Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 87)

1. Đánh giá hiệu quả về chủ động kế hoạch thu mua sản phẩm: cũng như ở mô hình thứ ba, do mối liên hệ giữa tàu mẹ và các tàu con trong mô hình nên theo quy định và thống nhất địa điểm, phương thức thu mua, chuyển giao sản phẩm giữa tàu mẹ và tàu con nên tàu mẹ yên tâm, chủ động thu mua được sản phẩm đúng về chủng loại, chất lượng, khối lượng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thu mua vẫn còn một số tàu con trong mô hình không bán sản phẩm cho tàu mẹ. Lý do thứ nhất là một số tàu nghỉ biển, một số tàu di chuyển vùng ngư trường khai thác xa tàu mẹ nên việc tiếp cận để thu mua phát sinh thêm chi phí. Tàu mẹ không muốn chạy đến thu mua vì quá xa, tàu con cũng không muốn đến bán cho tàu mẹ vì chi phí dầu di chuyển lớn.

2. Đánh giá về hiệu quả tăng khả năng bám biển của tàu khai thác: kết quả điều tra hiện trạng hoạt động của các tàu con trong mô hình cho thấy, thời gian bám biển của các tàu tăng lên so với khi hoạt động đơn lẽ. Khi hoạt động đơn lẻ thời gian chuyến biển của các tàu là từ 11-22 ngày trung bình là 16 ngày. Khi tham gia mô hình thời gian chuyến biển là từ 19-24 ngày trung bình là 22 ngày. Khi có tàu mẹ thu mua, thời gian chuyến biển của tàu con nghề chụp mực trung bình 20 ngày, khi không có tàu thu mua, thời gian chuyến biển của tàu con là 12 ngày. Như vậy là khi có tàu thu mua, số ngày khai thác của các tàu con sẽ tăng lên, sản lượng tăng, tàu con không phải chạy từ ngư trường về bờ tiêu thụ sản phẩm và chạy từ bờ ra ngư trường, mặt khác khi có tàu thu mua, sản phẩm khai thác bảo quản trên tàu con chỉ có 3 - 4 ngày và 1 ngày bảo quản trên tàu mẹ, do đó chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn khi tàu mẹ đánh bắt cả chuyến biển 12 ngày nhất là đối với các tàu chụp mực đại dương sản phẩm mực đại dương bảo quản lâu quá 7 ngày chất lượng sẽ giảm, sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ tại các nhà hàng nên cần đảm bảo độ tươi, nếu bảo quản quá lâu sẽ rất khó tiêu thụ sản phẩm này.

3. Đánh giá về hiệu quả nâng cao nâng cao chất lượng khai thác: kết quả điều tra thực trạng về sản phẩm khai thác của các tàu con trong mô hình cho thấy khi hoạt động khai thác đơn lẻ, sản phẩm khai thác của các tàu được bảo quản đến cuối chuyến biển đưa về bơ bán cho chủ nậu. Chất lượng sản phẩm loại 1 chỉ đạt khoảng 75%, sản phẩm loại 2 khoảng 20%, sản phẩm loại 3 khoảng 5%. Giá sản phẩm loại 1 và loại 2

thường chênh lệnh từ 10-20%. Giá sản phẩm loại 3 thường chỉ bằng khoảng 60% giá sản phẩm loại 1. Khi tham gia mô hình, sản phẩm loại 1 thường đạt khoảng 95%, sản phẩm loại 2 đạt khoảng 5% (chi tiết cho trong phụ lục 3.5). Nguyên nhân là do khi tham gia mô hình, sản phẩm sau khai thác chỉ phải bảo quản từ 2-4 ngày nhiều khi sản phẩm vừa khai thác lên đã được tàu mẹ đến thu mua ngay nên chất lượng sản phẩm tốt hơn.

4. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình: hiệu quả kinh tế của các tàu thuyền trong mô hình được thể hiện qua các chỉ số như vốn đầu tư, chi phí, doanh thu lợi nhuận và thu nhập bình quân người lao động. Khi tham gia mô hình lợi nhuận của các tàu con đều tăng lên, do chi phí sản xuất giảm hiệu quả khai thác tăng. Lợi nhuận tăng lên của các tàu còn từ 27,5Tr.đ/chuyến lên 41,3Tr.đ/chuyến, thu nhập lao động tăng từ 2,6Tr.đ/chuyến lên 3,7Tr.đ/chuyến. Lợi nhuận của các tàu và thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể là do khi tham gia mô hình, thời gian bám biển tăng, chi phí bảo quản sản phẩm giảm xuống. Giảm chi phí nhiên liệu cho việc di chuyển tìm ngư trường do các tàu trong mô hình thông tin cho nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 87)