3.3.1.1. Mô hình thứ nhất
* Sự hình thành mô hình: mô hình được thành lập vào tháng 5/2012, do ông Trần Toàn thành lập. Đây là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được thành lập một cách tự phát theo nhu cầu thực tế sản xuất của các nghề khai thác hải sản, mà không có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đoàn thể nào. Hình thức thành lập là liên kết tàu thu mua hải sản (tàu mẹ) với các tàu khai thác sản của nghề lưới rê, lưới vây (tàu con) tạo thành mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Mô hình không đặt tên gọi mà chỉ thống nhất tần số liên lạc trên biển và hình thức liên lạc trên bờ.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của mô hình, gồm: 07 tàu con (tàu khai thác) và một tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần). Trong mô hình chỉ bầu ra một tổ trưởng là thuyền trưởng tàu mẹ, các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con là các thành viên trong mô hình.
* Thông tin về tàu mẹ trong mô hình
- Nhân sự: các đối tượng trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mô hình và quyết định các công việc liên quan trong mô hình chủ yếu là chủ phương tiện,
thuyền trưởng của các tàu trong mô hình. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thông tin về chủ tàu mẹ trong mô hình thứ nhất
STT Họ và tên Chức vụ Địa chỉ
1 Trần Toàn Chủ tàu Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng 2 Lê Văn Hòa Thuyền trưởng Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng
- Tàu thuyền: Tàu mẹ trong mô hình là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Trung, các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:
+ Số đăng ký tàu: ĐNa90366TS + Chiều dài tàu (Lmax): 18,5m. + Chiều rộng tàu (Bmax): từ 4,1m. + Chiều cao (Hmax): 1,8m.
+ Trọng tải tàu (Pn): 29 tấn. + Công suất máy chính : 250cv + Tốc độ tàu : 6-7 hl/h
+ Năm đóng: 2009
- Nguồn vốn đầu tư: Kết quả điều tra các thông tin về tàu mẹ trong mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thứ nhất cho thấy, nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), chủ yếu là nguồn vốn tự có của ngư dân và nguồn vốn vay từ bền ngoài. Vốn đầu tư tàu thuyền, trang thiết bị của tàu mẹ là 1.750Tr.đ/tàu, vốn đầu tư nguyên vật liệu cung ứng cho các tàu con trong một chuyến biển trung bình là 23 Tr.đ/chuyến, vốn đầu tư mua sản phẩm từng chuyến biển trung bình là 189,8Tr.đ/chuyến.
* Thông tin về tàu con trong mô hình thứ nhất
- Nhân sự: chủ tàu và thuyền trưởng các tàu con là người điều hành, tổ chức các hoạt động khai thác cho tàu mình và các hoạt động liên quan đến mô hình mình tham gia. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ nhất
Họ và tên Chức vụ Số đăng ký Địa chỉ
Lê Dũng Chủ tàu ĐNa90323TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Dàng Chủ tàu ĐNa90115TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Lê văn Thưởng T.trưởng ĐNa90152TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Trần Văn Thái T.trưởng ĐNa90039TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Hồ Văn Thành T.trưởng ĐNa90043TS Thanh Khê Đông-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Hai Chủ tàu ĐNa90255TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Nguyễn Văn Hợi Chủ tàu ĐNa90275TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con đều là những người thường trú tại Đà Nẵng. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các thành viên trong mô hình trong việc liên lạc, trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động của mô hình.
- Tàu thuyền: các tàu thuyền tham gia mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng chủ yếu là các tàu có công suất lớn hơn 90cv, được trang bị đầy đủ các các máy điện hàng hải, thiết bị khai thác. Các thông số cơ bản của tàu con trong mô hình thứ nhất được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ nhất
TT Số đăng ký tàu Công suất TB (cv) Chiều dài L (m) Chiều rộng B (m) Chiều cao T (m) Trọng tải (tấn) Tốc độ tàu (hl/h) Số thủy thủ 1 ĐNa90323TS 120 17,8 3,9 2,6 20 5-6 13 2 ĐNa90115TS 90 18,0 4,1 2,7 20 5-6 13 3 ĐNa90152TS 130 19,7 5,2 2,8 30 5-6 12 4 ĐNa90039TS 120 18,0 4,1 2,8 20 5-6 11 5 ĐNa90043TS 125 17,0 5,5 2,8 25 5-6 12 6 ĐNa90255TS 150 18,0 5,0 2,6 18 5-7 14 7 ĐNa90275TS 165 19,5 5,7 2,6 20 5-7 12 Trung bình 128,6 18,3 4,8 2,7 21,9 5-7 12
Kết quả điều tra cho thấy, các tàu thuyền tham gia trong các mô hình dịch vụ hậu cần ở Đà Nẵng có công suất trung bình 128,6 cv kích thước trung bình của các tàu con trong mô hình là (18,3x4,8x2,7). Tải trọng trung bình của các tàu con trong mô hình là 21,9 tấn.
Nguồn vốn đầu tư: kết quả điều tra các tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần trên biển cho thấy, nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ chủ yếu từ các nguồn như: nguồn vốn tự có của ngư dân, vay ngân hàng, vay của chủ nậu/vựa, vay ngoài. Thống kê nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư
cụ và nguồn vốn đầu tư sản xuất chuyến biển cho các tàu con trong mô hình được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các tàu con trong mô hình thứ nhất
TT Số đăng ký tàu Nghề khai thác VĐT tàu thuyền, thiết bị (Tr.đ/tàu) VĐT cho sản xuất (Tr.đ/chuyến) Năm đóng 1 ĐNa90323TS Vây ánh sáng 950 139,5 2005 2 ĐNa90115TS Vây ánh sáng 980 168,2 2006 3 ĐNa90152TS Vây ánh sáng 1000 164,1 2006 4 ĐNa90039TS Vây ánh sáng 1180 140,4 2008 5 ĐNa90043TS Vây ánh sáng 950 170,2 2005
6 ĐNa90255TS Lưới rê trôi 1250 127,3 2008
7 ĐNa90275TS Lưới rê trôi 1100 111,5 2006
Trung bình 1058,6 145,9 -
Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ của các tàu con trong mô hình trung bình là 1058,6 Tr.đ/tàu, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chuyến biển bao gồm: dầu, nhớt, nước đá, lương thực, thực phẩm, chi phí nhỏ khác,.. trung bình là 145,9 Tr.đ/tàu.
3.3.1.2. Mô hình thứ hai
* Sự hình thành mô hình: mô hình được thành lập vào tháng 5/2012, do ông Trần Ny thành lập. Tương tự như mô hình thứ nhất đây là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được thành lập một cách tự phát theo nhu cầu thực tế sản xuất của các nghề khai thác hải sản, mà không có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đoàn thể nào. Hình thức thành lập là liên kết tàu thu mua hải sản (tàu mẹ) với các tàu khai thác sản của nghề lưới rê, lưới vây (tàu con) tạo thành mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của mô hình, gồm: 08 tàu con (tàu khai thác) và một tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần). Trong mô hình chỉ bầu ra một tổ trưởng là thuyền trưởng tàu mẹ, các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con là các thành viên trong mô hình.
* Thông tin về tàu mẹ trong mô hình thứ hai
- Nhân sự: các thành viên chính tham gia trong hoạt động của tàu mẹ gồm có chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên. Tuy nhiên, các đối tượng trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mô hình và quyết định các công việc liên quan trong mô
hình chủ yếu là chủ tàu, thuyền trưởng. Một số thông tin cơ bản về họ tên, địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Thông tin về chủ tàu mẹ trong mô hình thứ hai
STT Họ và tên Chức vụ Địa chỉ
1 Trần Ny Chủ tàu Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng
2 Trần Văn Đổng Thuyền trưởng Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng
- Tàu thuyền: tàu mẹ trong mô hình là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Trung, các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:
+ Số đăng ký tàu: ĐNa90511TS + Chiều dài tàu (Lmax): 24,1m + Chiều rộng tàu (Bmax): từ 5,1m + Chiều cao (Hmax): 2,3m
+ Trọng tải tàu (Pn): 60 tấn + Công suất máy chính : 420cv + Tốc độ tàu : 7-8 hl/h
+ Năm đóng: 2012
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư tàu thuyền, trang thiết bị của tàu mẹ là 2.450Tr.đ/tàu, vốn đầu tư nguyên vật liệu cung ứng cho các tàu con trong một chuyến biển trung bình là 31 Tr.đ/chuyến, vốn đầu tư mua sản phẩm từng chuyến biển trung bình 265,6.đ/chuyến.
* Thông tin về tàu con trong mô hình thứ hai
- Nhân sự: trong mô hình dịch vụ hậu cần trên biển thứ hai có 5 chủ tàu, thuyền trưởng là ở Bình Định, sở dĩ các tàu này vẫn hoạt động trong mô hình dịch vụ hậu cần trên biển ở Đà Nẵng là do các tàu này thường khai thác ở vùng biển Đà Nẵng và cặp cảng ở đây thường xuyên. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ hai
Họ và tên Chức vụ
Số đăng
Ký tàu Địa chỉ
Lê Xuân Sanh T.trưởng BĐ94173TS Mỹ Thắng-Phù Mỹ-Bình Định Nguyễn Trúc Chủ tàu BĐ94636TS Mỹ Thắng-Phù Mỹ-Bình Định Nguyễn Phi T.trưởng BĐ94135TS Mỹ Thắng-Phù Mỹ-Bình Định Nguyễn Quốc Trị Chủ tàu BĐ94273TS Mỹ Thắng-Phù Mỹ-Bình Định Nguyễn Văn Triều Chủ tàu BĐ94256TS Mỹ Thắng-Phù Mỹ-Bình Định
Đào Văn Sinh T.trưởng ĐNa90361TS Thanh Khê Đông-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Đinh Văn Lợi Chủ tàu ĐNa90371TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
- Tàu thuyền: các tàu con trong các mô hình thứ hai có công suất trung bình 308,1 cv kích thước trung bình của các tàu con trong mô hình là (17,1x5,0x2,7). Tải trọng trung bình của các tàu con trong mô hình là 28,0 tấn. Chi tiết cho trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ hai
TT Số đăng ký tàu Công suất TB (cv) Chiều dài L (m) Chiều rộng B (m) Chiều cao T (m) Trọng tải (tấn) Tốc độ tàu (hl/h) Số thủy thủ 1 BĐ94173TS 350 17,0 5,2 2,5 40 6-7 15 2 BĐ94636TS 535 20,0 6,3 3,2 40 7-8 12 3 BĐ94135TS 410 17,0 5,3 2,7 30 6-7 14 4 BĐ94273TS 270 16,0 5,5 2,8 30 5-6 12 5 BĐ94256TS 270 16,0 5,0 2,4 15 5-6 15 6 ĐNa90361TS 410 17,0 5.,3 2,7 30 6-7 10 7 ĐNa90371TS 100 17,5 3,3 2,8 18 5-6 13 8 ĐNa90036TS 120 16,5 4,2 2,6 21 5-6 14 Trung bình 308,1 17,1 5,0 2,7 28,0 - 13
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ của các tàu con trong mô hình thứ hai chủ yếu là nguồn vốn tự có của ngư dân, vay ngân hàng, vay của chủ nậu/vựa, vay ngoài. Thống kê nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và vốn đầu tư sản xuất của các tàu trong mô hình được thể hiện qua bảng 3.9.
Bảng 3.9: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các tàu con trong mô hình thứ hai
TT Số đăng ký tàu Nghề khai thác VĐT tàu thuyền, thiết bị (Tr.đ/tàu) VĐT cho sản xuất (Tr.đ/chuyến) Năm đóng 1 BĐ94173TS Vây ánh sáng 1170 154,9 2006 2 BĐ94636TS Vây ánh sáng 1280 155,6 2007 3 BĐ94135TS Vây ánh sáng 1140 176,2 2005 4 BĐ94273TS Vây ánh sáng 1250 130,3 2006 5 BĐ94256TS Vây ánh sáng 1200 132,8 2009 6 ĐNa90361TS Vây ánh sáng 1080 161,5 2010
7 ĐNa90371TS Lưới rê trôi 1240 137,2 2004
8 ĐNa90036TS Lưới rê trôi 1150 106,8 2006
Trung bình 1188,7 144,4 -
Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ của các tàu con trong mô hình trung bình là 1188,7 Tr.đ/tàu, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chuyến biển bao gồm: dầu, nhớt, nước đá, lương thực, thực phẩm, chi phí nhỏ khác,.. trung bình là 144,4 Tr.đ/tàu.
3.3.1.3. Mô hình thứ ba
* Sự hình thành mô hình: mô hình được thành lập vào tháng 11/2012, do ông Lê Văn Sang thành lập. Đây là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được thành lập một cách tự phát theo nhu cầu thực tế sản xuất của các nghề khai thác hải sản, mà không có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đoàn thể nào. Hình thức thành lập là liên kết tàu thu mua hải sản (tàu mẹ) với các tàu khai thác sản của nghề lưới vây, nghề chụp mực (tàu con) tạo thành mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Mô hình không đặt tên gọi mà chỉ thống nhất tần số liên lạc trên biển và hình thức liên lạc trên bờ.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của mô hình, gồm: 10 tàu con (tàu khai thác) và một tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần). Trong mô hình chỉ bầu ra một tổ trưởng là thuyền trưởng tàu mẹ, các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con là các thành viên trong mô hình.
* Thông tin về tàu mẹ trong mô hình thứ ba
- Nhân sự: các đối tượng trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mô hình và quyết định các công việc liên quan trong mô hình chủ yếu là chủ phương tiện, thuyền trưởng của các tàu trong mô hình. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.10.
Bảng 3.10: Thông tin về chủ tàu tàu mẹ trong mô hình thứ ba
STT Họ và tên Chức vụ Địa chỉ
1 Lê Văn Sang Chủ tàu Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng 2 Lê Văn Sang Thuyền trưởng Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng
- Tàu thuyền: kích thước tàu mẹ có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của mô hình, tàu mẹ có kích thước lớn, tải trọng lớn thì khả năng chuyên chở sản phẩm được nhiều và số tàu trong mô hình cũng sẽ nhiều hơn. Tàu mẹ trong mô hình là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Trung, các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:
+ Số đăng ký tàu: ĐNa90444TS. + Chiều dài tàu (Lmax): 25,5m. + Chiều rộng tàu (Bmax): từ 6,52m. + Chiều cao (Hmax): 2,67m.
+ Trọng tải tàu (Pn): 79 tấn. + Công suất máy chính : 1160cv
+ Tốc độ tàu : 7-8 hl/h + Năm đóng: 2012
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư tàu thuyền, trang thiết bị của tàu mẹ là 2.865Tr.đ/tàu, vốn đầu tư nguyên vật liệu cung ứng cho các tàu con trong một chuyến biển trung bình 38 Tr.đ/chuyến, vốn đầu tư mua sản phẩm từng chuyến biển trung bình 340,0Tr.đ/chuyến.
* Thông tin về tàu con trong mô hình thứ ba
- Nhân sự: tương tự như các mô hình trên, các đối tượng trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mô hình và quyết định các công việc liên quan trong mô hình chủ yếu là chủ phương tiện, thuyền trưởng của các tàu trong mô hình. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ ba
Họ và tên Chức vụ Số đăng ký Địa chỉ
Nguyễn Văn Cảm Chủ tàu QB92544TS Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình Lê Văn Hoàng T.trưởng QB92951TS Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình Trần Đức Trọng T.trưởng QB92339TS Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình Nguyễn Văn Hai Chủ tàu QB92367TS Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình Võ Văn Thành T.trưởng QB92757TS Đức Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình