Hiệu lực của đạo luật hình sự về lãnh thổ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 31 - 33)

Lãnh thổ là dấu hiệu cấu thành đầu tiên, cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại, phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Vấn đề kích thước rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia.

Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia thực hiện các quyền năng của mình. Một trong các quyền năng của mỗi quốc gia đó là xây dựng các quy phạm pháp luật bắt buộc mọi công dân phải tôn trọng, tuân thủ và cơ quan quyền

lực Nhà nước chỉ được áp dụng các quy phạm pháp luật đó trong việc quản lý, bảo vệ công dân, quyền lợi của các tổ chức trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Một trong các quy phạm pháp luật đó là các quy phạm pháp luật hình sự yêu cầu mọi công dân không chỉ của quốc gia đó mà các cá nhân khác cũng phải tuân thủ chấp hành.

Hiện nay, do sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế, chính trị ,văn hóa quốc tế. Khi chúng ta đề cập đến các quy phạm pháp luật hình sự về hiệu lực của đạo luật hình sự theo lãnh thổ không chỉ đề cập qua phạm vi, giới hạn đơn thuần về vùng trời, vùng đất, vùng biển mà hiệu lực của đạo luật hình sự theo lãnh thổ còn bao gồm cả phạm vi trên các tàu bay, tàu biển, đại sứ quán, lãnh sự quán và các vùng biển quốc tế.

Đối với nước ta, các quy phạm pháp luật hình sự về hiệu lực của đạo luật hình sự có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ bao gồm:

• Đất liền là các phần lục địa và các hải đảo ở bên trong biên giới quốc gia của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

• Vùng nước tức là toàn bộ phần nước nằm trong biên giới quốc gia gồm: vùng nước nội địa; vùng nước biên giới; nội thủy, lãnh hải (theo tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước ta về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Công ước luật biển năm 1982 thì lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra);

• Các đảo và quần đảo ở biển khơi thuộc lãnh thổ Việt Nam, nội thủy và lãnh hải của các đảo đó;

• Vùng trời của nước ta là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải, các hải đảo, quần đảo, nội thủy và lãnh hải của các hải đảo, quần đảo đó;

• Lòng đất là phần lãnh thổ ở bên dưới đất liền, các vùng nước, các đảo và quần đảo và các vùng nước của các đảo và quần đảo đó;

• Các tàu, thuyền dân cư (bao gồm tàu chiến và tàu hỗ trợ) mang cờ Việt Nam trong thời gian đậu cảng ở nước ngoài; các tàu thuyền không phải là quân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi lại trên biển cả mang cờ Việt Nam;

• Các máy bay quân sự mang cờ Việt Nam trogn thời gian bay trên lãnh thổ nước ngoài, trên biển cả hoặc đang đậu ở sân bay nước ngoài hoặc các máy bay không phải là quân sự mang cờ Việt Nam trong thời gian bay trên biển cả;

• Vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)