lực của Bộ luật hình sự trên thực tiễn
Như phần trên đã trình bày, khái niệm chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo chúng tôi được hiểu là: Hiệu lực của Bộ luật hình sự là sự biểu hiện năng lượng pháp lý của một hoặc nhiều qui phạm cụ thể được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự đối với tội phạm xảy ra trong thực tế trên một lãnh thổ nào đó và trong một khoảng thời gian nào đó.
Qua nghiên cứu qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo không gian trong Bộ luật hình sự hiện hành ở nước ta hiện nay, chế định này vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng như sau:
Một là, qui định về “hành vi phạm tội” ở khoản 1 điều 5.
Hành vi phạm tội được xem là “cách xử xự (tác vi hoặc bất tác vi) trái pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm và nó có ý nghĩa pháp lý hình sự”[16, tr. 336].
Về mặt hình thức thì khái niệm về “hành vi phạm tội” chưa được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự như thế nào. Qui định như khoản 1 điều 5 Bộ luật hình sự năm 1999 hiện nay sẽ có thể dẫn đến cách hiểu đó là Bộ luật hình sự Việt Nam được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam và mọi hành vi phạm tội theo pháp luật nước khác được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì, chưa có quy định cụ thể về hành vi này trong Bộ luật hình sự hiện hành ở nước ta hiện nay là hành vi như thế nào và hành vi phạm tội theo quan niệm ở
mỗi quốc gia lại không hoàn toàn giống nhau. Quy định như vậy cho thấy, Bộ luật hình sự Việt Nam không chỉ có hiệu lực đối với các quan hệ pháp luật hình sự được Bộ luật hình sự bảo vệ mà còn có hiệu lực đối với các quan hệ pháp luật hình sự được pháp luật hình sự của quốc gia khác bảo vệ.
Việc qui định thuật ngữ này cũng không thống nhất trong các điều luật: ở phần tên điều luật thì quy định “hành vi phạm tội” trong khi đó tại các khoản trong điều luật lại quy định thêm cả thuật ngữ khác là “phạm tội”. Đây là hai thuật ngữ pháp lý có phạm trù, có nội hàm không đồng nhất nhau. Hơn nữa, qui định về cả hai thuật ngữ này chưa được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự mà trong Bộ luật hình sự hiện hành chỉ qui định về chế định “tội phạm” trong điều 8 của Bộ luật hình sự.
Mặt khác, qui định như ở khoản 1 điều 5 Bộ luật hình sự thì đối với các tội có cấu thành hình thức, tức là những tội phạm mà dấu hiệu gây ra hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với chúng thì nơi thực hiện tội phạm được coi là đã xẩy ra hành vi phạm tội đó thì không có khó khăn trong việc áp dụng các qui định của Bộ luật hình sự. Nhưng đối với các tội phạm khác có cấu thành vật chất, tức là đối với tội phạm nhất thiết phải có dấu hiệu bắt buộc là gây ra hậu quả, có thể xảy ra trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng hậu quả của hành vi đó lại là nơi khác thì theo qui định tại khoản 1 điều 5, Bộ luật hình sự Việt Nam vẫn có hiệu lực đối với hành vi này. Qui định này sẽ gây nên sự xung đột pháp luật giữa các quốc gia. Bởi vì, đại đa số các nhà khoa học- luật gia lại quan điểm địa điểm phạm tội là nơi xảy ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội đó gây ra. Ví dụ như một người thực hiện hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác được thực hiện ở trong lãnh thổ Việt Nam nhưng hậu quả của hành vi này lại
xảy ra ở nước ngoài. Theo qui định tại điều 145 Bộ luật hình sự năm 1999 người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Nhưng theo qui định trong pháp luật hình sự của nhiều nước thì hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự của quốc gia nơi mà hậu quả thực tế xảy ra như theo qui định tại điều 3 Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa: “Nếu hành vi phạm tội hoặc kết quả phạm tội xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì tội phạm được coi là đã hoàn thành trên lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” [28].
Cũng đối với các tội có cấu thành vật chất, khi hành vi phạm tội được thực hiện ở một nơi không thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không thể xác định cụ thể được hành vi phạm tội đó diễn ra ở đâu nhưng hậu quả của hành vi đó lại được phát sinh trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì qui định như khoản 1 điều 5 Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội đó không được áp dụng các qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ như hành vi phát tán virut máy tính không xác định được nơi thực hiện hành vi này ở trong lãnh thổ Việt Nam hay không nhưng hậu quả lại xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp này, nếu quy định bởi các quy phạm pháp luật tùy nghi (nếu vẫn quy định “hành vi phạm tội” như trong khoản điều 5, điều 6, điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999) đó là hành vi tội phạm đó sẽ được Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng hoặc Luật hình sự của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi đó gây ra. Bởi vì, mục đích chung của pháp luật hình sự các nước là đều bảo vệ các quan hệ xã hội cần được pháp luật hình sự bảo vệ. Kỹ thuật lập pháp này cũng đã được sử dụng trong các qui định tại phần thứ bẩy Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài trong Bộ luật Dân Sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. Ví dụ như quy định tại khoản 1 điều 773 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”.
Tuy nhiên, giải pháp trên chỉ đúng đối với tình huống nêu ở trên còn một trường hợp khác như nếu hành vi có ý (mới chỉ biểu hiện, có ý định hoặc dự định – các cấu thành phạm tội cắt xén) phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam còn hậu quả xảy ra hoặc sẽ xảy ra ở nước ngoài hoặc một phần của hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, phần khác được thực hiện ở nước ngoài, còn hậu quả xảy ra ở nước ngoài thì hành vi đó có được coi là được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam (hành vi đề cập trong trường hợp này đó là những hành vi chưa đủ dấu hiệu được coi là hành vi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam). Ví dụ như hành vi tạo ra virut máy tính xâm nhập vào các trang website của ngân hàng nước ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng đó được thực hiện một phần trong lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam phần còn lại được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo chúng tôi, để giải quyết những vấn đề bất cập trong qui định về “hành vi phạm tội” ở điều 5 Bộ luật hình sự còn phải căn cứ vào chế định về “tội phạm” và thêm vào sau điều luật “trừ những trường hợp Bộ luật hình sự này có qui định khác”. Bởi vì, chế định tội phạm là một trong hai chế định cơ bản của pháp luật hình sự đã được qui định tại điều 8 Bộ luật hình sự; khi căn cứ vào chế định tội phạm sẽ giải quyết được các vướng mắc kể trên; mặt khác để truy cứu trách nhiệm hình sự một chủ thể nhất định thì không chỉ căn cứ vào hành vi của họ mà còn căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm khác
được qui định trong Bộ luật hình sự; và còn có trường hợp ngoại lệ đối với chủ thể phạm tội là người được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc lãnh sự.
Tuy nhiên, việc bổ sung thêm cụm từ “trừ những trường hợp Bộ luật hình sự này có qui định khác” vào quy định nào, khoản nào hay điều nào trong các quy định về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự lại là một vấn đề khá phức tạp. Bởi lẽ, khi quy định cụm từ này vào trong các điều luật về chế định hiệu lực Bộ luật hình sự vô hình chung nhà làm luật đã tạo ra một khoảng trống trong việc áp dụng pháp luật. Việc tạo ra khoảng trống này có tính hai mặt của nó. Đó là:
Mặt thứ nhất- mặt tiêu cực: các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật sử dụng khoảng trống, kẽ hở trong quy định pháp luật này để sử dụng vào lợi ích cá nhân, vụ lợi, áp dụng không đúng tính thần pháp luật. Trường hợp này chỉ đặt ra đối với các chủ thể áp dụng pháp luật là cá nhân thoái háo biến chất, suy đồi đạo đức.
Mặt thứ hai- mặt tích cực: với việc quy định cụm từ này, phải chăng nhà làm luật hướng các chủ thể áp dụng pháp luật có thể áp dụng pháp luật một cách khoa học, không máy móc từng trường hợp sảy ra trong thực tế; thể hiện được nguyên tắc nhân đạo trong các quy định pháp luật hình sự. Mặt khác, nó cũng thể hiện được bản chất, tinh thần và mục đích đặt ra các quy phạm pháp luật đó là các quy định pháp luật đặt ra để phục vụ, điều chỉnh các quan hệ xã hội chứ không phải con người phục vụ các quy phạm pháp luật. Trong thực tế, cụm từ này cũng đã được quy định phần nào đó tại khoản 2 điều 7 Bộ luật hình sự năm 1985.
Việc có quy định hay không quy định cụm từ “trừ những trường hợp Bộ luật hình sự này có qui định khác” trong Bộ luật hình sự là một vấn đề
lớn và rất phức tạp. Chính vì vậy, trong giới hạn của luận văn chúng tôi không đi sâu nghiên cứu vấn đề này mà chúng tôi sẽ đề cập, nghiên cứu sâu hơn trong các công trình khoa học khác.
Hai là, về địa điểm phạm tội.
Trong khoa học luật hình sự, địa điểm phạm tội được hiểu là “nơi tội phạm kết thúc (về mặt pháp lý) hoặc nơi mà hoạt động phạm tội của chủ thể bị ngăn chặn” [16, tr. 219].
Các nhà làm luật nước ta đã dựa vào nguyên tắc lãnh thổ quốc gia để phân chia ra hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội ở trong lãnh thổ hoặc ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với từng chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nhất định.
Như vậy, theo qui định tại điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thì Bộ luật hình sự nước ta có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội trên đất liền, hải đảo, các vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qui định này gặp khó khăn thực hiện khi hành vi theo qui định của pháp luật hình sự Việt Nam được coi là tội phạm được thực hiện trong phạm vi trụ sở của các cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán). Ví dụ như hành vi thực hiện đó theo qui định của pháp luật hình sự của nước có cơ quan ngoại giao đặt ở Việt Nam có thể không là tội phạm nhưng theo pháp luật hình sự Việt Nam lại là tội phạm cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như trường hợp người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan qui định ở điều 247 Bộ luật hình sự Việt Nam được thực hiện ở trong cơ quan ngoại giao theo qui định của pháp luật hình sự một số nước không coi đây là tội phạm. Hay trường hợp một người nước ngoài phạm tội với một người nước ngoài khác trong trụ sở của cơ quan ngoại giao tại Việt Nam... Những
trường hợp như trên rất khó giải quyết vì theo thông lệ của pháp luật quốc tế và chính sách pháp luật ngoại giao của nước ta đã được qui định tại khoản 2 điều 5 Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì “trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức trách Việt Nam chỉ được vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan hoặc người được ủy quyền”. Quốc gia nhận đại diện ngoại giao có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không bị xâm phạm. Mặt khác, hành vi phạm tội được thực hiện trong trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao đó không thuộc quan hệ pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ. Bộ luật hình sự nước ta chưa qui định về vấn đề này.
Vấn đề này cũng giống như trường hợp trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta đặt ở nước ngoài.
Do vậy, qui định như khoản 1 điều 5 Bộ luật hình sự hiện hành là chưa thỏa đáng, không loại trừ và đề cập đến một số tình huống xảy ra khác trên thực tế kể trên.
Có thể nói do đặc thù của cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia đó. Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thỏa thuận giữa hai quốc gia. Cơ quan này đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhận đại diện và quan hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhận đại diện.
Chính vì vậy, theo chúng tôi thì tội phạm khi thực hiện ở trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự của cả hai nước đó là nước có cơ quan đại diện ngoại giao và nước nhận đại diện
ngoại giao. Trong trường hợp này, giải pháp đó là sử dụng qui phạm tùy nghi để đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia và pháp luật quốc tế. Khi tội phạm được thực hiện trong trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao mà xâm phạm đến quan hệ pháp luật hình sự của quốc gia nào thì hiệu lực của Bộ luật hình sự quốc gia đó sẽ được áp dụng đối với tội phạm đó.
Ba là, đối với các trường hợp tội phạm được thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển.
Bộ luật hình sự hiện hành ở nước ta hiện nay không qui định cụ thể đối với trường hợp tội phạm được thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển của Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài hoặc ở vùng biển quốc tế, không phận quốc tế; tội phạm thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển của nước ngoài trên lãnh thổ nước ta mà xâm phạm tới quan hệ pháp luật hình sự được nước ta bảo vệ… thì Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hay không.
Hay trong trường hợp, trên một tàu bay bao gồm đội bay là nhũng người không cùng quốc tịch của một quốc gia, đội tiếp viên là những người