Mặt chủ quan của tội trốn thuế

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 25)

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc được qui định trong luật hình sự Việt nam. Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả do hành vi đó gây ra. Nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, dù cho hành vi họ thực hiện đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Điều 8 Bộ luật hình sự qui định: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi được thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý.

Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ đã lựa chọn hành vi đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhưng vẫn thực hiện. Động cơ duy nhất khi thực hiện tội phạm là tư lợi, càng trốn được nhiều thuế thì lợi nhuận đạt được càng cao.

Về ý chí: người phạm tội mong muốn trốn được một phần hoặc toàn bộ số thuế phải nộp. Tuy nhiên, động cơ, mục đích của tội phạm không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì thông thường động cơ trốn thuế là tư lợi với đặc điểm tâm lý của người kinh doanh là trốn được càng nhiều thuế thì càng có lợi. [4]

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)