Phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình thứ hai

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 84)

1. Đánh giá hiệu quả về chủ động kế hoạch thu mua sản phẩm: kết quả điều tra thực trạng cho thấy, do sự thống nhất từ trước về thời gian, địa điểm, phương thức thu mua, chuyển giao sản phẩm và cung ứng vật tư giữa tàu mẹ và tàu con nên tàu mẹ yên tâm, chủ động thu mua được sản phẩm đúng theo yêu cầu của tàu mẹ.

Tuy nhiên, trong mô hình thứ hai cũng gặp phải một số khó khăn tương tự như mô hình thứ nhất đó là các tàu thuyền trong mô hình là tàu làm nghề lưới vây và nghề lưới rê, hai nghề này có tính sung đột về ngư trường cao. Hai loại nghề này thường phải khai thác cách xa nhau. Tàu mẹ muốn mua sản phẩm được của nhóm tàu hai nghề này thường phải di chuyển xa nên chi phí tốn kém, mặt khác các tàu lưới rê trong mô hình bản sản phẩm cho tàu mẹ không đều, thường chỉ bán với số lượng ít ở phần đầu và giữa chuyến biển nên sản lượng thu mua của tàu mẹ giảm dẫn đến hiệu quả của tàu mẹ giảm xuống. Một khó khăn nữa trong vấn đề thu mua sản phẩm của tàu mẹ trong mô hình là các tàu làm nghề lưới vây là ở Bình Định nên khi nhiều chủ tàu, thuyền trưởng nghỉ biển về thăm nhà cùng một lúc thì tàu mẹ cũng phải nghĩ biển hoặc đi thu mua nhưng hiệu quả thấp. Vì sản lượng tàu mẹ thu mua của các tàu ngoài mô hình là rất ít và không ổn định.

2. Đánh giá về hiệu quả tăng khả năng bám biển của tàu khai thác: kết quả điều tra hiện trạng hoạt động của các tàu con trong mô hình cho thấy, thời gian bám biển của các tàu tăng lên so với khi hoạt động đơn lẽ. Khi hoạt động đơn lẻ thời gian

chuyến biển của các tàu là từ 20-23 ngày trung bình là 21 ngày. Khi tham gia mô hình thời gian chuyến biển là từ 23-25 ngày trung bình là 24 ngày.

Lý do thời gian bám biển trung bình của các tàu tăng lên tương tự như mô hình thứ nhất được trình bày trong mục (3.4.1).

3. Đánh giá về hiệu quả nâng cao nâng cao chất lượng khai thác: kết quả điều tra thực trạng về sản phẩm khai thác của các tàu con trong mô hình cho thấy khi hoạt động khai thác đơn lẻ, sản phẩm khai thác của các tàu được bảo quản đến cuối chuyến biển đưa về bơ bán cho chủ nậu. Kết quả điều tra cho thấy chất lượng sản phẩm loại 1 chỉ đạt khoảng 70%, sản phẩm loại 2 khoảng 20%, sản phẩm loại 3 khoảng 10%. Giá sản phẩm loại 1 và loại 2 thường chênh lệnh từ 10-20%. Giá sản phẩm loại 3 thường chỉ bằng khoảng 50% giá sản phẩm loại 1. Khi tham gia mô hình, sản phẩm loại 1 thường đạt khoảng 92%, sản phẩm loại 2 đạt khoảng 8% (chi tiết cho trong phụ lục 3.5). Nguyên nhân là do khi tham gia mô hình, sản phẩm sau khai thác chỉ phải bảo quản từ 3-5 ngày thậm chí sản phẩm vừa khai thác lên đã được tàu mẹ đến thu mua ngay nên chất lượng sản phẩm tốt hơn.

4. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình: nghiên cứu hiệu quả kinh tế dựa vào các chỉ số vốn đầu tư, chi phí, doanh thu lợi nhuận và thu nhập bình quân người lao động cho thấy các tàu con khi tham gia mô hình lợi nhuận tăng lên, do kéo dài thời gian chuyến biển, chi phí sản xuất giảm hiệu quả khai thác tăng.

Lợi nhuận tăng lên của các tàu còn từ 40,2Tr.đ/chuyến lên 46,3Tr.đ/chuyến, thu nhập lao động tăng từ 3,2Tr.đ/chuyến lên 3,6Tr.đ/chuyến. Lợi nhuận của các tàu và thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể là do khi tham gia mô hình, thì thời gian bám biển tăng, chi phí bảo quản sản phẩm giảm xuống. Giảm chi phí nhiên liệu cho việc di chuyển tìm ngư trường do các tàu trong mô hình thông tin cho nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển thành phố Đà Nẵng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)