Giải pháp về cứu trợ, cựu nạn cho các tàu trong mô hình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 96)

3.5.5.1 Căn cứ đề xuất

Kết quả điều tra, phân tích đánh giá cho thấy, do mô hình chưa được tổ chức chặc chẽ nên việc tổ chức cứu trợ cứu nạn của các tàu trong mô hình chưa được chú trọng dẫn đến kết quả chưa cao. Các chủ tàu, thuyền trưởng xem vấn tài nạn trên biển như là một sự rủi ro trong quá trình sản xuất mà chưa có sự nhìn nhận vấn đề một các khoa học để có sự đề phòng, nhằm hạn chế tai nạn, sự cố do chủ quan của con người.

3.5.5.2. Nội dung giải pháp

Các tàu trong mô hình tiến hành thực hiện tổ chức cứu trợ, cứu nạn như sau: - Khi một tàu trong mô hình bị sự cố thì gọi đàm thoại cho tất cả các tàu trong mô hình thông báo thời gian, nội dụng, vị trí bị nạn.

- Từng tàu trong mô hình xác định vị trí của tàu mình, xác định khoảng cách thời gian và khả năng ứng cứu của tàu mình với tàu bị nạn.

- Thông báo cho tất cả các tàu trong mô hình biết về tình hình tai nạn cho tổ trưởng của các tàu trong mô hình biết để quyết định điều động tàu nào ở gần nhất, có khả năng đến ứng cứu tai nạn nhanh nhất và hiệu quả nhất.

3.5.5.3. Tính khả thi của giải pháp

Tai nạn, sự cố trên biển xãy ra do chủ quan của con người, do thiên tai và hậu quả thường dẫn đến thiệt hại về tài sản, tính mạng con người. Nhằm hạn chế tác hại xấu của vấn đề này trong các mô hình thì các tàu trong mô hình cần có sự bàn bạc, thống nhất từ trước phương án cứu trợ, cứu nạn. Như vậy khi sự cố xãy ra việc tổ chức ứng cứu sẽ khả thi và hạn chế được hậu quả của các sự cố tai nạn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Tính đến tháng 09/2013,tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có là 1.329 chiếc, tổng công suất 86.646cv, trong đó: tàu từ 20 CV trở lên 807 chiếc, tàu dưới 20 CV là 522 chiếc, số lượng tàu có công suất lớn hơn 90cv ở Thành phố Đà Nẵng là 156 chiếc, chiếm 11,8%. Trong đó có 04 chiếc tàu thu mua hải sản xa bờ.

- Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, trong đó nghề lưới rê chiếm tỷ lệ cao nhất (32,6%) sau đó là nghề câu (19,7%) và thứ ba là nghề lưới kéo (18,7%).

- Các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng đang hoạt động đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội. Rút ngắn thời gian bảo quản sản phẩm nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, nhất là đối với mực đại dương.

- Qui trình hoạt động của các tàu trong mô hình tàu mẹ - tàu con gồm:

+ Đối với tàu mẹ bao gồm: chuẩn bị chuyến biển; thu gom, vận chuyển sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu; hành trình về bờ và tiêu thụ sản phẩm.

+ Đối với tàu con trong mô hình thì bao gồm: chuẩn bị chuyến biển; khai thác; bán sản phẩm trên biển cho tàu mẹ và tiếp nhận nhiên liệu từ tàu mẹ; hành trình về bờ và bán sản phẩm nếu còn.

- Năng suất khai thác trung bình của các tàu trong mô hình không đều nhau, tùy thuộc vào nghề nghiệp khai thác. Năng suất khai thác trung bình của tàu con trong các mô hình lần lượt là: mô hình thứ nhất 476 kg/ngày, mô hình thứ hai 461,3 kg/ngày, mô hình thứ ba 455 kg/ngày, mô hình thứ tư 451 kg/ngày.

Lợi nhuận trung bình của tàu con trong các mô hình lần lượt là 50,3 tr.đ/chuyến, 40,2tr.đ/chuyến, 42,7 tr.đ/chuyến, 41,3 tr.đ/chuyến.

Thu nhập trung bình của thuyền viên trong các mô hình lần lược là 4,1 tr.đ/chuyến; 3,2 tr.đ/chuyến; 4,9 tr.đ/chuyến; 3,7 tr.đ/chuyến.

- Lợi nhuận trung bình của tàu mẹ trong các mô hình là: mô hình thứ nhất 13,44 tr.đ/chuyến; mô hình thứ hai 19,0tr.đ/chuyến; mô hình thứ ba 25,9 tr.đ/chuyến; mô hình thứ tư 15,6 tr.đ/chuyến.

- Mức độ an toàn, an ninh khi hoạt động trên biển được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các tàu thuyền trong mô hình khai thác đơn lẻ.

Các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Những khó khăn cơ bản và giải pháp khắc phục như sau:

- Mô hình hoạt động dựa trên thỏa thuận bằng miệng không có giàng buộc mang tính pháp lý, cơ cấu tổ chức không rõ ràng, giải pháp xây dựng cơ cấu tổ chức cho mô hình.

- Phương thức thu gom sản phẩm chưa hợp lý, tàu mẹ phải di chuyển xa đến các tàu trong mô hình nên chi phí tăng, làm tăng giá thành sản phẩm thu mua do nghề nghiệp khai thác của các tàu trong mô hình có tính sung đột cao. Giải pháp khắc phục là đề xuất nghề nghiệp khai thác.

- Phương thức hợp tác hoạt động còn lỏng lẻo, chưa có giàng buộc pháp lý. Giải pháp thực hiện đề xuất quy chế hoạt động cho mô hình.

- Giá cả thu mua sản phẩm không được thống nhất, và chưa có cơ sở tính giá sàn cho sản phẩm do thị tiêu thụ sản phẩm của tàu mẹ còn hạn chế . Giải pháp thực hiện là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các tàu mẹ trong mô hình.

- Khả năng tổ chức cứu trợ, cứu nạn của các tàu trong mô hình chưa tốt do chưa có cơ chế rõ ràng trong việc hỗ trợ chi phí khi tham giam cứu trợ giữa các tàu trong mô hình, chưa có cách thức tổ chức cứu trợ cứu nạn tốt. Giải pháp là đưa ra cách thức tổ chức cứu trợ cứu nạn phù hợp cho các thành viên trong mô hình cùng phối hợp thực hiện.

2. Kiến nghị

- Nhà nước cần đưa ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các chủ tàu thành lập các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển theo hình thức tàu mẹ - tàu con. Hỗ trợ cho ngư dân vay vốn để thành lập các mô hình.

- Trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng, ranh giới lãnh hải một số nước giáp với nước ta chưa được phân định rõ ràng thì ngư dân hành nghề khai thác xa bờ cần có sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình khai thác.

- Chính quyền và cơ quan quản lý nghề cá địa phương cần có các chính sách khuyến khích các công ty xuất khẩu và chế biến thủy sản thu mua sản phẩm ổn định cho ngư dân.

- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nghề cá cần có cơ chế giám sát chặt chẽ lưu thông, thương mại thủy sản nhằm đảm bảo thông tin về giá cả thủy sản được minh bạc, để hạn chế việc đầu cơ, ép giá gây thiệt hại cho ngư dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Văn Bôn và Nguyễn Phi Toàn (2005), Các mô hình tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao đang được sử dụng trong nghề câu tay tại Philippine, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

2. Nguyễn Duy Chỉnh (2009), Củng cố phát triển tổ, đội khai thác thuỷ sản giai đoạn 2010 – 2015, Dự án hợp phần tăng cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản (SCAFI).

3. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

4. Lê Văn Khẩn (2010), Bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch, Bài giảng, Trường Đại học Nha Trang.

5. Nguyễn Công Khích (2009), Phát triển mô hình hợp tác xã thủy sản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Qui hoạch và Kinh tế Thủy sản.

6. Nguyễn long (2006), Mô hình tổ chức các đội tàu sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương bằng câu vàng và câu tay quanh chà, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

7. Đỗ Văn Khương (2008), Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

8. Lê Tiêu La (2008), Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển hợp tác xã trong ngành thủy sản Việt Nam, Viện Qui hoạch và Kinh tế Thủy sản.

9. Nguyễn Hữu Lộc (2007), Báo cáo kế hoạch phát triển và đưa vào sử dụng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại đảo Đá Tây – Trường Sa, Tổng Cty Hải sản Biển Đông.

10. Đỗ Văn Thành (2012), Báo cáo chuyến đi trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá BTh98794TS tại Phú Quý – Bình Thuận, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

11. Huỳnh Văn Thảo (2008), Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Tiền Giang, đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp, Đề tài luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

12. Phạm Văn Tuấn, Phan Đăng Liêm (2012), Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá dạng tàu mẹ - tàu con, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản. 13. Chu Tiến Vĩnh (2008), Định hướng phát triển khai thác hải sản đến năm 2020, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Hải sản.

14. Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

Tiếng Anh

15. S. Constantine (2002), Sample-Based Fishery Surveys, A Technical Handbook. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome.

16. Fisheries Agency, Council of Agriculture, Chinese Taipei and Overseas Fisheries Development Council, Chinese Taipei, August, (2011). Tuna Fisheries Status Report of Chinese Taipei in the Western and Central Pacific Region, Report Courtry, Chinese Tapei.

17. Sean Pascoe and Simon Mardle (2003), Efficiency analysis in EU fisheries Stochastic Production Frontiners and Data Envelopment Analysis, Springer.

18. N. Barut & E. Garvilles, (2004). Philippines Fishery Report, National Fisheries Research and Development Institute (NFRDI); Bureau of Fisheries and Aquatic Resources. Philippines.

19. Thanyalak Suasi (2012), Observations on the Hakodate Fish Market and Morning Market 31 October 2012, Hakodate.

20. FAO (2004) The state of the worlds fisheries and aquaculture 2003, Electronic Publishing Policy and Support Branch, Roma, 2004.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn trên bờ dùng cho tàu trong mô hình tàu mẹ-tàu con

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN PHÒNG NCCN KHAI THÁC

---O0O---

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA

BỜ Ở VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG PHIẾU ĐIỀU TRA MÔ HÌNH TÀU MẸ TÀU CON

ĐỐI TƯỢNG:...

Ngày.../.../20... …; Người được hỏi: ...; Chức danh:……… Nghề khai thác:

Lưới rê trôi: ; Câu cá ngừ ; Lưới vây ; Nghề câu mực ; Nghề khác 

Địa chỉ: Xã ... Huyện ... Tỉnh...

1. Thông tin tàu thuyền 1.1. Thông tin về tàu con

Số đăng ký Công suất (cv) Kích thước (LxDxH) (m) Trọng tải (tấn) Số thủy thủ (người)

Số tàu trong mô hình (chiếc)

1.2. Thông tin về tàu mẹ

Số đăng ký Công suất

(cv) Kích thước (LxDxH) (m) Trọng tải (tấn) Số thủy thủ (người)

2. Thông tin về tình hình hoạt động của mô hình

Thông tin Mùa chính Mùa phụ

Thời gian hoạt động (Từ tháng....đến tháng....) Vùng biển/Độ xa cách bờ (hải lý)

Số ngày TB/chuyến của tàu con (ngày) Số ngày TB/chuyến của tàu mẹ (ngày)

Thời gian sang sản phẩm từ tàu con sang tàu mẹ (giờ) Số ngày chạy từ ngư trường về bờ của tàu mẹ (ngày) Số chuyến biển/mùa của tàu con (chuyến)

Số lượng dầu chạy từ ngư trường về bờ của tàu con (lít)

Số lượng dầu chạy từ ngư trường về bờ của tàu mẹ (lít) Khoảng cách giữa tàu mẹ và tàu con (hải lý)

3. Hiệu quả kinh tế

3.1. Sản phẩm khai thác và doanh thu Sản phẩm của chuyến biển

Tên sản phẩm Mùa chính Mùa phụ Sản lượng Giá TB (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Sản lượng (kg) Giá TB (1.000đ) Thành tiền (1.000đ)

(kg)

Tổng

Số lần chuyển và sản lượng: Số lần gửi/chuyến:... lần; Tổng sản lượng của 1 lần gửi:... tấn/lần

Chất lượng sản phẩm (%/chuyến)

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Khác

Gía bán sản phẩm trung bình (1.000 đ/kg)

Bán trên biển Gía xuất khẩu Bán cho chủ nậu/vựa ở

bờ

Bán cho doanh nghiệp

Hình thức tiêu thụ sản phẩm

Bán cho chủ

nậu/vựa Xuất khẩu trực

tiếp  Bán cho doanh

nghiệp  Khác (ghi

rõ):... 

3.2. Chi phí sản xuất

Khoản chi

Mùa chính Mùa phụ

Số lượng Thành tiền (1.000đ) Số lượng Thành tiền

(1.000đ) Lần đầu Lấy thêm Lần đầu Lấy thêm Lần đầuLấy thêm Lần đầu Lấy thêm

Dầu (lít) Nhớt (lít) Nước đá (cây) Thực phẩm Lương thủy thủ Khác Tổng cộng

Chi phí cố định (bảo hiểm, lãi vay, sữa chữa tàu, ngư cụ,...): ... Triệu đồng

Lấy nguyên vật liệu ở đâu, của ai:... ...

Khả năng cung cấp nguyên vật liệu trở lại cho các tàu trong mô hình của tàu mẹ Số lần cấp/chuyến Dầu (lít/tàu/lần) Nước đá (cây/tàu/lần) Lương thực/lần Khác

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn

Vốn đầu tư cho tàu, ngư cụ Vốn đầu tư cho sản xuất

(mua nguyên vật liệu)

Thành tiền (tr.đ) Tỉ lệ (%) Mục đích sử dụng Thành tiền (tr.đ) Tỉ lệ (%) Mục đích sử dụng Vốn tự có Vay ngân hàng

Vay chủ nậu/vựa Vay ngoài Khác

Tổng

4. Lợi ích (cách thức ăn chia) của các tàu trong mô hình như thế nào?... ... ...

5. Mô tả cách thức trao đổi sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu (địa điểm, khoảng cách

qui định giữa các tàu trong mô hình, điều kiện sóng gió,....)... ... ...

6. Anh/chị gặp phải những khó khăn gì trong quá trình khai thác?

1 Thiếu vốn, phương tiện sản xuất  8 Kỹ thuật bảo quản kém  2 Chi phí sản xuất tăng cao  9 Thiếu thông tin về ngư trường khai thác  3 Phương tiện bé, lạc hậu  10 Tàu nước ngoài bắt khi đánh bắt trên biển VN 

4 Thiếu lao động  11 Thủ tục hành chính còn phức tạp 

5 Nguồn lợi hải sản giảm  12 Rủi ro thiên tai cao 

6 Gía sản phẩm không ổn định, tư

thương ép gía  13 Thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai

thác trên biển 

7 Chất lượng nước đá kém  14 Khác (ghi rõ)...

7. Những ưu, nhược điểm của mô hình mà anh/chị tham gia là gì?

+Ưuđiểm: ... ... +Nhược điểm: ... 8. Các ý kiến khác (những bất cập, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục ) ... Cán bộ điều tra

Phụ lục 2: Phiếu thu số liệu trên biển dùng cho tàu mẹ - tàu con Phụ lục 2.1: phiếu thu số liệu trên biển dùng cho tàu mẹ

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN PHÒNG NCCN KHAI THÁC

---O0O---

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ Ở

VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG PHIẾU THU SỐ LIỆU TRÊN BIỂN (DÙNG CHO TÀU MẸ)

MÔ HÌNH TÀU MẸ - TÀU CON 1. Thông tin chung

Họ tên chủ tàu/thuyền trưởng:... Số đăng ký:... Địa chỉ:... Công suất máy tàu:...cv; Kích thước vỏ tàu (LxDxH):...m Trọng tải tàu:... tấn; Số thủy thủ:... người; Số tàu con trong mô hình:...chiếc

2. Thông tin về tình hình hoạt động của mô hình 2.1 Thông tin chung về tình hình hoạt động

Thông tin Số liệu

Thời gian chuyến biển (Từ ngày/tháng...đến ngày/tháng...) Vùng biển/Độ xa cách bờ (hải lý) (Ghi rõ tọa độ vùng thu mua)

Số ngày chạy từ ngư trường về bờ của tàu mẹ (ngày) Số lượng dầu chạy từ ngư trường về bờ của tàu mẹ (lít)

2.2. Sản lượng và giá bán sản phẩm khi vào bờ

Tên sản phẩm Sản lượng (kg) Giá bán (1.000đ/kg) Thành tiền (1.000đ) Tổng Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 1 Loại 2 Loại 3 SL Thành tiền Tổng

3. Chi phí sản xuất một chuyến của tàu mẹ

Danh mục Số lượng Đơn giá (1.000 đ) Thành tiền

(1.000đ) Ghi chú Dầu (lít) Nhớt (lít) Nước đá (cây) Thực phẩm Lương lao động

Khác ....

Tổng

4. Lợi ích (cách thức ăn chia và hỗ trợ giữa các tàu) của các tàu trong mô hình như thế nào?

...

5. Mô tả cách thức thu mua sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm:

- Cách thức thu gom sản phẩm giữa tàu mẹ và tàu con (địa điểm, hình thức, khoảng cách,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)