá tại thị trường trong nước (còn gọi là bán phá giá trong thương mại nội địa)

Khi Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

được Quốc hội thông qua ngày 29/4/2004, theo Điều 2, khoản 2 thì “Biên độ phá giá là khoảng cách chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam”, ở đây điều luật không định nghĩa một cách trực tiếp khái niệm

bán phá giá, nhưng việc xác định biên độ phá giá thông qua sự so sánh giữa giá thông thường (giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước nhập khẩu là chủ yếu) với giá xuất khẩu sản phẩm đó vào Việt Nam cho chúng ta thấy rằng bán phá giá là hiện tượng khi giá xuất khẩu một hàng hóa từ nước ngoài vào

Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa đó

Trong Điều ước Quốc tế, hiện nay theo quy định tại Điều 2.1 của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 còn gọi là Hiệp định về Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới, viết tắt là ADA, như sau:

“ Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so

Trang 13

sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường…”

Quy định trên đây đã thể hiện một cách chính xác và rõ ràng rằng việc bán phá giá trong thương mại quốc tế có yếu tố cơ bản đó là sự so sánh về giá

ở hai thị trường khác nhau: thị trường nước nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, cho dù giá bán ở thị trường tiêu thụ (nước nhập khẩu), có thể không khác nhau, thậm chí có thể xảy ra trường hợp giá bán của sản phẩm nhập khẩu còn cao hơn giá của sản phẩm tương tự hiện đang được bán tại thị trường nước nhập khẩu Nhìn chung, các tài liệu quốc tế đều thống nhất hiện tượng “bán phá giá” xảy ra khi hàng hóa xuất khẩu được bán sang một nước khác (nước nhập khẩu) với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa (của nước xuất khẩu)

Như vậy, một cách khái quát nhất thì bán phá giá trong thương mại quốc tế, là việc một sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được bán tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường

1.1.2 Bán phá giá - hành vi không lành mạnh trong thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế, một sản phẩm được coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá thông thường của sản phẩm tương tự bán trong nước Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế

là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương

tự, nhưng giá xuất khẩu sang nước khác (nước nhập khẩu) lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa của nước xuất khẩu Thông thường, bán phá giá luôn bị coi là một trong những hành vi thương mại không công bằng, bóp méo hoạt động

Trang 14

thương mại bình thường, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới ngành công nghiệp của nước nhập khẩu

Chẳng hạn với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường: Một hãng nước ngoài,

với mục tiêu thiết lập vị thế độc quyền ở thị trường nội địa, thực hiện chính sách bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn chi phí lề cho đến khi loại bỏ hết các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi thị trường mặt hàng đó Sau khi chiếm được thị trường, hãng đó lại nâng giá để khai thác lợi thế độc quyền của mình Ngoài tác động làm cho các nhà sản xuất trong nước bị phá sản, hành động này còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm lợi ích của toàn xã hội như trong trường hợp độc quyền khác, và do vậy cần được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm loại trừ hoặc hạn chế thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu

Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá cũng đã đem lại những lợi ích nhất định: dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới; dưới góc độ của nước nhập khẩu, người tiêu dùng có điều kiện hưởng lợi về giá cả, được hưởng lợi từ việc mua được hàng hóa tương tự với giá rẻ Có lẽ đây chính là một trong những lý do mà không phải bất cứ hành vi bán phá giá nào cũng đều bị lên án, bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, theo quy định của WTO cũng như của pháp luật các nước hiện nay

Vì trong quan niệm của các quốc gia, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động tiêu cực, do bị coi là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để

Trang 15

chống lại hành động này Ở đây, chúng ta cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không từ đó có biện pháp đối phó thích ứng

Một cách chung nhất, có thể hình dung các trường hợp bán phá giá sau đây: thứ nhất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất; thứ hai, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên là thấp hơn giá thị trường trong nước Trong trường hợp này còn có thể xảy ra một số tình huống khác nhau, tuỳ thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay chi phí "chi phí lề"

- Trường hợp thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất

Trường hợp này có thể xảy ra khi một hãng chiếm vị thế độc quyền hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu Trong trường hợp này, vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn (cao hơn nhiều chi phí sản xuất), chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được Trong khi đó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán với giá đang tồn tại ở thị trường đó Như vậy đã xảy ra việc bán phá giá như định nghĩa ở trên

Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoàn hảo), sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ không cần thiết phải có biện pháp chống lại

Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu, sẽ gây tác động đến lợi ích của nước nhập khẩu Người tiêu dùng sẽ được lợi từ giá thấp, nhưng

Trang 16

ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong ngành công nghiệp đó sẽ bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người sản xuất và công nhân hay không Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa của hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hãng đó có thể lập luận rằng do điều kiện thị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bất kỳ hãng nào cũng có thể tham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống Tuy nhiên, để khắc phục thiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác như tự vệ

- Trường hợp thứ hai: Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất

Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn chi phí, cần phân biệt các loại chi phí Thông thường, chi phí sản xuất được

phân biệt theo 2 loại: chi phí bình quân và chi phí lề Chi phí bình quân được

tính bằng tổng tất cả các chi phí một hãng phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra Chi phí lề là chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi Chính chi phí lề là yếu tố quyết định trong việc định giá của một hãng trong thời gian ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất định để thâm nhập một thị trường [14, tr 4-6]

Khi nhu cầu của thị trường bị giảm, kéo theo giá thị trường giảm, và các hãng theo đó cũng phải giảm giá bán Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân, hãng đó sẽ bị lỗ Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định không phụ thuộc vào lượng sản xuất, mức độ lỗ sẽ phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và

Trang 17

vào mức chi phí lề Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí lề, hãng vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẽ phục hồi, hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó Đây là sự phản ứng rất bình thường của các hãng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hãng nước ngoài và hãng nội địa Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử không công bằng giữa hãng nội địa và hãng nước ngoài Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các hãng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức các biện pháp tự vệ

Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngoài có thể xuất khẩu hàng của mình sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả chi phí sản xuất vì nhiều mục đích khác nhau và theo như định nghĩa tại Điều 2.1, ADA thì đó là hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế Các quốc gia trên thế giới luôn nhìn nhận bán phá giá là hành vi tiêu cực nên đã đưa ra các biện pháp chống lại hành vi này Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp bán phá giá đều là tiêu cực và phải áp dụng các biện pháp ngăn cản Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ được phép tiến hành khi đã chứng minh được một cách rõ ràng có hành vi bán phá giá và hành vi này đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước và quy trình xác định thiệt hại này phải tuân theo các nguyên tắc được quy định trong ADA

1.2 Chống bán phá giá trong pháp luật thương mại quốc tế

1.2.1 Khái quát về chống bán phá giá trong pháp luật thương mại quốc tế

Từ quan điểm cho rằng bán phá giá là hành vi không lành mạnh trong thương mại quốc tế cho nên một số nước đã có những đạo luật về chống bán

Trang 18

phá giá trong thương mại quốc tế từ rất sớm như: tại Canada, năm 1904 các quy định về chống bán phá giá đã được thông qua, dựa trên việc sửa đổi Đạo luật thuế hải quan năm 1897 của nước này Tiếp theo đó, vào năm 1905 và

1906, các quy định chống bán phá giá đã lần lượt được New Zealand và Australia áp dụng Năm 1916 Hoa kỳ ban hành Luật chống bán phá giá

Trong pháp luật thương mại quốc tế, chống bán phá giá đã được Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) để tâm nghiên cứu ngay từ năm 1922, nhưng phải đợi đến năm 1947, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947), vấn đề này mới được đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, thông qua Điều VI của Hiệp định này Lúc ấy chủ đề này chưa được tranh cãi nhiều và chỉ về sau, khi các dòng thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn đồng thời

số lượng thành viên của GATT cũng tăng lên nhiều hơn thì mới trở thành một mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng đàm phán tiếp nối nhau

Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) được ký kết từ năm 1947 và ngay sau đó, năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết lập Điều VI GATT 1947 đã có quy định liên quan đến trường hợp một ngành công nghiệp nội địa cho rằng việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của họ Điều khoản này cho phép nước bị bán phá giá được áp đặt “thuế chống bán phá giá” đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm loại bỏ tác động của việc bán phá giá Mức thuế có thể bằng nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá Cùng với xu hướng giảm dần tỷ lệ thuế quan kể từ khi có Hiệp định GATT 1947 thì việc sử dụng thuế chống bán phá giá cũng tăng lên và Điều

VI không còn tương thích để quy định đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc

áp đặt thuế chống bán phá giá Ví dụ như, Điều VI yêu cầu việc xác định thiệt hại đáng kể nhưng đã không đưa ra bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào như là tiêu

Trang 19

phương pháp xác định sự tồn tại bán phá giá, Điều VI cũng chỉ đưa ra một cách thức chung chung nhất, rất khó vận dụng cho những trường hợp cụ thể Hiệp định GATT 1947 không có các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình Đây là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quán thị trường nội địa

Do vậy, sau vòng đàm phán Kennedy, các bên trong Hiệp định GATT

đã ký kết một bản thỏa thuận chi tiết hơn liên quan đến chống bán phá giá Thỏa thuận này có tên là Hiệp định thực thi chống bán phá giá (Agreement on Anti-Dumping Pratices), có hiệu lực năm 1967 Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không

ký vào Hiệp định này, do vậy Hiệp định đã ít có giá trị thực tiễn Kết thúc vòng đàm phán Tokyo, các bên đã cho ra đời Hiệp định Tokyo (có hiệu lực từ năm 1980) Hiệp định này đã cho thấy một sự tiến bộ thể hiện ở việc cung cấp khá nhiều hướng dẫn cho việc xác định bán phá giá và thiệt hại Hiệp định đã đưa ra quy trình, thủ tục tiến hành và các vấn đề được hoàn thiện trong giai đoạn điều tra Tuy nhiên, Hiệp định cũng vẫn chỉ là một khuôn khổ chung cho các nước tuân theo khi tiến hành điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá

Nó còn nhiều điểm mơ hồ và do đó, khá hạn chế trong việc thực thi

Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các bên đã ký Hiệp định về thực thi Điều VI, GATT (The Agreement on Implememention of Article VI of GATT 1994), thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO” (Anti-dumping Agreement-ADA)

Trang 20

Trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của WTO, pháp luật quốc gia của một nước thành viên phải phù hợp với các Hiệp định và quy định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộ phận của hệ thống pháp lý quốc gia Do đó các đạo luật khung về chống bán phá giá của các nước thường lặp lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá, thậm chí lấy lại nguyên văn của Hiệp định trong trường hợp nhiều nước mới chỉ ban hành luật này sau khi gia nhập WTO Để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi nước có thể có thêm một số điều khoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêng của mình Như vậy, về các nguyên tắc chung thì các luật quốc gia phải đồng nhất nhưng về nguyên tắc áp dụng thực tiễn thì có thể có những điểm khác nhau Một điều đáng lưu ý là tuy các nước công nghiệp phát triển đang tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá gi thì đến nay đến nay các nước đang phát triển cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp này

Như một đòi hỏi khách quan, song song với việc hội nhập vào nền thương mại quốc tế, các nước đang phát triển cũng áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều hơn để bảo vệ nền sản xuất còn yếu ớt của chính mình và các biện pháp chống bán phá giá vừa là cách hữu hiệu nhất vừa phù hợp với quy định của WTO Hơn nữa, đối với các nước này, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ của các cường quốc không cho họ thâm nhập thị trường và mở mang buôn bán, vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ

Do đó, sự tranh cãi giữa các nước nghèo và giàu về đề tài chống bán phá giá còn dai dẳng cho đến nay, các nước nghèo không đặt lại vấn đề chống bán phá giá về nguyên tắc mà chỉ đòi hỏi sửa đổi, củng cố các điều khoản để tránh lạm dụng và yêu cầu xác lập một chế độ đặc biệt để giúp đỡ họ Nói cách khác, các nước nghèo và các nước đang phát triển không phủ nhận sự cần thiết của khung pháp lý về chống bán phá giá mà chỉ phê phán cách áp dụng

Trang 21

thực tiễn trong các đạo luật và chính sách của từng quốc gia, đặc biệt là chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ

Chương trình nghị sự phát triển Doha đã chú ý tới việc áp dụng ngày càng tăng các biện pháp chống bán phá giá vì mục đích bảo hộ Có ý kiến cáo buộc rằng các cuộc điều tra chống bán phá giá thường bắt đầu khi chưa có đầy

đủ bằng chứng xác đáng và thuế chống bán phá giá được áp dụng trong thời hạn dài sau khi điều kiện áp thuế không còn Một số nước thậm chí đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá một cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là để đạt được các mục tiêu khắc phục có tính hạn chế mà Hiệp định cho phép

Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha, chống bán phá giá bị nhìn nhận như một vấn đề gây chia rẽ giữa một bên là các nước đang phát triển với một bên là các nước công nghiệp phát triển khác Một số nước đang phát triển lại cho rằng họ không được hưởng những ưu đãi đã dành cho họ Họ cáo buộc rằng các nước công nghiệp phát triển lạm dụng biện pháp chống bán phá giá đã hạn chế những lợi ích to lớn của tự do hóa thương mại Từ đó cho thấy các quy định chống bán phá giá của WTO cần phải được hoàn thiện hơn nữa cũng như vấn đề chống lạm dụng biện pháp chống bán phá giá còn là cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cho đến nay Pháp luật về chống bán phá giá của WTO dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng đã thực sự là một chế định pháp luật quan trọng, có tính nền tảng cho việc điều chỉnh các vấn đề về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế Các quy định này được ghi nhận tại: Điều VI GATT 1994; Hiệp định về Thi hành Điều

VI GATT 1994 (The Agreement on Implementation of Article of GATT 1994) thường được gọi với tên là “Hiệp định về chống bán phá giá”, viết tắt

Trang 22

trong tiếng Anh là ADA Đây là những văn bản pháp luật quốc tế làm căn cứ cho các quốc gia khi xây dựng pháp luật của quốc gia mình về chống bán phá giá

1.2.2 Chống bán phá giá - công cụ bảo hộ mậu dịch hiện đại và xu hướng phát triển

Bán phá giá thường bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng Do đó, Chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà thông thường là thông qua việc đánh thuế chống bán phá giá để bù đắp những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra Để có thể áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá thì nước nhập khẩu phải chứng minh được một cách rõ ràng các vấn đề: có việc bán phá giá; có thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại Để xác định những vấn đề này, các quốc gia phải tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật của quốc gia mình trên cơ sở không được trái với các quy định của WTO về chống bán phá giá Như vậy, chống bán phá giá trong thương mại quốc tế là biện pháp hợp pháp được các quốc gia thừa nhận

Mặc dù mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá (cũng như các biện pháp chống trợ cấp và tự vệ) được cho là để loại trừ thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu, đảm bảo sự công bằng trong thương mại quốc

tế nhưng trong thực tế không đơn giản như vậy Các biện pháp chống bán phá giá đã bị lạm dụng trở thành công cụ bảo hộ có chủ định và hợp pháp cho các ngành sản xuất trong nước

Thực tế đã cho thấy, trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt, khi các biện pháp bảo hộ mang tính truyền thống

Trang 23

như hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bước được cắt giảm thì biện pháp chống bán phá giá đã được các nước “khéo léo” sử dụng như một công cụ thay thế nhằm bảo hộ cho cho sự yếu kém của ngành sản xuất nội địa Trong điều kiện hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm, các ngành sản xuất nội địa đứng trước sức ép cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu, cùng với các quy định của pháp luật về chống bán phá giá còn phức tạp

và thiếu rõ ràng (trong việc xác định bán phá giá, xác định thiệt hại ) thì họ sẵn sàng khởi kiện chống bán phá đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm loại bỏ các nhà sản xuất ra khỏi thị trường hoặc ít ra là làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu lên rất nhiều lần Bởi lẽ khi hàng hóa nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá giá thì thường bị áp ở mức cao hơn trung bình từ 10-20 lần so với mức thuế MFN, có nhiều vụ kiện mức thuế này còn cao hơn 100 lần Thông thường mức thuế AD của EU là 25%, của Hoa kỳ còn cao hơn một chút, khoảng từ 30%-35% Có những trường hợp mức thuêa này còn hơn 100%, thậm chí còn lên tới 350% [15, tr 173]

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giá không phải là chính sách công mà là chính sách tư Đó là một phương tiện

mà một đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng quyền lực của Nhà nước để giành lợi thể cạnh tranh trước các đối thủ khác Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bên hưởng lợi là ngành công nghiệp nội địa và nạn nhân của biện pháp này là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu Mục đích của pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp trong thực tế hiện nay không phải được sử dụng vào bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ nhà sản xuất nhất định Thực chất, các quy định của pháp luật chống bán phá giá đã và đang bảo vệ cho các công ty và những người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất ở nước nhập khẩu

Trang 24

Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thương mại mà các thành viên WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thống thương mại đa phương Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá là để nhằm duy trì thương mại công bằng Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 90% các biện pháp này không nhằm bảo

vệ cạnh tranh lành mạnh hoặc thương mại công bằng, [20, tr 152] Mặt khác, biện pháp này được sử dụng để làm công cụ bảo hộ, không những tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại của nước xuất khẩu, mà việc bảo hộ này còn làm tổn hại đến nền kinh tế của chính nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá, đặc biệt trong trường hợp nguồn cung cấp không lớn hoặc sản phẩm

bị áp thuế phá giá lại có vai trò của nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp khác như thép, điện tử, hóa chất… cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa và việc cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan đang diễn ra mạnh mẽ hơn thì chống bán phá giá vẫn đang được nhiều quốc gia sử dụng như là một vũ khí bảo hộ cho các ngành sản xuất nội địa, trong đó chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thống như thép, hóa chất, dệt may và các lĩnh vực khác là các ngành có sức cạnh tranh yếu do nền tảng công nghệ của chính các quốc gia này Theo tổng kết của WTO, từ năm 1995 đến năm 2005, các nước thành viên của WTO đã tiến hành 2.840 cuộc điều tra chống bán phá giá, trong đó 1.804 cuộc điều tra

đã đi đến kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá

Bên cạnh việc các nước công nghiệp phát triển vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp chống bán phá giá thì các nước đang phát triển hoặc nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp này nhiều hơn để bảo vệ nền sản xuất còn yếu ớt của mình, đứng đầu là Ấn Độ với 316 biện

Trang 25

pháp, nhiều hơn Hoa Kỳ (234), Liên minh Châu Âu (219), Nam Phi (113), Brazil (66) Bên cạnh việc các nước đang phát triển tích cực sử dụng công cụ chống bán phá giá thì đồng thời cũng là mục tiêu tấn công của các vụ kiện chống bán phá giá

Điều đáng quan tâm nữa là trên thực tiễn, việc sử dụng biện pháp chống bán giá là một phần quan trọng luôn có trong chiến lược kinh doanh của nhiều ngành công nghiệp nội địa nhằm bảo vệ lợi ích của ngành mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu Trong phần lớn các lập luận, các nghiên cứu và các cuộc tranh luận trong vòng đàm phán WTO như Vòng đàm phán Kenedy (1964 - 1967), Vòng đàm phán Tokyo (1973 - 1979), Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) và đặc biệt đang diễn ra trong Vòng đàm phán Doha (bắt đầu từ năm 2001) các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Australia, EU… thường tập trung vào nguyên tắc “thương mại công bằng” và các hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế được coi như “hành vi thương mại không công bằng” Biện pháp chống bán phá giá đã

bị lạm dụng và nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển đã biến nó thành các hàng rào thương mại, duy trì chủ nghĩa bảo hộ thương mại Nói cách khác, biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bóp méo dòng chảy thương mại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại khách quan của hoạt động này, đi ngược lại mục đích của WTO là tự do hóa thương mại, giảm đáng kể thuế và các rào cản thương mại khác, loại bỏ sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế

1.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

1.2.3.1 Các quy định của pháp luật chống bán phá giá còn phức tạp

Trang 26

Theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá của WTO và một số nước như Hoa Kỳ, EU, Canada…, trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu từ một nước thấp hơn 3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì đơn khởi kiện sẽ bị bác bỏ và vụ kiện được chấm dứt Vì số lượng “không đáng kể” này không thể là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa nước nhập khẩu [ 1,

Đ 5.8]

Như vậy, khi số lượng sản phẩm nào đó của một nước xuất khẩu cao hơn 3% thì đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành công nghiệp nội địa khởi kiện

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật chống bán phá giá nêu trên còn cho phép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nước cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiện vào nước nhập khẩu Điều đó đã giúp cho các ngành công nghiệp nội địa có thêm cơ hội trong việc chứng minh hàng nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa của họ Bằng phương pháp này các cơ quan điều tra sẽ cộng tất cả các hàng hóa nhập khẩu tương tự từ tất cả các nước bị điều tra để đánh giá tác động gộp đối với ngành sản xuất nội địa Mặc dù quy định này đã được hợp pháp hóa trong WTO nhưng đây vẫn là một vấn đề lớn trong các vụ kiện chống bán phá giá Các nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp cộng dồn

đã đem đến lợi thế đáng kể cho các quyết định khẳng định có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Theo các nghiên cứu của cơ sở dữ liệu chống bán phá giá WTO về việc điều tra của Hoa Kỳ, cộng dồn đã làm thay đổi kết quả từ phủ định sang khẳng định trong phần lớn vụ kiện Một phân tích về các vụ kiện chống bán phá giá của EU đã cho thấy rằng có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các kết luận của vụ điều tra về thiệt hại và các quyết định kết luận là có

Trang 27

Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá thường đem lại nhiều lợi thế hơn so với vụ việc chống trợ cấp như thuế suất thường cao hơn; thời hạn áp dụng dài hơn Theo đánh giá của các chuyên gia thì thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thường kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc là vô thời hạn, có nhiều khả năng điều chỉnh luật lệ hơn; sự phản hồi mang tính ngoại giao yếu hơn và có thể đạt được kết quả khả quan khi các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nền kinh tế phi thị trường.

Các chuyên gia pháp lý còn cho rằng luật pháp về chống bán giá là một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế Một số vấn đề như trả lời các câu hỏi, điều tra, thẩm tra tại chỗ, phương pháp tính giá, sử dụng thông tin có sẵn, xem xét lại theo thủ tục hành chính, quy định về nền kinh tế phi thị trường, gánh nặng của nghĩa vụ chứng minh của bên bị khởi kiện… đã làm cho tính chất của một vụ kiện rất phức tạp, thời gian giải quyết vụ kiện thường kéo dài và thời hạn áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm bị kiện thường là vô thời hạn

Có lẽ chỉ có các bên có lợi ích liên quan như ngành công nghiệp nội địa

là ưa thích sự phức tạp của hệ thống pháp luật này vì như thế vô hình chung

đã tạo thêm gánh nặng nghĩa vụ chứng minh lên vai của các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài, từ đó tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm suy yếu đi khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài

1.2.3.2 Tự do hóa mậu dịch dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp chống bán phá giá

- Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch ngày càng trở lên phổ biến, việc từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là không thể tránh khỏi khiến cho các nước phải ngừng áp dụng các biện pháp chế tài đơn

Trang 28

phương để bảo hộ sản xuất trong nước Một trong những kết quả của việc mở cửa thị trường chính là sự cạnh tranh lành mạnh và nền kinh tế nhờ quy mô lớn đã đem lại hiệu quả Nhưng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu có thể làm thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước Chính vì vậy, biện pháp chống bán phá giá có thể được coi là “biện pháp bảo hộ có chỉ đạo”, được các quốc gia thành viên WTO thừa nhận, sử dụng các thủ tục pháp lý và các lập luận kinh tế không rõ ràng nhằm gây nhầm lẫn và thanh minh cho việc bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa của nước mình Nói cách khác, chống bán phá giá

là một rào cản phi thuế quan cho phép nhóm các nhà sản xuất giành được sự bảo hộ, thậm chí trong khi các chính sách thương mại quốc gia tổng thể đang hướng về thương mại tự do

- Bản thân các ngành công nghiệp nội địa đã ngày càng nhận thức được vai trò và hiệu quả của các biện pháp “bảo hộ hợp pháp” này, nhất là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp… trong thương mại quốc tế trong việc giúp họ bảo hộ sản xuất trong nước

- Ngoài ra, các vụ kiện chống bán phá giá đem lại thuế suất cao hơn so với các vụ kiện chống trợ cấp

- Bên cạnh đó, việc tăng thâm hụt thương mại đã dấy lên khuynh hướng gây sức ép bảo hộ trong các nước nhập khẩu Tờ Dân tộc (Thái Lan) ngày 20/5/2002 đã dẫn lời ông Supachai Panitchpakdi, Tổng giám đốc WTO với BBC rằng: Các nước phát triển đang đi ngược điều mà họ vẫn thuyết giáo, đặc biệt là chính sách ngày càng tăng của Hoa Kỳ Điều này làm xói mòn long tin của các nước đang phát triển trong hợp tác tự do hóa thương mại

1.2.3.3 Yếu tố chính trị trong các vụ kiện chống bán phá giá

Nếu nhìn vào sự linh hoạt, biến đổi liên tục của hệ thống pháp luật chống bán phá giá của EU, Hoa Kỳ, Canada thông qua việc cải cách, sửa đổi,

Trang 29

bổ sung các văn bản pháp luật, chúng ta sẽ thấy yếu tố chính trị có vai trò không nhỏ trong các vụ kiện chống bán phá giá Sau đây là một ví dụ điển hình:

Dưới sức ép mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa và với động cơ chính trị nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri trong ngành công nghiệp nội địa như thép, nông nghiệp, điện tử bán dẫn…, ngày 28/10/2000 Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh ban hành Tu chính án Byrd (Thượng nghị sĩ Robert Byrd soạn thảo) bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và đe dọa trả đũa từ các đối tác thương mại lớn như EU, Nhật Bản, Canada, Autralia… Đạo luật này có điều khoản cho phép trích khoản tiền thuế thu được từ các vụ kiện phá giá để trợ cấp cho nguyên đơn, phần còn lại nộp vào ngân khố quốc gia Một điều trong Luật tạo cơ hội vàng cho các nhà sản xuất ở Mỹ là điều cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố, nghĩa là những vụ kiện hàng nhập khẩu bán phá giá từ trước khi Luật ra đời vào năm 2000 cũng được hưởng Luật này Theo quy định của văn bản pháp luật này thì hàng năm ngành công nghiệp nội địa Hoa

Kỳ có thể thu về một khoản tiền khổng lồ từ thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu Theo ước tính của hãng luật - Willikie Farr & Gallager (WFG), thì trong vụ kiện chống bán phá giá tôm đến khoảng tháng 1/2006 - ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ có thể nhận được một khoản tiền từ 100 triệu đến 120 triệu USD theo quy định này Tuy nhiên, đạo luật này thực tế đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổ chức Thương mại thế giới và nhiều nước trên thế giới Năm 2002, WTO đã ra phán quyết rằng, Đạo luật đã vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức này sau khi bị các nước thành viên đối tác thương mại lớn của Mỹ như Ôtxtrâylia, Braxin, Canađa, Chilê, Ấn Độ, Thái Lan, Liên minh Châu Âu (EU)… đệ đơn kiện

Điều đáng chú ý hơn nữa là Chính phủ Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng chính sách kép trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong ngành công nghiệp

Trang 30

nội địa thép và nông nghiệp, Chính phủ Hoa Kỳ một mặt vẫn trợ giá, đồng thời sử dụng vũ khí chống bán phá giá chống lại các nhà xuất khẩu nước ngoài Chính vì vậy, một khi các nhà sản xuất Hoa Kỳ thấy không thể cạnh tranh được, họ chỉ cần kiện các nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá

Ngày 16/01/2003, Cơ quan Phúc thẩm WTO đã kết luận Tu chính án Byrd vi phạm các quy định của WTO và yêu cầu Hoa Kỳ phải hủy bỏ quy định này, hạn chót để loại bỏ điều luật phi lý này là ngày 27/12/2003 Ngay sau đó, thượng nghị sĩ Byrd cùng với một số thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và quyết liệt đối với phán quyết của WTO và gây sức ép chính trị lên chính quyền Bush, chấp nhận sự trả đũa từ các đối tác thương mại lớn của mình Ngày 21/12/2005 Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ Tu chính án Byrd Trước đó, vào ngày 18/11/2005 Hạ viện Mỹ cũng đã bỏ phiếu tán thành việc hủy bỏ đạo luật này Tuy nhiên, theo thỏa thuận giữa Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ, Tu chính án Byrd vẫn được áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước ngày 1/10/2007

Với lập luận về “đóng kín các kẽ hở” của hệ thống pháp luật đã rất hấp dẫn và đem lại lợi ích to lớn cho các ngành công nghiệp nội địa, Hoa Kỳ đã đưa ra thêm nhiều quy định và các tiêu chuẩn liên quan đến các nghĩa vụ của nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị điều tra hoặc bị áp thuế chống bán phá giá Tại Hoa Kỳ, các quy định chống bán phá giá hiện nay nhận được sự ủng hộ về chính trị rất mạnh mẽ và các ngành công nghiệp nội địa cho rằng cần sử dụng tự do pháp luật chống bán giá để hỗ trợ các ngành công nghiệp Hoa Kỳ đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh thông qua bán phá giá

Trang 31

Trên thực tế, các thay đổi, bổ sung và cải cách này đã làm cho các quy định, quy chế về luật pháp chống bán phá giá trở nên phức tạp hơn và có quá

ít người hiểu quy định này thật sự có ý nghĩa gì Mặc dù mang hình thức của thương mại “công bằng”, chống bán phá giá luôn luôn và ngày càng trở thành một công cụ bảo hộ

1.3 Tác động của pháp luật chống bán phá giá đối với thương mại quốc

tế và các nước đang phát triển

Về mặt lý thuyết, có thể nhìn nhận tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với thương mại hàng hóa dưới góc độ như: tác động tới các hoạt động thương mại; mở rộng thương mại; và sự chệch hướng thương mại Cụ thể như

sau:

1.3.1 Tác động tới các hoạt động thương mại

Khi một cuộc điều tra bán phá giá được tiến hành thì ngay lập tức nó

sẽ gây ra sự bất ổn đối với các mặt hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá của những nước nằm trong danh sách điều tra Để tránh rủi ro về mức thuế chống bán phá giá cao, yêu cầu về ký quỹ, nguồn cung cấp không ổn định, các nhà nhập khẩu có thể chuyển sang các nguồn cung cấp khác Do vậy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sẽ bị sụt giảm, dòng thương mại sẽ chuyển dịch sang các thị trường khác Thông thường, các cuộc điều tra sẽ kéo dài khoảng 12-18 tháng và ngay cả trong trường hợp tại kết luận cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận là không có bán phá giá, hoặc biên độ phá giá không đáng kể, hoặc là không có thiệt hại và cũng không gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa, thì vào thời điểm đó, các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đã phải chịu khá nhiều thiệt hại liên quan đến chiến lược đầu tư, vay vốn ngân hàng, các thủ tục chứng minh và việc duy trì dòng thương mại

Trang 32

(của mặt hàng bị kiện) liên tục, có tính ổn định cao sẽ phải đối mặt với sự bất

ổn định mà kéo theo đó là khả năng bị mất thị trường

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chịu tác động nhiều hơn vẫn là các nước đang phát triển và/hoặc có nền kinh tế chuyển đổi với lợi thế về tài nguyên và nhân công rẻ dễ bị tấn công và dễ bị tổn thương hơn so với các nước phát triển trong thời gian qua Các vụ kiện và các biện pháp chống bán giá trong thời gian qua thường được áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu như: sản phẩm kim loại, hóa chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt, nhựa và hàng nông sản Những sản phẩm này đều là những sản phẩm quan trọng và có lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế

Theo số liệu thống kê của WTO về các nhóm sản phẩm là đối tượng bị điều tra bán phá giá trong những năm vừa qua, các sản phẩm này có thể chia thành 4 nhóm ngành công nghiệp như sau:

(i) Nhóm ngành sử dụng nhiều lao động;

(ii) Nhóm ngành sử dụng nhiều tài nguyên;

(iii) Nhóm ngành có hàm lượng khoa học cao;

(iv) Nhóm ngành khác

Như vậy, nhóm ngành sử dụng nhiều tài nguyên là đối tượng bị kiện bán phá giá nhiều nhất và có xu hướng tăng dần, từ 40% số lượng vụ kiện những năm 1980 lên 75% số các vụ kiện điều tra thời kỳ 2000 - 2004 Đây chính là nhóm ngành mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có lợi thế so sánh về tài nguyên, chí phí và các hàng xuất khẩu chính như: sản phẩm khai khoáng, gỗ, bột giấy, kính, gốm sứ, kim loại Bên cạnh đó, nhóm ngành sử dụng nhiều lao động cũng là đối tượng bị điều tra ngày càng nhiều

Trang 33

từ dưới 10% những năm 1990 lên gần 15% thời kỳ từ 2000-2004 Ngược lại với xu hướng trên thì nhóm ngành có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng lại có xu hướng giảm dần các vụ điều tra, từ 40% đã giảm xuống dưới 10% trong 5 năm qua, đặc biệt từ năm 2000-2004, [13, tr 8-9]

Tuy không phải chịu những tác động mạnh như các nước đang phát triển trong trận chiến chống bán phá giá nhưng các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, EU, Nhật cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ

1.3.2 Ảnh hưởng đến mở rộng thương mại

Các cuộc điều tra chống bán phá giá cũng đã làm ảnh hưởng tới quá trình mở rộng thương mại quốc tế Khi tiến hành điều tra chống bán phá giá thì hàng loạt các vấn đề liên quan được đặt ra như việc cung cấp thông tin, trả lời bản câu hỏi, nghĩa vụ chứng minh, các chi phí cho quá trình tố tụng… làm ảnh hưởng tới nguồn lực của các bên, đặc biệt là bên có hàng hóa bị điều tra,

từ đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu nói chung Hơn nữa, ngay

cả khi cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ việc và đi đến kết luận là không có bán phá giá hoặc không cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì trong trường hợp này thị phần của hàng hóa xuất khẩu bị điều tra bán phá giá cũng đã bị giảm từ 15 – 20% [15, tr 158] Các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều các vụ chống bán phá giá, với những tác động tiêu cực cơ bản nêu trên, các nước đang phát triển đang có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bất ổn về triển vọng xuất khẩu của mình hoặc bị gạt bỏ ra khỏi thị trường tiềm năng Ví dụ như EU đã tiến hành biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ các nước đang phát triển bằng cách đưa ra hàng loạt các biện pháp chống bán phá giá với các mặt hàng này Họ liên tục áp đặt các biện pháp chống bán phá giá lên cùng một sản phẩm của một nước Ngay sau khi cuộc điều tra này kết thúc, thì họ lại bắt đầu ngay cuộc điều tra khác

Trang 34

1.3.3 Chệch hướng thương mại

Khi xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá và trong trường hợp biện pháp chống bán phá giá được áp dụng (thuế theo tỷ lệ phần trăm và thường cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc) làm cho giá trong nước của sản phẩm tăng lên, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước Các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng Như vậy, các mặt hàng xuất khẩu là đối tượng của biện pháp chống bán phá giá sẽ giảm sức cạnh tranh so với các mặt hàng tương tự từ các nước không bị kiện (do hàng rào thuế quan được nâng lên) Tuy nhiên, sự chệch hướng thương mại lại có lợi cho nước xuất khẩu do nước nhập khẩu sẽ thu thêm được một khoản thuế từ biện pháp chống bán phá giá mà nước này áp dụng Như vậy, sự chệch hướng thương mại có thể có đối với hoạt động thương mại hàng hóa khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, xét trên khía cạnh tích cực là khả năng tăng cường thị phần của mặt hàng tương tự được sản xuất trong nước so với mặt hàng nhập khẩu đó

Tóm lại, xét về tổng thể, biện pháp chống bán phá giá chỉ có ý nghĩa và tác dụng tích cực đối với hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế khi được sử dụng đúng mức, công bằng, minh bạch và khách quan Vì vậy, bất cứ sự lạm dụng nào đối với biện pháp chống bán phá giá cũng có tác động tiêu cực đối với thương mại hoàng hóa quốc tế nói chung cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng tại nước khởi kiện nói chung

Trang 35

Chương 2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

Chống bán phá được quy định tập trung tại Điều VI GATT 1994 và Hiệp định về việc thi hành Điều VI GATT 1994, thường được gọi với tên

“Hiệp định về chống bán phá giá” (ADA)

Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) quy định về các nhóm vấn đề sau:

- Nhóm 1: Các quy định về nội dung: bao gồm các điều khoản chi tiết

về cách thức, tiêu chí xác định việc bán phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;

- Nhóm 2: Các quy định về thủ tục: bao gồm các điều khoản liên qua n đến thủ tục điều tra, áp đặt thuế chống bán phá giá như thời hạn điều tra, nội dung đơn kiện, thông báo quyền tố tụng của các bên liên quan, trình tự áp dụng các biện pháp tạm thời, quyền khiếu kiện…

- Nhóm 3: Các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến biện pháp chống bán phá giá: bao gồm các quy tắc áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO liên quan đến biện pháp chống bán phá của một quốc gia thành viên

- Nhóm 4: Các quy định về thẩm quyền của Ủy ban về Thực tiễn chống bán phá giá: bao gồm các quy định về thành viên, chức năng và hoạt động của

Ủy ban trong quá trình điều hành các biện pháp chống bán phá giá thực hiện tại các quốc gia thành viên

Trang 36

Trong Chương 2 luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung

cơ bản nhất thuộc nhóm 1 và 2, tức là các quy định về cách thức, tiêu chí xác định bán phá giá, xác định thiệt hại, thủ tục điều tra, áp đặt các biện pháp chống bán phá giá, bởi lẽ đây là những quy định cơ bản, xác định những vấn

đề chính yếu nhất trong vụ kiện chống bán phá giá như việc áp thuế và các biện pháp chống bán phá giá khác; vấn đề về nền kinh tế phi thị trường (NME) trong pháp luật chống bán phá giá và vấn đề về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định trong WTO

2.1 Một số quy định cơ bản của WTO về chống bán phá giá

2.1.1 Xác định bán phá giá

Theo Điều 2.1 của ADA thì “ một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức

là được đưa vào lưu thông thương mại của một nướcmột nước này sang một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường ủa sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm đươc xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.”

Như vậy, việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu theo công thức:

Giá trị thông thường (giá TTT) – Giá xuất khẩu (giá XK) = X

Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá [19, tr 33-34]

Với điều kiện là các giá này phải được đưa về cùng một cấp độ thương mại chẳng hạn như cùng là giá xuất xưởng, cùng là giá bán buôn hoặc bán lẻ nhưng thường là lấy giá ở khâu xuất xưởng

Do đó, việc xác định có bán phá giá hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: cách tính giá xuất khẩu của sản phẩm; cách tính giá thông

Trang 37

2.1.1.1 Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu được hiểu là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước

xuất khẩu) sang nước nhập khẩu

Mặc dù Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO không đưa ra định nghĩa trực tiếp hay sự mô tả về “giá xuất khẩu” nhưng cũng quy định các cách thức tính giá xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể:

Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu Đây được coi là cách tính giá XK chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước tiên khi tính giá XK, trong các điều kiện thương mại thông thường Để áp dụng cách tính này, yêu cầu phải đáp ứng cùng lúc hai điều kiện:

- Có giá XK (Sản phẩm được xuất khẩu theo hợp đồng mua bán giữa nhà sản xuất, xuất khẩu với nhà nhập khẩu); và

- Giá XK là giá có thể tin cậy được (giá trong hợp đồng mua bán thông thường)

Bình thường có thể xác định giá XK thông qua các chứng từ mua bán giữa nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu như hóa đơn thương mại, vận đơn, thư tín dụng…

Khi nào hoàn cảnh cụ thể không đáp ứng được các điều kiện áp dụng cách 1 thì giá XK mới được tính theo cách 2

Cách 2: Giá XK là giá tự tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một giá trị tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định

Trang 38

- Trong thực tế không phải lúc nào việc xuất khẩu hàng hóa từ một nước này sang một nước khác cũng được thực hiện trên cơ sở một hợp đồng mua bán ngoại thương (ví dụ: việc xuất khẩu chỉ là việc chuyển hàng từ nước này sang nước khác trong nội bộ một công ty; sản phẩm được xuất khẩu theo hình thức trao đổi trong hợp đồng hàng đổi hàng, ) Do đó, trong những trường hợp như thế này không có giá giao dịch để xác định giá XK theo cách thông thường (cách 1) Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, mặc dù trên thực tế có hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng giá nêu trong giao dịch không đáng tin cậy (ví dụ, giá giao dịch này là kết quả của các dàn xếp, bù trừ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc của một bên thứ ba, khi đó giá giao dịch có thể đã sai lệch) Đối với những trường hợp này, thay vì xác định theo giá giao dịch, giá XK được xác định là:

- Giá bán của sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua đầu tiên tại nước nhập khẩu (với điều kiện người mua này độc lập với nhà nhập khẩu và nhà sản xuất); hoặc

- Giá do cơ quan có thẩm quyền tự tính toán dựa trên các căn cứ hợp lý (áp dụng trong trường hợp sản phẩm liên quan không được bán lại hoặc được bán cho một người mua không độc lập)

2.1.1.2 Giá trị thông thường

Theo quy định tại Điều 2.1 ADA, Giá trị thông thường (giá TTT) là

“…giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.” Tức là giá bán sản phẩm tương tự với sản phẩm đang bị điều tra tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu

Có ba cách xác định giá TTT (áp dụng với các điều kiện cụ thể) đó là: xác định theo giá bán của SPTT tại nước xuất khẩu; xác định theo giá bán của

Trang 39

SPTT từ nước xuất khẩu liên quan sang thị trường một nước thứ ba; xác định theo trị giá tính toán (constructed normal value)

Cách 1: Cách tính giá TTT chuẩn, theo đó giá TT được xác định là giá

mà sản phẩm tương tự (SPTT) với sản phẩm bị điều tra tại thị trường nội địa nước xuất khẩu Trường hợp nhà sản xuất và nhà phân phối tại nước xuất khẩu có quan hệ phụ thuộc với nhau (và do đó giá bán sản phẩm của nhà sản xuất cho nhà phân phối có thể thấp hơn bình thường) thì cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể quyết định lấy giá bán của nhà phân phối cho người mua độc lập đầu tiên làm giá TT

Đây là cách tính được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp Tuy nhiên, cách tính này chỉ được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện: SPTT được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại bình thường; và SPTT phải được bán tại nước xuất khẩu với số lượng đáng kể (không thấp hơn 5% số lượng sản phẩm bị điều tra xuất sang nước nhập khẩu)

Cách thức tính giá trị thông thường này có thể không được áp dụng nếu nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường Các qui định của WTO

về chống bán phá giá không trực tiếp đề cập đến vấn đề nền kinh tế phi thị trường Tuy nhiên, Điều VI GATT 1994 cho rằng trong trường hợp hàng hóa

bị điều tra chống bán phá giá được nhập khẩu từ một nước nơi chính phủ có độc quyền hay gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định toàn bộ giá cả nội địa, việc so sánh giá XK với giá tại thị trưởng nội địa nước xuất khẩu có thể là không phù hợp Qui định này thực tế cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu bỏ qua các cách thức tính giá thông thường nêu tại ADA và tự mình xác định một cách thức tính mà mình cho là hợp lý (vì ADA không ấn định cách thức tính thay thế) Thường thì trong những trường hợp

Trang 40

như thế này, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi kết luận rằng nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu

về chi phí, giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính giá TT của sản phẩm đang điều tra Nói cách khác, biên độ bán phá giá sẽ được tính trên cơ sở so sánh giữa giá XK sản phẩm với giá thông thường tính theo giá trị tại nước thứ ba thay thế

Việc sử dụng giá cả tại một nước thứ ba thay thế khi xác định giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường có thể đem đến nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan, ví dụ:

- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại nước xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau;

- Rất có thể các nhà sản xuất SPTT tại nước thứ ba được lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị điều tra và

vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất, xuất khẩu của nước xuất khẩu liên quan

Cách tính giá TTT ngoài cách tính chuẩn: việc tính giá trị thông thường trên cơ sở giá bán của sản phẩm tương tự (giá TTT xác định theo cách tính chuẩn) tại thị trường nội địa không được áp dụng trong các trường hợp như: SPTT không được bán trên thị trường nội địa nước XK trong điều kiện thương mại thông thường; hoặc tình trạng thị trường đặc biệt hoặc SPTT được bán tại thị trường nội địa của nước XK với khối lượng không đáng kể (thấp hơn 5% số lượng sản phẩm bán sang thị trường nước nhập khẩu liên quan),

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Cục quản lý cạnh tranh (2005), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực chống bán phá giá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực chống bán phá giá
Tác giả: Cục quản lý cạnh tranh
Năm: 2005
11. Trương Cường (2007), WTO Kinh doanh và tự vệ, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: WTO Kinh doanh và tự vệ
Tác giả: Trương Cường
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
13. Andrew Hudson (2004), Tổng quan về các quy định Chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU và Úc, Tài liệu Hội thảo Pháp lệnh Chống bán phá giá do Bộ Thương mại phối hợp với Úc tổ chức tại tp HCM ngày 9/12/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về các quy định Chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU và Úc
Tác giả: Andrew Hudson
Năm: 2004
14. Th.s Nguyễn Thanh Hƣng (2002), Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Th.s Nguyễn Thanh Hƣng
Năm: 2002
15. TS. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao động -Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
Tác giả: TS. Đinh Thị Mỹ Loan
Nhà XB: Nxb Lao động -Xã hội
Năm: 2006
16. Lưu Hương Ly (2007), “Quy chế phi thị trường và kiện chống bán phá giá”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 (93), tháng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế phi thị trường và kiện chống bán phá giá”, "Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
Tác giả: Lưu Hương Ly
Năm: 2007
17. Quỳnh Như (2007), “Gian lận thương mại: Nguy cơ “dính” kiện phá giá”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 273 (1425) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gian lận thương mại: Nguy cơ “dính” kiện phá giá”, "Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Quỳnh Như
Năm: 2007
18. Phòng Thương mại và Công ngiệp Việt Nam (2004), Một số vụ kiện chống bán phá giá tại EU& Trung Quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vụ kiện chống bán phá giá tại EU& Trung Quốc
Tác giả: Phòng Thương mại và Công ngiệp Việt Nam
Năm: 2004
19. Phòng Thương mại và Công ngiệp Việt Nam (2004), Pháp luật về Chống bán phá – Những điều cần biết, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về Chống bán phá – Những điều cần biết
Tác giả: Phòng Thương mại và Công ngiệp Việt Nam
Năm: 2004
20. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển
Tác giả: Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
Năm: 2005
2. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) Khác
5. Luật thuế quan 1930 của Hoa kỳ và các phần sửa đổi Khác
6. Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004. 7. Pháp lệnh Giá năm 2002 Khác
9. Ban Thƣ ký WTO, Báo cáo về các vụ kiện chống bán phá giá giai đoạn 1995 - 2005 Khác
12. Http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn, Bách khoa toàn thư Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w