1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

91 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 818,28 KB

Nội dung

GS.TSKH Lê Văn Cảm đưa ra định nghĩa về khái niệm hiệu lực của Đạo luật hình sự:”Hiệu lực của đạo luật hình sự là thời điểm áp dụng một hoặc nhiều quy phạm chế định cụ thể của luật hình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN XUÂN LƯỢT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN XUÂN LƯỢT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH

HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự

Mã số : 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

1.2.1 Khái niệm “hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự” 11

1 2 2 Bản chất xã hội – pháp lý của vấn đề hiệu lực “hồi tố của đạo luật

hình sự”

12

1.2.3 Hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian 17 1.2.4 Hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian 23 1.2.5 Hiệu lực của đạo luật hình sự về lãnh thổ 27 1.3 Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự một số

nước trên thế giới

29

CHƯƠNG 2: CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT

Trang 4

2.2.1 Các quy phạm pháp luật về hiệu lực của đạo luật hình sự trong Bộ

luật hình sự năm 1985

46

2.2.2 Quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự trong Bộ luật hình sự

trong các lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985

2.4.2 Một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng chế định hiệu

lực của Bộ luật hình sự trên thực tiễn

57

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM PHÁP

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH HIỆU

LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ

69

3.1 Một số quy định cần sửa đổi trong Bộ luật hình sự hiện hành 70 3.2 Bổ sung một số quy định mới trong Bộ luật hình sự hiện hành 73

3 3 Mô hình lý luận về một số quy phạm pháp luật của chế định hiệu lực

của Bộ luật hình sự Việt Nam

77

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là quá trình nhất thể hóa hội nhập pháp luật đã và đang thực sự diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có tác động sâu sắc đến sự phát triển của đất nước ta hiện nay Trong đó, vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật trong đó có chính sách pháp luật hình sự là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

Điều đó được phản ánh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa

xã hội trong các kỳ Đại hội vừa qua Nhằm cụ thể hóa một số chủ chương của Đảng, tại nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính

Trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: ”hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự” [19] với quan điểm “phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai” [19]

Với chủ chương cải cách tư pháp trên, việc nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện trên các bình diện chủ yếu dưới đây:

- Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập riêng đến việc phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định

Trang 6

hiệu lực của Bộ luật hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam với những đóng góp về mặt khoa học pháp lý, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam

- Về mặt lập pháp, các kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hỗ trợ, bổ sung cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và

áp dụng pháp luật Nó giúp cho chúng ta nhận ra những vấn đề cụ thể nào cần thống nhất; vấn đề nào cần làm sáng tỏ những qui định trong pháp luật hình

sự nước ta về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

- Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà làm luật, các nhà lý luận, các thẩm phán và những chủ thể hoạt động thực tiễn pháp lý khác những giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra trong đời sống xã hội Các giải pháp này đôi khi hữu ích hơn những tư tưởng đang bị vây hãm chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật quốc gia đang cần cải cách

Đặc biệt, hiện nay những qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về hiệu lực của Bộ luật hình sự mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự vẫn còn một số điểm khó khăn, vướng mắc, bất cập vẫn chưa được giải quyết Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự nước ta hiện nay

Ngay cả trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự gần đây của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 cũng chỉ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều trong các quy định tại phần riêng của Bộ luật hình sự năm 1999 mà không sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các qui định

Trang 7

trong phần chung của Bộ luật hình sự nói chung cũng như qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự nói riêng

Vì vậy, việc nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật hình sự trở thành một yêu cầu cấp bách và có

ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận, mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật hình hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Những công trình này đã phần nào đề cập đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa nghiên cứu một cách có

hệ thống và chuyên biệt chế định này Vì vậy, việc nghiên cứu chế định này

có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như về thực tiễn áp dụng, nhằm đưa

ra một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ và chuyên biệt nhất chế định hiệu lực

của Bộ luật hình sự Việt Nam Tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam” để

làm luận văn tốt nghiệp cũng nhằm mục đích đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

- Mục đích:

Mục đích của luận văn đó là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt

lý luận những nội dung cơ bản của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam, xác định những bất cập trong thực tiễn để

đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế định trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay

Về mặt thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình

sự nước ta Trên cơ sở phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và các qui định về

Trang 9

chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự ở một số nước trên thế giới Cụ thể là nghiên cứu những vấn đề về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự như: Khái

niệm; căn cứ; điều kiện…

Luận văn nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ luật hình sự Luận văn nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam trải dài theo suốt chiều dài lịch sử của nước ta kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945 cho đến nay Cụ thể là: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985; Các luật sửa đổi, bổ sung năm 1989, năm 1991, năm 1992, năm 1997 Bộ luật hình sự năm 1985;

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa XII

kỳ họp thứ 5 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010; và một số Bộ luật hình sự của một số nước khác trên thế giới

Đồng thời, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền và hoạt động tư pháp, các học thuyết chính trị pháp lý trên thế giới Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên cứu Hiến pháp, Bộ luật hình sự Việt Nam, Bộ luật hình

sự của một số nước trên thế giới và các tài liệu khác

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trang 10

như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực tư pháp hình sự liên quan đến đề tài

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn là công trình lần đầu tiên nghiên cứu đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống chế định hiệu lực của Bộ luật hình

sự qua các thời kỳ

Đồng thời luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc những qui định tiến bộ của pháp luật một số nước trên thế giới phù hợp với pháp luật nước ta để từ

đó tìm ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, hệ thống các qui phạm

pháp luật về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam

Điều này được thể hiện qua các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay được tác giả trình bày trong luận văn đó là:

- Khái niệm chung nhất về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự;

- Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm ngoại giao;

- Việc áp dụng các qui định trong các điều ước quốc tế song phương; điều ước quốc tế đa phương; các tổ chức quốc tế mà nước ta tham gia; hay các qui tắc quốc tế khác có liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình

sự của nước ta hiện nay

- Vấn đề hồi tố;

- Các trường hợp phạm tội ở nước ngoài;

Trang 11

- Các trường hợp người phạm tội bị kết án ở nước ngoài, đã thi hành hoặc thi hành một phần hoặc chưa thi hành được miễn chấp hành hình phạt các bản án có hiệu lực của nước ngoài; và một số vấn đề khác;

- Đưa ra mô hình lý luận về một số quy phạm pháp luật của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn này bao gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu lực của đạo luật hình sự Chương 2: Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam có liên quan

đến chế định hiệu lực của đạo luật hình sự và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Vấn đề hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự Việt

Nam liên quan đến chế định hiệu lực của đạo luật hình sự

Trang 12

1.1.1 Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự

Trước hết, theo lý luận chung về pháp luật thì “đạo luật hình sự có thể

là Bộ luật hình sự hoặc một đạo luật hình sự đơn hành qui định trách nhiệm hình sự đối với một hoặc một số tội phạm nhất định Bộ luật hình sự được hiểu là Đạo luật hình sự hoàn chỉnh nhất tập hợp đầy đủ các qui phạm pháp luật hình sự”[8, tr 84] Như vậy, khi nói tới khái niệm về hiệu lực của Bộ

luật hình sự cũng chính là nói tới khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự

Về mặt hình thức thì khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự chưa được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự hiện hành ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này như sau:

Theo từ điển luật học của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị

Sơn thì hiệu lực của đạo luật hình sự là “giá trị thi hành của đạo luật hình sự theo không gian và thời gian (đạo luật hình sự được áp dụng cho những hành

vi phạm tội xảy ra khi nào, ở đâu, do ai thực hiện)” [24]

Theo PTS Võ Khánh Vinh thì “Hiệu lực của đạo luật hình sự là sự hoạt động hiện thực của những quy phạm pháp luật được thể hiện trong đạo luật

đó, là sự biểu hiện trong thực tế năng lượng pháp lý của chúng Sự hoạt động hiện thực, sự biểu hiện trong thực tế năng lượng pháp lý đó của các quy phạm của đạo luật hình sự được khái quát bằng khái niệm hiệu lực pháp lý của đạo luật hình sự Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự về cơ bản bao

Trang 13

hàm hiệu lực của đạo luật về không gian và hiệu lực của đạo luật về thời gian, tức là khía cạnh làm sáng tỏ các giới hạn về không gian và thời gian về thời gian của việc áp dụng đạo luật hình sự” [39, tr 57]

GS.TSKH Lê Văn Cảm đưa ra định nghĩa về khái niệm hiệu lực của

Đạo luật hình sự:”Hiệu lực của đạo luật hình sự là thời điểm áp dụng một hoặc nhiều quy phạm (chế định) cụ thể của luật hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng được thực hiện bởi chủ thể nhất định trên một lãnh thổ nào đó

và trong một thời gian nào đó” [16, tr 218]

Từ những quan điểm khoa học kể trên về hiệu lực của đạo luật hình sự,

chúng tôi có thể đưa ra quan điểm của mình về khái niệm này như sau: Hiệu lực của đạo luật hình sự là sự biểu hiện năng lượng pháp lý của một hoặc nhiều qui phạm cụ thể được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự đối với tội phạm xảy ra trong thực tế trên một lãnh thổ nào đó và trong một khoảng thời gian nào đó

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản về hiệu lực của đạo luật hình sự

Từ khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự nêu trên cho thấy, các đặc điểm chính của nó là:

Thứ nhất, hiệu lực của đạo luật hình sự biểu hiện năng lượng pháp lý

của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật cụ thể Bởi lẽ, Bộ luật hình sự thể hiện những tư tưởng, những quan điểm cơ bản về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta; do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục nhất định; và việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự này cũng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo đúng quy định của pháp luật; các quy phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự được mọi người tôn trọng chấp hành, khi có hành vi vi phạm các quy định

Trang 14

được quy định trong Bộ luật này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Trong khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự mà chúng tôi đưa ra ở

trên, chúng tôi đã sử dụng khái niệm“năng lượng pháp lý” Thuật ngữ năng

lượng là thuật ngữ thường được sử dụng trong khoa học tự nhiên Nó nói đến khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất Còn năng lượng pháp lý mà chúng tôi muốn nói đến ở đây, nó thể hiện khả năng, sức lan tỏa, sức mạnh từ bên trong của chính các quy phạm pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật Qua khái niệm này chúng tôi cũng muốn nói đến quy luật

về bảo toàn năng lượng trong vật lý học “năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác” cũng giống như những giá trị thực, ý nghĩa thực của các quy phạm

pháp luật không thay đổi nó chỉ biến đổi các quy phạm pháp luật từ dạng này sang dạng khác để phù hợp với các điều kiện khách quan ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và mỗi quốc gia khác nhau

Thứ hai, một hoặc nhiều quy phạm cụ thể được quy định tại một hoặc

nhiều điều (khoản) tương ứng của pháp luật hình sự thực định Đặc điểm này thể hiện, chỉ có pháp luật hình sự thực định mới có các quy định pháp luật hình sự mà không có trong các quy định pháp luật khác Tất cả các chủ thể khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự chỉ được căn cứ vào các quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật hình sự khác hướng dẫn, giải thích các quy định trong Bộ luật hình sự

Thứ ba, có hành vi xảy ra trong thực tế được coi là tội phạm theo qui

định của Bộ luật hình sự Điều này có nghĩa, hành vi sảy ra trong thực tế tương ứng với hành vi quy định trong pháp luật hình sự được coi là tội phạm

Trang 15

Thứ tư, quy định trong đạo luật hình sự được áp dụng đối với tội phạm

thực hiện trên một lãnh thổ nào đó

Thứ năm, quy định trong đạo luật hình sự được áp dụng trong thời gian

mà thời hiệu để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình

sự chủ thể của tội phạm theo luật định vẫn còn

1.2 Nội hàm khoa học của phạm trù “hiệu lực hồi tố” của đạo luật hình sự

1.2.1 Khái niệm “hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự”

Hiệu lực hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật Theo từ điển pháp luật thì hiệu lực của văn bản quy phạm pháp

luật là được coi là “tính bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định” [38]

Hiệu lực hồi tố là “hiệu lực trở về trước của một văn bản quy phạm pháp luật trước cả ngày văn bản đó được ban hành, tức là các quy định của văn bản pháp luật đó được áp dụng với cả những hành vi, sự kiện đã xảy ra trước ngày văn bản quy phạm pháp luật đó được ban hành” [38]

Theo chúng tôi, hiệu lực hồi tố có thể được chia thành ba hình thức: một số qui định của pháp luật cũ vẫn được áp dụng để giải quyết sau khi qui đinh pháp luật mới có hiệu lực (thường thấy trong các qui định của pháp luật dân sự như: các qui định về thừa kế, đất đai, hợp đồng dân sự…); hành vi được thực hiện trước khi quy định pháp luật mới có hiệu lực có thể được điều chỉnh bởi quy định pháp luật mới; và hành vi được thực hiện trước khi quy định pháp luật mới có hiệu lực không thể được điều chỉnh bởi quy định pháp

Trang 16

luật mới Pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta được qui định theo hai hình thức sau cùng Cụ thể là:

Tại khoản 2 và khoản 3 điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình

sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không

có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội

đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành; 3 Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Từ những nhận định trên, theo chúng tôi hiệu lực hồi tố của đạo luật

hình được hiểu là: hiệu lực của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm đã thực hiện trước khi quy phạm pháp luật hình sự đó có hiệu lực thi hành

1.2.2 Bản chất xã hội - pháp lý của vấn đề “hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự”

Nhìn từ phía Nhà nước - chủ thể có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực thi hành đối với mọi người cũng như nhìn từ phía các thành viên xã hội - những chủ thể có nghĩa vụ chấp hành pháp luật, xét về mặt thời gian, một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có hiệu lực từ bao giờ, từ mốc thời gian nào là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt

Qua cách thức xác định mốc thời gian, tức là từ thời điểm một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bắt đầu có hiệu lực, nhất là các văn bản

Trang 17

quy phạm pháp luật trực tiếp liên quan, có quan hệ đến các quyền tự do, dân chủ của công dân, có thể hình dung ra bản chất nhân dân, thuộc tính dân chủ của một hệ thống pháp luật, cũng là của một chế độ chính trị, nhà nước

Trong các xã hội dân chủ, thông thường văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày văn bản đó được công bố, được đăng Công báo hoặc được xác định ngay trong văn bản pháp luật đó và thường ở thời điểm muộn hơn Ví dụ như: Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, nhưng theo Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự được thông qua cũng tại

kỳ họp trên thì hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Nói một cách ngắn gọn, hiệu lực pháp luật của một văn bản pháp luật là trở về sau, từ ngày hoặc sau ngày văn bản được thông qua, ban hành, công bố, đăng Công báo…

Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt và như Điều 79 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, có một số trường hợp cần thiết

có thể quy định hiệu lực trở về trước cho văn bản quy phạm pháp luật

“Điều 79 Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

1 Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước

2 Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn”

Trang 18

Bộ luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt – quy định về loại hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất, nguy hiểm đáng kể nhất và loại biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất Vì vậy, việc thừa nhận về nguyên tắc có hiệu lực hồi tố hay không là hết sức quan trọng, vì nó thể hiện

rõ nét nhất bản chất giai cấp, bản chất chế độ của nhà nước và pháp luật Việt Nam

Để thấy được Bộ luật hình sự có hiệu lực hồi tố hay không, chúng ta có thể nghiên cứu các quy định có liên quan trong Bộ luật hình sự năm 1999:

Nói về cơ sở của trách nhiệm hình sự, Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Điều đó có nghĩa là, chỉ người nào thực hiện một hành vi

nguy hiểm cho xã hội, khi và chỉ khi hành vi đó đã bị cấm trong Bộ luật hình

sự lúc nó được thực hiện thì mới bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt

Định nghĩa về tội phạm, Điều 8 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự…” Trong các dấu hiệu

của tội phạm, tính trái pháp luật hình sự thể hiện rất rõ việc không áp dụng hồi tố trong luật hình sự Việt Nam Việc quy định như trên là là sự thừa nhận nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền

của Liên hiệp quốc: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế không coi là tội phạm” (Trích

khoản Điều 11) Cùng với việc không áp dụng nguyên tắc tương tự, việc không áp dụng hồi tố là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam

Về hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian, Điều 7 quy định:

“1 Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện

Trang 19

2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành

vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành

3 Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó

có hiệu lực thi hành”

Như vậy, theo các quy định trên thì luật hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhận nguyên tắc hồi tố Không nhà nước nào có thể bắt các chủ thể pháp luật phải chịu trách nhiệm về một hành vi, dù là nguy hiểm, mà khi hành vi đó được thực hiện, nó chưa bị cấm! Đó là nguyên tắc được thừa nhận

rộng rãi trong luật hình sự quốc tế

Tuy vậy, trong lịch sử luật hình sự Việt Nam, cũng như một số vấn đề

áp dụng pháp luật, chúng ta cho phép vận dụng nguyên tắc này

Trước khi Bộ luật hình sự được ban hành (năm 1985), do điều kiện luật hình sự chưa hoàn chỉnh nên luật hình sự Việt Nam còn vận dụng nguyên tắc hồi tố Việc vận dụng này xuất phát từ sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội và công dân Tuy nhiên, khi xã hội phát triển đến một chừng mực nào đó, kỹ thuật lập pháp hình sự phát triển, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế không cho phép áp dụng nguyên tắc hồi tố để xử lý tội phạm, bởi nó khiến người ta không thể biết trước liệu việc mình làm hôm nay

có chắc chắn không vi phạm pháp luật hình sự hay không Ngay cả trong các

Trang 20

đạo luật khác, những thay đổi của pháp luật, nếu bất lợi cho đối tượng áp dụng cũng không có hiệu lực hồi tố

Thực hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, luật hình sự Việt Nam cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố trong trường hợp có lợi cho người phạm tội Đây chỉ là việc vận dụng nguyên tắc trong một số trường hợp cụ thể được quy định rõ trong Bộ luật hình sự và các văn bản liên quan (Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật và Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị quyết)

Khoản 3 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Về mặt câu chữ, thì rõ ràng Bộ luật hình sự quy định cả về hiệu lực hồi

tố và cấm hồi tố Vậy tại sao lại nói, luật hình sự Việt Nam cấm hồi tố? Việc cấm hồi tố là quy định về mặt nguyên tắc, còn việc cho phép hồi tố đối với một số trường hợp cụ thể là việc vận dụng nguyên tắc theo hướng có lợi cho người phạm tội Việc quy định không cho phép có hiệu lực hồi tố là một nguyên tắc có tính pháp lý của một hệ thống pháp luật dân chủ theo tình thần xây dựng nhà nước pháp quyền, có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó góp phần tạo lập một trật tự pháp luât đủ tin cậy, đảm bảo xác lập một tâm lý xã hội vững tin vào tư cách hợp pháp của hành vi của mọi chủ thể qua hệ pháp luật, tạo thế ổn định, vững chắc của cả hệ thống quan hệ xã hội được mọi người tham gia, giải tỏa trạng thái bất an, đưa lại sự tin tưởng vào ngày mai của chủ thể quan hệ pháp luật Trong sự thống nhất với việc cấm hồi tố đó, việc quy

Trang 21

định cho phép hồi tố trong một số trường hợp cụ thể không làm ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi, nghĩa vụ của người phạm tội, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và khuyến khích

Như vậy có thể thấy, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhận nguyên tắc hồi tố mà chỉ cho phép vận dụng nguyên tắc này trong một

số trườg hợp cụ thể theo hướng có lợi cho người phạm tội

1.2.3 Hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian

*Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian

Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là “tính bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật đối với các chủ thể pháp luật tại thời điểm văn bản đó phát sinh hiệu lực tới thời điểm văn bản đó chấm dứt hiệu lực” [38] Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp

luật 2008, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không được sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, trừ một số trường hợp đặc biệt

“Điều 78 Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

1 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin

Trang 22

đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công

bố hoặc ký ban hành

2 Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp

quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này

Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo

Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản

Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc

Chính phủ quy định cụ thể về Công báo”

Còn hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời gian được hiểu là “thời điểm áp dụng một hoặc nhiều qui phạm (chế định) cụ thể của luật hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng được thực hiện bởi chủ thể nhất định trong một thời gian nào đó” [16, tr 222]

Việc qui định hiệu lực về thời gian của đạo luật hình sự dựa vào hai nguyên tắc cơ bản đó là:

Một là, nguyên tắc chung được thừa nhận trong luật hình sự của các

nước là luật hình sự được áp dụng là luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện tội phạm

Trang 23

Điều này được thể hiện trong khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999:

“Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”

Như vậy có thể thấy, không được áp dụng một đạo luật hình sự mới đối với những hành vi được thực hiện tại thời điểm khi chưa có đạo luật hình sự

đó Thời điểm thực hiện hành vi tội phạm được tính từ khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh hậu quả của tội phạm

Hai là, nguyên tắc không có hiệu lực hồi tố thể hiện ở chỗ đạo luật hình

sự không có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi đạo luật đó được ban hành, mà chỉ có hiệu lực ở khoảng thời gian từ thời điểm đạo luật đó có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm đạo luật đó mất hiệu lực Nguyên tắc đó đảm bảo tính xác định và tính vững chắc của trật tự pháp luật, bảo đảm tác động giáo dục của các quy phạm pháp luật hình sự và các đòi hỏi của chế độ pháp chế trong lĩnh vực pháp luật hình sự

Điều này được qui định tại khoản 1 và khoản 2 điều 7 Bộ luật hình sự:

“1 Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện

2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình

sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không

có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội

đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Việc qui định nguyên tắc không có hiệu lực hồi tố trong Bộ luật hình

sự không phải là nguyên tắc tuyệt đối mà qua nguyên tắc này để qui định hiệu lực về thời gian của đạo luật hình sự Chính vì vậy, đề cập đến hiệu lực của

Trang 24

Bộ luật hình sự theo thời gian còn phải dựa vào cả nguyên tắc có hiệu lực hồi

tố Nguyên tắc có hiệu lực hồi tố là “việc áp dụng các văn bản pháp luật hình

sự mới đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trước khi văn bản đó

án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Căn cứ để xác định hiệu lực về thời gian là thời điểm mà điều luật của

Bộ luật hình sự đó được ban hành có hiệu lực, chứ không phải căn cứ vào ngày ban hành Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 nhưng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 Theo qui định tại điểm 2 Nghị quyết số 32-1999/NQ-QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 về việc thì hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thì:

“A) Tất cả các điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng để điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ

0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000;

B) Các điều luật xoá bỏ một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá

án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm

Trang 25

2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;

C) Các điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá

án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét

xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá

án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản pháp luật hình sự trước đây để giải quyết;

D) Đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 và đã có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì không được căn cứ vào những quy định của Bộ luật hình sự này có nội dung khác so với các điều luật đã được áp dụng khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm; trong trường hợp kháng nghị dựa vào căn cứ khác hoặc

đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 7 năm 2000, thì việc xét xử giám đốc thẩm phải tuân theo quy định tại điểm b và điểm c Mục này”

Tuy nhiên, cần chú ý đối với một số qui định mang tính nhân đạo của

Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ được áp dụng kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (tức là ngày 04 tháng 01 năm 2000) Theo Điểm 3 nghị quyết số 32-1999-NQ-QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 về việc thi hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 các qui định đó là:

Trang 26

“A) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm những tội

mà Bộ luật hình sự này đã bỏ hình phạt tử hình, đối với phụ nữ có thai, phụ

nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử;

B) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm a Mục này nhưng chưa thi hành, thì không thi hành nữa và được chuyển xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật hình sự này quy định đối với hành vi phạm tội đó; trong trường hợp điều luật mới vẫn giữ hình phạt tử hình, thì đối với phụ

nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hình phạt tử hình đã tuyên được chuyển thành tù chung thân;

C) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây quy định là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

D) Không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

Đ) Những người đã chấp hành xong hình phạt về một tội mà Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm nữa hoặc được miễn chấp hành toàn

Trang 27

bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo điểm c và điểm d Mục này, thì đương nhiên được xoá án tích”

1.2.4 Hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian

Trong khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề hiệu lực của luật hình sự thường đề cập đến hai khía cạnh là hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo thời gian Khi xác định chế định của Bộ luật hình sự phải xem xét đến cả hai khía cạnh trên Nội hàm của hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian đó là:

Hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian là “thời điểm áp dụng một hoặc nhiều qui phạm (chế định) cụ thể của luật hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng được thực hiện bởi một chủ thể nhất định trên một lãnh thổ nào đó” [16, tr 218-219]

Theo qui định tại điều 5 Bộ luật hình sự, thì mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị truy cứu tách nhiệm hình sự, trừ trường hợp người phạm tội là người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ

về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc

tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao Như vậy đối với một số người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam Trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao

Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tại điều 6 Bộ luật hình sự đã qui định công dân Việt Nam hoặc người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ

Trang 28

nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này

Cũng theo qui định tại khoản 2 điều 6 Bộ luật hình sự thì người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được qui định trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Như vậy có thể thấy, hiệu lực của Bộ luật hình sự về không gian theo qui định của pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản để đó là: nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc quốc tịch

Thứ nhất, về nguyên tắc lãnh thổ

Theo pháp luật quốc tế hiện đại, lãnh thổ được xác định là “toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ” [9, tr 155] Còn lãnh thổ quốc gia được hiểu là “các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đòng dân cư nhất định Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn

và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế” [9, tr 156]

Về mặt pháp lý, theo qui định tại điều 1 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001), điều 1 tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ ta về lãnh hải,vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Điều 1 tuyên bố ngày 5/6/1984 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam và luật quốc tế thì lãnh thổ nước ta bao gồm đất liền, hải đảo,

Trang 29

các vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung cơ bản của nguyên tắc lãnh thổ thể hiện ở chỗ mọi tội phạm thự hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của các đạo luật hình sự Việt Nam Điều này được quy định xuất phát từ tính toàn quyền về chủ quyền của nước ta đối với lãnh thổ của mình Đây chính là nguyên tắc chủ quyền quốc gia được ghi nhận ở điều 1 Hiến pháp năm 1992 của nước ta

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, hiệu lực của Bộ luật hình sự theo không gian được xác định dựa theo hành vi phạm tội của chủ thể nhất định được thực hiện ở trong lãnh thổ và hành vi phạm tội của chủ thể nhất định được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam

Thứ hai, về nguyên tắc quốc tịch

Khái niệm quốc tịch được định nghĩa khá thông dụng trên thế giới:

theo từ điển Bách khoa của Liên Xô cũ thì “Quốc tịch là sự qui thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân Nhà nước qui định các quyền cho cá nhân

là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước” [10, tr 252]

Còn theo qui định tại điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì

“Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”

Trang 30

Qua nghiên cứu việc áp dụng nguyên tắc quốc tịch trong xây dựng các quy phạm pháp luật về hiệu lực của đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam ta thấy Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã có sự phân loại chủ thể thực hiện phạm tội ra thành các loại đó là: công dân Việt Nam; người được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự; người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam; và người nước ngoài khác

Theo qui định tại điều 49 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì “Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”

Người được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi

và miễn trừ về lãnh sự theo qui định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 bao gồm: viên chức ngoại giao; nhân viên hành chính - kỹ thuật; nhân viên phục vụ; viên chức lãnh sự; nhân viên lãnh sự; nhân viên phục vụ; thành viên của tổ chức quốc tế và phái đoàn ngoại giao tại Việt Nam và hành viên gia đình của viên chức, nhân viên ngoại giao và lãnh sự

Người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài thường trú ở Việt Nam

Người nước ngoài là người có quốc tịch một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam

Trang 31

Nguyên tắc quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và công dân, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Nội dung cơ bản của nguyên tắc quốc tịch thể hiện trong Bộ luật hình sự nước ta đó là: mọi công dân Việt Nam chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam dù họ thực hiện tội phạm bất kỳ ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam Trong những trường hợp công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật hình

sự Việt Nam Đối với những trường hợp đó, ngoài những qui định chung của

Bộ luật hình sự, còn có những qui định khác ở các hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta và nước ngoài

Đối với người không có quốc tịch Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam (trừ người được hưởng các quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự); phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam

1.2.5 Hiệu lực của đạo luật hình sự về lãnh thổ

Lãnh thổ là dấu hiệu cấu thành đầu tiên, cơ bản nhất hình thành quốc gia Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại, phát triển của quốc gia Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình Vấn đề kích thước rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất

đi của danh nghĩa quốc gia

Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia thực hiện các quyền năng của mình Một trong các quyền năng của mỗi quốc gia đó là xây dựng các quy phạm pháp luật bắt buộc mọi công dân phải tôn trọng, tuân thủ và cơ quan quyền

Trang 32

lực Nhà nước chỉ được áp dụng các quy phạm pháp luật đó trong việc quản

lý, bảo vệ công dân, quyền lợi của các tổ chức trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó Một trong các quy phạm pháp luật đó là các quy phạm pháp luật hình

sự yêu cầu mọi công dân không chỉ của quốc gia đó mà các cá nhân khác cũng phải tuân thủ chấp hành

Hiện nay, do sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế, chính trị ,văn hóa quốc tế Khi chúng ta đề cập đến các quy phạm pháp luật hình sự về hiệu lực của đạo luật hình sự theo lãnh thổ không chỉ đề cập qua phạm vi, giới hạn đơn thuần về vùng trời, vùng đất, vùng biển mà hiệu lực của đạo luật hình sự theo lãnh thổ còn bao gồm cả phạm vi trên các tàu bay, tàu biển, đại sứ quán, lãnh sự quán và các vùng biển quốc tế

Đối với nước ta, các quy phạm pháp luật hình sự về hiệu lực của đạo luật hình sự có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ bao gồm:

• Đất liền là các phần lục địa và các hải đảo ở bên trong biên giới quốc gia của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

• Vùng nước tức là toàn bộ phần nước nằm trong biên giới quốc gia gồm: vùng nước nội địa; vùng nước biên giới; nội thủy, lãnh hải (theo tuyên

bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước ta về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Công ước luật biển năm 1982 thì lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra);

• Các đảo và quần đảo ở biển khơi thuộc lãnh thổ Việt Nam, nội thủy

và lãnh hải của các đảo đó;

Trang 33

• Vùng trời của nước ta là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải, các hải đảo, quần đảo, nội thủy và lãnh hải của các hải đảo, quần đảo đó;

• Lòng đất là phần lãnh thổ ở bên dưới đất liền, các vùng nước, các đảo

và quần đảo và các vùng nước của các đảo và quần đảo đó;

• Các tàu, thuyền dân cư (bao gồm tàu chiến và tàu hỗ trợ) mang cờ Việt Nam trong thời gian đậu cảng ở nước ngoài; các tàu thuyền không phải

là quân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi lại trên biển cả mang cờ Việt Nam;

• Các máy bay quân sự mang cờ Việt Nam trogn thời gian bay trên lãnh thổ nước ngoài, trên biển cả hoặc đang đậu ở sân bay nước ngoài hoặc các máy bay không phải là quân sự mang cờ Việt Nam trong thời gian bay trên biển cả;

• Vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.3 Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

1.3.1 Trong pháp luật hình sự Nhật Bản

• Khái niệm hiệu lực của Bộ luật hình sự

Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự Nhật Bản, có thể thấy trong Bộ luật hình sự này không có một điều khoản nào giải thích khái niệm hiệu lực của

Bộ luật hình sự Khái niệm này chỉ được thể hiện trong một số điều tại quyển

I, chương I với khái niệm về chế định Phạm vi áp dụng (“Chapter I Scope of Application”) của Bộ luật hình sự Nhật Bản Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hình sự Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy khái niệm hiệu lực của

Trang 34

Bộ luật hình sự có nội dung đồng nhất với chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản Nội dung cơ bản của nó được thể hiện qua các khía cạnh đó là phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự theo không gian và thời hạn về thời gian của Bộ luật hình sự đối với chủ thể thực

hiện tội phạm nhất định được qui định trong Bộ luật hình sự

Giáo sư Dando quan niệm về hiệu lực của Bộ luật hình sự đó là chế

định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự có “tính chất tạm thời hoặc nhất thời” của Bộ luật hình sự hiện hành về phạm vi áp dụng và thời hạn về thời

gian của nó Chế định này được đúc kết lại từ những nguyên tắc pháp luật Nội dung của chính nguyên tắc đó là ngăn cấm áp dụng trở lại hiệu lực trở về trước sự trừng phạt (retroactive punishments)

Điều này có thể được lý giải đó là khi Bộ luật hình sự có hiệu lực được ban hành thì các qui định về trách nhiệm pháp lý hình sự trong Bộ luật cũ sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội được thực hiện sau khi Bộ luật

đó hết hiệu lực thi hành Hành vi phạm tội đó sẽ do Bộ luật hình sự mới có hiệu lực qui định Trong thực tế thì Bộ luật hình sự Nhật Bản đã được sửa đổi thay thế nhiều lần từ Bộ luật hình sự năm 1907 đến ngày nay (16 lần)

• Đặc điểm về căn cứ pháp lý để xác định hiệu lực của Bộ luật hình

sự Nhật Bản

Trong pháp luật hình sự Nhật Bản khi đề cập đến chế định hiệu lực của

Bộ luật hình sự được hiểu là nói đến chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự Điều này được qui định tại Chương I phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự với 8 điều luật Khi đề cập đến chế định này, pháp luật hình sự Nhật

Bản thường đề cập tới ba vấn đề cơ bản đó là: hạn chế về thời gian của Bộ luật (Time - Limited Legislation); giới hạn hiệu lực của đạo luật về lãnh thổ (Territorial Limits Affecting Penal Law); hiệu lực của Bộ luật đối với bản án

Trang 35

của Tòa án nước ngoài (Effect of Foreign Adjudications); và một vấn đề khác

là hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với các quan hệ pháp luật khác

Để làm rõ những vấn đề kể trên, trước hết ta cần biết hệ thống pháp luật hình sự quốc gia nào có tác động, có ảnh hưởng đến pháp luật hình sự Nhật Bản để từ đó có thể hiểu rõ về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự

trong pháp luật hình sự Nhật Bản Qua tìm hiểu có thể nhận thấy: “pháp luật hình sự Nhật Bản hiện đại phát triển dựa trên nhiều nguồn pháp luật rất đa dạng của nước ngoài Luật hình sự Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật pháp và đặc biệt là luật hình sự Đức Việc giải thích các điều luật hình

sự Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật phương tây (theo nhận xét của giáo sư Dando người nhật bản), đặc biệt là sự uyên thâm của luật hình sự Đức” [36]

Nội dung của những vấn đề kể trên về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự đó là:

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian:

Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian trong pháp luật hình sự Nhật Bản được hiểu đó là sự hạn chế về thời gian của Bộ luật hình sự

Theo giáo sư Genjihô, “sự ban hành pháp luật kèm theo trong đó một điều khoản chính đặc biệt về giai đoạn có ảnh hưởng (hiệu lực) của luật được gọi là hạn chế vể thời gian của Bộ luật” [36] Khái niệm cơ bản về chế

định này nói tới việc tuyên bố giai đoạn có hiệu lực (ảnh hưởng) của đạo luật mới do đạo luật cũ có sự sai sót

Trong Bộ luật hình sự Nhật Bản không qui định nhiều về vấn đề hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian Nó chỉ được qui định tại điều 6 của Bộ

Trang 36

luật:”Khi hình phạt được thay đổi bởi một đạo luật có hiệu lực sau khi thực hiện một tội phạm thì hình phạt nhẹ hơn sẽ được áp dụng” [23, tr 4]

Qui định đó mang tính chất luật thủ tục (luật về hình thức) nhiều hơn Bởi vì, nội dung của qui định này giống với qui định tại khoản 2 điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản; là một căn cứ để tòa án quyết định hình phạt Điều này cho thấy, khi một tội phạm được thực hiện trước khi Bộ luật hình sự

có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang bị xét xử sau khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thi hành thì khi quyết định hình phạt đối với tội phạm đó phải áp dụng hình phạt nhẹ hơn Căn cứ áp dụng hình phạt nhẹ hơn đối với tội phạm được thực hiện trong trường hợp này đó là dựa vào qui định về hình phạt đối với tội phạm đó trong hai Bộ luật hình sự mới có hiệu lực và Bộ luật hình sự

cũ Người thực hiện tội phạm trong trường hợp này có thể được áp dụng theo

Bộ luật hình sự cũ hoặc có thể được áp dụng theo Bộ luật hình sự mới tùy theo mức hình phạt được qui định ở hai Bộ luật này Như vậy có thể thấy đây

là một qui định về hồi tố của đạo luật hình sự về hình phạt đối với cả Bộ luật hình sự mới có hiệu lực và Bộ luật hình sự vừa bị thay thế, mất hiệu lực bởi

Bộ luật hình sự mới Phạm vi hồi tố ở đây chỉ đối với hình phạt khi cả hai Bộ luật đều qui định về tội này nhưng có mức hình phạt khác nhau

Về nguyên tắc có hiệu lực hồi tố được hiểu theo khía cạnh khác ở Nhật Bản đó là khi một Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thì hành vi (thực hiện sau khi có Bộ luật hình sự mới có hiệu lực) được coi là tội phạm theo Bộ luật hình sự cũ nhưng theo Bộ luật hình sự mới hành vi đó không phải là tội phạm thì hành vi này không bị trách nhiệm pháp lý, không được coi là tội phạm Điều này có nghĩa là Bộ luật hình sự cũ không được áp dụng đối với tội phạm được thực hiện sau khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực mà tội phạm này sẽ

do Bộ luật hình sự mới áp dụng Điều này phù hợp với qui định tại điều 39

Trang 37

Hiến pháp Nhật Bản “Không ai có thể bị trách nhiệm về hình đối với một hành vi hợp pháp khi đã làm, hay đã được tha vì hành vi đó” [10, tr 344] Hành vi hợp pháp là “hành vi được thực hiện căn cứ vào luật hoặc pháp lệnh hoặc theo đuổi việc kinh doanh hợp pháp thì không bị xử phạt” [23, tr 15]

Một vấn đề nữa về mặt kỹ thuật lập pháp đó là, khi một điều luật trong

Bộ luật hình sự không còn có hiệu lực áp dụng thì điều luật đó vẫn có trong

Bộ luật hình sự mới nhưng nội dung của nó sẽ không được ghi nhận nữa và

với cách qui định như: “điều 58 (đã bị hủy bỏ); 73, 74, 75, 76 (đã hủy bỏ)” [23, tr 20-24]… Kỹ thuật lập pháp này làm cho bố cục các điều luật khác

cũng không thay đổi khi các điều luật khác hết hiệu lực thi hành Điều này thể hiện tính ổn định, tính chuẩn xác và rõ ràng trong hệ thống qui định pháp luật hình sự, thuận tiện cho việc áp dụng các qui định pháp luật trong thực tế

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự về không gian

Chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản

về không gian được hiểu là giới hạn hiệu lực của đạo luật về lãnh thổ và nó được qui định từ điều 1 đến điều 4 trong Bộ luật hình sự Nhật Bản

Chế định này được xây dựng dựa trên nguyên tắc lãnh thổ là chủ yếu

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện: ”đạo luật sẽ áp dụng với người phạm tội ở trong Nhật Bản hoặc trên tàu bay hoặc tàu biển của Nhật Bản đối với người là công dân Nhật Bản hoặc không là công dân Nhật Bản” [36]

Theo qui định tại điều 1 Bộ luật hình sự Nhật Bản, đối với các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của Nhật Bản

“Bộ luật này được áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện tội phạm trên lãnh thổ của Nhật Bản

Trang 38

Bộ luật cũng được áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện tội phạm trên máy bay hoặc tàu thủy của Nhật Bản đang ở nước ngoài” [23, tr

01]

Còn đối với các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản,

Bộ luật hình sự cũng qui định khá cụ thể từng trường hợp mà Bộ luật hình sự Nhật Bản có hiệu lực như: điều 2 qui định về các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 3 qui định về các tội phạm do người Nhật thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 4 qui định về các tội phạm do công chức của Nhật Bản thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 4-2 qui định các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản chịu sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự Nhật Bản, các qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo không gian trong pháp luật hình sự Nhật Bản có một số đặc điểm đó là:

Thứ nhất, quan niệm về lãnh thổ trong pháp luật hình sự Nhật Bản là

một khái niệm lãnh thổ mở rộng Nó không chỉ bao gồm đất liền, vùng biển, vùng trời của quốc gia Nhật Bản mà còn trên các tàu bay hoặc tàu thủy của Nhật Bản

Thứ hai, mặc dù khái niệm về tội phạm không được qui định cụ thể

trong Bộ luật hình sự Nhật Bản như thế nào? Có những đặc điểm, dấu hiệu như thế nào? Tuy nhiên, tội phạm được coi là thực hiện trong lãnh thổ của

Nhật Bản theo pháp luật hình sự Nhật Bản bao gồm cả những tội có “một phần của hành vi đúng (tương ứng) với yếu tố tội phạm vật chất xảy ra trong Nhật Bản thì tội phạm được coi như hoàn thành trong Nhật Bản Ví dụ như tội cố ý và chuẩn bị phạm tội thì nơi người phạm tội có ý định làm cho hậu

quả xảy ra là nơi tội phạm thực hiện, hoàn thành” [36]

Trang 39

Như vậy có thể thấy, tội phạm được coi là thực hiện trong lãnh thổ của Nhật Bản chỉ cần có đặc điểm, dấu hiệu tương ứng với một yếu tố cấu thành một trong các tội được qui định trong Bộ luật hình sự Nhật Bản Nó sẽ bao gồm cả các tội phạm chỉ có hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Nhật Bản nhưng hậu quả phát sinh ở trong lãnh thổ Nhật Bản (các tội cấu thành vật chất); các tội chỉ có hậu quả phát sinh trong lãnh thổ Nhật Bản…

Thứ ba, qui định rõ ràng và cụ thể về trường hợp tội phạm được thực

hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản đối với từng đối tượng phạm tội trong Bộ luật hình sự Nhật Bản: điều 2 qui định đối với bất kỳ người phạm tội nào; điều 3 đối với người Nhật Bản; điều 4 đối với công chức Nhật Bản; và điều 4-2 đối với các trường hợp Điều ước quốc tế qui định Đặc biệt qui định riêng

về trường hợp công chức Nhật Bản thực hiện tội phạm ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản ở điều 4 có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế vì qui định này

có tính cách là qui định răn đe, phòng ngừa, tăng nặng tính chất tội phạm đối với đối tượng là công chức từ đó tạo hình ảnh tốt đẹp về quốc gia Nhật Bản đối với các quốc gia khác Qui định đầy đủ như hiện nay tại điều 4 được qui định đầu tiên trong Bộ luật hình sự năm 1987 Một số qui định từ điều 2 của

Bộ luật hình sự năm 1947 được chuyển sang điều 4 và nó trở thành một

nguyên tắc phổ biến trong pháp luật hình sự để “bảo vệ nguyên tắc đạo đức của công chức Nhật Bản” [36]

Qui định này, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Bởi vì, nó tránh cho việc áp dụng tùy tiện, tạo thuận tiện cho các cơ quan tư pháp áp dụng pháp luật

Thứ tư, qui định về hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự

Nhật Bản đã phân loại chủ thể thực hiện tội phạm bao gồm: người Nhật Bản;

Trang 40

công chức Nhật Bản; người được qui định trong Điều ước quốc tế; và người nước ngoài khác

Ngoài các đặc điểm về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo lãnh thổ kể trên qui định chế định này trong Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng bộc lộ một số khiếm quyết đó là:

Một là, Bộ luật hình sự chưa đề cập đến đối tượng thực hiện tội phạm

trong lãnh thổ Nhật Bản là những người được hưởng các đặc quyền ngoại giao và lãnh sự của các nước có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản theo thông

lệ quốc tế

Hai là, chưa đề cấp đến trường hợp các tội phạm được thực hiện trong

các trụ sở của các cơ quan ngoại giao đặt trong lãnh thổ Nhật Bản mà xâm phạm đến quan hệ pháp luật hình sự của quốc gia khác bảo vệ nhưng không xâm phạm tới quan hệ pháp luật hình sự được pháp luật hình sự Nhật Bản bảo vệ

Ba là, Bộ luật hình sự Nhật Bản chưa qui định về trường hợp tội phạm

được thực hiện ở nước ngoài không được qui định trong các Điều ước quốc tế

và không thuộc các trường hợp qui định ở các điều 2, 3, 4 thì sẽ giải quyết như thế nào

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với bản án của Tòa án nước ngoài:

Theo qui định tại điều 5 Bộ luật hình sự Nhật Bản thì đối với người

phạm tội đã bị xét xử về tội phạm đó ở nước ngoài thì người đó cũng không tránh khỏi bị xét xử thêm hình phạt ở Nhật Bản đối với hành vi đó Tuy nhiên, những bản án đối với người phạm tội bị tòa án nước ngoài tuyên có

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 được Quốc Hội Khóa VII, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985
2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 được Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
5. Bộ luật Hồng đức (Quốc Triều Hình Luật) (2003), Người dịch TS. Nguyễn Ngọc Thuận – TS. Nguyễn Tá Nhí Viện sử học Việt Nam viết lời nói đầu, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hồng đức
Tác giả: Bộ luật Hồng đức (Quốc Triều Hình Luật)
Nhà XB: Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
6. Đại Việt sử ký toàn thư (1983), Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư (1983)
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 1983
7. Đinh Văn Quế (2006): Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Đinh Văn Quế
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) (2007), Khoa luật-Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) (2007)
Tác giả: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2007
9. Giáo trình luật quốc tế (2006), Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật quốc tế (2006), Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Giáo trình luật quốc tế
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2006
10. Giáo trình luật Hiến pháp của các nước tư bản (1997), Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Hiến pháp của các nước tư bản (1997)
Tác giả: Giáo trình luật Hiến pháp của các nước tư bản
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1997
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa VIII, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa VIII, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ II thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ XI thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
16. Lê Văn Cảm (2005): Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Lê Văn Cảm
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Ngô Huy Cương (2008): Tập bài giảng luật so sánh, Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng luật so sánh, Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2008
23. Nguyễn Văn Hoàn (1994), PTS Uông Chu Lưu (hiệu đính): Bộ luật hình sự Nhật bản, Bộ tư pháp - Ban dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Nhật bản, Bộ tư pháp - Ban dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 1994
24. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển pháp luật hình sự
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
25. Phan Huy Lê (1961), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1961
26. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa ngày 21 tháng 10 năm 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa
27. Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w