Kỹ thuật khai thác, phương pháp xếp dỡ và bảo quản sản phẩm

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 57)

Kỹ thuật khai thác của nghề câu tay kiêm mành khai thác mực tuân thủ theo sơ đồ như sau:

Hình 3.8. Sơ đồ kỹ thuật khai thác nghề câu kiêm mành

* Công tác chuẩn bị và hành trình ra ngư trường

Công việc chuẩn bị bao gồm: Kiểm tra ngư cụ, máy móc, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị hàng hải,... Nếu phát hiện hư hỏng thì cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế ngay. Chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế cho ngư cụ. Chuẩn bị nhiên liệu, nước đá, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho chuyến biển.

Điều khiển tàu theo kế hoạch chuyến biển đã dự kiến trước, thuyền trưởng dẫn tàu ra ngư trường với đường hành trình hợp lý, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí nhiên liệu.

Trong quá trình tàu hành trình, thủy thủ tiến hành kiểm tra ngư cụ và các trang bị khác lần cuối để điều chỉnh sửa chữa kịp thời.

* Chong đèn, thả câu mực

Tàu hành trình đến ngư trường cho thả neo dù để giảm tốc độ trôi và giữ hướng cho để tàu trôi theo hướng ổn định đồng thời thắp sáng để tập trung mực, cá. Công suất phát sáng phụ thuộc vào số lượng tàu đánh bắt trên ngư trường và công suất máy phát điện. Khởi động động cơ máy phát điện để thắp sáng tập trung mực gồm các bước sau:

Chuẩn bị chuyến biển Hành trình ra ngư trường Chong đèn, Thả câu mực Thả lưới Thu lưới và gỡ cá Bảo quản sản phẩm Chuẩn bị mẻ sau

- Khởi động hệ thống phát điện và bắt đầu đóng thiết bị điều khiển các bóng đèn để thắp sáng tập trung cá. Khi bật các bóng đèn để thắp sáng theo một trình tự như sau: - Bật lần lượt các bóng đèn từ mũi ra sau lái là các bóng đèn cao áp từ số 1, 2, 3...14 (hình 3.9) và thường xuyên kiểm tra điện áp của nguồn (nếu máy phát có lắp đặt AVR sẽ tự điều chỉnh được điện áp).

Hình 3.9. Sơ đồ bố trí nguồn sáng

Thời gian thắp sáng giữa các mẻ lưới phụ thuộc vào lượng mực, cá tập trung đến và quanh nguồn sáng. Từ kết quả của 24 mẻ lưới cho thấy thời gian phát sáng của một mẻ lưới dao động từ 0,88 – 1,43 (giờ) và những mẻ lưới gần về sáng thì thời gian thắp sáng ngắn hơn. Bởi vì, mật độ mực, cá tập trung quanh nguồn sáng về gần sáng nhiều hơn lúc ban đầu.

Hình 3.10. Sơ đồ thả câu mực

* Qui trình kỹ thuật khai thác lưới mành

Qui trình kỹ thuật khai thác lưới mành gồm có 5 bước cơ bản được thực hiện tuần tự theo mô tả ở sơ đồ hình 3.11 dưới đây:

Bóng đèn 1 2 3 4 MH500 M 7 M1 M5 Máng đèn FL Tang masát Hầm cá 2,3 & 4 M3 MC ĐC B1 B2 M2 M6 M4 1 2 4 3 5 7 9 11 13 14 6 8 10 12

Chong đèn

Gom mực, cá

Thả lưới, điều kiển bè đèn vào miệng lưới mành

Giật chốt tách giềng đầu lưới và đá dằn

Thu lưới và gỡ mực, cá

Hình 3.11. Sơ đồ qui trình kỹ thuật khai thác lưới mành

* Gom mực

Để có thể dẫn và dụ mực tập trung vào trung tâm của lưới mành đã được căng sẵn, phải tiến hành bật các máng đèn rồi tắt dần các đèn cao áp để thu hút mực, cá. Thời gian tắt dần đèn cao áp từ 3 – 7 phút khi gần tắt hết đèn cao áp ta bật đèn ở bè đèn và thả bên mạn tàu theo hướng gió. Khi giảm công suất nguồn sáng không nên giảm đột ngột, mà phải giảm theo chu kỳ nhất định để đảm bảo không ảnh hưởng đến phản xạ của cá. Khi giảm công suất nguồn sáng cần theo trình tự sau:

Tắt các bóng đèn cao áp từ mũi tàu về lái theo thứ tự các bóng đèn số 1, 2, 3, ... 13, 14. Tắt các bóng đèn cao áp được khoảng 10 phút tiến hành tắt các đèn trong máng

đèn cũng theo thứ tự các máng số 1, 2, ..., 6, 7 (theo sơ đồ hình 3.9) từ mũi về lái, chu kỳ tắt bóng cao áp 250 W trung bình là 3 phút/mẻ và máng đèn là 1,5 phút/mẻ. Khi dồn nguồn sáng về gần vị trí bè đèn gom, khi tắt gần hết tiến hành bật đèn gom lên tạo sự tập trung mực trong phạm vi hẹp để thả lưới. Sau đó khoảng 30 giây đến 1 phút, ta tắt hết đèn trên tàu. Lúc này bè đèn gom cá sang hẳn bên mạn tàu phía cuối gió (thời gian điều chỉnh bóng đèn gom cá khoảng 1  3 phút), sau đó từ từ điều chỉnh bè đèn di chuyển về phía sau lái, kết hợp trong lúc đó cử ra 2 - 3 thuyền viên tiến hành thu neo dù và chờ cho đến khi có lệnh thả lưới.

* Thả lưới

Khi có lệnh thả lưới của thuyền trưởng thì vị trí số 3, 4, 5 sẽ thả lưới các bước thả lưới tiến hành như sau: thả đụt lưới → thân lưới → giềng chì và giềng phao → thả đá dằn đầu lưới. Vị trí số 1, 2, 6, 7 thả dây đầu lưới như ở hình 3.12:

Hình 3.12. Sơ đồ bố trí nhận lực khi thả lưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi thả xong lưới và lưới ổn định ở dưới nước, 2 thuyền viên ở vị trí số 5, 6 sẽ điều khiển bè đèn vào miệng lưới như hình 3.11.

* Thu lưới

Sau khi điều khiển bè đèn và đán cá, mực vào miệng lưới thuyền trưởng ra lệnh cho thuyền viên ở vị trí số 1,7 giật chốt tách rời giữa dây giềng đầu lưới và đá dằn, tiến hành thu đá dằn đầu lưới. Vị trí số 5, 6 đứng máy tời thu dây giềng đầu lưới. Vị trí số 2, 3 thu lưới, vị trí số 4 thu bè đèn và thể hiện ở hình 3.13 sau:

1 2 3 4 MH500 M 7 M1 M5 Máng đèn FL Tang masat Hầm cá 2,3 & 4 M3 MC ĐC B1 B2 M2 M6 M4 1 2 3 5 6 7 4

Hình 3.13. Sơ đồ bố trí nhân lực thu lưới

* Thu cá, mực bảo quản sản phẩm và chuẩn bị mẻ sau

Sau khi cá, mực được lấy ra khỏi đụt lưới thì cần rửa sạch và các chất bẩn khác bằng nước biển. Phân loại theo đối tượng và theo kích thước của đối tượng khai thác, chứa vào các khay nhựa cứng, sau đó các khay chứa sản phẩm được đưa xuống hầm đá bảo quản. Khi trời sáng gọi tàu dịch vụ hậu cần đến chuyển sản phẩm sang bảo quản bằng phương pháp cấp đông.

Hình 3.14. Phân loại sản phẩm theo đối tượng và kích thước

* Kỹ thuật xếp dỡ sản phẩm sang tàu dịch vụ hậu cần

Để thuận tiện cho quá trình thu gom sản phẩm, tàu dịch vụ hậu cần trên đường chạy ra sẽ thu gom các tàu ở gần trước và cứ theo thứ tự như thế cho đến tàu ở xa nhất, sau đó ngày hôm sau tiến hành thu gom từ tàu xa nhất trước cho đến tàu gần nhất so với bờ, cách bố trí này sẽ giảm thời gian di chuyển của tàu dịch vụ hậu cần.

Kết quả điều tra các tàu hoạt động trong ngư trường cách nhau trung bình là 7,5 (hải lý). Tàu dịch vụ hậu cần chạy gần đến tàu câu kiêm mành, sau đó tàu câu kiêm mành chạy bên mạn tàu dịch vụ hậu cầnvà cập 1 góc 10 – 150 và từ từ áp sát mạn vào

1 2 3 4 MH500 M 7 M1 M5 Máng đèn FL Tang masat Hầm cá 2,3 & 4 M3 MC ĐC B1 B2 M2 M6 M4 1 2 3 5 6 7 4

nhau. Việc xếp dỡ sản phẩm giữa các tàu là làm thủ công và có 2 phương pháp sau: sang bằng cách cập bên mạn (khi sóng gió < cấp 4,5), chuyển sản phẩm từ tàu câu kiêm mành sang tàu dịch vụ hậu cần bằng thúng (khi sóng gió > cấp 4,5). Thời gian sang cá, mực khoảng 20 – 30 (phút), sau khi sang xong sản phẩm các thủy thủ bên tàu dịch vụ hậu cần sẽ phân loại sản phẩm, riêng sản phẩm là mực được cho vào bao gói túi PE từ 5 – 10 (kg/túi), sản phẩm được chuyển xuống hầm cấp đông trong thời gian từ 8 – 12 (giờ) rồi chuyển sang hầm bảo quản cho đến khi tàu về bờ.

Hình 3.15. Xếp dỡ sản phẩm sang tàu dịch vụ hậu cần

Quá trình cung ứng nguyên vật liệu được thực hiện sau khi thu gom sản phẩm xong và cũng làm bằng phương pháp xếp dỡ thủ công. Cách thức cung ứng bằng cách cập bên mạn (nếu sóng gió êm < cấp 4,5) hoặc bỏ thúng (nếu sóng gió > cấp 4,5). Riêng nước đá mỗi lần tàu dịch vụ hậu cần cung cấp tối đa cho tàu câu kiêm mành khoảng 30 - 50 cây nước đá, nếu yêu cầu nhiều hơn cũng không thể đáp ứng được vì sức chở của tàu dịch vụ hậu cần có hạn, còn các loại nguyên vật liệu khác (dầu, nhớt, lương thực, thực phẩm,…) thì cung cấp đủ theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 57)