- Sơ đồ tổ chức sản xuất của tàu mẹ và tàu con thể hiện ở hình 2.22 và 3.23:
Hình 3.22. Tổ chức sản xuất của tàu mẹ
Hình 3.23. Tổ chức sản xuất của tàu con
- Phương thức thu mua: tàu mẹ thường xuyên liên lạc (bằng máy thông tin) với
các tàu con để thông tin về giá sản phẩm. Giá thu mua phụ thuộc vào loại sản phẩm và khoảng cách từ tàu mẹ đến tàu con. Chi tiết giá thu mua của từng loại nghề như sau:giá
Chuẩn bị chuyến biển
Hành trình tàu
ra khu vực thu mua Thu gom sản phẩm
Hành trình về bờ Cung ứng nguyên vật liệu Tiêu thụ sản phẩm Chuẩn bị chuyến biển Tìm kiếm ngư trường và đánh bắt Bán sản phẩm trên biển cho tàu mẹ
Hành trình về bờ Tiếp nhân nguyên vật liệu Tiêu thụ sản phẩm
thu mua trên biển thấp hơn so với giá thu mua của chủ nậu/vựa ở bờ tại thời điểm mua khoảng 10 - 12%.
- Phương thức xếp dỡ, vận chuyển sản phẩm: khi đã thỏa thuận xong giá cả và đưa ra được phương án lấy sản phẩm, các tàu trong mô hình lấy sản phẩm theo các cách sau: tàu mẹ chạy đến tàu con, tàu con chạy đến tàu mẹ, hai tàu chạy đối đầu nhau, việc tàu nào chạy phụ thuộc vào điều kiện thực tế của chuyến biển. Phương án chạy lấy sản phẩm chủ yếu của các nghề như sau:
Tàu con nghề câu kiêm mành khai thác mực thông tin cho tàu mẹ chạy đến để lấy sản phẩm.
Xếp dỡ sản phẩm giữa các tàu có 2 phương án: 1) xếp dỡ sản phẩm bằng cách thả dù và cập mạn (tàu con cập vào tàu mẹ bằng cách thả dù), 2) xếp dỡ sản phẩm từ tàu con sang tàu mẹ bằng thúng (chỉ sử dụng khi sóng gió > cấp 5). Thời gian tàu mẹ vận chuyển sản phẩm từ điểm thu mua về bờ nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sóng gió, dòng chảy và ngư trường khai thác của các tàu con.
- Quy trình cung ứng nguyên vật liệu: nguyên vật liệu cung ứng chủ yếu là dầu,
nhớt, nước đá, lương thực, thực phẩm; các trang thiết bị, nguyên vật liệu sử chữa tàu thuyền, máy móc, ngư cụ,... Trước khi xuất phát và trong quá trình hành trình ra ngư trường tàu mẹ phải thường xuyên liên lạc với các tàu con để nắm được vị trí khai thác của các tàu ở đâu để có kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phù hợp. Việc cung ứng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên tàu nào gần và cần thì cung ứng trước. Quá trình cung ứng được thực hiện song song với quá trình thu gom sản phẩm. Cách thức cung ứng nguyên vật liệu bằng cách thả dù và cập mạn (nếu sóng gió < cấp 5) hoặc bỏ thúng (nếu sóng gió > cấp 5). Mỗi lần tàu mẹ cung cấp tối đa cho tàu con khoảng 30 - 50 cây nước đá. Giá nguyên vật liệu mà tàu mẹ cung cấp cho tàu con thường bằng giá ở trong bờ. Dầu được bơm sẵn vào các can 30 lít, số lượng dầu diesel tàu con lấy từ tàu mẹ bằng số lượng tàu con đã báo cho tàu mẹ qua máy thông tin đường dài, giá dầu diesel bằng giá bán ở bờ. Sơ đồ quy trình tàu mẹ đến thu mua sản phẩm mực từ các tàu con thể hiện ở hình 3.24 sau:
Hình 3.24. Qui trình hoạt động của tàu mẹ
- Quy trình tiêu thụ sản phẩm: trên đường tàu mẹ chạy về bờ tàu mẹ thường xuyên liên
lạc để thông báo cho các đối tác thu mua (như các chủ nậu/vựa, công ty chế biến,…) biết số lượng sản phẩm, thời gian dự kiến về bờ,… để ở bờ có phương án chuẩn bị tiêu thụ sản phẩm thuận tiện nhất.
- Hỗ trợ từ các cơ quan quản lý:
- Nhà nước, chính quyền và cơ quan quản lý nghề cá địa phương cần có những chính sách đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng nghề cá, giảm bớt những thủ tục rườm rà khi vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp cho nghề cá phát triển ổn định và bền vững.
Tàu con số 1 Tàu con số 2 Tàu con số … Tàu con số 12 Tàu mẹ
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
* Từ kết quả nghiên cứu trên, cho phép tác giả đưa ra một số kết luận về thực trạng hoạt động nghề cá trên huyện đảo Phú Quý sau:
- Vỏ tàu, máy tàu của đội tàu DVHC (thu mua mực) được trang bị lớn nhất có kích thước chiều dài từ 18,8 – 22,5 m, chiều rộng từ 4,2 – 6,1 m, chiều cao từ 1,6 – 2,8 m, trọng tải từ 12 – 40 tấn, công suất trung bình 385 cv/tàu. 100% tàu trang bị máy điện hàng hải.
- Vỏ tàu, máy tàu của đội tàu khai thác được trang bị lớn nhất là các tàu nghề câu kiêm mành kích thước chiều dài từ 13,1 – 16,5 m, chiều rộng từ 3,03 – 6,0 m, chiều cao từ 1,4 – 2,7 m, trọng tải từ 10 – 22 tấn, công suất trung bình là 133 cv/tàu.
- Đội tàu nghề câu kiêm mành khai thác mực trên huyện đảo trang bị máy tàu có công suất > 90 cv rất phù hợp với nghị định 33 của Chính phủ cho đội tàu khai thác xa bờ. Và các tàu nghề câu kiêm mành đã đầu tư hệ thống tự động hóa trong trang bị máy móc phục vụ khai thác (máy tời thu giềng đầu lưới) so với nghề câu khai thác cá.
- Trang bị hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải: tàu DVHC (thu mua mực) trang bị thiết bị phòng nạn cao hơn các tàu DVHC (thu mua cá).
- Đội tàu DVHC (thu mua mực) được trang bị hầm bảo quản và hệ thống làm cấp đông duy trì độ lạnh trong hầm từ -20C đến -40C. Chất lượng bảo quản sản phẩm loại I đạt 68% cao hơn chất lượng bảo quản sản phẩm thông thường bằng nước đá trên các tàu khác.
- Đối tượng khai thác của nghề câu kiêm mành chiếm chủ yếu là mực (Loligo
spp) nên phù hợp với cách bảo quản bằng phương pháp cấp đông trên tàu DVHC (thu
mua mực) đã trang bị.
- Hiệu quả kinh tế của của các tàu DVHC thì đội tàu DVHC (thu mua mực) đạt cao nhất là: lợi nhuận đạt 319.28 (triệu đồng/năm) và thu nhập thuyền viên đạt 21,36 (tr.đ/người/năm).
- Hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác thì đội tàu nghề câu kiêm mành đạt cao nhất là: lợi nhuận là 161,28 (tr.đ/năm) và thu nhập của thuyền viên đạt là 17,92 (tr.đ/người/năm).
- Năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho mô hình dịch vụ hậu cần trên biển:
+ Mức độ an toàn, an ninh trên biển trên tàu DVHC (thu mua mực) cao hơn so với các tàu khai thác khác.
+ Tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian và lao động do bám biển được dài ngày, chủ động điều tiết cung ứng dịch vụ hậu cần, tránh được tình trạng bị tư thương ép giá, thông tin về ngư trường, hỗ trợ cho nhau khi gặp khó khăn, rủi ro, bảo đảm an toàn trên biển.
+ Vốn đầu tư rất lớn, giá nhiên liệu ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng DVHC ở đảo còn hạn chế.
* Dựa vào kết quả phân tích về thực trạng hoạt động, hiệu quả hoạt động giữa tàu khai thác tham gia mô hình và tàu không tham gia mô hình trên, cho phép tác giả xin đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần ở huyện đảo Phú Quý như sau:
Dạng mô hình dịch vụ hậu cần
Dạng mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển là dạng tàu mẹ - tàu con, tàu mẹ là tàu dịch vụ hậu cần thu mua mực và tàu con là tàu nghề câu kiêm mành.
Số lượng tàu trong một mô hình dạng tàu mẹ - tàu con
Một tàu mẹ (tàu thu mua) và 12 tàu con, thời gian của tàu mẹ thu gom sản phẩm là 9 (ngày), thời gian vận chuyển sản phẩm về bờ là 7 (ngày), thời gian của 1 chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của tàu mẹ là 16 (ngày). Thời gian hoạt động trên biển của tàu con từ 40 - 50 (ngày/chuyến).
Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của mô hình dịch vụ hậu cần
Tàu mẹ có nhiệm vụ thu mua các sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu cho các tàu con và hỗ trợ các tàu con nếu có sự cố trên biển. Các tàu con có nhiệm vụ đánh bắt và bán sản phẩm cho tàu mẹ. Giá sản phẩm và nguyên vật liệu phải tuân thủ theo giá thị trường.
Các thành viên tham gia mô hình phải ràng buộc bằng cách ký hợp đồng kinh tế, nếu bên nào vi phạm sẽ xử lý theo qui định của pháp luật.
4.2 Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm các loại mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá khác ở Phú Quý – Bình Thuận.
Nghiên cứu trang bị máy thu lưới, hệ thống tự động hóa trong khai thác và hệ thống tự động hóa trong việc sang chuyển sản phẩm giữa tàu mẹ - tàu con để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm bớt sức lao động con người và giảm thiểu tai nạn trong thao tác.
Tăng cường công tác thông tin khoa học công nghệ, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho các thuyền viên trên tàu câu kiêm mành khai thác mực.
Hiện tại chỉ có đảo Phú Quý là có hệ thống cung ứng nhiên liệu, vật tư … ở các đảo khác còn rất hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng về dịch vụ hậu cần cho các tuyến đảo ở khu vực miền Trung.
Xây dựng quy chế hoạt động chung; sự gắn kết giữa các tàu, doanh nghiệp chế biến và các nhà quản lý nghề cá từ trung ương đến địa phương, nhằm đưa ra những biện pháp và tổ chức mô hình dịch vụ hậu cần đạt hiệu quả cao.
Nhà nước cần có cơ chế giám sát chặt chẽ lưu thông, thương mại thủy sản nhằm đảm bảo thông tin về giá cả thủy sản được minh bạch. Ngư dân cần tuân thủ ghi chép nhật ký khai thác đầy đủ để làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phảm nhằm hạn chế việc đầu cơ, ép giá gây thiệt hại cho ngư dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Phát triển mô hình tổ, đội sản xuất
trên biển. Báo cáo tổng kết hội nghị.
2. Nguyễn Duy Chỉnh (2009). Kết quả nghiên cứu và khảo sát tổ, đội khai thác thuỷ sản và báo cáo 09 tổ, đội thu thập từ khảo sát tại điạ phương. Dự án hợp phần tăng
cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản (SCAFI).
3. Nguyễn Duy Chỉnh (2009), Tình hình tổ, đội khai thác thuỷ sản, quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp phát triển mô hình tổ hợp tác khai thác thuỷ sản, Dự án hợp phần tăng cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản (SCAFI).
4. Nguyễn Duy Chỉnh (2009). Củng cố phát triển tổ, đội khai thác thuỷ sản giai đoạn
2010 - 2015. Dự án hợp phần tăng cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản
(SCAFI).
5. Nguyễn Đình (2010). Dịch vụ biển của ngư dân Phú Quý. Báo Sài Gòn tiếp thị. 6. Vũ Duyên Hải (2008). Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ. Báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quốc gia.
7. Nguyễn Văn Kháng (2011). Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh
cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên
cứu Hải sản.
8. Nguyễn Long (2002). Hiện trạng công nghệ khai thác một số vùng trọng điểm của Việt Nam.Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.
9. Lê Ngọc Phước (2011). Thành lập chi bộ Đảng Trung tâm Dịch vụ Hậu cần nghề cá
trên đảo Đá Tây, Trường Sa. Bản tin Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, 02/6/2011.
10. Đào Mạnh Sơn (2003). Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam. Báo cáo tổng kết
đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.
11. Huỳnh Văn Thảo (2008). Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Tiền Giang, đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp.
Đề tài luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
12. Nguyễn Phi Toàn (2014). Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề
khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên
13. Lại Huy Toản (2012). Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo khu vực Miền Trung. Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.
14. Phạm Văn Tuyển, Đỗ Văn Thành (2013). Tình hình hoạt động khai thác hải sản ở
vùng biển Việt Nam. Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản
15. Phòng kinh tế - UBND huyện Phú Quý. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 tháng, dự ước 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.
16. http://www.baobinhthuan.com.vn/en/default.aspx?cat_id=510&news_id=13085
Tiếng Anh
17. B. A. Bjrnason (1992). Handlining and squid jigging – FAO, pp 56 -69.
18. Fisheries Agency, Council of Agriculture, Chinese Taipei and Overseas Fisheries Development Council, Chinese Taipei, August (2011). Tuna Fisheries Status Report of
Chinese Taipei in the Western and Central Pacific Region. Report Courtry, Chinese Tapei, pp 33 – 46.
19. N. Barut & E. Garvilles (2004). Philippines Fishery Report. National Fisheries
Research and Development Institute (NFRDI); Bureau of Fisheries and Aquatic Resources. Philippines, pp 7 - 9.
20. Pattarajit K., Penchan L., Sukchai A., Natinee S., Siriporn P., and Sutee R. (2003). Overview of Tuna Purse Seine Fisheries by M.V. SEAFDEC in the Eastern Indian Ocean. Thailand, pp 13 - 15.
21. Paul, Rodhouse (2005). World squid resources. FAO. Fisheries Technical, pp 2 - 5. 22. http://www.fao.org/fi/oldsite/FCP/en/CHN/body.htm
23. http://www.fao.org/fishery/countrysector/FI-CP_ID/en 24. http://www.fao.org/fishery/countrysector/FI-CP_PH/en 25. ftp://ftp.fao.org/FI/DOCUMENT/fcp/en/FI_CP_PE.pdf 26.http://factsanddetails.com/japan.php?itemid=936&catid=24&
PHỤ LỤC Phụ lục I: Một số hoạt động khảo sát thực tế
Phương pháp cập mạn xếp dỡ sản phẩm từ tàu con sang tàu mẹ
Phỏng vấn các chủ tàu, thuyền trưởng và chủ doanh nghiệp
Phỏng vấn các chủ tàu, chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý
Phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng trên tàu
Phụ lục II: Bản vẽ trang bị ngư cụ trên tàu câu kiêm mành
Bản vẽ cấu tạo hệ thống cần, dây câu mực dạng câu nổi
Bản vẽ cấu tạo hệ thống cần, dây câu mực dạng câu đáy
Lưỡi câu đáy
1. Ống câu 2. Cần câu 3. Dây câu chính 4. Khóa xoay 5. Dây câu nhánh 6. Lưỡi câu 7. Chì 1 2 4 3 5 6 7 4 4 6
Lưỡi câu nổi Ống câu
Bản vẽ khai triển lưới mành khai thác mực ở Phú Quý – Bình Thuận 10 Pb 1.5Kg 2x39.50 PA 8 PA 210/9 1440 PA 210D/9 50mm 1800 5 5 5 5 5 5 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 1800 250 40 285 35 330 30 400 25 MAT mm 500 20 660 15 500 10 2x42. 0 0 P A 8 2x42. 0 0 P A 8 1500 P A 210/ 9 50 m m 50m m P A 210/ 9 1 500
Phụ lục III: Điều kiện cơ sở hạ tầng nghề cá ở khu vực miền Trung
III.1 Thông tin về các cảng cá loại I khu vực miền trung
Địa phương Tên cảng cá
Kích thước của cảng (m2) Tàu lớn nhất cập cảng (cv) Số lượng tàu thuyền (chiếc/tháng) Doanh thu (tr.đ/năm) Đà Nẵng Thọ Quang 580.000 1.160 1.400 3.500 Bình Định Qui Nhơn 35.000 800 800 - 1.000 1.000 Khánh Hòa Hòn Rớ - 600 2.000 -
Bình Thuận Phan Thiết 100.000 1.000 2.000 6.500
(Nguồn: Chi cục KT&BVNL các tỉnh ven biển miền Trung)
III.2 Thông tin về các cảng cá loại II khu vực miền trung
Địa phương Tên
cảng cá Kích thước của cảng (m2) Tàu lớn nhất cập cảng (cv) Số lượng tàu thuyền (chiếc/tháng) Doanh thu (tr.đ/năm) Quảng Bình Nhật Lệ - 680 550 800,000 Sông Gianh 3.600 420 800 1.000,000
Quảng Trị Cửa Việt 14.000 500 300 600,000
Cửa Tùng 72.000 400 100 300,000
T.Thiên Huế Thuận An 19.700 400 844 1.063,745
Quảng Nam An Hòa 5.957 1.010 40 72,000