VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA ĐẠO
LUẬT HÌNH SỰ
Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự đã chỉ ra rằng, mỗi một quy định đều có những hạt nhân hợp lý của nó và đều có những hạn chế không tránh khỏi. Việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự ở nước ta trong suốt thời gian qua cho phép chúng ta kiểm soát được tình hình tội phạm, bảo đảm được trật tự, an toàn xã hội; từng bước đáp ứng yêu cầu bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trong điều kiện trình độ dân trí cũng như kinh tế còn thấp. Nhưng trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội có những bước phát triển mới, đòi hỏi mọi công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, những thay đổi này đòi hỏi phải có những cải cách trong pháp luật hình sự.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam và trong pháp luật hình sự của một số nước khác trên thế giới, ta thấy có một số qui định pháp luật hình sự về chế định này mà chúng ta có thể tham khảo, tiếp thu và vận dụng những điểm hợp lý nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc đặt ra, để từ đó hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam như sau: