Tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 32)

Việc nghiên cứu đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm mành khai thác mực ở Phú Quý – Bình Thuận được dựa trên cơ sở của các tài liệu liên quan như sau:

- Số liệu thứ cấp: các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, phòng quản lý kinh tế huyện Phú Quý tỉnh Bình Thuận.

- Số liệu sơ cấp: các số liệu điều tra phỏng vấn, giám sát trên biển về hiện trạng hoạt động của các đội tàu khai thác; hiện trạng dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương; hiệu quả hoạt động của các đội tàu.

- Tham khảo nguồn số liệu của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung” gọi tắt tên đề tài “Dịch vụ hậu cần” do Viện Nghiên cứu Hải sản điều tra khảo sát tại Phú Quý, Bình Thuận.

- Tham khảo nguồn số liệu của các đề tài/dự án khác: Đề tài “Nghiên cứu biến

động và phân bố cường lực khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ Đông Nam bộ”; Đề tài

“Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai thác”. - Tham khảo nguồn tài liệu đăng tải trên mạng internet.

- Số liệu điều tra, phân tích để xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần được thu số lượng phiếu theo tài liệu hướng dẫn của FAO (Constantine S, 2002) có độ tin cậy 90 – 95 %. Số lượng phiếu điều tra ở các nhóm tàu như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng tàu khảo sát theo các nhóm tàu

Nhóm tàu Số lượng tàu Tàu DVHC (thu mua mực) Tàu nghề câu kiêm mành Tàu DVHC (thu mua cá) Tàu nghề khác Tàu câu khơi

Số tàu ở Phú Quý (chiếc) 84 115 15 484 300

Số tàu khảo sát (chiếc) 21 30 5 58 54

Tỉ lệ tàu khảo sát (%) 26,19 26,08 33,33 11,96 5,55

Số tàu đi giám sát (chiếc) - 1 - - -

Ghi chú: Nghề khác gồm các nghề: chụp mực, lưới rê tầng đáy, câu vàng tầng đáy.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 32)