Nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế (Trang 27 - 28)

Thứ nhất trong cơ chế thị trường, thế giới ngày càng mở rộng, giao lưu quốc tế ngày càng phát triển mà hệ thống pháp luật nước ta còn chưa theo kịp với thông lệ quốc tế, sự yếu kém đó làm cho các chế định pháp luật nói chung và chế định về thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng không phù hợp với thực tiễn hiện tại nữa. Hệ thống pháp luật nước ta quy định chưa rõ ràng, sự phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản quy định chưa chi tiết.

Thứ hai, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền quá cũ không còn phù hợp với thực tế của đất nước và thế giới, bên cạnh đó văn bản hướng dẫn về thừa kế có yếu tố nước ngoài còn ít ỏi.

Thứ ba, cán bộ tìm hiểu pháp luật nước ngoài còn chưa nhiều, trình độ còn chưa cao, trong chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài còn chưa được quan tâm nhiều, nếu có quan tâm thì mức độ cũng không cao.

Thứ tư, con đường ủy thác tư pháp theo pháp luật nước ta còn quá dài, trải qua nhiều chặng đường khác nhau dẫn đến sự tốn kém về thời gian, con đường ủy thác tư pháp của nước ta nói trên qua phức tạp trong khi đó các nước trên thế giới thì con đường ủy thác tư pháp của họ đơn giản, thời gian ngắn, các nước trên thế giới họ thường dùng các con đường ủy thác tư pháp như: ủy thác trực tiếp giữa các Tòa án với nhau của các nước liên quan, ủy thác qua con đường ngoại giao hoặc ủy thác thông qua giao thông viên đặc nhiệm.

Thứ năm, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết còn ít, việc thúc đẩy sự đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta chưa nhiều.

Thứ sáu, trình độ dân trí của nước ta còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn yếu kém.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w