Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trốn thuế đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các đối tượng nộp thuế với các mức độ khác nhau, đặc biệt là tình trạng trốn thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực mà việc trốn thuế diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc trốn thuế xảy ra ở tất cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ, đường biển, đường hàng không đến đường bưu điện, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, quốc gia…
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhận thấy, tình hình trốn thuế xảy ra ở khắp mọi nơi, trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Nổi bật trong thời gian gần đây là tội phạm trốn thuế liên quan đến hoàn thuế gia tăng. Loại tội phạm này diễn ra khá phổ biến ở cá tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế… Đây là loại tội phạm mới, hoạt động mang tính tổ chức cao, móc mối, câu kết với nhau thành tổ chức, đường dây chặt chẽ, liên quan đến nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở các địa phương. Để thực hiện hành vi trốn thuế, các doanh nghiệp mua hoá đơn GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiếp tay cho các doanh nghiệp này trốn thuế là một số công ty “ma” lập ra để mua hoá đơn GTGT.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tính riêng trên địa bàn Hà Nội, năm 2006 đã có tới 453 doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh, mang theo 9.000 bộ hoá đơn. Con số này trong năm 2005 tương ứng là 499 doanh nghiệp và 4.600 bộ hoá đơn. Năm 2007 là 240 doanh nghiệp và 3.900 bộ hoá đơn. Gần đây, Công an thành phố Hà Nội và Phòng Thanh tra 1 – Cục thuế Hà Nội phát hiện và khởi tố vụ án 6 công ty TNHH thành lập ra để bán hoá đơn, thu hồi 595 triệu đồng tiền thu lợi bất chính.
Ngoài thuế GTGT, các loại thuế thường bị thất thu khác là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài thủ đoạn mua bán hoá đơn GTGT nhằm nâng cao phần chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp đã mua hoá đơn GTGT của các doanh nghiệp “ma”, nâng giá trị hàng hoá xấp xỉ với giá của giá thị trường, làm thủ tục bán hàng lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp khác nhau để giấu đầu vào triệt tiêu lợi nhuận trong kinh doanh.
Điều đáng nói là đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện chế độ kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước, thường lập 02 sổ
sách kế toán (một loại để tính thuế, một loại để thanh toán nội bộ) hoá đơn chứng từ chủ yếu là viết tay, thực chất nhằm trốn tránh doanh thu, thuế lợi tức. Ngoài ra, họ còn dùng một hoá đơn để quay vòng nhiều lần, khai thấp giá trị hàng hoá so với giá trị thực để trốn thuế.
Các doanh nghiệp nhập khẩu thường khai báo sai về chủng loại mặt hàng nhập khẩu hoặc thông đồng với đối tác nước ngoài hạ giá trị thực tế của hợp đồng nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu, thuế GTGT (do thuế nhập khẩu được thu căn cứ trên hoá đơn của bên xuất khẩu) hoặc thay đổi con đường vận chuyển hàng hoá để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi hơn.
Một thực tế nổi cộm trong các hành vi trốn thuế hiện nay là trốn thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Lợi dụng việc đầu tư ngân sách từ Trung ương cho đến các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng các doanh nghiệp ở địa phương không đủ năng lực để được thầu, nhiều doanh nghiệp của các bộ, ngành, thành phố đã ung dung trốn thuế mà không cần thành lập doanh nghiệp “ma”. Thông thường, sau khi nhận công trình đó doanh nghiệp “đại gia” này sẽ ký hợp đồng bán thầu cho doanh nghiệp khác thi công (doanh nghiệp của chính địa phương đó), nhận tiền chênh lệch từ bán thầu, song không kê khai nộp thuế tại địa phương theo quy định. Chỉ riêng ở Đồng Tháp, có tới 57 lượt doanh nghiệp ở ngoài tỉnh vi phạm kiểu này. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản là hết sức khó khăn và phức tạp vì đối tượng bao gồm cả các doanh nghiệp vãng lai, công trình thì lại nằm rải rác trên địa bàn rộng. Hơn thế nữa, nguồn cung cấp một số nguyên liệu đầu vào như đất, đá, cát, sỏi phần lớn từ các hộ dân tại địa phương; các đối tượng này lại không thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế nên rất khó kiểm soát.
Nghiên cứu các vụ trốn thuế lớn xảy ra trong các doanh nghiệp, thấy rằng hoạt động của bọn tội phạm thường có sự cấu kết, móc nối, quan hệ chặt
chẽ với các cơ quan thuế, quản lý thị trường… các doanh nghiệp trốn thuế thường giữ vai trò chủ động, dùng các lợi ích vật chất hoặc mọi cách khác nhau tấn công mua chuộc, làm tha hoá những cán bộ, công chức nhà nước, lôi kéo họ tham gia hoạt động phạm pháp. Cán bộ trong các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý thị trường thường nắm vững những chính sách, quy định quản lý kinh tế, tài chính, những sơ hở, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý; họ giúp đỡ đắc lực cho các chủ doanh nghiệp lợi dụng để luồn lách trốn thuế. Thậm chí ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng còn có tình trạng cán bộ thuế tính toán hợp lý hoá tiền thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý cho họ ở mức thấp nhất để sau đó cán bộ thuế cũng sẽ nhận một số tiền bồi dưỡng đáng kể. Gần đây, trong vụ án công ty Unimax Sài Gòn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đăng ký kinh doanh trong khu chế xuất Tân Thuận. Chức năng hoạt động của Công ty là nhập nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may xuất khẩu đi thị trường EU và Nhật Bản. Công ty được hưởng ưu đãi miễn thuế hoàn toàn đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (thuế suất bằng 0%), trong khi đó nếu ở người khu chế xuất thì thuế xuất nhập khẩu lên đến 60%. Lợi dụng sự ưu đãi này, nhân viên của công ty Unimax Sài Gòn đã móc nối với tư thương Thạch Lê Chân, một trùm buôn vải để tuồn hàng bán ra ngoài thị trường. Khi hàng nhập về đến cảng Sài Gòn, nhân viên công ty Unimax là Nguyễn Anh Tú mở từ khai nhập khẩu, làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ cảng Sài Gòn về khu chế xuất, nhưng thực thế hàng được đưa thẳng cho Chân để tiêu thụ. Điều đặc biệt là các tờ khai nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Công ty Unimax Sài Gòn mặc dù tuồn ra thị trường bán vẫn được công chức Hải quan ký xác nhận “hàng đã thực nhập vào khu chế xuất”?
Hậu quả của các vụ trốn thuế là rất nghiêm trọng, gây thất thu cho Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng và khó có khả năng thu hồi. Vụ án điển hình là Công ty Đông Nam trốn thuế 135 tỷ đồng, trong đó 36,2 tỷ đồng thuế thu
nhập doanh nghiệp, 50 tỷ đồng thuê nhập khẩu, 49 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng. Tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/3/2006, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố các bị can Nguyễn Thị Thuý Hạnh (Phó chủ nhiệm Cửa hàng miễn thuế cảng Sài Gòn); Phạm thuỵ Phương Uyên (nhân viên bán hàng – Cửa hàng miễn thuế) và Hai nhân viên Hải quan Cảng Sài Gòn là Hoàng Ngọc Sanh, Nguyễn Hồng Phấn về tội “buôn bán hàng cấm” và “trốn thuế”. Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hạnh và đồng bọn đã ghi thêm 2.558 hoá đơn với tổng số lượng hàng hoá giá trị trên 3,6 triệu USD, tuồn ra ngoài gần 131.000 bao thuốc là, trên 227.000 chai rượu và trên 23.000 lon bia ngoại, trốn thuế trên 131 tỷ đồng.
Thủ đoạn thành lập doanh nghiệp “ma” nhưng không sản xuất kinh doanh mà chỉ nhằm mua bán hoá đơn bất hợp pháp diễn ra khá phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều công ty sử dụng những “chiêu” để qua mặt cơ quan thuế nhằm thu lợi bất chính. Thực trạng này gây không ít khó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện mục tiêu chống thất thu ngân sách
Chiêu bài phải nhắc tới đầu tiên là hoạt động thành lập doanh nghiệp để mua bán, sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) bất hợp pháp. Loại tội phạm này thường thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua hoá đơn GTGT. Sau khi mua được hoá đơn các đối tượng đều bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hám lợi bất chính, một số đối tượng thuê người lao động tự do hoặc không nghề nghiệp làm giám đốc công ty. Thậm chí thuê cả người nghiện ma tuý, từng có tiền án, tiền sự làm giám đốc. Những giám đốc “ma” này được hưởng lương hàng tháng và chịu sự điều hành của các đối tượng chủ mưu từ ký các tờ khống, khai thuế khống... hợp thức hồ sơ chứng từ.
Có trường hợp đối tượng khắc chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và lợi dụng con dấu này để đóng vào các văn bản, chứng từ, hoá đơn liên quan nhằm qua mặt cơ quan quản lý. Một ví dụ điển hình cho chiêu bài này là vụ đối tượng Nguyễn Thị Bích Vân (trú tại 183 phố Bạch Mai) sử dụng con dấu, chữ ký của ông Doãn Văn Đức (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Tiến) dù thời điểm thành lập công ty, ông Đức đã chết được 4 tháng.
Táo tợn hơn, nhiều trường hợp còn thuê đối tượng xã hội đen gây sức ép doạ nạt cán bộ thuế. Có trường hợp tinh vi hơn khi thuê cả luật sư tư vấn làm thủ tục mua hoá đơn. Đơn cử trường hợp Công ty TNHH Xây dựng và thương mại HTT, do Hoàng Thị Thuý Hoà (trú tại 126 Vũ Trọng Phụng) đại diện. Khi không mua được hoá đơn, công ty này đã thuê Văn phòng Luật sư VIP ở 86 Tuệ Tĩnh trợ giúp pháp lý nhằm gây áp lực để Chi cục Thuế quận Hoàng Mai bán hoá đơn. Chỉ đến khi được cơ quan thuế giải thích, văn phòng luật này mới thống nhất không thực hiện hợp đồng với công ty “ma” nêu trên. Không những thế, có công ty còn ngang nhiên giả mạo công văn của cơ quan thuế. Trường hợp Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Tăng Ngân (đăng ký địa chỉ phường Định Công - Hoàng Mai) là ví dụ điển hình. Sau khi xác minh doanh nghiệp này có hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp, Chi cục Thuế Hoàng Mai đó thông báo đề nghị không chấp nhận hoá đơn do doanh nghiệp “ma” này phát hành.
Tuy nhiên, tại huyện Đan Phượng, Công ty TNHH Thành Vinh và Công ty TNHH Ngân Giang đã sử dụng hoá đơn do Công ty Tăng Ngân phát hành với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng và bị Chi cục Thuế xử lý sai phạm. Sau đó, Chi cục Thuế Đan Phượng lại nhận được Công văn với nội dung: “Chi cục Thuế Hoàng Mai xác nhận Công ty Tăng Ngân không có hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp”. Qua xác nhận của Chi
cục Thuế Hoàng Mai và xác minh của cơ quan công an thì chữ ký trong công văn là giả mạo.
Với những thủ đoạn táo tợn nêu trên, không ít hoá đơn GTGT đó được bán cho nhiều đối tượng sử dụng làm chứng từ kê khai thuế. Nếu không phát hiện kịp thời, những hoá đơn này sẽ trở thành chứng từ “sạch”, giúp hợp thức hoá các khoản chi khống, phục vụ mục đích trốn thuế. Nghiêm trọng hơn, nó có thể trở thành chứng từ rút ruột ngân sách Nhà nước xin hoàn thuế GTGT với giá trị lớn.
Thống kê của Cục Thuế thành phố Hà Nội cho thấy, ngành thuế Hà Nội đang quản lý 195.825 đối tượng nộp thuế; trong đó có 71.668 doanh nghiệp và 122.410 hộ kinh doanh. Một trong những mục tiêu chính của ngành Thuế Hà Nội trong năm 2009 là giám sát chặt chẽ nguồn thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Do đó, việc đối phó với những thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực thuế là nhiệm vụ luôn được chú trọng.
Theo kiến nghị của cơ quan thuế, để ngăn ngừa tình trạng thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn bất hợp pháp cần sửa đổi một số điều kiện thành lập doanh nghiệp. Có quy định và chế tài cụ thể về việc hậu kiểm tra sau khi doanh nghiệp được thành lập, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động đúng pháp luật. Về lâu dài, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế các hành vi gian lận trong lĩnh vực thuế đặc biệt là tình trạng sử dụng hoá đơn trái phép.
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn tự in. Cũng như đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn và đấu tranh với tội phạm buôn bán hoá đơn bất hợp pháp. Cũng cần có những biện pháp mạnh tay như tiến hành khởi tố điều tra và đưa ra xét xử điểm một số vụ vi phạm điển hình về hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp để làm gương.
Thủ đoạn "Xoá" biển số hoặc rút xe vào rừng: Có rất nhiều cách để chủ nhân những chiếc ôtô trị giá bạc tỷ, thậm chí cả triệu đôla này đối phó với chính sách thuế của Nhà nước và hàng chục con đường vòng để những chiếc xe ôtô mang biển nước ngoài hợp thức hoá vào trong nước. Tại nhiều tụ điểm mà dân chơi ở Hà Nội hay tụ tập trước đây không đêm nào không có vài chiếc xế hộp cáu cạnh mang biển NN do người Việt lái, nhưng hiện nay những chiếc xe này dường như vắng bóng, ngay cả việc lưu thông trên đường cũng hiếm gặp. Theo Đội kiểm soát Hải quan khu vực phía Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan thì có một thực tế là, sau khi tổ công tác liên ngành (gồm 3 ngành: Hải quan, CSGT, Cục Lễ tân Nhà nước) phối hợp triển khai các hoạt động điều tra, xác minh, làm rõ đối tượng sử dụng xe ôtô được miễn thuế nghi vấn sử dụng sai mục đích, thì hầu như tất cả những xe ôtô mang biển NN và NG (đã chuyển nhượng cho người Việt nhưng chưa nộp thuế) đều "bốc hơi" một cách đáng ngờ.
Các thủ đoạn để chủ nhân hiện tại của những chiếc xe hơi này trốn thuế và đối phó với cơ quan chức năng:
Thủ đoạn thường gặp nhất làm cho chiếc xe "biến mất" như cất giấu ở một nơi xa và không lưu thông trên đường nữa.
Cách làm thứ 2 là tháo biển "xịn" và lắp biển số giả.
Cách thứ ba là "nhân bản" biển số xe NG hay NN của bất kỳ một sứ quán nào (đang trong nhiệm kỳ công tác) để chạy ngoài đường.
Thứ tư là làm thủ tục huỷ biển kiểm soát với cơ quan Công an rồi đặt mua chiếc biển số giả y chang biển số thật đã huỷ để chạy.
Theo Quyết định 03/2007 liên ngành Bộ Công thương - Tài chính - Ngoại giao về "hướng dẫn việc tạm nhập khẩu, nhập khẩu hoặc mua miễn thuế tại Việt Nam; xuất khẩu, tái xuất khẩu, chuyển nhượng và tiêu huỷ những vật dụng cần thiết phục vụ cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam" thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện quốc tế; nhân viên hành chính