Bước 1: Xác định sản lượng trung bình của mỗi tàu trong một ngày:
n CPUE CPUE n i i 1 (10)
CPUEi: là tổng sản lượng khai thác trong 1 chuyến biển thứ i(kg);
n: là số tàu phỏng vấn;
CPUE: Năng suất khai thác trung bình trong 1 ngày của tàu con.
Bước 2: Xác định số ngày thu gom sản phẩm tối đa của tàu mẹ trong 1 chuyến.
CPUE Z DTM
(11)
Z Sản lượng thu mua trung bình trong 1 ngày của tàu mẹ;
Bước 3: Số tàu con phù hợp cho mỗi mô hình: CPUE x D Z X TM (12)
Z: là sản lượng thu mua của tàu mẹ trong một chuyến; X: là số tàu con trong một mô hình;
DTM: Số ngày trong một chuyến tàu mẹ thu gom sản phẩm của các tàu con trong mô hình;
CPUE Năng suất khai thác trung bình trong 1 ngày của tàu con.
Bước 4: Xác định số ngày cần thiết cho mỗi chu kỳ vận chuyển của tàu mẹ (tàu
thu mua): vc TM ck D D D (ngày) (13) bc r v vc D D D D
Dck: Số ngày cần thiết cho mỗi chu kỳ vận chuyển của mô hình (ngày);
Dvc: Thời gian vận chuyển về bờ (ngày);
DTM: Tổng thời gian thu gom sản phẩm (ngày);
Dr: Thời gian tàu mẹ chạy từ bờ ra ngư trường (ngày);
Dv: Thời gian tàu mẹ chạy từ ngư trường vào bờ (ngày);
Phương pháp nghiên cứu theo sơ đồ sau:
Tàu DVHC Tàu câu kiêm mành Tàu khác
Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
Thu số liệu về thực trạng nghề cá ở Phú Quý Thu số liệu về thực trạng DVHC nghề cá ở Phú Quý Đề xuất mô hình DVHC nghề câu kiêm mành khai thác mực Phân tích, đánh giá Điều tra
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng khai thác – dịch vụ hậu cần Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
3.1.1 Cơ cấu đội tàu khai thác – dịch vụ hậu cần
Số liệu cơ cấu đội tàu của tỉnh Bình Thuận đã được Chi cục BVNL Thuỷ sản thống kê tính đến hết tháng 12 năm 2013, toàn tỉnh có 5.767chiếc, với tổng công suất là 343.929cv, số lao động của trong nghề cá của toàn tỉnh 26.821 người [Phụ lục III.7]. Trong đó, huyện Phú Quý có 698 chiếc, chiếm 12,10% tổng số tàu của toàn tỉnh, với tổng công suất là 83.038cv. Cơ cấu đội tàu nghề cá ở Phú Quý thể hiện ở bảng 3.1 sau.
Bảng 3.1. Phân loại theo công suất và nghề ở Phú Quý
Đơn vị: Chiếc
TT Nghề khai thác Số lượng tàu thuyền phân theo nhóm công suất Tỷ lệ (%) 20 - 49 50 - 89 > 90 Tổng 1 Câu khơi 257 18 25 300 42,97 2 Câu mực 192 18 4 214 30,65 3 Dịch vụ hậu cần 2 3 94 99 14,18 4 Lưới mành mực 55 13 13 81 11,60 5 Lưới vây - - 4 4 0,57 Tổng 506 52 140 698 100,00 Tỷ lệ (%) 72,49 7,44 20,06 100
Nguồn: Chi cục KT &BVNLTS Bình Thuận
Kết quả điều tra về cơ cấu đội tàu nghề cá ở bảng 3.1 trên cho thấy: Ở đảo Phú Quý tàu câu chiếm đa số; nghề câu khơi 300 chiếc chiếm 42,97%; nghề câu mực 214 chiếc chiếm 30,65%; lưới mành mực 81 chiếc chiếm 11,60%; nghề vây 4 chiếc chiếm 0,57%; các tàu làm dịch vụ hậu cần 99 chiếc chiếm 14,18% tổng số tàu của toàn huyện. Riêng đội tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong 5 năm qua đã tăng hơn 2 lần từ 45 chiếc lên 99 chiếc.
Số lượng tàu có công suất từ 50 – 89cv với 52 chiếc chiếm 7,44%; tàu có công suất từ 20 - 49cv có 506 chiếc chiếm 72,49%; tàu có công suất từ > 90 cv có 140 chiếc chiếm 20,06% tổng số tàu thuyền của toàn huyện. Đội tàu có công suất < 50 cv chiếm 2/3 số lượng tàu toàn huyện đảo, điều đó cho thấy hiện trạng cơ cấu đội tàu bé, có lượng tàu khai thác ven bờ nhiều.
Theo báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm của huyện đảo Phú Quý cho thấy [15]: Sản lượng khai thác hải sản 5 tháng đầu năm của toàn huyện đảo đạt 9.770 tấn; so với cùng kỳ năm trước tăng 8,2%. Nguyên nhân tăng là trong 6 tháng đầu năm thời tiết diễn biến khá thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản xa bờ, nên sản lượng tăng và có nhiều chủng loại.
3.1.2 Thực trạng kinh tế - xã hội và dịch vụ hậu cần nghề cá
Huyện đảo Phú Quý là 1 quần đảo có 10 đảo trong đó đảo Phú Quý là lớn nhất với diện tích 32 km2 cách thành phố Phan Thiết về hướng Đông Nam là 107,5 km. Huyện đảo gồm 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Tổng dân số toàn huyện là 24.000 nhân khẩu. Tổng sản phẩm GDP tăng bình quân mỗi năm 13%; trong đó nông lâm - thuỷ sản 7,5%; xây dựng cơ bản 33,5%; thương mại dịch vụ 16,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 900 – 1.000 (đô la Mỹ).
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động trong ngành thủy sản của Phú Quý
Nội dung Tổng Khai thác hải sản Nuôi trồng thủy sản Chế biến thủy sản Khác Số lao động (người) 5.122 2.151 292 1.085 1.594 Tỷ lệ (%) 100 42,00 5,70 21,18 31,12
Kết quả điều tra về cơ cấu lao động toàn huyện đảo thể hiện ở bảng 3.2 như sau: Trong đó số lao động nghề cá của toàn huyện là 5.112 người, chiếm 19,68% tổng số lao động nghề cá của toàn tỉnh. Số lao động trong toàn huyện tham gia khai thác thủy sản chiếm 42%, tham gia nuôi trồng thủy sản chiếm 5,7%, tham gia chế biến chiếm 21,18%, nghề khác chiếm 31,12% lực lượng lao động toàn huyện.
Bảng 3.3. Độ tuổi lao động trong khai thác hải sản
Tỷ lệ các nhóm tuổi (%)
< 18 18 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 > 60
33,1 21,4 12,9 20,1 7,2 5,6
Kết quả điều tra về độ tuổi của lao động trong khai thác hải sản của huyện đảo thể hiện ở bảng 3.3 như sau: dưới 18 tuổi chiếm 33,1%, từ 18 – 30 tuổi chiếm 21,4%; từ 31 – 40 tuổi chiếm 12,9%, từ 41 -50 tuổi chiếm 20,1%, từ 51 – 60 tuổi chiếm 7,2 % và trên 60 tuổi chiếm 5,6%. Như vậy độ tuổi lao động trẻ < 50 chiếm rất cao là 87,5% độ tuổi lao động trong khai thác hải sản của huyện đảo.
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của lao động khai thác hải sản
Trình độ học vấn của lao động khai thác hải sản (%)
Mù chữ Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Sơ cấp/ Trung cấp Cao đẳng/ Đại học 3,7 33,7 39,6 17,4 0,3 5,7
Kết quả điều tra ở bảng 3.4 về trình độ học vấn của người tham gia khai thác thủy sản toàn huyện là: mù chữ chiếm 3,7%, học hết bậc tiểu học chiếm 33,7%, học hết bậc phổ thông cơ sở chiếm 39,6%, học hết bậc phổ thông trung học chiếm 17,4%, cao đẳng và đại học chiếm 5,7%. Vậy trình độ học vấn của lao động khai thác hải sản hết Sơ cấp/Trung cấp trở lên đạt rất thấp chiếm 6% toàn huyện đảo.
Tính đến nay toàn huyện có 21 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH chuyên thu mua và chế biến hải sản xuất khẩu, 3 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH chuyên sản xuất nước đá...
Kết quả điều tra các cấp chính quyền và ngư dân tham gia nghề cá cho thấy hiện trạng dịch vụ hậu cần của huyện đảo như sau: Cơ sở vật chất phục vụ nghề cá được thể hiện ở bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5. Khả năng làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý
Cung cấp nhiên liệu (lít/ngày) Cung cấp nước đá (lít/ngày)
Thu mua hải sản (tấn/ngày)
Sửa chữa tàu thuyền (chiếc/ngày)
Sửa chữa ngư cụ (chiếc/ngày)
Khu neo đậu, tránh trú bão
(chiếc)
8000 10000 100 4 2 220
Nguồn: Phòng Kinh tế - UBND huyện Phú Quý
+ Cơ chế: Cơ chế hoạt động của các tàu dịch vụ hậu cần, các nậu/vựa, công ty chế biến theo hình thức tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Hầu hết các loại hình thu mua hải sản đều có sự hỗ trợ, hướng dẫn của cơ quan chức năng. Quy chế hoạt động chủ yếu do các thành viên tự soạn thảo dưới sự xác nhận của chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương tăng cường rà soát năng lực tàu thuyền hiện có trên huyện đảo, thống kê và đưa vào quản lý những tàu thuyền có công suất nhỏ theo qui định. Vận động nhân dân đóng mới tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ; ưu tiên khuyến khích phát triển tàu cá từ 90 cv trở lên.
Hướng dẫn ngư dân thực hiện ghi nhật ký khai thác để làm bằng chứng xuất xứ nguồn gốc hải sản sang các nước thuộc khối EU. Tiếp tục phát triển đội tàu dịch vụ,
thu mua chế biến hải sản trên biển; tập trung khai thác hải sản vụ chính và tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản.
+ Phương thức hoạt động: Hiện tại Phú Quý có 2 phương thức thu mua hải sản. - Phương thức thu mua hải sản tại bến cá, cảng cá thông qua các chủ nậu vựa, từ các chủ nậu vựa này vận chuyển và bán lại cho các nhà máy chế biến hoặc ra các chợ tiêu thụ.
- Phương thức thu mua hải sản tại các ngư trường khai thác thông qua các tàu thu mua hải sản trên biển (có các tàu ngoài tỉnh). Các tàu thu mua dịch vụ hậu cần này vận chuyển về bờ bán lại cho các nhà máy chế biến hoặc các chủ nậu vựa.
+ Thuận lợi:
Phú Quý đã được nhà nước đầu tư xây dựng cảng cá nước sâu rất thuận lợi cho việc ra vào các tàu cá. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích hướng dẫn việc thành lập mô hình dịch vụ hậu cần và thu mua hải sản trên biển. Được sự đoàn kết thống nhất của tập thể ngư dân trong việc huy động vốn khi thành lập mô hình. Sự tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn rủi ro trên biển.
+ Khó khăn:
Việc tuyên truyền cho ngư dân về chủ trương, chính sách của các cấp, ngành chưa thật sự quan tâm đúng mức.Nguồn lợi ngày càng giảm do tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép vẫn còn xẩy ra như sử dụng chất nổ, xung điện và các chất độc hại.Giá thu mua sản phẩm hải sản chưa ổn định; thị trường xuất khẩu ra nước ngoài còn hạn hẹp; chất lượng bảo quản sản phẩm hải sản còn yếu kém.
Các mô hình dịch vụ hậu cần chưa xây dựng quy chế hoạt động chung. Nguyên nhân một phần do tính chất đặc thù của nghề biển, bên cạnh đó còn có những trở ngại, thiếu đồng bộ trong tổ chức và trang bị thông tin liên lạc giữa các thành viên trong tổ với nhau. Phần lớn các mô hình chưa đủ điều kiện để đầu tư trang bị tàu dịch vụ hậu cần hiện đại do thiếu vốn. Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đầu tư cũng như chưa có cơ chế quản lý chính quyền địa phương các cấp.
3.1.3 Cơ cấu đội tàu dịch vụ hậu cần
Các đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển của huyện đảo hoạt động khu vực Đông Nam Bộ, quần đảo Trường Sa và DK1. Cơ cấu đội tàu dịch vụ hậu cần trên đảo được thể hiện như sau:
Bảng 3.6. Số lượng tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần ở đảo Phú Quý
TT Côngsuất (cv)
Phương thức < 45 45 – 90 > 90 Tổng
1 Tàu DVHC (thu mua cá) 2 3 10 15
2 Tàu DVHC (thu mua mực) - - 84 84
Tỷ lệ (%) 2,02 3,03 94,95 99
Nguồn: Chi cục BVNL Thủy sản Bình Thuận
Số lượng tàu làm dịch vụ hậu cần huyện Phú Quý thể hiện ở bảng 3.6 trên cho biết đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của toàn huyện là 99 chiếc, trong đó có 15 chiếc làm dịch vụ hậu cần (chuyên thu mua sản phẩm là các loại cá) và 84 chiếc làm dịch vụ hậu cần (chuyên thu mua sản phẩm là mực). Các tàu trang bị công suất >90 cv chiếm 94,95 %, số tàu trang bị công suất < 45 cv chỉ chiếm 2,02% tổng số tàu làm dịch vụ hậu cần.
Do có tiềm năng thuận lợi để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá,đặc biệt là để hỗ trợ đội tàu hàng trăm chiếc đánh bắt hải sản ở khu vực biển Trường Sa tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), đội tàu dịch vụ hậu cần có công suất > 90 cv là 84 chiếc, 100% trang bị hệ thống cấp đông (đông lạnh) chuyên mua, chế biến hải sản trực tiếp trên biển. Đây là những con tàu được trang bị hệ thống máy đông lạnh hiện đại, trị giá 3,2 - 4 (tỷ đồng) được đóng từ tiền góp cổ phần của hàng chục hộ gia đình ngư dân trên đảo.
Qua kết quả điều tra ngư dân cho biết một đội tàu dịch vụ hậu cần (chuyên thu mua mực) bao gồm từ 13 - 17 gia đình góp cổ phần đóng một chiếc tàu đông lạnh trị giá 3,2 - 4 tỷ đồng, mỗi chuyến đi biển để thu mua kéo dài từ 20 - 25 ngày. Mỗi tàu cấp đông có thể mua được 10 - 20 tấn hải sản, trừ chi phí mỗi chuyến đi lời 100 - 200 triệu đồng. Trước mỗi chuyến đi, các chủ tàu đánh bắt phải lên kế hoạch trước để có lộ trình thu mua trên biển. Hải sản sẽ được sơ chế biến và cấp đông ngay trên biển nên luôn tươi.
3.2 Thực trạng trang thiết bị và kỹ thuật khai thác
3.2.1 Thực trạng vỏ tàu và trang thiết bị
3.2.1.1 Thực trạng trang bị vỏ, máy tàu
Vỏ tàu của các tàu làm nghề khai thác và tàu dịch vụ hậu cần được đóng bằng gỗ theo mẫu dân gian truyền thống. Boong thao tác của các tàu bố trí ở phía mũi. Kích thước vỏ tàu và các thông số cơ bản được tính theo giá trị trung bình như bảng sau:
Bảng 3.7. Kích thước và thông số cơ bản vỏ, máy
Nhóm nghề Kích thước vỏ LxBxH (m) Trọng tải (tấn) Tuổi thọ vỏ tàu (năm) Công suất (cv) Giá thành (tr.đ/tàu) DVHC (thu mua mực) 20,60 x 5,81 x 2,62 29,59 30 385 2.461 Nghề câu kiêm mành 15,98 x 4,02 x 1,80 12,50 29,58 133 314 DVHC (thu mua cá) 17,83 x 4,83 x 2,20 22,75 34 197 666 Nghề khác 14,89 x 3,70 x 1,47 10,84 30 72 115
Kết quả điều tra về thực trạng vỏ tàu thể hiện ở bảng 3.4 sau: chiều dài vỏ tàu DVHC (thu mua mực) từ 18,8 – 22,5 m, chiều rộng từ 4,2 – 6,1 m, chiều cao từ 1,6 – 2,8 m, trọng tải từ 12 – 40 tấn. Chiều dài vỏ tàu làm nghề câu kiêm mành từ 13,1 – 16,5 m, chiều rộng từ 3,03 – 6,0 m, chiều cao từ 1,4 – 2,7 m, trọng tải từ 10 – 22 tấn. Chiều dài vỏ tàu DVHC (thu mua cá) từ 13,55 – 20,5 m, chiều rộng từ 3,3 – 5 m, chiều cao từ 1,4 – 2,4 m, trọng tải từ 16 – 22 tấn. Các tàu làm nghề khác có chiều dài từ 11 – 17,4 m, chiều rộng từ 2,65 – 4,6 m, chiều cao từ 1,1 – 2,04 m, trọng tải từ 8 – 22 tấn. Tuổi thọ của vỏ tàu khu vực Phú Quý rất cao từ 25 – 30 năm. Mức trang bị công suất máy tàu cho thấy các tàu làm dịch vụ hậu cần được trang bị công suất máy lớn, công suất trang bị lớn nhất là đội tàu DVHC (thu mua mực) trung bình là 385 cv/tàu. Các tàu khai thác trang bị công suất bé hơn như nghề câu kiêm mành trung bình là 133 cv/tàu, nghề khác 72 cv/tàu. Các hiệu máy chính cho các đội tàu trên đảo là: YANMAR, MITSUBISHI, HINO,… đã qua sử dụng. Giá thành đầu tư vỏ và máy tàu thì đội tàu DVHC (thu mua mực) có giá thành cao nhất là 2,461 (tr.đ/tàu) là do đội tàu này trang bị hầm cấp đông hiện đại. So sánh về các thông số và kích thước cơ bản của các đội tàu cho thấy đội tàu làm dịch vụ hậu cần được đầu tư lớn hơn các đội tàu đánh bắt. Nghề câu kiêm mành khai thác mực trang bị máy tàu có công suất trung bình là 133 cv rất phù hợp với quy định của Nhà nước cho đội tàu khai thác xa bờ (> 90cv).
Và nghề câu kiêm mành đã đầu tư hệ thống tự động hóa trong trang bị máy móc phục vụ khai thác (máy tời thu giềng đầu lưới) so với nghề câu khai thác cá.
3.2.1.2 Thực trạng trang thiết bị hàng hải
Mức độ trang bị máy hàng hải trên các tàu của các loại nghề rất khác nhau nên