2.3.4.1. Năng suất khai thác trung bình
Năng suất khai thác trung bình của mỗi tàu được tính toán theo hướng dẫn của FAO[18]. Cụ thể như sau:
- Tính năng suất khai thác cho một tàu con (1 mẫu phỏng vấn) theo công thức: CPUE=
E C
(1) Trong đó:
C: Tổng sản lượng của chuyến biển (kg).
E: Cường lực khai thác của chuyến biển (số ngày khai thác) (ngày).
- Sản lượng thu mua 1 chuyến biển của tàu mẹ (Gtaume): được xác định bằng công thức: t t n i ichuyent taucon taume G G 1 1 ) ( (2) Trong đó:
Gtaume: Tổng sản lượng thu mua của tàu mẹ (kg)
G(taucon)ichuyent: Sản lượng tàu con thứ i ngày t bán cho tàu mẹ (kg)
2.3.4.2. Tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các tàu thuyền trong mô hình được xác định thông qua các chỉ số như: tổng doanh thu, tổng thu nhập, chi phí sản xuất (chi phí biến đổi, chi phí cố định) và lợi nhuận ròng của tàu được xác định phù hợp với thực tế nghiên cứu nghề cá tại Việt Nam [9]. Các chỉ số được xác định cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu của tàu (DT): được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm.
DT= DTcb * t
- Tổng thu nhập của tàu (TN): được xác định bằng tổng doanh thu (DTtb) trừ đi chi phí biến đổi CPbd (không bao gồm chi phí lao động).
TN = DT- CPbd
Trong đó: CPbd: Chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, ra vào cảng,..).
- Lợi nhuận (LN): được tính bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định. LN= TN - CPcd - CPld
Trong đó: CPcd: chi phí cố định (gồm khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy chính, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn). Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm.
CPld: chi phí lương lao động
- Tiến hành phân tích và kiểm tra, loại bỏ những mẫu có sai số quá lớn không đảm bảo mẫu thống kê ngẫu nhiên.
- Số liệu tiến hành xử lý theo phần mềm Excel.
- Xử lý các giá trị trung bình, đánh giá kết quả theo phương pháp thống kê.
- Xử lý các giá trị trung bình vốn đầu tư, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận (chưa tính khấu hao).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ở Đà Nẵng
Tính đến tháng 09/2013, thành phố Đà Nẵng có khoảng 1.329 chiếc tàu thuyền lắp máy. Chi tiết cơ cấu tàu thuyền thành phố Đà Nẵng phân theo nhóm nghề và nhóm công suất được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Cơ cấu tàu thuyền TP. Đà Nẵng phân theo nghề và nhóm công suất
STT Nghề khai thác
Số lượng tàu (chiếc)
Tổng cộng <20 20- <50 50- <90 90- <150 150- <250 250- <400 >=400
1 Lưới kéo đôi 85 24 12 0 5 6 137
2 Lưới kéo đơn 107 4 0 111
3 Rê trôi tầng mặt 42 19 15 25 20 5 5 131
4 Rê cước tầng mặt 124 5 0 129
5 Rê trôi tầng đáy 27 37 24 6 2 1 0 107
6 Rê 3 lớp 12 25 12 20 7 2 0 66 7 Vây ngày 12 8 23 0 1 0 44 8 Vây ánh sáng 6 4 18 2 1 0 31 9 Vây cá cơm 10 8 1 19 10 Câu tay cá 121 25 1 0 1 148 11 Câu tay mực ống 5 0 2 0 0 0 0 7 12 Câu tay mực xà 3 5 5 0 0 13 13 Câu vàng tầng đáy 11 72 11 94 14 Chụp mực 6 0 6 15 Vó mành 80 26 2 0 0 0 0 108 16 Bẫy ghẹ 5 5 17 Bẫy mực nang 25 25 2 0 52 18 Đăng, đáy 14 14 19 Lặn 4 1 5 20 Te, xiệp 55 32 0 0 0 0 0 87 21 Nghề khác 11 2 1 1 0 15 Tổng 522 519 129 93 36 16 11 1329 Tỷ lệ % 39,3 39,1 9,7 7,0 2,7 1,2 0,8 100,0
Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thành Phố Đà Nẵng
Qua bảng 3.1 cho thấy, số lượng tàu có công suất lớn hơn 90cv ở Thành phố Đà Nẵng là 156 chiếc, chiếm 11,7%, trong khi đó số lượng tàu công suất nhỏ hơn 90cv chiếm 88,3%. Số lượng tàu công suất lớn hơn 90cv tham gia khai thác xa bờ của các nghề rê trôi tầng mặt, lưới vây ngày, vây ánh sáng và nghề câu mực xà khoảng 219 chiếc, chiếm 16,5% tổng số tàu ở Đà Nẵng.
Như vậy, tàu thuyền ở Thành Phố Đà Nẵng chủ yếu vẫn là tàu công suất nhỏ hơn 90cv (chiếm 88,3%) so với tàu thuyền của cả nước thì số lượng tàu công suất lớn hơn 90cv ở khu vực này thấp hơn nhiều (tính đến tháng 09/2013 số lượng tàu công suất lớn hơn 90cv của cả nước 23,9%).
3.2. Khái quát về các dạng mô hình trong nghề cá hiện nay ở Đà Nẵng
Các dạng mô hình trong nghề cá hiện nay ở Đà Nẵng gồm có: mô hình tổ/đội khai thác, mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá.
* Mô hình tổ/đội khai thác hải sản
Tính đến nay, Thành Phố Đà Nẵng đã có 97 mô hình tổ/đội khai thác hải sản, trong đó, có 45 tổ khai thác xa bờ. Hình thức hợp tác của các tàu trong mô hình tổ/đội khai thác hải sản là hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, ngư trường khai thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản, hỗ trợ vốn để mua ngư cụ, thiết bị phục vụ sản xuất, hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa biển với đất liền…. Nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau mà các tàu đã mạnh dạn vươn khơi khai thác ở những ngư trường mới, đạt sản lượng cao. Ngoài ra các tàu trong tổ hợp tác khai thác hải sản còn tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển Quốc gia, thường xuyên thông tin với bộ đội Biên phòng diễn biến tình hình trên biển cũng như giúp nhau tìm kiếm lưới bị đứt trôi trên biển, giúp đỡ thiết bị, vật tư và nhân lực sửa chữa máy móc khi bị hỏng hóc trên biển để tàu tiếp tục hoạt động đã làm lợi cho các chủ tàu hàng trăm triệu đồng.
* Mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá
Hiện nay ở Đà Nẵng đang tồn tại hai loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá chính đó là: dịch vụ hậu cần nghề cá tại bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
- Loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá tại bờ phục vụ chính cho hầu hết các nghề khai thác hải sản ở Đà Nẵng. Các hoạt động dịch vụ chỉ diễn ra chủ yếu ở các cảng cá, chợ cá,.. Tuy nhiên, đối với một số nghề khai thác xa bờ, hoạt động dài ngày trên biển, loại hình này bộc lộ nhiều khuyết điểm, không thể giải quyết được mà các nghề khai thác phải chấp nhận như các rủi ro trong quá trình hoạt động. Hầu hết các mô hình tổ/đội khai thác hải sản ở Đà Nẵng đều thực hiện dịch vụ hậu cần nghề cá tại bờ.
- Loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng hiện nay là các mô hình liên kết thu mua sản phẩm khai thác và cung ứng nguyên vật liệu cho một số nghề khai thác nhất định như: nghề lưới rê, nghề lưới vây, chụp mực. Đây là dạng mô hình
dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển duy nhất đang tồn tại ở Đà Nẵng [13]. Hiện nay ở Đà Nẵng có 4 mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển (số liệu do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thành Phố Đà Nẵng cung tính đến cuối năm 2013).
Mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển bao gồm có tàu thu mua và các tàu khai thác. Mô hình này còn được gọi là mô hình tàu mẹ - tàu con. Trong đó tàu thu mua được gọi là tàu mẹ, các tàu khai thác được gọi là các tàu con. Các tàu con trong mô hình là các tàu khai thác đơn lẻ và cả các tàu trong các tổ/đội khai thác. Mô hình tàu mẹ - tàu con là một qui trình khép kín từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
- Tàu khai thác thuỷ sản (tàu con): Phương tiện thuỷ cơ giới sử dụng một hoặc nhiều loại ngư cụ để khai thác thuỷ sản.
- Tàu thu mua thủy sản (tàu mẹ): Tàu thu mua nguyên liệu thuỷ sản trực tiếp từ các tàu khai thác tại ngư trường và vận chuyển thuỷ sản về nơi chế biến hoặc tiêu thụ. Tàu thu mua có thể làm nhiệm vụ cung ứng nhu yếu phẩm cho các tàu khai thác.
3.3. Kết quả điều tra thực trạng về các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng ở Đà Nẵng
3.3.1. Giới thiệu về các mô hình dịch vụ hậu cần 3.3.1.1. Mô hình thứ nhất 3.3.1.1. Mô hình thứ nhất
* Sự hình thành mô hình: mô hình được thành lập vào tháng 5/2012, do ông Trần Toàn thành lập. Đây là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được thành lập một cách tự phát theo nhu cầu thực tế sản xuất của các nghề khai thác hải sản, mà không có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đoàn thể nào. Hình thức thành lập là liên kết tàu thu mua hải sản (tàu mẹ) với các tàu khai thác sản của nghề lưới rê, lưới vây (tàu con) tạo thành mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Mô hình không đặt tên gọi mà chỉ thống nhất tần số liên lạc trên biển và hình thức liên lạc trên bờ.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của mô hình, gồm: 07 tàu con (tàu khai thác) và một tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần). Trong mô hình chỉ bầu ra một tổ trưởng là thuyền trưởng tàu mẹ, các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con là các thành viên trong mô hình.
* Thông tin về tàu mẹ trong mô hình
- Nhân sự: các đối tượng trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mô hình và quyết định các công việc liên quan trong mô hình chủ yếu là chủ phương tiện,
thuyền trưởng của các tàu trong mô hình. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thông tin về chủ tàu mẹ trong mô hình thứ nhất
STT Họ và tên Chức vụ Địa chỉ
1 Trần Toàn Chủ tàu Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng 2 Lê Văn Hòa Thuyền trưởng Thuận Phước-Hải Châu-TP. Đà Nẵng
- Tàu thuyền: Tàu mẹ trong mô hình là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Trung, các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:
+ Số đăng ký tàu: ĐNa90366TS + Chiều dài tàu (Lmax): 18,5m. + Chiều rộng tàu (Bmax): từ 4,1m. + Chiều cao (Hmax): 1,8m.
+ Trọng tải tàu (Pn): 29 tấn. + Công suất máy chính : 250cv + Tốc độ tàu : 6-7 hl/h
+ Năm đóng: 2009
- Nguồn vốn đầu tư: Kết quả điều tra các thông tin về tàu mẹ trong mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thứ nhất cho thấy, nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), chủ yếu là nguồn vốn tự có của ngư dân và nguồn vốn vay từ bền ngoài. Vốn đầu tư tàu thuyền, trang thiết bị của tàu mẹ là 1.750Tr.đ/tàu, vốn đầu tư nguyên vật liệu cung ứng cho các tàu con trong một chuyến biển trung bình là 23 Tr.đ/chuyến, vốn đầu tư mua sản phẩm từng chuyến biển trung bình là 189,8Tr.đ/chuyến.
* Thông tin về tàu con trong mô hình thứ nhất
- Nhân sự: chủ tàu và thuyền trưởng các tàu con là người điều hành, tổ chức các hoạt động khai thác cho tàu mình và các hoạt động liên quan đến mô hình mình tham gia. Các thông tin về địa chỉ của chủ tàu, thuyền trưởng tàu mẹ trong mô hình được cho chi tiết trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thông tin về các chủ tàu con trong mô hình thứ nhất
Họ và tên Chức vụ Số đăng ký Địa chỉ
Lê Dũng Chủ tàu ĐNa90323TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Dàng Chủ tàu ĐNa90115TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Lê văn Thưởng T.trưởng ĐNa90152TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Trần Văn Thái T.trưởng ĐNa90039TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Hồ Văn Thành T.trưởng ĐNa90043TS Thanh Khê Đông-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Hai Chủ tàu ĐNa90255TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Nguyễn Văn Hợi Chủ tàu ĐNa90275TS Xuân Hà-Thanh Khê -TP. Đà Nẵng
Các chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu con đều là những người thường trú tại Đà Nẵng. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các thành viên trong mô hình trong việc liên lạc, trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động của mô hình.
- Tàu thuyền: các tàu thuyền tham gia mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển ở Đà Nẵng chủ yếu là các tàu có công suất lớn hơn 90cv, được trang bị đầy đủ các các máy điện hàng hải, thiết bị khai thác. Các thông số cơ bản của tàu con trong mô hình thứ nhất được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thông số cơ bản của các tàu con trong mô hình thứ nhất
TT Số đăng ký tàu Công suất TB (cv) Chiều dài L (m) Chiều rộng B (m) Chiều cao T (m) Trọng tải (tấn) Tốc độ tàu (hl/h) Số thủy thủ 1 ĐNa90323TS 120 17,8 3,9 2,6 20 5-6 13 2 ĐNa90115TS 90 18,0 4,1 2,7 20 5-6 13 3 ĐNa90152TS 130 19,7 5,2 2,8 30 5-6 12 4 ĐNa90039TS 120 18,0 4,1 2,8 20 5-6 11 5 ĐNa90043TS 125 17,0 5,5 2,8 25 5-6 12 6 ĐNa90255TS 150 18,0 5,0 2,6 18 5-7 14 7 ĐNa90275TS 165 19,5 5,7 2,6 20 5-7 12 Trung bình 128,6 18,3 4,8 2,7 21,9 5-7 12
Kết quả điều tra cho thấy, các tàu thuyền tham gia trong các mô hình dịch vụ hậu cần ở Đà Nẵng có công suất trung bình 128,6 cv kích thước trung bình của các tàu con trong mô hình là (18,3x4,8x2,7). Tải trọng trung bình của các tàu con trong mô hình là 21,9 tấn.
Nguồn vốn đầu tư: kết quả điều tra các tàu tham gia mô hình dịch vụ hậu cần trên biển cho thấy, nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ chủ yếu từ các nguồn như: nguồn vốn tự có của ngư dân, vay ngân hàng, vay của chủ nậu/vựa, vay ngoài. Thống kê nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư
cụ và nguồn vốn đầu tư sản xuất chuyến biển cho các tàu con trong mô hình được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền, ngư cụ và đầu tư sản xuất của các tàu con trong mô hình thứ nhất
TT Số đăng ký tàu Nghề khai thác VĐT tàu thuyền, thiết bị (Tr.đ/tàu) VĐT cho sản xuất (Tr.đ/chuyến) Năm đóng 1 ĐNa90323TS Vây ánh sáng 950 139,5 2005 2 ĐNa90115TS Vây ánh sáng 980 168,2 2006 3 ĐNa90152TS Vây ánh sáng 1000 164,1 2006 4 ĐNa90039TS Vây ánh sáng 1180 140,4 2008 5 ĐNa90043TS Vây ánh sáng 950 170,2 2005
6 ĐNa90255TS Lưới rê trôi 1250 127,3 2008
7 ĐNa90275TS Lưới rê trôi 1100 111,5 2006
Trung bình 1058,6 145,9 -
Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị), ngư cụ của các tàu con trong mô hình trung bình là 1058,6 Tr.đ/tàu, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chuyến biển bao gồm: dầu, nhớt, nước đá, lương thực, thực phẩm, chi phí nhỏ khác,.. trung bình là 145,9 Tr.đ/tàu.
3.3.1.2. Mô hình thứ hai
* Sự hình thành mô hình: mô hình được thành lập vào tháng 5/2012, do ông Trần Ny thành lập. Tương tự như mô hình thứ nhất đây là mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được thành lập một cách tự phát theo nhu cầu thực tế sản xuất của các nghề khai thác hải sản, mà không có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đoàn thể nào. Hình thức thành lập là liên kết tàu thu mua hải sản (tàu mẹ) với các tàu khai thác sản của nghề lưới rê, lưới vây (tàu con) tạo thành mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
* Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của mô hình, gồm: 08 tàu con (tàu khai thác)