Kết quả đấu tranh, xử lý tội trốn thuế

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 58)

Theo số liệu của Cục thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong vòng 5 năm từ năm 2005 đến 2009, Cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra 251 vụ với 575 bị can, trong đó đã đề nghị truy tố 153 vụ (chiếm 61%) với 384 bị can (chiếm 67%) về tội trốn thuế, đình chỉ 10 vụ 23 bị can, tạm đình chỉ 11 vụ, 12 bị can ( Xem bảng 2 mục 2.2.1)

Viện kiểm sát các cấp trong cả nước đã giải quyết 151 vụ với 381 bị can và truy tố 128 vụ (chiếm 85%) với 294 bị can (chiếm 77%) về tội trốn thuế, đình chỉ 11 vụ/31 bị can, tạm đình chỉ 1vụ /2 bị can. (Xem bảng 3 mục 2.2.1)

Số vụ Toà án nhân dân toàn quốc thụ lý xét xử là 160 vụ/390 bị cáo, trong đó Toà án đã xét xử 111 vụ/ 273 bị cáo. Số vụ thụ lý năm sau tăng so với năm trước cho thấy tình hình tội phạm trốn thuế ngày càng xảy ra nhiều hơn cả về số lượng và số bị can cũng như mức độ tinh vi của tội phạm.

Trong đó Toà án áp dụng hình phạt tiền 32 bị cáo, phạt tù đối với 241 bị cáo, qua đó cho thấy Toà án rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm này (tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền là 32/273, chiếm 10%, phạt tù 241/273, chiếm 90%

Tổng số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong 5 năm từ 2005 đến 2009 4511vụ/68462 bị can, trong đó số vụ tội phạm trốn thuế được phát hiện xử lý là 128 vụ/241 bị can; chiếm khoảng 3%.

So với các tội phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung thì tỷ lệ trung bình tội trốn thuế đã truy tố chiếm khoảng 2% vào năm 2005, tỷ lệ này tăng lên 3% vào năm 2006; năm 2007 từ 4% và giảm xuống 2% vào năm 2008; tăng lên 3% vào năm 2009. Tỷ lệ này phù hợp với số vụ trốn thuế được thụ lý và giải quyết trong những năm gần đây. (Xem bảng 4 mục 2.2.1)

Mới đây, Ngày 26-1- 2010, TAND tỉnh Đồng Nai đã đưa vụ chạy miễn thuế từ Cục Thuế Đồng Nai lên Bộ Tài chính ra xét xử sơ thẩm. Trong đó có 2 Phó Vụ trưởng, 1 cán bộ Vụ Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính và 3 cán bộ của Cục Thuế Đồng Nai bị truy tố trong vụ án này. Liên quan đến vụ án này, 6 bị can bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là Phan Văn Hiển, Vũ Xuân Hiểu (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính), Hoàng Ngọc Nắng Hồng (nguyên trưởng Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính), Đặng Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Lan (nguyên là cán bộ Phòng Thuế đầu tư nước ngoài, Cục Thuế Đồng Nai); Phạm Văn Ngọ, nguyên trưởng Phòng Thuế đầu tư nước ngoài, Cục Thuế Đồng Nai.

Nguyên nhân dẫn đến tội phạm trên là do có sự thông đồng từ cấp dưới lên trên nhằm ăn hối lộ và sự tắc trách của cán bộ thuế và Các cơ quan quản lý về thuế.

Trước tình trạng vi phạm và tội phạm trốn thuế ngày một gia tăng. Trong thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một số doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh trốn thuế hoặc gian lận về thuế, trong đó có doanh nghiệp làm thủ tục thành lập nhưng không tổ chức sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua, bán bất hợp pháp hoá đơn thu lợi bất chính, tiếp

tay cho một số doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Cục Thuế thành phố đã phối hợp với cơ quan Công an phát hiện và xử lý nhiều doanh nghiệp bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, doanh nghiệp không hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh trái pháp luật, trong đó thường là mua, bán hoá đơn bất hợp pháp, nhất là làm hồ sơ xuất khẩu khống để hoàn thuế giá trị gia tăng chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước. Loại vi phạm khác của một số doanh nghiệp là nhập khẩu nhiều loại hàng hoá giá trị cao và trong thời gian được ân hạn thuế đã bán hàng, không nộp thuế và bỏ trốn.

Các hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực thuế như: doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bỏ trốn, mất tích khỏi trụ sở kinh doanh; chây ỳ không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước; sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, số tiền thuế được giảm; không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán; mua, bán, in ấn sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp, tiếp tay cho hành vi trốn thuế; đặc biệt là hình thức trốn thuế khác rất tinh vi là hoạt động chuyển giá trong các công ty có giao dịch liên kết ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ thị 07/2010/ CT ngày 3/2/2010 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế. Theo đó Chủ tịch UBND yêu cầu các Ban ngành như Sở kế hoạch đầu tư, Sở ngoại vụ, Hải Quan, Cục thuế và các đơn vị liên quan tăng cường

công tác tuyên truyền hộ trợ người nộp thuế và thanh tra kiểm tra chặt chẽ về thuế, quản lý ấn chỉ…

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)