Trong tư pháp quốc tế nó vẫngiữ nguyên vai trò của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi : ít nhất một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhậnthừa kế là
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Ý nghĩa của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của đề tài 3
B NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 4
1 Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế : 4
2 Xung đột pháp luật về thừa kế và giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế 5
2.1 Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế 5
2.2 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật các nước 5
2.2.1 Thừa kế theo luật 6
2.2.2 Thừa kế theo di chúc 7
3 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế qua các điều ước quốc tế giữa các nước trên thế giới 8
4 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia 10
4.1 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 10
4.2 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các điều ước quốc mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia .16
Trang 25 Vấn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế 18
CHƯƠNG 2: THỰC TIỂN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ, HẠN CHẾ NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 22
1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế trong tư pháp quốc tế tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị 22
2 Hạn chế 23
3 Nguyên nhân 25
4 Một số biện pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các chế định về thừa kế trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam 26
4.1 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật 26
4.2 Giải pháp về áp dụng pháp luật 38
4.3 Các giải pháp khác 39
C PHẦN KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sảncủa cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế,người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúchoặc theo pháp luật Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất
kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọngtrong các chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phầnnào bản chất của chế độ xã hội đó, thậm chí phản ánh được tính chất từnggiai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng
Trên thế giới nói chung chế định thừa kế là một trong những chế địnhquan trọng của pháp luật dân sự các nước Trong tư pháp quốc tế nó vẫngiữ nguyên vai trò của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài khi : ít nhất một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhậnthừa kế là người nước ngoài hoặc thường trú ở nước ngoài, tài sản thừa kếtồn tại ở nước ngoài, di chúc được lập ở nước ngoài
Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng vàhoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, theo đó quyền
và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lịch sử đã cho thấy rằng, quyềnthừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dânViệt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộcvào thành quả phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ và được mở rộngtương ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối với mối quan
hệ giữa người có tài sản để lại và những người hưởng thừa kế
Trong những năm qua nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủtrương, đường lối nhằm đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tếnhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật
Trang 4tất yếu, trong đó hình thức sở hữu tư nhân đã có được vị trí quan trọng.Việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở cho sựphát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam Với cơ chế thị trường mở,pháp luật nước ta cụ thể hóa vấn đề thừa kế trong tư pháp quốc tế phù hợpvới thông lệ quốc tế, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới Chính vìvậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu góp phần nhỏ bé của mình vào chếđịnh thừa kế phù hợp với xã hội và thông lệ quốc tế.
2 Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài : “ một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kếtrong tư pháp quốc tế” nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về thừa kế trong
tư pháp quốc tế, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế củamột số nước trên thế giới và của Việt Nam được ghi nhận trong các điềuước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia Đó chính là việc vừa hệ thốnghóa các quy định pháp luật về thừa kế ở Việt Nam và thế giới vừa phân tíchđánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật về thừa kế, từ đó mộtmặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quantrọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thihành, áp dụng cũng như hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế, nângcao hiệu quả điều chỉnh của chúng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về pháp luật thừa kế trong tưpháp quốc tế của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, các nguyên tắc
và phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc
tế của một số nước trên thế giới và Việt Nam được ghi nhận trong các điềuước quốc tế liên quan và trong pháp luật mỗi quốc gia, qua đó so sánh vớipháp luật của các nước đó với pháp luật nước mình Tìm hiểu thực tiễn giảiquyết vấn đề về thừa kế trong tư pháp quốc tế tại Tòa án nhân dân tỉnh QuảngTrị, qua nghiên cứu phần lý luận, thực tiễn nêu ra các hạn chế và đưa ra cácgiải pháp để hoàn thiện hơn nữa chế định thừa kế trong tư pháp quốc tế
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài “ một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kếtrong tư pháp quốc tế” tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Trang 6B NỘI DUNG CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế :
Thừa kế trong tư pháp quốc tế là việc chuyển quyền và nghĩa vụ từmột hoặc một số chủ thể luật quốc tế đã chấm dứt sự tồn tại sang một hoặcmột số chủ thể luật quốc tế mới Thừa kế trong tư pháp quốc tế thường xảy
ra các trường hợp có chính biến thay đổi chế độ xã hội như các cuộc cáchmạng tư sản, cách mạng giải phóng dân tộc hoặc hợp nhất hai hay nhiềuquốc gia có chủ quyền thành một quốc gia mới, hoặc chia tách nhỏ mộtquốc gia độc lập thành các quốc gia nhỏ có chủ quyền Đối tượng trong tưpháp quốc tế là chủ quyền hoàn toàn, toàn vẹn và tuyệt đối về lãnh thổ,quyền độc lập và tự quyết của dân tộc mà không có sự can thiệp của nướcngoài, quyền và nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, tư cách, quyền vànghĩa vụ của các thành viên trong các tổ chức quốc tế mà nhà nước cũ đãcam kết (theo từ điển luật học của nhà xuất bản từ điển bách khoa)
Theo giáo trình tư pháp quốc tế Đại học luật Hà Nội (Nhà xuất bảnCông an nhân dân năm 2012) thì thừa kế trong tư pháp quốc tế là thừa kế
có yếu tố nước ngoài Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được căn cứvào các yếu tố sau :
- Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kếxảy ra ở nước ngoài như di chúc lập ở nước ngoài, theo pháp luật nướcngoài v.v
Như vậy khác với thừa kế trong dân luật, thừa kế trong tư pháp quốc
tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trang 72 Xung đột pháp luật về thừa kế và giải quyết xung đột pháp luật
về thừa kế
2.1 Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế
Như đã nói trên, các quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế là các quan
hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài, do dựa trên các chế độ sở hữu khônggiống nhau và do ảnh hưởng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phongtục tập quán, tôn giáo ở mỗi nước…cho nên việc thừa kế có yếu tố nướcngoài có cách giải quyết khác nhau thể hiện ngay trong việc xác địnhnguyên tắc hưởng thừa kế và cơ chế hưởng thừa kế Trước hết, pháp luật cácnước quy định khác nhau về diện thừa kế, về định danh tài sản thừa kế, hàngthừa kế, về tính hợp pháp của di chúc v.v ví dụ về diện thừa kế theo phápluật, pháp luật có nước quy định đối tượng rộng (có thể cả cháu họ của ngườichết để lại di sản) pháp luật có nước lại quy định hẹp và không phân ra hàngthừa kế Hoặc về hình thức di chúc, pháp luật của đại đa số các nước quyđịnh di chúc phải thể hiện dưới hình thức viết và được cơ quan có thẩmquyền (chẳng hạn cơ quan công chứng) xác nhận mới hợp lệ, nhưng phápluật một số nước lại quy định di chúc phải do chính người để lại di sản trựctiếp viết mà không cần phải có sự xác nhận của cơ quan nào v.v
Như vậy, do có sự quy định khác nhau giữa pháp luật các nước, chonên dẫn đến xung đột pháp luật trong giải quyết các vụ việc về thừa kế có
yếu tố nước ngoài.[ Đại học luật Hà Nội, giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr 173, 174.]
2.2 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật các nước
Sự khác nhau trong luật thực chất về thừa kế ở các nước đã dẫn đếnxung đột pháp luật trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Để giảiquyết vấn đề này, dựa vào đặc điểm chế độ kinh tế- xã hội mỗi nước, cácquốc gia đã đề ra những nguyên tắc của mình Trong phạm vi nghiên cứu
có hạn này chỉ đề cập đến một số nước trong các hệ thống pháp luật cơ bản
Trang 8có những nguyên tắc tiêu biểu trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa
kế theo luật và theo di chúc
2.2.1 Thừa kế theo luật
Ở các nước trong hệ thống pháp luật chung (common law) như Anh,
Mĩ, Achentina v.v…để giải quyết các vấn đề thừa kế, pháp luật các nướcnày phân chia di sản thành bất động sản và động sản Đối với bất động sản,luật được áp dụng để xác định quyền thừa kế là luật nơi có tài sản ( Lex reisitae ) kể cả trong trường hợp thừa kế sẽ được xác định theo luật nơi cư trúcuối cùng của người để lại di sản thừa kế ( lex domicille ) Cách giải quyếtnày cũng được nhiều nước khác áp dụng chẳng hạn như Pháp Có điểm cầnlưu ý là, trong khi áp dụng các nguyên tắc cơ bản trên để giải quyết xungđột pháp luật về thừa kế, các nước có thể áp dụng các nguyên tắc khác nhau
để giải quyết vấn đề phân định di sản thừa kế mà người ta thường gọi làgiải quyết xung đột pháp luật về định danh Chẳng hạn như ở Anh ,Mĩ nộidung của bất động sản được xem xét căn cứ vào nguyên tắc luật nơi có vậtnhưng ở Pháp thì thực tiễn tư pháp lại chứng minh rằng vấn đề này giảiquyết trên cơ sở luật tòa án
Đối với một số nước Tây Âu như Đức, Italia, Bồ Đào Nha v.v việcgiải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắcthống nhất về di sản thừa kế Điều này có nghĩa là pháp luật các nước nàykhông chia di sản thừa kế ra làm các loại khác nhau để giải quyết mà thốngnhất giải quyết toàn bộ di sản thừa kế theo một nguyên tắc là luật nhân thâncủa người để lại di sản, cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản.Cách giải quyết trên về thừa kế cũng được một số nước khác áp dụngchẳng hạn như Nhật Bản, Ai Cập…
Ở các nước Đông Âu, nguyên tắc thống nhất về di sản thừa kế và giảiquyết theo luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế vào thời điểmngười đó chết cũng được áp dụng Ở một số nước như Anbani, Hungariv.v… việc áp dụng các nguyên tắc kể trên có kèm bảo lưu như sau : đối với
Trang 9những vụ thừa kế có liên quan đến phần đất đai trên lãnh thổ quốc gia nàyphải áp dụng pháp luật của chính các nước đó để giải quyết Theo pháp luậtcủa Liên bang Nga, các quan hệ thừa kế xác định theo luật của nước màngười để lại di sản có nơi cư trú cuối cùng Đối với việc thừa kế các côngtrình xây dựng trên lãnh thổ Nga được xác định theo luật Nga, luật phápcủa Mông Cổ cũng được quy định tương tự ( điều 405 bộ luật dân sự Mông
Cổ ) Một vấn đề đặt ra là trong trường hợp các công trình xây dựng nằmtrên lãnh thổ nước ngoài thì giải quyết theo luật nào? Trên thực tiễn và lýluận, khi giải quyết các vụ thừa kế có liên quan đến các công trình xây dựngtrên lãnh thổ nước ngoài, các tòa án Nga áp dụng luật của nước nơi có côngtrình xây dựng đó Như vậy, từ quy định xung đột một chiều, qua thực tiễn
tư pháp, các tòa án Nga đã biến nó thành quy phạm xung đột hai chiều vànếu quan niệm rằng khái niệm bất động sản ở Nga được kiến giải là các côngtrình xây dựng thì rõ ràng nguyên tắc luật nơi có vật là nguyên tắc được ápdụng để giải quyết các vấn đề xung đột về thừa kế đối với bất động sản
2.2.2 Thừa kế theo di chúc
Để xác định quyền thừa kế theo di chúc trong các quan hệ thừa kế cóyếu tố nước ngoài, các nước trên thế giới áp dụng nhiều nguyên tắc khácnhau Theo pháp luật Anh ,Mĩ năng lực hành vi lập di chúc cũng như hìnhthức di chúc đối với di sản thừa kế là động sản đều do luật nơi cư trú cuốicùng của người để lại di sản điều chỉnh
Ở Đức và một số nước Tây âu khác, năng lực lập và hủy bỏ di chúc,hình thức hợp pháp của di chúc được pháp luật các nước này quy định nhưsau: năng lực hành vi lập di chúc được xác định theo luật nơi cư trú cuốicùng của người lập di chúc hoặc theo luật nơi có di sản thừa kế Còn hìnhthức di chúc được coi là hợp pháp nếu nó đáp ứng được yêu cầu của mộttrong các hệ thống pháp luật sau :
- Luật nơi có di sản thừa kế
- Luật quốc tịch của người lập di chúc
Trang 10- Luật nơi người đó cư trú
- Nếu người lập di chúc không tuân thủ các quy định về hình thức dichúc của các hệ thống pháp luật trên nhưng lại thỏa mãn yêu cầu đối vớiluật nơi lập di chúc thì di chúc đó cũng không bị coi là bất hợp pháp
Đối với các nước Đông âu, các quan hệ về thừa kế theo di chúc vềnguyên tắc, chịu sự chi phối của chế định pháp luật chung về thừa kế Songtính hợp pháp của di chúc lại được xác định theo luật của nước mà người
để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc Luật này cũng điềuchỉnh cả vấn đề năng lực lập và hủy bỏ di chúc
Trong việc giải quyết vấn đề về hình thức của di chúc cùng với luậtnơi lập di chúc, còn có thể áp dụng luật quốc tịch của người lập di chúc vàothời điểm lập di chúc để điều chỉnh Theo pháp luật Nga trước đây, nănglực lập và hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc và các văn bản hủy bỏ di chúcđược xác định theo luật của nước nơi người để lại di chúc cư trú vào thờiđiểm lập giấy tờ Tuy nhiên, di chúc và việc hủy bỏ di chúc sẽ không bị coi
là vô hiệu vì không thỏa mãn đòi hỏi về mặt hình thức, nếu như hình thứccuối cùng của nó thỏa mãn các yêu cầu của luật nơi lập giấy tờ hoặc cácyêu cầu của luật Nga Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc đối với các côngtrình xây dựng trên lãnh thổ Nga đều xác định theo luật Nga Pháp luậtMông cổ về thừa kế cũng quy định tương tự như vậy.[ Đại học luật Hà Nội,
giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr 175,
176, 177 178.]
3 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế qua các điều ước quốc
tế giữa các nước trên thế giới
Quá trình phát triển giao lưu dân sự quốc tế đã dẫn đến việc các nước
ký kết hàng loạt điều ước nhằm tạo ra các nguyên tắc chung giải quyết cácvấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài Những điều ước này có thể là đaphương hay song phương được ký kết giữa các nước với nhau Trong sốcác điều ước đa phương, trước hết phải kể đến công ước Lahay 1900 Đây
Trang 11là công ước đầu tiên có mục đích thống nhất hóa nguyên tắc giải quyếtxung đột pháp luật về thừa kế Theo quy định của công ước này, luật được
áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài kể cả đốivới động sản và bất động sản là luật nhân thân của người để lại di sản thừa
kế mà cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế Nguyên tắctrên còn được ghi nhận trong hàng loạt các công ước Lahay tiếp theo nhưcông ước Lahay 1904, công ước năm 1925, công ước năm 1928 v.v…Tuy nhiên trên thực tế, công ước Lahay năm 1900 cũng như các côngước khác cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, bởi vì trong lĩnh vựcthừa kế, quyền lợi của các tư bản luôn va chạm nhau gay gắt Một nguyêntắc thống nhất được đề ra để giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nướcngoài như công ước Lahay năm 1900 đã ghi nhận có thể thuận lợi và dễchấp nhận với nước này hoặc nhóm nước này nhưng lại khó chấp nhận vớinước kia hay nhóm nước kia Đặc biệt đối với các nước từ trước đến nay ápdụng một nguyên tắc khác hẳn mà công ước đề ra để giải quyết xung độtpháp luật: nguyên tắc luật nơi cư trú chẳng hạn Ngoài ra, còn phải nói rằngcác nguyên tắc do công ước Lahay 1900 trên thực tế có một số điểm nào đókhông đáp ứng được nhu cầu phát triển giao lưu dân sự quốc tế hiện nay vàchưa phù hợp với quá trình quốc tế hóa nền kinh tế tư bản Về hình thức dichúc, phải kể đến công ước Lahay 1961, sự “ mềm hóa” các phương phápgiải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc đã được thể hiện trongnội dung công ước này Chính điều đó đã lôi kéo được nhiều nước thamgia Theo quy định của công ước Lahay 1961, hình thức di chúc sẽ có giátrị pháp lý nếu nó thỏa mãn các yêu cầu của một trong các hệ thống phápluật sau:
- Luật nơi lập di chúc
- Luật quốc tịch của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặcvào thời điểm người đó chết
Trang 12- Đối với di chúc về bất động sản còn có thể áp dụng luật nơi có bấtđộng sản
Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, các nước trên thế giới đã kývới nhau hàng loạt các điều ước song phương như các hiệp định hợp tác vàtương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và hình sự ;các hiệp định lãnh sự v.v…nhằm thống nhất các nguyên tắc giải quyếtxung đột pháp luật về thừa kế một cách kịp thời, hợp lý và có hiệu quả.Nhìn chung, đa số các hiệp định này ghi nhận việc phân chia di sản thừa kếthành bất động sản và động sản, và áp dụng luật nơi quốc tịch của người đểlại di sản thừa kế để giải quyết các vấn đề động sản, còn bất động sản thì ápdụng luật nơi có bất động sản đó Tuy nhiên trong một số hiệp định cónhững quy định bổ sung Chẳng hạn trong hiệp định hợp tác và tương trợpháp lý giữa Liên xô (cũ) với các nước như Áo, Phần Lan quy định luật nơi
có vật cũng được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề thừa kế động sản nếunhư những người thừa kế yêu cầu
Để điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc, nguyên tắc chủ yếuđược ấn định trong các hiệp định này là luật nhân thân của người lập dichúc ( cụ thể là luật quốc tịch của người lập di chúc ) Ngoài ra, các hiệpđịnh còn ghi nhận các nguyên tắc khác như : luật nơi người đó lập di chúc,luật nơi có bất động sản nếu di chúc về bất động sản v.v… để xác định hình
thức hợp pháp của di chúc.[ Đại học luật Hà Nội, giáo trình tư pháp quốc
tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 Tr 179, 180 181.]
4 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
4.1 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Thừa kế là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, các quan hệ
có yếu tố nước ngoài cũng là một cấu thành pháp luật điều chỉnh quan hệ
Trang 13dân sự có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên trên thực tế trước đây (trước ngày01/01/2006), phần thứ bảy của bộ luật dân sự năm 1995 không có bất kỳquy định nào về chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài, do đó khi có tranhchấp phát sinh, nhiều Tòa án không biết vận dụng căn cứ pháp lý nào đểgiải quyết các vụ kiện thừa kế có yếu tố nước ngoài Mặc dù quyết định số122/CP đã xác định nguyên tắc chung là nhà nước Việt Nam bảo đảmngười nước ngoài được hưởng quyền thừa kế đối với di sản thừa kế có trênlãnh thổ Việt Nam do người đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam để lại vàviệc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài do ngườithân của họ để lại ở nước ngoài cũng được nhà nước cho phép và bảo hộ.Tuy nhiên pháp luật nước ta thời kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắcchung nhất, còn thiếu những quy định cụ thể chi tiết, đặc biệt là các quyphạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể vềthừa kế có yếu tố nước ngoài.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2006, chế định về thừa kế có yếu tốnước ngoài được quy định tại phần thứ bảy bộ luật dân sự nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005, bộ luật dân sự mới này thay thế cho bộ luật dân sự được Quốc hộithông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995
Trong bộ luật dân sự năm 2005 đã có quy định để điều chỉnh vấn đềthừa kế có yếu tố nước ngoài Theo như quy định tại khoản 3 điều 2 bộ luậtdân sự năm 2005: “Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” Tiếp đó điều 758
bộ luật dân sự năm 2005 cũng nêu rõ: “Quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan tổchức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoàihoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức ViệtNam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
Trang 14nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó
ở nước ngoài”
Như vậy theo những quy định nêu trên thì các điều khoản của bộ luậtdân sự liên quan đến chế định thừa kế đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để
áp dụng giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra
Về thừa kế theo luật, điều 761 Bộ luật dân sự quy định: “Thừa kế theopháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế
có quốc tịch trước khi chết” Như vậy theo quy định trên thì di sản thừa kế
là động sản thì pháp luật Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch củangười để lại di sản để giải quyết
Cụ thể là nếu người để lại di sản mang quốc tịch nước nào thì áp dụngluật pháp của nước đó, nếu người đó mang quốc tịch Việt Nam thì phápluật Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thừa kế có yếu
tố nước ngoài, còn nếu người để lại di sản đó có quốc tịch Anh, Mĩ haymang quốc tịch của một nước nào khác thì luật của quốc gia mà người đómang quốc tịch trước khi chết sẽ được áp dụng Điều này có nghĩa là luật
áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại làđộng sản là luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trướckhi chết Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế màcông dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan
hệ này xảy ra ở đâu và di sản hiện đang ở nước nào Tuy nhiên pháp luậtViệt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản làđộng sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế đó xảy ra tạiViệt Nam Theo quan điểm của một số tác giả, với giải pháp này sẽ “ chophép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tiễn”.Riêng đối với thừa kế theo luật mà di sản là bất động sản, phù hợp vớithông lệ quốc tế khoản 2 điều 767 bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật nơi có bấtđộng sản đó” Ví dụ: ông Peter quốc tịch Pháp, qua làm ăn sinh sống lâu
Trang 15dài tại Việt Nam có sở hữu một ngôi nhà tại Việt Nam, năm 2010 ông Peter
bị tai nạn qua đời để lại di sản là ngôi nhà trên cho cô Carol, con gái củaông mang quốc tịch Pháp Vậy việc thừa kế ngôi nhà nói trên phải tuântheo pháp luật Việt Nam Như vậy, đối với di sản thừa kế là bất động sản,
tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật nơi có vật ( Lex reisitae) Hay nói cách khác khi di sản thừa kế là bất động sản, nếu bất độngsản đó ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết, cònnếu bất động sản ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất độngsản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội được áp dụng nếu bất động sảnkhông hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam sẽ được ápdụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là bất động sản đang hiện diệntrên lãnh thổ Việt Nam Giải pháp này phù hợp với bản chất của các quan
hệ pháp luật có liên quan đến bất động sản và được quy định trong nhiềuvăn bản pháp luật Việt Nam và được nhiều người đồng tình
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết, do đó khác với thừa kế theo luật, thừa kế theo
di chúc là sự chuyển dịch tài sản từ một người chết sang người sống trên cơ
sở ý chí của người chủ sở hữu tài sản để lại thừa kế Trong pháp luật vềthừa kế theo di chúc thì năng lực hành vi lập và hủy bỏ di chúc, hình thức
di chúc là những nội dung cơ bản
Về thừa kế theo di chúc, thì khoản 1 điều 768 Bộ luật dân sự năm
2005 quy định: “ năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phảituân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân” còn vềhình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc( khoản 2 điều 768, bộ luật dân sự năm 2005) Như vậy, để giải quyết xungđột pháp luật về năng lực hành vi lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, Việt Nam
áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân Pháp luậtViệt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt
Trang 16Nam lập, thay đổi hủy bỏ di chúc, định đoạt tài sản thừa kế, bất kể di sảnthừa kế là động sản hay bất động sản Pháp luật Việt Nam sẽ không được
áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoàilập, thay đổi hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, kể cả hành vi nàyđược thực hiện tại Việt Nam
Để giải quyết xung đột về hình thức di chúc, pháp luật Việt Nam ápdụng nguyên tắc luật của nước nơi lập di chúc Nếu công dân Việt Nam lập
di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo những quy định của pháp luật nướcngoài về hình thức di chúc, nếu công dân nước ngoài lập di chúc tại ViệtNam thì bắt buộc phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc
Tư pháp quốc tế Việt Nam đã có một số quy phạm xung đột điều chỉnhquan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, những quy phạm này đã vận dụngcác nguyên tắc chọn luật của tư pháp quốc tế được quy định trong pháp luậtcủa nhiều nước trên thế giới
Nhà nước ta đảm bảo quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế,mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lạitài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo dichúc hoặc theo pháp luật, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tàisản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theopháp luật Đây là những nguyên tắc chung về lĩnh vực thừa kế cũng được
áp dụng khi các quan hệ đó có yếu tố nước ngoài và mặc nhiên có nghĩaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế củangười nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên,trong từng trường hợp cụ thể, do chế định về quyền sở hữu có quy địnhkhác nhau giữa địa vị pháp lý của người Việt Nam với người nước ngoài,cho nên quyền thừa kế của người nước ngoài cũng có khác với quyền thừa
kế của công dân Việt Nam Ví dụ việc thừa kế đối với quyền sử dụng đất:theo điều 181, bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền sử dụng đất được hiểu làquyền tài sản, do vậy nó là đối tượng của quyền sở hữu và cũng là đối
Trang 17tượng quyền thừa kế và để lại thừa kế, trong đó đối với người nước ngoàithì vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất không đặt ra ( các điều 733, điều 734,
735 bộ luật dân sự ) v.v…Việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tàisản ở nước ngoài, pháp luật nước ta không có các quy định cấm mà trênthực tế Nhà nước ta cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cưtrú trong nước được nhận các di sản thừa kế mà người thân của họ để lại ởnước ngoài
Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nướcngoài, điều 660 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những di chúc bằng vănbản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng nhà nước chứngnhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chứng thực:
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận củangười chỉ huy phương tiện đó
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhậncủa cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó
Theo nội dung của điều luật này thì người lập di chúc đang đi trên tàubiển, máy bay, kể cả những lúc các phương tiện đó đã ra ngoài lãnh thổViệt Nam, có thể yêu cầu người chỉ huy phương tiện đó chứng thực di chúcđược lập tại thời điểm đó trong hoàn cảnh người lập di chúc đang đứngtrước cái chết gần kề Khi ở nước ngoài, người lập di chúc có thể yêu cầu
cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chứngthực di chúc Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản
di chúc nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người chỉhuy phương tiện tàu biển tàu bay hoặc trước mặt người có trách nhiệmchứng thực của cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được, không ngheđược bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì nhờ người làmchứng ký xác nhận trước mặt người chỉ huy tàu bay, tàu biển đó hoặc người
có trách nhiệm đại diện cơ quan ngoại giao hay lãnh sự, tiếp đó những
Trang 18người này ký chứng nhận di chúc trước mặt người lập di chúc và người làmchứng Đối với những trường hợp công dân Việt Nam lập di chúc ở nướcngoài, theo pháp luật của nước ngoài, thì các di chúc này được xem là hợppháp nếu pháp luật của nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không tráivới các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ( khoản 3 điều 759 bộ luật dân sự năm 2005) [ Đại học luật Hà
Nội, giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr
183, 184, 185.]
Một trong những nội dung quan trọng là bộ luật dân sự nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những quy định nguyên tắc chung ápdụng điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài đối với các quan hệ có yếu
tố nước ngoài trong đó có các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài( điều 759,Bộ luật dân sự 2005)
4.2 Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các điều ước quốc mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam với cácnước thường dành một phần riêng để điều chỉnh các quan hệ về thừa kếgiữa công dân, pháp nhân của các nước Tính đến nay, nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định tương trợ tư pháp về dân
sự hôn nhân - gia đình và hình sự với các nước như: Đức, Nga, Séc, Cu
Ba, Hungari, Ba Lan, Lào, Triều Tiên, Trung Quốc v.v…Nước ta cũng đã
ký hiệp định về lãnh sự với nhiều quốc gia khác Có thể nói rằng, trongcác hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể hóathành một hệ thống các quy phạm khá đầy đủ điều chỉnh kịp thời các quan
hệ về thừa kế giữa các bên hữu quan Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đềthừa kế được ghi nhận trong các hiệp định là nguyên tắc bình đẳng giữacông dân các bên trong quan hệ thừa kế Nguyên tắc này biểu hiện cụ thểnhư sau:
Trang 19Công dân nước ký kết này bình đẳng với công dân nước ký kết kiatrong việc lập, hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thựchiện ở nước ký kết kia, cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc cácquyền theo cùng những điều kiện mà nước ký kết này dành cho công dânnước mình v.v…
Cùng với các quy định trong các hiệp định lãnh sự, các hiệp địnhtương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết cũng đã đưa ra thêm nhiều các quyphạm thực chất thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế và tài sản thừa kếcủa công dân các nước hữu quan Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trongcác hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân- gia đình và hình sự làchúng đã ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột phápluật về thừa kế
Căn cứ vào điều 45 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam vàĐức, điều 35 hiệp định giữa Việt Nam và Nga, điều 35 hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam và Séc, điều 34 hiệp định tương trợ giữa Việt Nam
và Cu Ba, điều 43 hiệp định giữa Việt Nam và Bungari và điều 45 hiệpđịnh tương trợ giữa Việt Nam và Hungari, quyền thừa kế được xác đinhnhư sau:
- Đối với động sản: quyền thừa kế động sản được xác định theo phápluật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân trước khi chết-Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định theopháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản
Về việc phân biệt động sản hay bất động sản, các hiệp định này ghinhận nguyên tắc: pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế là phápluật được áp dụng Như vậy nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Namthì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định di sản là bất động sảnhay động sản, nếu di sản thừa kế nằm ở nước ngoài thì pháp luật nướcngoài đó được áp dụng
Trang 20Về thừa kế theo di chúc, các hiệp định này ghi nhận các nguyên tắc cơbản sau:
Về hình thức di chúc: di chúc của công dân một nước ký kết được coi
là có giá trị pháp lý về mặt hình thức nếu nó phù hợp với:
- Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân vàothời điểm lập di chúc
- Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc
Nguyên tắc trên cũng được thừa nhận đối với việc hủy bỏ di chúc Vềnăng lực lập và hủy bỏ di chúc: khi giải quyết vấn đề này các hiệp định ápdụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể là: năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc
và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người đểlại di sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di
chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.[ Đại học luật Hà Nội, giáo
trình tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr.186, 187.]
5 Vấn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế
Một trong những vấn đề phức tạp và luôn được chú ý của tư phápquốc tế là vấn đề “di sản không người thừa kế” Trong thực tiễn, khi ápdụng luật thực chất của một nước do quy phạm xung đột dẫn chiếu để điềuchỉnh quan hệ thừa kế, có thể nảy sinh trường hợp: sau cái chết của mộtcông dân không có ai là người hưởng số di sản mà người mà người đó đểlại Vậy số phận của di sản này được giải quyết như thế nào?
Theo luật thực chất về thừa kế của hầu hết các nước trên thế giới, đốivới trường hợp trên thì di sản đó thuộc về nhà nước Tuy nhiên trong các hệthống pháp luật khác nhau, tính chất của quy định này khác nhau Ở một sốnước như Nga, Hungari, Tây Ban Nha, Italia v.v Nhà nước hưởng số disản thừa kế với tư cách là người thừa kế ( Jure here ditarie) Ở một số nướckhác như Anh, Mĩ, Pháp v.v.nhà nước hưởng số di sản này như là tài sản
vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó Chính sựkhác nhau trong các quy định này của luật thực chất đã dẫn tới các quyết
Trang 21định khác nhau về số phận của các tài sản không người thừa kế Cụ thể, khicông dân một nước cư trú và chết trên lãnh thổ của nước kia để lại di sảntrên lãnh thổ nước đó, hay có thể ở một quốc gia thứ ba nào khác thì có haitrường hợp giải quyết như sau: đối với những quốc gia áp dụng nguyên tắcluật quốc tịch ( Lex patriae hay Lex nationalis) của người để lại di sản thừa
kế và số phận của di sản trên Nếu luật quốc tịch của người để lại di sảnthừa kế quy định rằng, nhà nước sẽ hưởng số di sản nêu trên với tư cách làngười thừa kế thì số di sản này phải chuyển giao cho nhà nước mà người đểlại di sản thừa kế mang quốc tịch Nhưng nếu luật này quy định rằng, nhànước sẽ hưởng số di sản trên phải chuyển giao cho nhà nước nơi người đóchết hoặc cho nhà nước nơi hiện có di sản thừa kế Đối với những nước ápdụng nguyên tắc luật nơi cư trú ( Lex domicilli) của người để lại di sản thừa
kế để giải quyết, nếu luật nước đó quy định rằng, nhà nước hưởng số di sảnvới tư cách là người thừa kế thì số di sản phải chuyển giao cho nhà nước nơingười đó cư trú vào lúc người đó chết Nhưng nếu quy định rằng, nhà nướchưởng số di sản này trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu tài sản vô chủ thì
số di sản nói trên phải chuyển giao cho nhà nước nơi hiện có di sản
Ở Việt Nam, từ trước đến nay, quan điểm thống nhất là: quyền củanhà nước hưởng số di sản vì lý do nào đó không có người thừa kế do côngdân Việt Nam để lại là quyền dân sự, quyền thừa kế của Nhà nước ViệtNam Quan điểm này thể hiện cụ thể trong Điều 644 Bộ luật dân sự năm
2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Trong thường hợpkhông có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng khôngđược quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản thì di sản không có ngườinhận thừa kế thuộc về nhà nước”
Căn cứ vào nội dung quy định trên, về mặt nguyên tắc, quyền thừa kếcủa nhà nước Việt Nam không chỉ giới hạn đối với các di sản không ngườithừa kế của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với cảcác di sản này của công dân Việt Nam chết đi để lại ở nước ngoài