Xác lập cơ sở khoa học để xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 75)

- Phân tích tính hiệu quả các tàu tham gia và không tham gia dịch vụ hậu cần

Bảng 3.20. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các tàu khai thác hải sản

TT Thông tin Đơn vị tính Tàu câu kiêm mành

Tàu khác

Tàu câu khơi (KTGMH)

1 Thông số kỹ thuật Lmax (m) 15,98 10,84 14,89

2 Công suất máy tàu Cv 133 72 98

3 Số ngày hoạt động trên biển (ngày/chuyến) 22 23 14

4 Lợi nhuận triệu

đồng/năm 161 132 106

5 Lương thuyền viên triệu

đồng/năm 17,92 14,66 11,54 6 Chỉ số doanh lợi triệu đồng 5,17 11,47 2,55

Kết quả so sánh ở bảng 3.20 trên cho thấy các chỉ số về hiệu quả kinh tế của đội tàu tham gia mô hình (tàu câu kiêm mành, tàu khác) cao hơn các tàu không tham gia mô hình (tàu câu khơi). Vậy các tàu tham mô hình dịch vụ hậu cần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các đội tàu không tham gia mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.

- Cơ sở xác định tàu mẹ ở Phú Quý

Tàu mẹ nắm bắt thông tin hình hình sản lượng, vị trí khai thác, thỏa thuận giá cả và đáp ứng các nguyên vật liệu cần cung ứng của các tàu con. Xác định tàu mẹ phù hợp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.21. So sánh kết quả hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần

TT Thông tin Đơn vị tính Tàu thu mua mực Tàu thu mua cá Chênh lệch (%)

1 Số ngày hoạt động trên biển

trung bình/chuyến ngày 19 4 78,95

2 Công suất Cv 385 197 48,83

3 Tải trọng tàu tấn 29,5 22,5 23,72

4 Ngư trường hoạt động cách bờ hải lý 196 123 37,24 5 Chất lượng bảo quản sản

phẩm loại I % 68 45 33,82

6 Lượng dầu tiêu hao từ ngư

trường về bờ trong 1 năm Lít 89.700 58.800 34,45 7 Mức độ trang thiết bị an toàn

hàng hải % 55,97 52,79 5,68

Nhìn vào bảng 3.21 trên cho thấy tàu thu mua mực có số ngày hoạt động trên biển dài hơn tàu thu mua cá là 78,95%; công suất và tấn dung tải của tàu thu mua lực lớn hơn tàu thu mua cá; ngư trương hoạt động của tàu thu mua mực xa bờ hơn tàu thu mua cá là 37,24%; chất lượng bảo quản sản phẩm khi về đến bờ của tàu thu mua mực cao hơn tàu thu mua cá là 33,82%; lượng dầu tiêu hao trong quá trình di chuyển từ ngư trường về bờ và ngược lại trong một năm của tàu thu mua mực lớn hơn tàu thu mua cá là 34,45% là do tàu thu mua mực chạy thêm máy cấp đông.

Ngoài ra, tàu thu mua mực được trang bị thiết bị an toàn hàng hải cao hơn tàu thu mua cá. Theo kết quả nghiên cứu về hiện trạng ở mục 3.2.1.5 tàu thu mua mực còn được trang bị hầm bảo quản và hầm cấp đông có quy cách như sau: 1 lớp vỏ là gỗ,1 lớp inox 304 và 1 lớp vật liệu foam PU; hệ thống làm lạnh là lạnh thẩm thấu, gồm một máy lạnh công suất 20 cv, hầm cấp đông cho nhiệt độ xuống -200C đến -400C và hầm bảo quản duy trì độ lạnh trong hầm từ -20C đến -40C.

- Cơ sở xác định tàu con ở Phú Quý

Các tàu trong mô hình khai thác bao gồm một số tàu làm cùng nghề, cùng khai thác trên một ngư trường (không quá xa nhau). Các tàu thường xuyên tiếp nhận các thông tin dự báo ngư trường, công tác quản lý từ các cơ quan Thủy sản để cung cấp từ tàu mẹ, đồng thời cung cấp thông tin về thời tiết và giá cá bán cho các tàu khác.

Bảng 3.22. So sánh kết quả hoạt động của các tàu khai thác

TT Thông tin Đơn vị tính Nghề câu

kiêm mành Nghề khác

Chênh lệch (%)

1 Công suất cv 133 72 45,86

2 Tải trọng tàu tấn 12,5 10,8 13,60

3 Ngư trường hoạt động cách bờ hải lý 135 134 0,74 4 Doanh thu trung bình triệu

đồng/năm 730,8 644,72 11,78 5 Chi phí trung bình triệu

đồng/năm 408,24 380,72 6,74 6 Lợi nhuận trung bình triệu

đồng/năm 161,28 132,00 18,15 7 Lương thuyền viên trung

bình/người

triệu

đồng/năm 17,92 14,66 18,19 8 Tỷ lệ trang thiết bị phòng nạn % 44,85 41,61 7,22 9 Lượng dầu tiêu hao từ ngư

trường về bờ trong 1 năm lít 44.500 48.300 - 8,54

Kết quả so sánh hoạt động của các tàu thể hiện trên bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ chênh lệch về trang bị công suất cho nghề câu kiêm mành cao hơn nghề khác là 45,86 %; tải trọng tàu tàu câu kiêm mành cao hơn nghề khác là 13,60%; tỷ lệ khoảng cách hoạt động ở ngư trường xa bờ của nghề câu kiêm mành cao hơn nghề khác là 0,74%; về hiệu quả kinh tế của tàu câu kiêm mành cao hơn nghề khác; lương của các thuyền viên làm nghề câu kiêm mành cao hơn nghề khác là 18,19%; tỷ lệ trang thiết bị phòng nạn trên tàu câu kiêm mành cao hơn các tàu nghề khác, nhưng lượng dầu tiêu hao cho di chuyển từ ngư trường về bờ trong một năm tàu câu kiêm mành lại thấp hơn các tàu nghề khác.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đang phối hợp với bà con ngư dân ở Phú Quý triển khai và hướng dẫn kỹ thuật khai thác nghề mành cải tiến. Đối tượng khai thác trên tàu câu kiêm mành chủ yếu là mực ống (Loligo spp) phù hợp với

phương pháp bảo quản trên tàu dịch vụ hậu cần (thu mua mực) là phương pháp bảo quản cấp đông.

Từ các kết quả phân tích về hoạt động và hiệu quả sản xuất của các tàu dịch vụ hậu cần, tàu khai thác đã xác định được dạng mô hình tàu mẹ - tàu con, tàu mẹ là tàu dịch vụ hậu cần thu mua mực và tàu con là tàu nghề câu kiêm mành ở Phú Quý – Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)