Trên thực tế thì những trường hợp công chức phạm tội ở nước ngoài rất ít và thường được giải quyết theo con đường ngoại giao. Tuy nhiên, đây là chủ thể thực hiện tội phạm đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của một quốc gia có công chức phạm tội, quan hệ ngoại giao giữa quốc gia đó với các quốc gia khác. Điển hình như trường hợp tham nhũng vốn ODA do chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam vay để xây dựng dự án Đại Lộ Đông Tây xảy ra vừa qua: Công tố viê ̣n ở Nhâ ̣t Bản đã bắt cựu chủ ti ̣ch công ty Pacific
Consultants International (PCI) Masayoshi Taga và ba quan chức cả đương vi ̣ lẫn đã rời chức vu ̣ của công ty này vì cáo buô ̣c đưa hối lô ̣ . Còn ở Việt Nam thì Viê ̣n Kiểm sát đã khởi tố và bắt ta ̣m giam nguyên phó Giám đốc sở Giao thông Công chính TP HCM Huỳnh Ngo ̣c Sỹ do nhận hối lộ của công ty nhật Bản.
Hay như vụ việc Nhật Bản đã kết án phi công Đặng Xuân Hợp của hãng hàng không Vietnam Airlines mua hàng đánh cắp ở Nhật Bản 30 tháng tù giam cho hưởng án treo…
Những vụ việc như trên đã làm tổn thất lớn về hình ảnh, danh dự và về quan hệ kinh tế- chính trị giữa các quốc gia khác với nước ta.
Chính vì vậy việc qui định riêng, cụ thể về trường hợp công chức thực hiện tội phạm ở nước ngoài hiện nay rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nó sẽ ngăn ngừa xảy ra tội phạm và góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam tới các quốc gia khác trên thế giới.
Quy định đối với trường hợp tội phạm là cán bộ, công chức là một vấn đề rất phức tạp. Nó liên quan đến việc thay đổi chính sách pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, họ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nào và trong trường hợp nào… Chính vì vậy,
chúng tôi không đi sâu nghiên cứu trong luận văn này mà chỉ đưa ra một vấn đề mới mà chúng ta cần phải xem xét để bổ sung quy phạm pháp luật hình sự về vấn đề này vào Bộ luật hình sự trong tương lai.