Trong pháp luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 42)

• Khái niệm hiệu lực của Bộ luật hình sự

Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự Nhật Bản, có thể thấy trong Bộ luật hình sự này không có một điều khoản nào giải thích khái niệm hiệu lực của Bộ luật hình sự. Khái niệm này chỉ được thể hiện trong một số điều tại quyển I, chương I với khái niệm về chế định Phạm vi áp dụng (“Chapter I. Scope of Application”) của Bộ luật hình sự Nhật Bản. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hình sự Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy khái niệm hiệu lực của

Bộ luật hình sự có nội dung đồng nhất với chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản. Nội dung cơ bản của nó được thể hiện qua các khía cạnh đó là phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự theo không gian và thời hạn về thời gian của Bộ luật hình sự đối với chủ thể thực hiện tội phạm nhất định được qui định trong Bộ luật hình sự.

Giáo sư Dando quan niệm về hiệu lực của Bộ luật hình sự đó là chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự có “tính chất tạm thời hoặc nhất thời” của Bộ luật hình sự hiện hành về phạm vi áp dụng và thời hạn về thời gian của nó. Chế định này được đúc kết lại từ những nguyên tắc pháp luật. Nội dung của chính nguyên tắc đó là ngăn cấm áp dụng trở lại hiệu lực trở về trước sự trừng phạt (retroactive punishments).

Điều này có thể được lý giải đó là khi Bộ luật hình sự có hiệu lực được ban hành thì các qui định về trách nhiệm pháp lý hình sự trong Bộ luật cũ sẽ không được áp dụng đối với hành vi phạm tội được thực hiện sau khi Bộ luật đó hết hiệu lực thi hành. Hành vi phạm tội đó sẽ do Bộ luật hình sự mới có hiệu lực qui định. Trong thực tế thì Bộ luật hình sự Nhật Bản đã được sửa đổi thay thế nhiều lần từ Bộ luật hình sự năm 1907 đến ngày nay (16 lần).

• Đặc điểm về căn cứ pháp lý để xác định hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản

Trong pháp luật hình sự Nhật Bản khi đề cập đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự được hiểu là nói đến chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự. Điều này được qui định tại Chương I phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự với 8 điều luật. Khi đề cập đến chế định này, pháp luật hình sự Nhật Bản thường đề cập tới ba vấn đề cơ bản đó là: hạn chế về thời gian của Bộ luật (Time - Limited Legislation); giới hạn hiệu lực của đạo luật về lãnh thổ (Territorial Limits Affecting Penal Law); hiệu lực của Bộ luật đối với bản án

của Tòa án nước ngoài (Effect of Foreign Adjudications); và một vấn đề khác là hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với các quan hệ pháp luật khác.

Để làm rõ những vấn đề kể trên, trước hết ta cần biết hệ thống pháp luật hình sự quốc gia nào có tác động, có ảnh hưởng đến pháp luật hình sự Nhật Bản để từ đó có thể hiểu rõ về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản. Qua tìm hiểu có thể nhận thấy: “pháp luật hình sự Nhật Bản hiện đại phát triển dựa trên nhiều nguồn pháp luật rất đa dạng của nước ngoài. Luật hình sự Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật pháp và đặc biệt là luật hình sự Đức. Việc giải thích các điều luật hình sự Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật phương tây (theo nhận xét của giáo sư Dando người nhật bản), đặc biệt là sự uyên thâm của luật hình sự Đức” [36].

Nội dung của những vấn đề kể trên về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự đó là:

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian:

Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian trong pháp luật hình sự Nhật Bản được hiểu đó là sự hạn chế về thời gian của Bộ luật hình sự.

Theo giáo sư Genjihô, “sự ban hành pháp luật kèm theo trong đó một điều khoản chính đặc biệt về giai đoạn có ảnh hưởng (hiệu lực) của luật được gọi là hạn chế vể thời gian của Bộ luật” [36]. Khái niệm cơ bản về chế định này nói tới việc tuyên bố giai đoạn có hiệu lực (ảnh hưởng) của đạo luật mới do đạo luật cũ có sự sai sót.

Trong Bộ luật hình sự Nhật Bản không qui định nhiều về vấn đề hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian. Nó chỉ được qui định tại điều 6 của Bộ

luật:”Khi hình phạt được thay đổi bởi một đạo luật có hiệu lực sau khi thực hiện một tội phạm thì hình phạt nhẹ hơn sẽ được áp dụng” [23, tr. 4].

Qui định đó mang tính chất luật thủ tục (luật về hình thức) nhiều hơn. Bởi vì, nội dung của qui định này giống với qui định tại khoản 2 điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản; là một căn cứ để tòa án quyết định hình phạt. Điều này cho thấy, khi một tội phạm được thực hiện trước khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang bị xét xử sau khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thi hành thì khi quyết định hình phạt đối với tội phạm đó phải áp dụng hình phạt nhẹ hơn. Căn cứ áp dụng hình phạt nhẹ hơn đối với tội phạm được thực hiện trong trường hợp này đó là dựa vào qui định về hình phạt đối với tội phạm đó trong hai Bộ luật hình sự mới có hiệu lực và Bộ luật hình sự cũ. Người thực hiện tội phạm trong trường hợp này có thể được áp dụng theo Bộ luật hình sự cũ hoặc có thể được áp dụng theo Bộ luật hình sự mới tùy theo mức hình phạt được qui định ở hai Bộ luật này. Như vậy có thể thấy đây là một qui định về hồi tố của đạo luật hình sự về hình phạt đối với cả Bộ luật hình sự mới có hiệu lực và Bộ luật hình sự vừa bị thay thế, mất hiệu lực bởi Bộ luật hình sự mới. Phạm vi hồi tố ở đây chỉ đối với hình phạt khi cả hai Bộ luật đều qui định về tội này nhưng có mức hình phạt khác nhau.

Về nguyên tắc có hiệu lực hồi tố được hiểu theo khía cạnh khác ở Nhật Bản đó là khi một Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thì hành vi (thực hiện sau khi có Bộ luật hình sự mới có hiệu lực) được coi là tội phạm theo Bộ luật hình sự cũ nhưng theo Bộ luật hình sự mới hành vi đó không phải là tội phạm thì hành vi này không bị trách nhiệm pháp lý, không được coi là tội phạm. Điều này có nghĩa là Bộ luật hình sự cũ không được áp dụng đối với tội phạm được thực hiện sau khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực mà tội phạm này sẽ do Bộ luật hình sự mới áp dụng. Điều này phù hợp với qui định tại điều 39

Hiến pháp Nhật Bản “Không ai có thể bị trách nhiệm về hình đối với một hành vi hợp pháp khi đã làm, hay đã được tha vì hành vi đó” [10, tr. 344]. Hành vi hợp pháp là “hành vi được thực hiện căn cứ vào luật hoặc pháp lệnh hoặc theo đuổi việc kinh doanh hợp pháp thì không bị xử phạt” [23, tr. 15]. Một vấn đề nữa về mặt kỹ thuật lập pháp đó là, khi một điều luật trong Bộ luật hình sự không còn có hiệu lực áp dụng thì điều luật đó vẫn có trong Bộ luật hình sự mới nhưng nội dung của nó sẽ không được ghi nhận nữa và với cách qui định như: “điều 58 (đã bị hủy bỏ); 73, 74, 75, 76 (đã hủy bỏ)”

[23, tr. 20-24] Kỹ thuật lập pháp này làm cho bố cục các điều luật khác cũng không thay đổi khi các điều luật khác hết hiệu lực thi hành. Điều này thể hiện tính ổn định, tính chuẩn xác và rõ ràng trong hệ thống qui định pháp luật hình sự, thuận tiện cho việc áp dụng các qui định pháp luật trong thực tế.

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự về không gian

Chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản về không gian được hiểu là giới hạn hiệu lực của đạo luật về lãnh thổ và nó được qui định từ điều 1 đến điều 4 trong Bộ luật hình sự Nhật Bản.

Chế định này được xây dựng dựa trên nguyên tắc lãnh thổ là chủ yếu. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện: ”đạo luật sẽ áp dụng với người phạm tội ở trong Nhật Bản hoặc trên tàu bay hoặc tàu biển của Nhật Bản đối với người là công dân Nhật Bản hoặc không là công dân Nhật Bản” [36]. Theo qui định tại điều 1 Bộ luật hình sự Nhật Bản, đối với các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của Nhật Bản.

“Bộ luật này được áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện tội phạm trên lãnh thổ của Nhật Bản.

Bộ luật cũng được áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện tội phạm trên máy bay hoặc tàu thủy của Nhật Bản đang ở nước ngoài” [23, tr. 01].

Còn đối với các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản, Bộ luật hình sự cũng qui định khá cụ thể từng trường hợp mà Bộ luật hình sự Nhật Bản có hiệu lực như: điều 2 qui định về các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 3 qui định về các tội phạm do người Nhật thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 4 qui định về các tội phạm do công chức của Nhật Bản thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản; điều 4-2 qui định các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản chịu sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế.

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự Nhật Bản, các qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo không gian trong pháp luật hình sự Nhật Bản có một số đặc điểm đó là:

Thứ nhất, quan niệm về lãnh thổ trong pháp luật hình sự Nhật Bản là một khái niệm lãnh thổ mở rộng. Nó không chỉ bao gồm đất liền, vùng biển, vùng trời của quốc gia Nhật Bản mà còn trên các tàu bay hoặc tàu thủy của Nhật Bản.

Thứ hai, mặc dù khái niệm về tội phạm không được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự Nhật Bản như thế nào? Có những đặc điểm, dấu hiệu như thế nào? Tuy nhiên, tội phạm được coi là thực hiện trong lãnh thổ của Nhật Bản theo pháp luật hình sự Nhật Bản bao gồm cả những tội có “một phần của hành vi đúng (tương ứng) với yếu tố tội phạm vật chất xảy ra trong Nhật Bản thì tội phạm được coi như hoàn thành trong Nhật Bản. Ví dụ như tội cố ý và chuẩn bị phạm tội thì nơi người phạm tội có ý định làm cho hậu quả xảy ra là nơi tội phạm thực hiện, hoàn thành” [36].

Như vậy có thể thấy, tội phạm được coi là thực hiện trong lãnh thổ của Nhật Bản chỉ cần có đặc điểm, dấu hiệu tương ứng với một yếu tố cấu thành một trong các tội được qui định trong Bộ luật hình sự Nhật Bản. Nó sẽ bao gồm cả các tội phạm chỉ có hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Nhật Bản nhưng hậu quả phát sinh ở trong lãnh thổ Nhật Bản (các tội cấu thành vật chất); các tội chỉ có hậu quả phát sinh trong lãnh thổ Nhật Bản…

Thứ ba, qui định rõ ràng và cụ thể về trường hợp tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản đối với từng đối tượng phạm tội trong Bộ luật hình sự Nhật Bản: điều 2 qui định đối với bất kỳ người phạm tội nào; điều 3 đối với người Nhật Bản; điều 4 đối với công chức Nhật Bản; và điều 4-2 đối với các trường hợp Điều ước quốc tế qui định. Đặc biệt qui định riêng về trường hợp công chức Nhật Bản thực hiện tội phạm ở ngoài lãnh thổ của Nhật Bản ở điều 4 có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế vì qui định này có tính cách là qui định răn đe, phòng ngừa, tăng nặng tính chất tội phạm đối với đối tượng là công chức từ đó tạo hình ảnh tốt đẹp về quốc gia Nhật Bản đối với các quốc gia khác. Qui định đầy đủ như hiện nay tại điều 4 được qui định đầu tiên trong Bộ luật hình sự năm 1987. Một số qui định từ điều 2 của Bộ luật hình sự năm 1947 được chuyển sang điều 4 và nó trở thành một nguyên tắc phổ biến trong pháp luật hình sự để “bảo vệ nguyên tắc đạo đức của công chức Nhật Bản” [36].

Qui định này, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự. Bởi vì, nó tránh cho việc áp dụng tùy tiện, tạo thuận tiện cho các cơ quan tư pháp áp dụng pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, qui định về hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản đã phân loại chủ thể thực hiện tội phạm bao gồm: người Nhật Bản;

công chức Nhật Bản; người được qui định trong Điều ước quốc tế; và người nước ngoài khác.

Ngoài các đặc điểm về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo lãnh thổ kể trên qui định chế định này trong Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng bộc lộ một số khiếm quyết đó là:

Một là, Bộ luật hình sự chưa đề cập đến đối tượng thực hiện tội phạm trong lãnh thổ Nhật Bản là những người được hưởng các đặc quyền ngoại giao và lãnh sự của các nước có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản theo thông lệ quốc tế.

Hai là, chưa đề cấp đến trường hợp các tội phạm được thực hiện trong các trụ sở của các cơ quan ngoại giao đặt trong lãnh thổ Nhật Bản mà xâm phạm đến quan hệ pháp luật hình sự của quốc gia khác bảo vệ nhưng không xâm phạm tới quan hệ pháp luật hình sự được pháp luật hình sự Nhật Bản bảo vệ.

Ba là, Bộ luật hình sự Nhật Bản chưa qui định về trường hợp tội phạm được thực hiện ở nước ngoài không được qui định trong các Điều ước quốc tế và không thuộc các trường hợp qui định ở các điều 2, 3, 4 thì sẽ giải quyết như thế nào.

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với bản án của Tòa án nước ngoài:

Theo qui định tại điều 5 Bộ luật hình sự Nhật Bản thì đối với người phạm tội đã bị xét xử về tội phạm đó ở nước ngoài thì người đó cũng không tránh khỏi bị xét xử thêm hình phạt ở Nhật Bản đối với hành vi đó. Tuy nhiên, những bản án đối với người phạm tội bị tòa án nước ngoài tuyên có

hiệu lực hoàn toàn hoặc một phần về mức hình phạt thì khi tòa án Nhật Bản xét xử đối với trường hợp này phải giảm hoặc tha.

Trước khi Bộ luật hình sự Nhật Bản được sửa đổi năm 1947 thì việc xét xử của tòa án đối với người phạm tội đã bị xét xử ở nước ngoài tự do. Chỉ sau khi Bộ luật hình sự Nhật Bản sửa đổi năm 1947 có hiệu lực thì việc xét xử của tòa án Nhật Bản đối với trường hợp trên trở thành một nguyên tắc cơ bản. Tòa án Nhật Bản theo qui định đó sẽ xét xử đối với hành vi phạm tội đã bị tuyên bản án bởi Tòa án nước ngoài. Đây là một trong những kinh nghiệm lập pháp mà Nhật Bản đã tiếp thu được từ kỹ thuật pháp luật của các nước phương tây và cũng là xu thế chung của pháp luật hình sự thế giới.

* Hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với những quan hệ pháp luật khác:

Vấn đề này được qui định tại điều 8 Bộ luật hình sự Nhật Bản. Theo qui định đó thì các qui định chung của Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng được áp dụng đối với những tội phạm mà hình phạt đối với chúng được qui định tại các luật và pháp lệnh khác, trừ trường hợp các văn bản luật và pháp lệnh đó có qui định khác.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 42)