Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế (Trang 28 - 40)

4. Một số biện pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các chế định về thừa

4.1.Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Thứ nhất, khai thác những quy phạm xung đột đã được quy định trong pháp luật

Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác đó là Điều 766, khoản 1, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. Theo điều khoản này “ việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 766, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “ việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 766, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể hoàn thiện tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê- hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la. Để hiểu rõ thêm phương pháp này, tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh Nguyễn An sang sống cùng gia đình tại Pháp sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa anh An về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh Nguyễn An qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: một ngôi nhà ở ngoại ô nước Pháp ( di sản P), một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v), một số động sản quý ở một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh An quốc tịch Pháp và em trai anh An quốc tịch Việt Nam yêu cầu tòa án đưa ra giải quyết vấn đề thừa kế. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật chúng ta dẫn đến kết quả như sau: vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản,

cụ thể là di sản P được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V và v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác các quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích pháp luật, để hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này.

Thứ hai,giải pháp hoàn thiện băng cách xây dựng các quy phạm xung đột mới

Khi hoàn thiện tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập các quy phạm xung đột mới có hai giải pháp sau có thể được sử dụng:

a. Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản:

Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là bất động sản hay động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch trước khi chết điều chỉnh vấn đề về thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni), An-giê-ri, Đức,( nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây Ban Nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi- a, Italia,Nhật Bản,Ba Lan, Phi-líp-pin, Bồ Đào Nha,Tiệp Khắc v.v.

Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi không phân biệt di sản thừa kế thành bất động sản hay động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề về thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô- xta Ri-ta (trừ trường hợp là bất động sản ở Cô-xta Ri-ta), Chi Lê, Cô-lôm- bi-a, Đan Mạch, Ê-cua-đo, Ai-xlen, Na Uy, Mông Cổ, Nga ( trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ v.v.

Áp dụng giải pháp này vào ví dụ đưa ra ở trên, chúng ta có kết luận như sau: Pháp luật Việt Nam là pháp luật sẽ điều chỉnh quan hệ thừa kế vì

người để lại quan hệ thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam di sản t ở Thụy Sĩ, di sản ở Đức và cả di sản ở Pháp ngay cả khi di sản này là bất động sản. [ Đỗ Văn Đại,Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế, bài đăng trên KHPL số 02/ 2003]

b. Phân biệt động sản hay bất động sản:

Giải pháp thứ nhất khi có thể sử dụng khi phân biệt động sản hay bất động sản chúng ta cho phép luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản là pháp luật pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-đa, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ Biển Ngà, Mĩ, Pháp, Ấn Độ v.v. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ trên chúng ta có kết luận sau: di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp do pháp luật Pháp điều chỉnh và di sản V ở Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh.

Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật sẽ áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế vì người để lại di sản có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t tại Thụy Sĩ và di sản v tại Việt Nam.

Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi phân biệt động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni v.v.

Thứ ba, giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật nên lựa chọn trong tư pháp quốc tế Việt Nam:

a. Phương hướng của việc chọn giải pháp cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam:

Phương hướng thứ nhất:

Trong tư pháp quốc tế, khi chọn luật để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Vậy trong lĩnh vực chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề thừa kế lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Thứ nhất vì có sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản. Thứ hai, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế. Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp, có quan hệ gắn bó với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, do đó khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh chúng ta không nên bỏ qua bản chất này của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Phương hướng thứ hai:

Trong tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của tòa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này

là tòa án biết rõ pháp luật của nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của tòa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài là pháp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế, thì tòa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung của pháp luật nước ngoài, tòa án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung của pháp luật nước ngoài nên tòa án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của tòa án có nhiều cơ hội được áp dụng hơn luật pháp nước ngoài. Theo tôi, vì sự hiểu biết nội dung của pháp luật nước ngoài của tòa án có giới hạn và việc thuê chuyên gia về luật pháp nước ngoài rất tốn kém, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế.

Phương hướng thứ ba:

Vì di sản ở nước ngoài nên bản án của tòa án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp, do đó nên có thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp ủy thác tư pháp có thể gặp thuận tiện. Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của tòa án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp ủy thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi.

b. Giải pháp kiến nghị lựa chọn cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam:

Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: Thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản đồng thời đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng điều 766, khoản 1 Bộ luật dân sự Việt Nam. Song theo tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này vì nó dẫn đến một thực tế rất phức tạp, chẳng hạn hậu quả của việc chọn luật cho ví dụ trên đây là di sản P được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản V và v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức. Như vậy vấn đề di sản thừa kế của anh Nguyễn An được điều chỉnh bởi bốn hệ thống pháp luật khác nhau. Việc cho phép nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật là không nên vì quá phức tạp và tốn kém đi ngược lại với phương hướng thứ hai trình bày ở trên.Do vậy giải pháp thiết lập quy phạm xung đột mới cần được nghiên cứu.

Nếu giải pháp thứ nhất khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản như đã đề cập trong phần trước thì chúng ta có kết luận như sau: Pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với giải pháp trước vì chúng ta chỉ phải đầu tư nghiên cứu vào pháp luật mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm: như giải pháp này quá tôn trọng bản chất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệ thừa kế. Ở đây chúng ta sẽ không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản để điều chỉnh di sản này. Điều này đi ngược với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước nối bất động sản, pháp luật Việt Nam có xu hướng cho phép

pháp luật của nước nơi có tài sản để điều chỉnh bất động sản. Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế có liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một biện pháp ủy thác tư pháp hay đối với việc thừa nhận bản án của tòa án nước ta trên nước này, do vậy chúng ta không nên theo giải pháp này.

Nếu chúng ta theo giải pháp thứ hai khi không phân biệt di sản là bất động sản hay động sản thì chúng ta có kết luận như sau: Pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Giải pháp này cũng như giải pháp vừa nghiên cứu có ưu điểm là chỉ có một pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế đồng thời giải pháp này không làm thiệt hại đến người thứ ba ( tức đối tác mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết và thông thường người này ở nước nơi người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng ), và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của người để lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nêu trên, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này, và điều này cũng có thể dẫn đến những bất lợi liên quan đến một số biện pháp ủy thác tư pháp cũng như vấn đề công nhận bản án tại nước nơi có di sản. Vậy chúng ta cũng không nên theo

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế (Trang 28 - 40)