Thực trạng trang bị vỏ, máy tàu

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 47)

Vỏ tàu của các tàu làm nghề khai thác và tàu dịch vụ hậu cần được đóng bằng gỗ theo mẫu dân gian truyền thống. Boong thao tác của các tàu bố trí ở phía mũi. Kích thước vỏ tàu và các thông số cơ bản được tính theo giá trị trung bình như bảng sau:

Bảng 3.7. Kích thước và thông số cơ bản vỏ, máy

Nhóm nghề Kích thước vỏ LxBxH (m) Trọng tải (tấn) Tuổi thọ vỏ tàu (năm) Công suất (cv) Giá thành (tr.đ/tàu) DVHC (thu mua mực) 20,60 x 5,81 x 2,62 29,59 30 385 2.461 Nghề câu kiêm mành 15,98 x 4,02 x 1,80 12,50 29,58 133 314 DVHC (thu mua cá) 17,83 x 4,83 x 2,20 22,75 34 197 666 Nghề khác 14,89 x 3,70 x 1,47 10,84 30 72 115

Kết quả điều tra về thực trạng vỏ tàu thể hiện ở bảng 3.4 sau: chiều dài vỏ tàu DVHC (thu mua mực) từ 18,8 – 22,5 m, chiều rộng từ 4,2 – 6,1 m, chiều cao từ 1,6 – 2,8 m, trọng tải từ 12 – 40 tấn. Chiều dài vỏ tàu làm nghề câu kiêm mành từ 13,1 – 16,5 m, chiều rộng từ 3,03 – 6,0 m, chiều cao từ 1,4 – 2,7 m, trọng tải từ 10 – 22 tấn. Chiều dài vỏ tàu DVHC (thu mua cá) từ 13,55 – 20,5 m, chiều rộng từ 3,3 – 5 m, chiều cao từ 1,4 – 2,4 m, trọng tải từ 16 – 22 tấn. Các tàu làm nghề khác có chiều dài từ 11 – 17,4 m, chiều rộng từ 2,65 – 4,6 m, chiều cao từ 1,1 – 2,04 m, trọng tải từ 8 – 22 tấn. Tuổi thọ của vỏ tàu khu vực Phú Quý rất cao từ 25 – 30 năm. Mức trang bị công suất máy tàu cho thấy các tàu làm dịch vụ hậu cần được trang bị công suất máy lớn, công suất trang bị lớn nhất là đội tàu DVHC (thu mua mực) trung bình là 385 cv/tàu. Các tàu khai thác trang bị công suất bé hơn như nghề câu kiêm mành trung bình là 133 cv/tàu, nghề khác 72 cv/tàu. Các hiệu máy chính cho các đội tàu trên đảo là: YANMAR, MITSUBISHI, HINO,… đã qua sử dụng. Giá thành đầu tư vỏ và máy tàu thì đội tàu DVHC (thu mua mực) có giá thành cao nhất là 2,461 (tr.đ/tàu) là do đội tàu này trang bị hầm cấp đông hiện đại. So sánh về các thông số và kích thước cơ bản của các đội tàu cho thấy đội tàu làm dịch vụ hậu cần được đầu tư lớn hơn các đội tàu đánh bắt. Nghề câu kiêm mành khai thác mực trang bị máy tàu có công suất trung bình là 133 cv rất phù hợp với quy định của Nhà nước cho đội tàu khai thác xa bờ (> 90cv).

Và nghề câu kiêm mành đã đầu tư hệ thống tự động hóa trong trang bị máy móc phục vụ khai thác (máy tời thu giềng đầu lưới) so với nghề câu khai thác cá.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)