Nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thuế, các cơ quan hữu quan cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để người dân,
nhất là các doanh nghiệp thấy rõ tính nguy hại do hậu quả của việc trốn thuế gây ra, nắm được chủ trương và quy định của pháp luật về thuế để tự giác chấp hành.
Hai là, phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân đấu tranh
lên án những trường hợp trốn thuế; tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, phường xã, thị trấn, tổ dân phố và từng hộ gia đình kinh doanh cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về thuế, đồng thời có ý thức tự giác phát hiện, đấu tranh tố giác những trường hợp cố tình trốn thuế cho cơ quan chức năng để xử lý.
Ba là, Nhanh chóng xử lý nghiêm minh, kịp thời những vụ việc vi
phạm và phạm tội trốn thuế được phát hiện. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp, hộ kinh doanh … Với các tập thể, cá nhân không làm tròn trách nhiệm, buông lỏng quản lý để những đối tượng trốn thuế qua mặt cần phải kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc.
Bốn là, Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở đối với việc
quản lý tại cơ sở, có biện pháp kiểm điểm, xử lý cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi để xảy ra tình trạng trốn thuế; đồng thời, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đấu tranh chống tội phạm về trốn thuế.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là phục
vụ người nộp thuế; triển khai các giải pháp như: kê khai thuế qua mạng, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế nhằm tăng tiện ích cho đối tượng
nộp thuế. Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp cưỡng chế thuế; lên kế hoạch thanh tra các đối tượng có dấu hiệu thất thu lớn; chú trọng giám sát thực hiện kết luận sau thanh tra nhằm thu hồi sớm các khoản thuế cho ngân sách nhà nước.