trong điều 7 Bộ luật hình sự
Như chúng ta đã biết, đối với việc xác định áp dụng các văn bản pháp luật hình sự nào để truy tố và xét xử hành vi phạm tội cũng như việc xác định đúng thời gian phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng như:
Đối với các tội có cấu thành hình thức, thời gian phạm tội đó chính là thời gian thực hiện hành vi phạm tội. Trong thời gian hành vi đó được thực hiện, văn bản pháp luật hình sự nào đang có hiệu lực thi hành thì áp dụng văn bản đó để truy tố và xét xử.
Đối với các tội phạm có cấu thành vật chất, thời gian phạm tội được coi là thời gian hành vi phạm tội gây ra hậu quả nghuy hiểm cho xã hội.
Đối với tội phạm do đồng phạm có tổ chức thực hiện thì thời gian phạm tội được coi là hoàn thành khi người thực hành thực hiện hành vi có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà họ đã bàn bạc, dự định thực hiện. Vì thế người thực hành thực hiện tội phạm lúc văn bản pháp luật hình sự nào đang có hiệu lực thi hành thì áp dụng văn bản pháp luật hình sự đó để truy tố và xét xử những người đồng phạm.
Tội phạm liên tục được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đầu tiên, do vậy trong trường hợp phạm tội liên tục, người phạm tội liên tục chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình theo văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực thi hành ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đầu tiên.
Tội phạm kéo dài là tội phạm bao gồm những hành vi riêng biệt và mỗi hành vi đó đều có đầy đủ dấu hiệu của cùng một tội danh. Do vậy, người thực hiện tội phạm kéo dài chịu trách nhiệm hình sự theo văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực thi hành khi tội phạm đó được phát hiện.
Như vậy có thể thấy, thời gian phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng các chế định pháp luật hình sự. Việc quy định về thời gian phạm tội trong Bộ luật hình sự là rất cần thiết.
Về quy phạm pháp luật này, tác giả luận văn cũng cùng quan điểm với mô hình lý luận về quy phạm pháp luật “thời gian phạm tội” mà TSKH. GS Lê Văn Cảm đưa ra trong các công trình khoa học.