Thu nhập trung bình của thuyền viên trong năm

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 69)

Đối với đội tàu DVHC có hình thức trả lương cho thuyền viên theo dạng lương từng tháng, người có kinh nghiệm được trả từ 2,5 – 4,5 (triệu đồng/tháng), người có ít kinh nghiệm thì được trả từ 1,5 – 2,5 (triệu đồng/tháng).

Đội tàu sản xuất có hình thức trả lương cho thuyền viên theo phương thức ăn chia mỗi chuyến biển, tỷ lệ ăn chia giữa các chủ tàu và thuyền viên từ 6/4 – 5/5 (ở khu vực Phú Quý là chia theo tỷ lệ 5/5) sau khi đã trừ hết chi phí chuyến biển. Có nghĩa là doanh thu bán sản phẩm trừ đi chi phí, phần còn lại được chia làm hai phần theo thỏa thuận giữa chủ tàu và các thuyền viên. Phần chia của thuyền viên được chia đều cho mỗi người hoặc chia theo hệ số nào đó do thuyền trưởng quyết định. Kết quả tính toán thu nhập trung bình của mỗi thuyền viên trong năm (Bảng V.2 - phụ lục V) và được thể hiện ở hình 3.19 sau:

Từ kết quả điều tra trên cho thấy, các tàu DVHC có mức thu nhập cao hơn các tàu sản xuất. Trong đó, tàu DVHC (thu mua cá) mức thu nhập đạt cao nhất là 26 triệu đồng/người/năm, tàu DVHC (thu mua mực) đạt 21 triệu đồng/người/năm. Các tàu sản suất nghề câu kiêm mành mức thu nhập của thuyền viên đạt cao nhất là 18 triệu đồng/người/năm, tàu nghề khác đạt 15 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung, mức thu nhập thuyền viên trên các tàu DVHC đạt bằng với mức lương tối thiểu của nhà nước từ 2,3 – 2,5 triệu đồng/tháng. Các đội tàu sản xuất trong điều tra có mức thu nhập chỉ bằng 1/2 mức lương tối thiểu của nhà nước. Tuy nhiên, các tàu sản xuất trên biển cho thấy nghề câu kiêm mành vẫn mang lại mức thu nhập cao hơn các tàu làm nghề khác.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận (Trang 69)