1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam

86 4,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 903,46 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm trốn thuế mà chỉ có một số chuyên đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về hoạt động đấu tranh phòng, c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Bộ luật Tố tụng Hình sự BLTTHS

Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự PLTCĐTHS

Tội phạm về kinh tế, chức vụ TPVKT,CV

Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC

Trang 4

1.3 Phân biệt tội Trốn thuế với các loại tội phạm khác 26

Chương 2: Thực trạng và hoạt động đấu tranh phòng, chống tội

trốn thuế ở Việt Nam

Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế ở Việt Nam

66

3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh

phòng, chống tội phạm trốn thuế ở Việt Nam

Trang 5

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là khoản đóng góp theo qui định của pháp luật mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước Trong nền kinh tế thị trường thuế là một trong những công cụ tài chính giữ vai trò điều tiết thu nhập, tái đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nền an ninh quốc phòng Vì vậy đóng thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp và mọi công dân

Trong quá trình đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có chính sách thuế đã được điều chỉnh kịp thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại sự công bằng cho các chủ thể tham gia kinh doanh Tuy nhiên, một số văn bản còn bộc lộ sự thiếu chặt chẽ Quá trình thực hiện chính sách thuế có lúc, có nơi còn chưa nghiêm, các qui định của pháp luật về tội trốn thuế còn bộc lộ một số nhược điểm Lợi dụng sơ hở này, một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp đã tìm mọi cách trốn thuế, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng Trong khi đó, việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao Số vụ án được đưa ra truy tố, xét xử chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa phát huy được vai trò quản lý cũng như tính nghiêm minh của pháp luật

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội

trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực

tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế nói chung và tội trốn thuế nói riêng

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm trốn thuế mà chỉ có một số chuyên đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế, cụ thể: Chuyên đề của

Vụ 1 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về tội trốn thuế, một số giải pháp và kiến nghị” trong đó đã nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và những vấn đề khó khăn vướng mắc hiện nay trong quá trình xử lý tội trốn thuế; đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng đấu tranh đối với loại tội phạm trốn thuế trong giai đoạn hiện nay

Tuy nhiên, với cấp độ nghiên cứu chuyên đề và thời gian nghiên cứu diễn ra từ trước năm 2006 nên nhiều vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây chưa được đề cập

Trong đề tài này tác giả mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá đúng thực trạng tội phạm trốn thuế hiện nay và những thủ đoạn tinh

vi nhất là trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn, xử lý và đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hình sự và các qui định của pháp luật hiện hành về thuế, đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng về tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội trốn thuế nhằm đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này

Để đạt được mục đích nêu trên đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trốn thuế quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999;

Trang 7

- Phân tích làm sáng rõ tình hình tội trốn thuế cũng như thực tiễn xử lý với loại tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian vừa qua;

- Phân biệt một số hành vi trốn thuế với một số loại tội phạm có liên quan;

- Chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này;

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 trên cơ sở đánh giá tình hình tội phạm trốn thuế trong thời gian từ 2005 đến 2009

- Phạm vi nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tội trốn thuế Nêu

rõ những đặc điểm cơ bản và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng để phân biệt tội Trốn thuế với các loại tội phạm khác, đồng thời nêu rõ thực trạng tội phạm trốn thuế đang diễn ra hiện nay, cũng như công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong những năm qua, trên cơ sở đó để đưa ra một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng,

chống tội phạm

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm nói chung, các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về chính sách thuế trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế để xác định nguyên nhân, giải pháp phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này Thông qua sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học để làm

rõ yêu cầu và mục đích của luận văn

Trang 8

6 Yếu tố mới của luận văn

Thông qua phân tích những vấn đề lý luận trên cơ sở các qui định pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án trốn thuế, từ những vụ án cụ thể rút ra được những thủ đoạn trốn thuế phổ biến hiện nay Qua đó tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm trốn thuế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội trốn thuế

Chương 2: Thực trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế Chương 3: Những giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội

trốn thuế

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ

1.1 Các qui định của pháp luật về tội trốn thuế qua các giai đoạn lịch sử

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập Chính quyền non trẻ cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài lại gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế Để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám, Nhà nước ta hết sức chú trọng đến việc giữ vững an ninh quốc gia đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội Đặc điểm chung của pháp luật thời kỳ này là chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hệ thống hoá các qui định của pháp luật còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế từng ngày, đòi hỏi quản

lý các nguồn thu ngân sách, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản ban hành để xác lập về thuế như sau:

- Thông tư 427-TTG ngày 18/12/1954 của Thủ tướng chính phủ qui định về thuế doanh nghiệp

- Điều lệ về thuế hàng hoá do Nghị quyết số 487 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành

- Điều lệ tạm thời do Nghị định số 661/TTg ngày 12/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui định về thuế thổ trạch

- Điều lệ số 542 ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ qui định về thuế kinh doanh doanh nghệ thuật

- Điều lệ thuế nông nghiệp số 715-TTG ngày 24/3/1956 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng ở những nơi đã cải cách ruộng đất

Trang 10

- Điều lệ về thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ kinh doanh riêng lẻ ban hành kèm theo Quyết định số 200-NQ/TVQH ngày 18/1/1966 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Những văn bản pháp luật qui định về thuế thời đó đã xác định được các hành vi vi phạm thể lệ về thuế, coi là một trong các hành vi xâm phạm chính sách quản lý các hoạt động kinh doanh Trong các văn bản trên, ngoài việc đưa ra các qui định về thể lệ, các hành vi vi phạm cụ thể về thuế, đường lối xử

lý đối với các vi phạm cũng đã được xác lập Một số dạng hành vi liên quan đến trốn thuế được ghi nhận như: Khai man, không chịu nộp thế, lập chứng từ giả, bán hàng hoá không có chứng từ hợp lệ, lập sổ sách kế toán không đúng thực tế đều đã được quy định trong các văn bản pháp luật để xử lý về các hành vi trốn thuế

Về đường lối xử lý đối với người có hành vi trốn thuế, ngoài việc qui định các chế tài đa dạng như phạt tiền, tịch thu hàng hoá gian lận, đình chỉ hoạt động kinh doanh thì việc phân hoá trách nhiệm hình sự cũng đã bước đầu được chú ý Cơ sở phân hoá trách nhiệm được xác định là số tiền trốn thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi trốn thuế

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế thông thường chỉ bị xử phạt tiền; tịch thu một phần hoặc toàn bộ hàng hoá gian lận hay đình chỉ hoạt động Ví

dụ, khoản 3 Điều 15 Điều lệ thuế hàng hoá qui định “ nếu có hành động trốn

thuế, lậu thuế như khai man khối lượng, giá cả, phẩm chất hàng hoá, tàng trữ vận chuyển và bán hàng không có chứng từ hợp lệ, ghi chép sổ sách không đúng thực tế thì có thể bị phạt từ một đến hai lần số thuế gian lậu, hoặc bị xử phạt theo cả hai hình thức nói trên”

Trường hợp tái phạm, trốn thuế có tổ chức sẽ bị truy tố ra Toà án

Theo qui định tại Điều 18 Điều lệ tạm thời ban hành kèm theo Nghị định số 661/TTg ngày 12/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về thuế

Trang 11

thổ trạch thì “người nào cố tình dây dưa thuế, chống thuế, có thể bị truy tố trước toà án”

Trong số các hình phạt trên, phạt tiền được áp dụng chủ yếu với mức phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận (Điều lệ hàng hoá, thuế thổ trạch, thuế sát sinh, thuế công thương nghiệp)

Luật thuế doanh nghiệp qui định có thể áp dụng hình phạt tiền lên tới một đến mười lần số thuế định gian lận (Điều 12 Thông tư 427-TTg ngày 18/12/1954 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về xử phạt các hành vi gian lận thuế)

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn chưa có điều luật mang tính khái quát chung về tội trốn thuế, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng trốn thuế với tính chất là một tội phạm và trốn thuế với tính chất vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế Ngày 15/3/1976 Chính phủ ban hành Sắc luật 03/76 qui định về tội phạm kinh tế Điều 6 Sắc luật 03 qui định:

“Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế tài chánh cho nhà nước, cho hợp tác xã hoặc tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm các loại:

- Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ

- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh qui định của nhà nước

- Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả

- Mua bán gian lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền

- Đầu cơ, tích trữ, tung tin thất thiệt, dìm giá, tăng giá phá rối thị

trường

- Bán hàng nhà nước cấm

Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền đến 50.000đ ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó

Trang 12

Trường hợp nghiêm trọng, bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

So với qui định của pháp luật thời kỳ trước, pháp luật thời kỳ này đã có

sự tiến bộ rõ rệt Bằng việc qui định tội trốn thuế là một trong các tội phạm kinh tế, pháp luật đã xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội trốn thuế, đồng thời phân định rõ ràng ranh giới giữa các hành vi trốn thuế bị xử phạt hành chính và hành vi trốn thuế bị xử lý hình sự

Sắc luật số 03/76 đã qui định chế tài đối với hành vi trốn thuế nói riêng, hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung ở mức độ nghiêm khắc Hình phạt trong Sắc luật 03 qui định là phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 50.000đ, trường hợp nghiêm trọng phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình Những qui định tại điều 6 Sắc luật 03/76 đã thực sự là cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung, hành vi trốn thuế nói riêng, góp phần vào công cuộc phòng, chống tội phạm trốn thuế

Phù hợp với diễn biến mới của tình hình kinh tế – xã hội, trên cơ sở các qui định của Hiến pháp 1980, năm 1982 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được ban hành Tại Điều 6 Pháp lệnh này, hành vi trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan trong tội kinh doanh trái phép:

“Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp”

Trang 13

Như vậy, cùng với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam, phạm

vi xác định tội phạm trốn thuế ngày càng được cụ thể hoá rõ hơn Trong Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm

1982, hành vi trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép, nằm trong nhóm tội xâm phạm trật tự kinh tế

Hình phạt được qui định đối với tội kinh doanh trái phép (trong đó có hành vi trốn thuế) là cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, cùng với nó còn bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp Như vậy, hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc đối với mọi đối tượng phạm vào tội phạm này Ngoài hình phạt tiền, người phạm tội còn

bị áp dụng một trong hai hình phạt là cải tạo không giam giữ và phạt tù

Kỳ họp Quốc hội khoá VII năm 1985 đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Bộ luật hình sự 1985

ra đời trên cơ sở kế thừa các qui định của các văn bản pháp luật trước Trong

đó đã quy định cụ thể tội Trốn thuế tại Điều 169 như sau:

“Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà

còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù

từ ba tháng đến ba năm”

Trong cả ba lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự vào các năm 1989,

1992 và 1997, qui định về tội trốn thuế đều được sửa đổi bổ sung theo hướng phân hoá trách nhiệm hình sự và tăng nặng hình phạt Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1997, Điều 169 về tội Trốn thuế được qui định như sau:

“1 Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”

Trang 14

2 Phạm tội trốn thuế với số lượng lớn, rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội qui định tại điều 185b, 185c, 185d, 185đ, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.”

Một trong những dấu hiệu xác định tội trốn thuế là trốn thuế với số lượng lớn Song tại điều luật không có qui định như thế nào được coi là số lượng lớn Theo thông tư liên tịch số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của liên ngành Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp về hướng dẫn về xử lý đối với các hành vi trốn thuế, thì trốn thuế với số lượng lớn là trốn thuế với số tiền thuế tương đương giá trị của 5 tấn gạo trở lên Hướng dẫn này phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn đó

Do sự biến động của giá cả, sau một thời gian thực hiện thì hướng dẫn của Thông tư liên ngành số 11 đã không còn phù hợp Để đáp ứng yêu cầu xử

lý đối với tội trốn thuế trong tình hình mới, Thông tư liên ngành số 06 ngày 20/9/1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ ra đời thay thế Thông tư liên ngành số 11, Thông tư 06 hướng dẫn xử

lý đối với tội trốn thuế như sau: “ Người trốn thuế với số lượng từ năm mươi

triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng thì bị coi là trốn thuế với

số lượng lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 169 Bộ luật hình sự”

Sau một thời gian thực hiện Bộ luật hình sự năm 1985, với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, qui định tại Điều 169 Bộ Luật hình sự 1985 cũng như nhiều điều luật khác đã không còn phù hợp, cần được sửa đổi, bổ sung

Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, khắc phục những hạn chế bất cập của

Bộ luật hình sự năm 1985 và đáp ứng được yêu cầu tình hình kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới

Trang 15

Tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

“1 Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230,

232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm

2 Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

3 Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế”

So với qui định của Bộ luật hình sự năm 1985, qui định về tội trốn thuế của Bộ luật hình sự năm 1999 có một số sửa đổi đáng chú ý sau:

Thứ nhất, dấu hiệu xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

trốn thuế đã được định lượng cụ thể Trước kia trong Bộ luật hình sự năm 1985 dấu hiệu này được qui định là “trốn thuế với số lượng lớn” nay được sửa thành

“trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng”

Thứ hai, dấu hiệu định tội bổ sung được sửa đổi chính xác hơn so với

qui định trước đây Bộ luật hình sự năm 1985 qui định: “đã bị xử lý hành chính” nay sửa thành “đã bị xử lý vi phạm hành chính”

Trang 16

Thứ ba, phạm vi xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế nhìn chung đã

bị thu hẹp Điều luật giới hạn vi phạm hành chính đã bị xử phạt trước đó là hành vi trốn thuế (hẹp hơn so với qui định của Bộ luật hình sự năm 1985) Đồng thời, dấu hiệu đã bị kết án chưa được xoá án tích mà còn vi phạm được qui định trong cấu thành tội phạm cơ bản, được xem là dấu hiệu định tội trong trường hợp trốn thuế với số tiền thấp hơn năm mươi triệu đồng

Thứ tư, qui định về tội trốn thuế đã hoàn thiện hơn về mặt lập pháp, thể

hiện sự phân hoá rõ nét trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trốn thuế có mức độ nguy hiểm khác nhau (phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản và hai cấu thành tăng nặng) trên cơ sở số tiền trốn thuế và các dấu hiệu định khung tăng nặng khác hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác

Thứ năm, chế tài đối với tội trốn thuế được qui định giảm nhẹ hơn

Hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn, với mức cao nhất là bảy năm (so với 12 năm trong Bộ luật hình sự năm 1985) Thay vào đó, hình phạt tiền được bổ sung là hình phạt chính với phạm vi áp dụng rộng, mức phạt được xác định trên cơ sở số tiền trốn thuế Đây là điểm nổi bật trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình

sự năm 1999

Sau 10 năm thực hiện Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy một số quy định của Bộ luật hình sự đã tỏ ra không còn phù hợp Năm 2009 Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1 Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba

trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193,

193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được

Trang 17

xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm

2 Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

3 Phạm tội trốn thuế từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Như vậy, số tiền trốn thuế để có thể bị khởi tố và chịu trách nhiệm hình

sự theo khoản 1 điều 161 đã thay đổi từ 50 triệu đồng đến một mức mới là

100 triệu đồng Đồng thời căn cứ để áp dụng khoản 2 và khoản 3 cũng được thay đổi lên một mức mới là ba trăm đến sáu trăm triệu đồng và trên sáu trăm triệu đồng

1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế

1.2.1 Chủ thể của tội trốn thuế

Theo pháp luật hình sự Việt Nam chủ thể của tội phạm trốn thuế là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này chỉ là những người phải nộp thuế theo qui định của pháp luật Chủ thể của tội phạm phụ thuộc vào đối tượng phải nộp các loại thuế theo qui định của Nhà nước Ví dụ: Chỉ những người

có thu nhập cao trên 4 triệu đồng/tháng mới phải chịu thuế thu nhập; chỉ những người có đăng ký kinh doanh mới phải chịu thuế giá trị gia tăng

Trang 18

(VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp; Chỉ những người được phép khai thác tài nguyên mới phải chịu thuế tài nguyên…

Chủ thể của tội phạm trốn thuế là chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên,

có đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì cả 3 khoản của điều luật chỉ với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù do tội Trốn thuế là tội phạm ít nghiêm trọng (đối với khoản 1 và khoản 2) và tội phạm nghiêm trọng (đối với khoản 3) nên không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này [3]

Bộ luật hình sự chưa qui định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hình sự, mặc dù đối tượng trốn thuế chủ yếu là các pháp nhân có đăng ký kinh doanh

1.2.2 Khách thể của tội trốn thuế

Khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là ngân sách nhà nước bị thiệt hại do không thu được thuế Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là ngân sách Nhà nước [4]

Ở Việt Nam hiện nay, các loại thuế được xác định phải nộp là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập…

1.2.3 Mặt khách quan của tội trốn thuế

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội, đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ Tức là sự thể

hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan Trốn thuế là

không nộp thuế cho Nhà nước theo qui định của pháp luật Hành vi khách quan của tội trốn thuế là không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải đóng thuế hoặc đóng ít hơn mức thuế phải nộp Mặt khách quan được thể hiện bằng hành vi sau: Khai báo

Trang 19

gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng: hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong kê khai hàng hoá trong sản xuất hoặc kinh doanh, ví như kinh doanh không đăng ký hoặc đăng ký không đúng quy mô sản xuất, chủng loại hàng hoá; sử dụng các giấy tờ, chứng từ không đúng quy định hoặc sửa chữa chứng từ, hoá đơn hoặc dùng chứng từ hoá đơn quay vòng nhiều lần Hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước

Tội phạm chỉ cấu thành khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc

đã bị kết án về tội này hoặc về các tội quy định tại các điều 153, 154, 155,

Nếu sau khi đã nộp đầy đủ thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi đó của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi trốn nộp thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp khoản tiền hoặc nộp ít hơn số tiền lẽ ra phải nộp vào ngân sách nhà nước Hành vi đó có thể là không

kê khai nộp thuế; kê khai không đúng căn cứ tính thuế để trốn một phần thuế phải nộp; lập sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ không đúng với thực tế kinh

Trang 20

doanh; bỏ ngoài sổ sách số liệu kế toán; Sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng sự thật để trốn thuế giá trị gia tăng khai bớt doanh thu; khai man hàng hoá hoặc các hành vi gian dối khác làm giảm số thuế phải nộp [3]

Trong Bộ luật hình sự không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế Theo Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/12/2004 của Chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì hành vi trốn thuế được hiểu là hành vi vi phạm các qui định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn giảm [7] Hành vi trốn thuế bao gồm:

Thứ nhất, hành vi vi phạm pháp luật về thuế Các vi phạm thể hiện liên

quan đến các qui định về lập hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, qui định

về mở sổ và ghi sổ kế toán hoặc các qui định về các khoản thu khác

Thứ hai, hành vi không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn mức phải nộp

làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước

Hai hành vi này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hành vi vi phạm pháp luật thuế tạo cơ sở cho hành vi không nộp thuế hoặc nộp ít hơn số thuế phải nộp Hành vi trốn thuế phải là sự kết hợp của cả hai hành vi này

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt trốn thuế với dây dưa không nộp thuế Dây dưa không nộp thuế là hành vi vi phạm chế độ, thời gian thu, nộp tiền thuế, chủ thể nộp thuế không có vi phạm trong việc kê khai thuế, căn

cứ tính thuế theo qui định của từng loại thuế hay trong lĩnh vực kế toán như

Trang 21

Không kê khai thuế, để ngoài sổ sách kế toán số liệu kế toán: Kê khai

thuế là một trong các hoạt động giúp các cơ quan chức năng quản lý một cách hiệu quả về thuế của các doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để cơ quan chức năng tính thuế, đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế

Ví dụ: Vụ Công ty TNHH ở Bắc Kạn được thành lập với chức năng chuyên khai thác mỏ Sau khi đi vào hoạt động một thời gian có hiệu quả, Giám đốc doanh nghiệp này đã bán 50% cổ phần cho một doanh nghiệp khác Tuy có hợp đồng chuyển nhượng vốn, nhưng Công ty này đã không kê khai lợi nhuận của hợp đồng từ việc chuyển nhượng vốn vào báo cáo tài chính năm Chỉ đến khi cơ quan Công an kiểm tra mới phát hiện được phần lợi nhuận không kê khai, doanh nghiệp này đã trốn thuế 586 triệu đồng Đây chính là thuế thu nhập doanh nghiệp 28% mà lẽ ra doanh nghiệp phải kê khai

để nộp vào ngân sách nhà nước

Để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài thủ đoạn mua bán hoá đơn GTGT nhằm nâng cao phần chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp đã mua hoá đơn GTGT của các doanh nghiệp “ma”, nâng giá trị hàng hoá xấp xỉ với giá thị trường, làm thủ tục bán hàng lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp khác nhau để giấu đầu vào triệt tiêu lợi nhuận trong kinh doanh

Kê khai không đúng căn cứ tính thuế theo qui định của từng sắc thuế:

Kê khai căn cứ tính thuế là cơ sở để xác định chính xác số thuế phải nộp Việc

kê khai không đúng căn cứ tính thuế cũng là một trong các hành vi trốn thuế

Ví dụ như việc nhập khẩu ô tô con đã qua sử dụng thì thuế xuất sẽ thấp hơn với nhập ôtô con mới 100% Công ty trách nhiệm Phú Cường đã hợp đồng với 1 Công ty có trụ sở tại Mỹ nhập 50 xe ôtô Hon Da ACURA mới 100% nhưng làm một số chi tiết cũ đi như lốp xe, quay đồng hồ Congtơmet, rồi tiến hành mở tờ khai hải quan là xe cũ để giảm thuế nhập khẩu

Trang 22

Các doanh nghiệp nhập khẩu thường khai báo sai về chủng loại mặt hàng nhập khẩu hoặc thông đồng với đối tác nước ngoài hạ giá trị thực tế của hợp đồng nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu, thuế GTGT (do thuế nhập khẩu được thu căn cứ trên hoá đơn của bên xuất khẩu) hoặc thay đổi con đường vận chuyển hàng hoá để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi

Một thực tế nổi cộm trong các hành vi trốn thuế hiện nay là trốn thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Lợi dụng việc đầu tư ngân sách từ trung ương cho đến các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh nhưng các doanh nghiệp địa phương không đủ năng lực để nhận thầu, nhiều doanh nghiệp ở trung ương đã trốn thuế bằng các không thành lập doanh nghiệp mà vẫn nhận công trình sau đó bán thầu cho doanh nghiệp khác thi công nhận tiền chênh lệch từ bán thầu nhưng không kê khai nộp thuế theo qui định của pháp luật Chỉ tính riêng ở Đồng Tháp có 57 lượt doanh nghiệp ở ngoài tỉnh vi phạm kiểu này Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản là hết sức khó khăn phức tạp vì đối tượng phải nộp thuế nhiều khi không nằm trên địa bàn thi công công trình

Mới đây, ngày 29 tháng 3 năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có cáo trạng số 07/VKS-P1 truy tố bị can Đinh Quốc Hoàn, giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Bội Đạt về tội “Trốn thuế”, theo Cáo trạng thì từ năm 2004 đến 31/1/2009 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bội Đạt thực hiện hợp đồng thi công xây lắp 09 công trình với tổng doanh thu (đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng) là 7.830.777.565 đồng, trong đó giá trị xây lắp trước thuế là 7.139.073.111 đồng, thuế giá trị gia tăng là 691.704.454 đồng, số thuế trốn là 451.783.312đồng, với các thủ đoạn là không kê khai nộp thuế đầu ra (Công trình cải tạo Đê hữu sông cà lồ); không xuất hoá đơn bán hàng, không đưa giá trị doanh thu bán hàng và thuế giá trị gia tăng đầu

ra vào quyết toán (công trình kè chống sạt lở đê tả sông Cà Lồ, Công trình

Trang 23

cải tạo mặt đê Bối xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Công trình cải tạo dốc lên bằng bê tông tả Sông Hồng…)

Các hành vi kê khai không đúng căn cứ tính thuế nhằm trốn thuế rất

đa dạng:

Thứ nhất, lập sổ sách kế toán chứng từ không đúng sự thật so với

thực tế để trốn thuế Đây cũng là một trong các thủ đoạn mà các doanh nghiệp thường áp dụng để trốn thuế Hiện nay các doanh nghiệp thường lập hai hệ thống sổ sách kế toán, một sổ để đối phó với cơ quan thuế, một hệ thống sổ sách thật để quản lý việc sản xuất kinh doanh của đơn vị

Thứ hai, sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng sự thật để trốn thuế giá

trị gia tăng

Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT): hoá đơn chứng từ được coi là

bằng chứng quan trọng khi xác định phần giá trị tăng thêm, là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định số thuế phải nộp Vì thế, một số doanh nghiệp thường thành lập công ty con hoặc công ty ma, làm giả các hợp đồng kinh tế với đối tác không có thực với mục đích có được hoá đơn GTGT để bán cho các đối tượng kinh doanh khác kiếm lời bất chính Các doanh nghiệp mua lại hoá đơn GTGT lại dùng hoá đơn này để hợp thức hoá số hàng nhập lậu nhằm chiếm đoạt tiền thuế Đây là thủ đoạn phổ biến của tội phạm trốn thuế trong thời gian gần đây

Ví dụ, ngày 05/01/2002, Phòng cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện hành vi trốn thuế tại Công ty TNHH thương mại Vĩnh Tâm có trụ sở đóng tại quận Tân Bình, TP HCM Chỉ từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2006 Công ty đã mua hoá đơn của các công ty khác để hợp thức hàng hoá đầu vào, trốn 745,6 triệu đồng tiền thuế đồng thời mua 72 quyển hoá đơn bán ra ngoài tiếp tay cho các đối tượng khác trốn thuế

Trang 24

Các đại lý chính thức của HonDa Việt Nam có tên gọi là HEAD bán xe với giá cao hơn giá niêm yết từ 5-7 triệu đồng nhưng khi ghi hoá đơn xuất cho khách hàng thì chỉ ghi theo giá niêm yết Theo nguyên tắc khi HonDa Việt Nam bán xe cho HEAD thì phải xuất hoá đơn VAT, khi khách hàng mua xe thì HEAD cũng phải xuất hoá đơn VAT HEAD có trách nhiệm phải nộp thuế cho phần giá trị tăng thêm và thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, các HEAD hiện đang trốn hai khoản thuế này Vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng không thể không biết, vì sự việc này đã diễn ra trong một thời gian dài, khách hàng cũng đã nhiều lần phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng Khi mà khách hàng phải mua xe với giá trên trời còn các đại lý thì ngang nhiên trốn thuế trong một thời gian dài

Một thực tế xảy ra phổ biến hiện nay mà các cơ quan chức năng về thuế không xử lý nghiêm là bán hàng nhưng không xuất hoá đơn GTGT Theo qui định khi bán hàng có giá trị thanh toán trên 100.000đ, người bán hàng phải viết hoá đơn GTGT Việc không lập, không giao hoá đơn, hoặc lập và giao hoá đơn không hợp pháp đều bị coi là hành vi trốn thuế Ngay tại trung tâm

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, siêu thị điện máy Nguyễn Kim là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá kim khí điện máy nhưng khi bán hàng đều không xuất hoá đơn mà chỉ có phiếu tạm ứng xuất kho nội bộ, tuy nhiên trên phiếu đó lại ghi giá đã bao gồm thuế VAT

Ngoài ra, còn nhiều thủ đoạn để trốn thuế như: xin tạm nghỉ kinh doanh, thông báo ngừng hoạt động để được miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh

Lợi dụng chính sách ân hạn cho chậm nộp thuế nhập khẩu của Nhà nước qui định tại Thông tư số 172/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998, một số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hành vi trốn thuế nhập khẩu bằng thủ đoạn thành lập nhiều doanh nghiệp, thuê người đứng

Trang 25

tên giám đốc Sau khi nhập và tiêu thụ hàng trong nội địa không nộp thuế theo qui định của Hải quan, bỏ trốn khỏi nơi kinh doanh

Vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án; bị can đối với Nguyễn Văn Bằng về tội “trốn thuế” Theo tài liệu trong hồ sơ xác định được Nguyễn Văn Bằng đã thành lập 3 công ty và thuê 3 người làm giám đốc Sau đó, Bằng chỉ đạo các công ty ký các hợp đồng ngoại thương nhập khẩu các mặt hàng gồm 160,6 tấn giấy, 08 xe ôtô các loại đã qua sử dụng và 7.436 tấn Clanh-ke trị giá 276.542USD từ nước ngoài về Việt Nam theo 6

tờ khai hải quan về tiêu thụ hàng tại nội địa rồi bỏ trốn khỏi nơi kinh doanh Tổng cộng 3 công ty mà Bằng lập ra đã trốn không nộp thuế với số tiền là 6,452 tỷ đồng

1.2.4 Mặt chủ quan của tội trốn thuế

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc được qui định trong luật hình sự Việt nam Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả do hành vi đó gây ra Nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, dù cho hành vi

họ thực hiện đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Điều 8 Bộ luật hình sự qui định: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi được thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý

Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu

họ đã lựa chọn hành vi đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Trang 26

Người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý Người phạm tội nhận thức

rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhưng vẫn thực hiện Động cơ duy nhất khi thực hiện tội phạm là tư lợi, càng trốn được nhiều thuế thì lợi nhuận đạt được càng cao

Về ý chí: người phạm tội mong muốn trốn được một phần hoặc toàn bộ

số thuế phải nộp Tuy nhiên, động cơ, mục đích của tội phạm không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm Vì thông thường động cơ trốn thuế là

tư lợi với đặc điểm tâm lý của người kinh doanh là trốn được càng nhiều thuế thì càng có lợi [4]

1.2.5 Trách nhiệm hình sự của tội trốn thuế

Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 qui định về tội Trốn thuế với 3 khung hình phạt chính như sau:

Khung 1 Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194,

195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích

mà còn vi phạm;

Khung 2: Điều luật quy định hình phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này

Khung 3: Quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác như đưa hối lộ; tìm cách tiêu huỷ chứng từ hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ,

Trang 27

Hình phạt bổ sung: người phạm tội có thể áp dụng hình phạt tiền từ một đến ba lần số tiền trốn thuế, khi không phải là hình phạt chính [2]

1.3 Phân biệt tội trốn thuế với các tội phạm về kinh tế khác

Tội phạm về thuế liên quan nhiều đến các tội phạm khác như: tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội Buôn lậu (Điều 153), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (Điều 181), tội Tham ô tài sản (Điều 278)

Để phân biệt với các tội phạm trên, cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm Mặc dù tội Trốn thuế cùng nằm trong chương các tội phạm về trật

tự quản lý kinh tế và có chung đặc điểm về một số dấu hiệu pháp lý song để phân biệt giữa tội Trốn thuế với các tội phạm khác thì căn cứ vào mặt khách quan và một số dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, cụ thể:

1.3.1 Phân biệt tội Trốn thuế với tội Buôn lậu (Điều 153 BLHS)

Tội Buôn lậu được qui định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới Tội buôn lậu và tội trốn thuế đều có dấu hiệu chung về mặt chủ thể và chủ quan của tội phạm; Về khách thể thì hai tội danh này đều xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Hành vi khách quan của tội Buôn lậu cũng rất đa dạng nhưng phải có một đặc trưng chủ yếu là đưa hàng hoá qua biên giới một cách trái phép Chẳng hạn như có một mặt hàng khi đưa qua cửa khẩu (thông quan) nhưng có khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ thì được coi là hợp pháp Nhưng cũng mặt hàng đó khi đưa qua biên giới nhưng không khai báo hải quan để tránh phải nộp các loại thuế theo qui định của pháp luật thì bị coi là buôn lậu Ở đây

có hành vi khách quan là dùng hành vi gian dối để không phải nộp thuế Phân biệt cấu thành tội phạm giữa tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 và Điều

153 Bộ luật hình sự chỉ là hành vi đưa hàng qua biên giới một cách trái phép Giống nhau ở hai tội này đều có hành vi gian dối để trốn thuế

Trang 28

Vừa qua Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế

và chức vụ (PC 15) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang một

doanh nghiệp tư nhân mở tờ khai hải quan nhập khẩu 3000 bộ bàn phím

máy vi tính Số bàn phím này được đóng trong 1000 thùng cotton Cán bộ

hải quan theo nguyên tắc nghiệp vụ chỉ kiểm tra sơ bộ 10% số hàng xin

thông quan nên không phát hiện ra Chỉ đến khi Cơ quan công an bất ngờ

kiểm tra đã phát hiện 300 máy tính xách tay được đóng trong 100 thùng

cotton xếp lẫn vào các hộp chứa bàn phím Số hàng này không được

kê khai hải quan để nộp thuế theo qui định của pháp luật Ngay lập tức

Giám đốc doanh nghiệp đã bị khởi tố về tội buôn lậu theo qui định tại Điều

153 BLHS

1.3.2 Phân biệt tội Trốn thuế với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(Điều 139 BLHS)

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được qui định tại Điều 139 Bộ luật hình

sự Trên thực tế, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan chặt chẽ đến lĩnh

vực thuế Hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng là điển

hình trong nhưng năm gần đây do có chính sách hoàn thuế hỗ trợ cho các

doanh nghiệp

Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản và lỗi của người thực hiện hành vi trốn thuế đều là cố ý Tức là

nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội Với mục đích là

chiếm đoạt tài sản (tội lừa đảo) và không nộp một phần hoặc toàn bộ số thuế

phải nộp (tội trốn thuế)

Về chủ thể của tội phạm: Điểm chung về chủ thể của tội phạm là bất cứ

người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi theo qui định của pháp

luật Điểm khác là chủ thể của tội trốn thuế chỉ là những người có nghĩa vụ

phải nộp thuế theo qui định của pháp luật

Trang 29

Khách thể của tội phạm: Khác nhau ở chỗ: tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản xâm phạm sở hữu còn tội trốn thuế xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, giữa hai hành vi này có liên quan chặt chẽ với nhau Hành

vi lừa dối là điều kiện, tiền đề để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra, còn hành

vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi lừa dối

Hành vi trốn thuế bao gồm hai hành vi cụ thể Đó là hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hành vi gian dối để không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn mức phải nộp Để trốn thuế thì người phạm tội cũng có những hành vi gian dối nhất định

Theo mục 1 của TTLN số 01/2004/ BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng thì người nào có hành vi mua hoá đơn GTGT và sử dụng trái phép hoá đơn đó để lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự

- Tiền hoàn thuế GTGT từ năm trăm ngàn đồng trở lên;

- Tiền hoàn thuế GTGT dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Trường hợp lập hồ sơ khống để chiếm đoạt số thuế giá trị gia tăng được hoàn bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ví dụ: Công ty TNHH Kim Chi có chức năng kinh doanh hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu Theo như chức năng công ty sẽ thu mua hàng hoá rồi xuất khẩu bán sang Trung Quốc Nhưng thực tế trong thời gian hoạt

Trang 30

động công ty không có hoạt động sản xuất, kinh doanh gì cả mà chỉ mua hoá đơn GTGT rồi lập những hợp đồng kinh tế giả với phía đối tác Trung Quốc Sau đó công ty đã lập những bộ hồ sơ giả để làm căn cứ quyết toán khấu trừ tiền thuế GTGT và đã được chi cục thuế cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Nếu mua hoá đơn GTGT và sử dụng trái phép hoá đơn đó để lập chứng

từ khống về việc mua nguyên, nhiên vật liệu, vật tư hàng hoá chiếm đoạt tiền của cơ quan tổ chức hoặc người khác thì vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Nếu là người có chức vụ, tức là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền của

cơ quan, tổ chức mà mình có trách nhiệm quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo Điều 278 BLHS:

- Tiền bị chiếm đoạt từ năm trăm nghìn đồng trở lên;

- Tiền bị chiếm đoạt dưới năm trăm nghìn đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã

bị kết án về một trong các tội qui định tại mục A chương XXI của Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

1.3.3 Phân biệt tội Trốn thuế với tội làm, tàng trữ, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá giả khác (Điều 181 BLHS)

Theo định nghĩa của tội này thì làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác là hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đối, mua bán các loại séc giả, các loại giấy tờ có giá giả khác Trong đó có hoá đơn GTGT

Trang 31

Tội phạm này cũng có các dấu hiệu về mặt chủ thể và khách thể giống tội trốn thuế Chủ thể của tội phạm là bất cứ ai có năng lực hành vi và đạt đến một độ tuổi nhất định Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các qui định của Nhà nước về quản lý các giấy tờ có giá khác

Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý tức

là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra

Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm, trong đó có hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên ngành số 01/2004/TTLN-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ

Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật hình sự năm

1999 như sau:

Người nào có hành vi mua hoá đơn GTGT và sử dụng trái phép hoá đơn đó để hợp thức hoá chứng từ về việc buôn bán trái phép hàng hoá thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a Nếu chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Buôn lậu” theo Điều 153 của Bộ luật hình sự

a.1 Hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên;

a.2 Hàng hoá có giá trị dưới một trăm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều 153 hoặc tại một trong các điều từ

154 đến điều 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành

vi này nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

b Nếu không chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa), mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì

bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ luật hình sự:

Trang 32

b.1 Tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên;

b.2 Tiền trốn thuế dưới năm mươi triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193,

194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

c Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục a và b nêu trên thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 của Bộ luật hình sự;

- Trường hợp không chứng minh được hoá đơn trị giá gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì Thông tư liên ngành 01 đã không còn phù hợp ở một số điểm nên cần phải sửa đổi để hướng dẫn áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử trong tình hình hiện nay

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

TỘI TRỐN THUẾ Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng tội phạm trốn thuế ở Việt Nam

2.1.1 Tình hình tội phạm trốn thuế

Trong 5 năm qua, từ 2005 đến 2009, tình hình trốn thuế xảy ra khắp mọi nơi, trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh Nổi bật trong thời gian gần đây là tội phạm trốn thuế liên quan đến hoàn thuế gia tăng, loại tội phạm này diễn ra hết sức phức tạp và khá phổ biến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở những địa bàn như Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế , nhiều vụ án trốn thuế có tính tổ chức, móc nối, câu kết với nhau thành đường dây chặt chẽ, liên quan đến nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở địa phương

Để thực hiện hành vi trốn thuế, các doanh nghiệp mua hoá đơn giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp tay cho các doanh nghiệp này trốn thuế

là một số công ty ma lập ra để mua hoá đơn giá trị gia tăng, mới đây đã nhiều lần bị cơ quan chức năng phát hiện và khởi tố, điều tra làm rõ

Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản

lý kinh tế và chức vụ, trong 5 năm qua, từ năm 2005 đến 2009 trên địa bàn cả nước đã phát hiện được 4.288 vụ trốn thuế, số tiền trốn thuế lên tới 158,524 tỉ đồng, mỗi năm trung bình có 858 vụ trốn thuế bị phát hiện Ngoài ra, các lực lượng chức năng còn phối hợp xử lý hành chính 4.873 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế vận tải, tài nguyên, thuế trên khâu lưu thông với số tiền gần 13 tỷ đồng

Tuy nhiên, vấn đề xử lý hình sự đối với tội trốn thuế rất hạn chế Theo

số liệu của Cục thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên phạm

Trang 34

vi toàn quốc trong 5 năm từ năm 2005 đến 2009, toàn quốc đã khởi tố điều tra

201 vụ, 413 bị can, với số tiền trốn thuế lên đến hơn 200 tỷ đồng, một con số rất ít so với số vụ phát hiện vi phạm trong lĩnh vực thuế nhưng số tiền trốn

thuế cao rất nhiều (Xem bảng 1 mục 2.1.1)

Điển hình, ngày 26/6/2005, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Đặng Văn Thiệu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tiền Phong (Thái Bình) về tội trốn thuế gần 15 tỷ đồng Đây là vụ trốn thuế lớn nhất từ trước tới nay xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình Theo tài liệu của cơ quan công an, từ năm 2000 đến năm 2004, với mục đích trốn thuế và có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, Đặng Văn Thiệu đã chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ

để ngoài sổ sách kế toán gần 15 tỷ đồng bao gồm tiền từ các nguồn thu như: bán gạch ngói, vôi do công nhân làm thêm giờ (gần 12 tỷ đồng); thu từ việc bán các sản phẩm khác và thu quỹ cán bộ công nhân viên công ty gần 400 triệu đồng

Tiếp đến, ngày 19 tháng 6 năm 2006, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) triệt phá một đường dây trốn thuế, mua bán hoá đơn rất nghiêm trọng xảy ra tại cửa hàng kinh doanh vật tư

kỹ thuật số 1 thuộc Công ty hoá chất vật liệu điện thành phố Hồ Chí Minh và một số đơn vị khác Vụ trốn thuế này vốn tồn tại trong một thời gian dài và chỉ bị phát hiện qua đơn thư tố giác của quần chúng về hành vi mua bán hoá đơn của một số đơn vị trên địa bàn thành phố Quá trình điều tra đã xác định

từ tháng 1-2000 tới tháng 8-2003, Cao Thiên Tòng (với chức danh cửa hàng trưởng Cửa hàng kinh doanh vật tư kỹ thuật số 1đã liên hệ mua bán hoá đơn giá trị gia tăng của 7 đơn vị với tổng số 3.519 hoá đơn, trị giá hơn 121,7 tỷ đồng, trong đó thuế VAT là hơn 9,2 tỷ đồng để hợp pháp hoá các mặt hàng hoá chất, vật liệu điện mà cửa hàng đã mua trôi nổi, không có nguồn gốc hợp

Trang 35

pháp Trong đó có hai doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tay cho hành vi trốn thuế của Cao Thiên Tòng với lý do để đảm bảo doanh thu Đó là Chi nhánh vật tư Miền Nam (trụ sở trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM) thuộc Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (Bộ Công nghiệp), từ tháng 1-2000 đến tháng 8-2004, chi nhánh này đã bán cho cửa hàng 1 hơn 800 hoá đơn VAT gồm những mặt hàng hoá chất với tổng trị giá hơn 28,3 tỷ đồng Tại cơ quan điều tra, N.H.K (trưởng phòng kinh doanh), T.T.V (kế toán trưởng) của Chi nhánh vật tư miền Nam khai nhận thực tế chi nhánh không kinh doanh, mua bán các mặt hàng hoá chất vật liệu điện với cửa hàng của Cao Thiên Tòng như nội dung của các hoá đơn, nhưng để đảm bảo doanh thu của chi nhánh, theo đề nghị của Tòng, chi nhánh đã xuất hoá đơn VAT khống để hưởng phần tiền 1% đến 1,5% trị giá hoá đơn (với mặt hàng thuế VAT từ 5 đến 10%) do cửa hàng 1 trả Với số hoá đơn trên, Chi nhánh vật tư miền Nam

đã thu lợi bất chính hơn 471 triệu đồng Còn Công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội (Simex), trụ sở trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM, cũng xuất

169 hoá đơn VAT gồm các mặt hàng hoá chất, vật liệu điện (vốn không phải mặt hàng kinh doanh của công ty) trị giá hơn 5,3 tỷ cho cửa hàng 1 để được hưởng từ 0,7 đến 1% trị giá hàng hoá trên hoá đơn Trong số 7 đơn vị bán hoá đơn VAT cho cửa hàng 1, nổi lên 3 công ty: Công ty TNHH Lộc Nghĩa (giám đốc N.T.Ích), Công ty T.D.V, Công ty Được Vinh (giám đốc là Tạ Quang Vinh đã bỏ trốn) Qua điều tra xác minh cho thấy 3 doanh nghiệp này đã mua hoá đơn đầu vào của 75 đơn vị đều là các công ty TNHH tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị hàng hoá trên hoá đơn là hơn 51,7 tỷ đồng Trong số

75 doanh nghiệp này, qua tài liệu điều tra, cho thấy đa số là các công ty không kinh doanh hàng hoá, chỉ thành lập để mua bán hoá đơn VAT, khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì bỏ trốn Tiêu biểu cho loại doanh nghiệp này là Công

ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ thương mại Hồng Lâm Phát (giám đốc là Tô

Trang 36

Hoàng Thái Lâm, đang bị Bộ Công an truy nã trong vụ mua bán hoá đơn với Trung tâm xuất khẩu Seaprodex), Công ty TNHH Nhật Tín, Công ty TNHH thương mại An Thịnh (cả hai công ty này đều của giám đốc Nguyễn Tấn Sỹ, đang bị Công an tỉnh Đồng Nai truy nã)

Vụ buôn lậu trốn thuế của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam, TP HCM, đến nay đã xác định được số tiền trốn thuế khoảng 200 tỷ đồng, vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới khoảng 20 triệu USD Cơ quan điều tra đã thu giữ 8.512 máy điện thoại di động các loại, 5.222 đồng hồ, gần 400.000 USD và khoảng 2,3 tỷ đồng Đã có 5 bị can bị khởi tố về tội buôn lậu

và trốn thuế

Ngày 24/9/2010, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án trốn thuế xảy ra tại khách sạn Equatorial (địa chỉ 242 Trần Bình Trọng quận 5 TPHCM, là liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planergo - Hồng Kông) Trong quá trình thanh tra, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khách sạn này như: không kê khai nộp thuế nhà thầu hơn 6 tỷ đồng, kê khai thiếu tiền thuế phải nộp hơn 8 tỷ đồng Nhận thấy những sai phạm trên diễn ra trong thời gian dài liên tục, số tiền sai phạm lớn, có dấu hiệu của tội “Trốn thuế” nên Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý

Ngày 23/3/2010, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng đến các bị can trong vụ án buôn bán hàng cấm, trốn thuế tại Cửa hàng miễn thuế cảng Sài Gòn VKSNDTC đã truy tố bị can Nguyễn Thị Thúy Hạnh (Phó Chủ nhiệm Cửa hàng miễn thuế Cảng Sài Gòn), Phan Thuỵ Phượng Uyên (em họ Hạnh là nhân viên bán hàng Cửa hàng miễn thuế) và hai nhân viên hải quan cảng Sài Gòn là Hoàng Ngọc Sanh, Nguyễn Hồng Phấn về tội “Buôn bán hàng cấm” và “Trốn thuế” Theo hồ sơ điều tra của Bộ Công an và cáo trạng

Trang 37

của Viện KSND Tối cao, Cửa hàng miễn thuế cảng Sài Gòn là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và dịch vụ cảng Sài Gòn - Tổng cục Hàng hải Việt Nam Tuy chỉ là Phó chủ nhiệm nhưng Nguyễn Thị Thuý Hạnh

là người quản lý, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động tại đây Theo quy định, cửa hàng được phép nhập khẩu hàng hoá miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để bán cho những đối tượng xuất nhập cảnh nhưng không được phép bán hàng vào thị trường trong nước nếu không được phép của Bộ Thương mại Tuy nhiên, từ năm 1999 đến 2004, Hạnh đã cung cấp cho các nhân viên hải quan, bộ đội biên phòng làm việc tại cảng Sài Gòn, sau

đó chỉ đạo nhân viên hợp thức hoá bằng cách sửa chữa, ghi thêm lượng hàng bán sai quy định vào các hoá đơn bán hàng cho tàu biển và cho ra đời các hoá đơn bán khống Ngoài ra, Hạnh còn chỉ đạo đồng bọn hợp pháp hoá việc buôn bán hàng cấm bằng cách lập khống các hoá đơn bán lẻ hàng cho khách nước ngoài Hạnh đã cho nhân viên lập khống các hoá đơn bán hàng và giả chữ ký

để lấy hàng tuồn ra ngoài tiêu thụ Tổng cộng Hạnh và đồng bọn đã ghi thêm 2.558 hoá đơn với tổng số lượng hàng hoá trị giá trên 3,6 triệu USD, tuồn ra ngoài gần 131.000 bao thuốc lá, trên 227.000 chai rượu ngoại và trên 23.000 lon bia ngoại, trốn thuế trên 131 tỷ đồng

Vụ án Nguyễn Hưng Bình phạm tội trốn thuế lợi dụng chính sách ân hạn thuế của Nhà nước, năm 2004 Mai Quý Cường đã rủ Nguyễn Văn Hưng đứng ra thành lập Công ty TNHH đầu tư và thương mại Hà Hưng Sau đó, Mai Quý Cường thuê Ngô Thị Thuý làm dịch vụ thành lập Công ty Hoàng Loan, Công ty Hưng Thịnh với giá 5 triệu đồng một công ty Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các Công ty trên, Mai Quý Cường và Nguyễn Thanh Hải đã móc nối với Vũ Hưng Bình, Giám đốc Công ty TNHH Phương Trinh ở TP.HCM, sử dụng tư cách pháp nhân của 3 công ty: Công ty

Hà Hưng, Công ty Hoàng Loan, Công ty Hưng Thịnh để làm thủ tục nhập

Trang 38

khẩu 93 xe ôtô các loại đã qua sử dụng từ Hàn Quốc về Việt Nam, qua cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3 TP.HCM và cửa khẩu Cảng Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua đó đã chiếm hưởng 13 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng Trong số tiền chiếm hưởng này, Mai Quý Cường được 4,3 tỷ đồng, Nguyễn Thanh Hải được 35 triệu đồng và Nguyễn Phát Đạt là người quan hệ với phía Hàn Quốc để mua 82 xe ôtô tải, làm các thủ tục để nhập khẩu xe ôtô; đã được Bình chia cho gần 600 triệu đồng Còn Vũ Hưng Bình chiếm hưởng trên 8,1 tỷ đồng

Ngoài ra, Vũ Hưng Bình còn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội trong thời gian năm 1999-2000, lợi dụng danh nghĩa Công ty Hoàng Long ở Hà Nội để nhập khẩu hàng hoá rồi đưa vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ trốn gần 140 triệu tiền thuế và Bình đã nộp 140 triệu đồng

VKSNDTC nhận định, các bị can Nguyễn Văn Hưng (Giám đốc Công ty Hà Hưng), Nguyễn Văn Liêm (Giám đốc Công ty Hoàng Loan),

Vũ Thị Thanh Loan (Giám đốc Công ty Hưng Thịnh) không bàn bạc và thực hiện việc nhập khẩu 93 xe ôtô để trốn thuế Bên cạnh đó, các chữ ký của Hưng, Liêm, Loan ở các bộ hồ sơ nhập khẩu xe ôtô là do Mai Quý Cường giả mạo và toàn bộ số tiền trốn thuế Hưng, Liêm, Loan không được

ăn chia, hưởng lợi từ số tiền này cùng với các bị can trong vụ án Do vậy, sau khi nghiên cứu hồ sơ và xét mức độ sai phạm của 3 bị can này, VKSNDTC đã quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với Ngô Thị Thuý, Mai Lan Anh là những người

có liên quan đến việc thành lập Công ty Hà Hưng, Hoàng Loan và Hưng Thịnh nhưng không liên quan đến việc ký hợp đồng ngoại thương, mở tờ khai hàng nhập khẩu, không biết Mai Quý Cường cùng các bị can trên nhập khẩu xe ôtô nhằm mục đích trốn thuế nên không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự

Trang 39

Ngày 17/10/2008, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Thị Phượng (47 tuổi), nguyên giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Tâm và công ty cổ phần Thanh Thanh Tâm mức án 3 năm, 4 tháng, 28 ngày tù về tội "trốn thuế" Theo cáo trạng, Phượng biết rõ việc chi trả tiền thưởng, hoa hồng và khuyến mại của các đơn vị Bưu chính viễn thông khi tiêu thụ số lượng lớn thẻ card điện thoại Để đẩy nhanh tốc độ bán thẻ, trong quá trình quản lý hoạt động hai công ty của mình (chuyên phân phối thẻ Vinacard), bà giám đốc này đã cho thiết lập và duy trì mạng lưới đại lý thứ cấp để tiêu thụ một số lượng lớn thẻ ra thị trường nhưng không xuất đủ hoá đơn GTGT

Do vậy, nhằm hợp thức hoá việc bán lẻ thẻ Vinacard và nhận tiền thưởng, hoa hồng, khuyến mại trên, Phượng đã móc nối với một số người để mua bán hoá đơn GTGT Ngoài ra, bà này còn dùng chính tư cách pháp nhân nơi bán hoá đơn để lập thủ tục mua bán giả Tổng cộng, Phượng đã mua 144 hoá đơn của 24 doanh nghiệp để ghi xuất khống tiền hoa hồng cho hai công

ty, làm sai lệch căn cứ tính thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp, trốn thuế hơn 15 tỷ đồng

2.1.2 Những thủ đoạn trốn thuế hiện nay

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và công dân Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trốn thuế đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các đối tượng nộp thuế với các mức độ khác nhau, đặc biệt là tình trạng trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Đây là lĩnh vực mà việc trốn thuế diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng Việc trốn thuế xảy ra ở tất

cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ, đường biển, đường hàng

không đến đường bưu điện, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, quốc gia…

Trang 40

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhận thấy, tình hình trốn thuế xảy ra ở khắp mọi nơi, trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt

là trong kinh doanh Nổi bật trong thời gian gần đây là tội phạm trốn thuế liên quan đến hoàn thuế gia tăng Loại tội phạm này diễn ra khá phổ biến ở cá tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế… Đây là loại tội phạm mới, hoạt động mang tính tổ chức cao, móc mối, câu kết với nhau thành tổ chức, đường dây chặt chẽ, liên quan đến nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở các địa phương Để thực hiện hành vi trốn thuế, các doanh nghiệp mua hoá đơn GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp Tiếp tay cho các doanh nghiệp này trốn thuế là một số công ty “ma” lập ra để mua hoá đơn GTGT

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tính riêng trên địa bàn Hà Nội, năm

2006 đã có tới 453 doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh, mang theo 9.000 bộ hoá đơn Con số này trong năm 2005 tương ứng là 499 doanh nghiệp và 4.600 bộ hoá đơn Năm 2007 là 240 doanh nghiệp và 3.900

bộ hoá đơn Gần đây, Công an thành phố Hà Nội và Phòng Thanh tra 1 – Cục thuế Hà Nội phát hiện và khởi tố vụ án 6 công ty TNHH thành lập ra để bán hoá đơn, thu hồi 595 triệu đồng tiền thu lợi bất chính

Ngoài thuế GTGT, các loại thuế thường bị thất thu khác là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài thủ đoạn mua bán hoá đơn GTGT nhằm nâng cao phần chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp đã mua hoá đơn GTGT của các doanh nghiệp “ma”, nâng giá trị hàng hoá xấp xỉ với giá của giá thị trường, làm thủ tục bán hàng lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp khác nhau để giấu đầu vào triệt tiêu lợi nhuận trong kinh doanh

Điều đáng nói là đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện chế độ kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước, thường lập 02 sổ

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Công văn số 8585/BTC-TCT ngày 08/07/2005 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế Khác
7. Luật thuế giá trị gia tăng năm 1999 và luật sửa đổi bổ sung năm 2005 Khác
8. Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2002 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế Khác
9. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế Khác
10. Nghị định số 156/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng Khác
12. Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giải quyết các vụ án về trốn thuế, một số giải Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w