quyền ƣu đãi và miễn trừ về lãnh sự
Như đã phân tích ở các phần trên, quy định trong pháp luật hình sự hiện hành đối với trường hợp người phạm tội có quyền đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ trong khi phạm tội chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng, không đảm bảo chủ quyền quốc gia. Việc sửa đổi quy định tại khoản 2 điều 5 Bộ luật hình sự hiện hành là rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quy định đó thì khi người nước ngoài được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự phạm tội họ sẽ được giải quyết theo con đường ngoại giao. Quy định như vậy có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau như: họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật của quốc gia nơi họ thự hiện tội phạm hoặc nơi họ mang quốc tịch hoặc theo pháp luật quốc gia khác hoặc theo pháp luật quốc tế; và có thể họ không phải chịu trách nhiệm hình sự do pháp luật quốc gia mà họ mang quốc tịch không quy định hoặc pháp luật quốc tế không quy định họ phải chịu trách nhiệm hình sự…Việc quy định như vậy không đảm bảo hành vi được coi là phạm tội do người thuộc đối tượng trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo chúng tôi, giải pháp trong trường hợp này đó là: khi người nước ngoài được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự phạm tội trên lãnh thổ nước ta thì trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giả quyết theo các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoặc tham gia; nếu không có các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoặc gia nhập thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các quy phạm pháp luật quốc tế.