Các giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

Trên cơ sở quan điểm phòng, chống tội phạm về trốn thuế là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp và cần có những biện pháp mang tính toàn diện, lâu dài và thực hiện từng bước. Những biện pháp đó là:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của các cơ

quan chức năng, các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm về trốn thuế, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng. Thực tế hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về trốn thuế những năm qua cho thấy, những vụ án này, dù phức tạp, nghiêm trọng đến đâu nhưng nếu được sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của các cấp chính quyền và đoàn thể thì việc giải quyết sẽ rất thuận lợi, dễ dàng. Hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án về trốn thuế sẽ có hiệu quả hơn nếu được sự đồng tình, ủng hộ và giám sát chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của các tổ chức đoàn thể và của mọi công dân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền là để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về trốn thuế được nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chứ không được can thiệp vào hoạt động thực hiện chức năng của các Cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật phòng, chống

tội phạm về trốn thuế. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân của tình hình tội phạm về trốn thuế ở nước ta thời gian qua là do sơ hở, chưa đồng bộ, chưa phù hợp của cơ chế chính sách và của hệ thống pháp luật. Vì vậy, một trong những biện pháp thường xuyên và lâu dài là phải tiến hành bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật bảo đảm các quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phòng chống tội phạm về trốn thuế đang là nhu cầu bức xúc để nhằm ngăn chặn và đẩy lùi loại tội phạm này. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này vừa thiếu, vừa không đồng bộ, vừa chồng chéo, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho tình trạng tội phạm trốn thuế tồn tại và phát triển. Trong tình hình hiện nay, loại tội phạm này càng có nguy cơ phát triển mạnh. Vì vậy, cần nhanh chóng sửa đổi Điều 161 Bộ luật hình sự theo hướng nghiêm khắc hơn, có tác dụng răn đe và giáo dục đạt hiệu quả hơn đối với người phạm tội, những quy định này cùng với hệ thống các văn bản trong lĩnh vực thuế là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm này đạt kết quả.

Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn các cơ quan chức năng, đặc biệt là

các cơ quan thuế và các cơ quan tư pháp, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên và đồng bộ trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế và cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh vững vàng làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời

phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm về trốn thuế đang có nguy cơ phát triển mạnh. Làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ

của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra của đảng, coi đó là một công tác thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế. Tuy nhiên, để khắc phục những khiếm khuyết, tồn tại và chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả của công tác này và có tác dụng hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế.

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế

Nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của thuế trong phát triển của đất nước, trong việc điều tiết chung các vấn đề của xã hội; đồng thời qua đó xác định trách nhiệm của công dân, doanh nghiệp về ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế “ nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân”; từ đó cũng tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đóng góp cho ngân sách nhà nước qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lên án mạnh mẽ đối với các hành vi trốn thuế.

Thứ sáu, hoàn chỉnh các cơ chế chính sách về thuế cũng như hướng dẫn

kịp thời của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng các quy định pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm trốn thuế.

Đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế phải gắn với quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý, bộ máy quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, đồng thời cũng phòng ngừa, loại bỏ những nhân tố làm nảy sinh tội phạm về trốn thuế; trong đó, việc xây dựng cơ chế chính sách thuế phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, có cơ chế chính sách đúng thì mới có thể tạo điều kiện, khuyến khích cho các đối tượng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; sự phù hợp của chính sách thuế thể hiện ở nhiều khía cạnh nhưng căn bản là bảo đảm cho doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế phát triển, có lợi nhuận để chi phí, đầu tư,

tái sản xuất. Nếu chính sách thuế bất hợp lý sẽ dẫn đến các đối tượng nộp thuế sẽ tìm cách trốn thuế. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh với tội phạm trốn thuế, bên cạnh đó thì các cơ quan liên ngành của trung ương cũng cần sớm có thông tư liên tịch hướng dẫn kịp thời việc áp dụng các điều luật trong đấu tranh chống tội phạm trốn thuế. Mặt khác cần xem xét lại chế tài đối với hành vi trốn thuế cho phù hợp; với chế tài như hiện nay chỉ có khung hình phạt cao nhất là 7 năm và có thể bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền đã trốn thuế là chưa đủ sức răn đe, hơn nữa việc quy định xử phạt hành chính là điều kiện cần và đủ của cấu thành tội trốn thuế cũng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.

Thứ bảy, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp

Từ thực tế của công tác đấu tranh và giải quyết các vụ án trốn thuế trong thời gian quan, chúng ta nhận thấy một trong những nguyên nhân làm hạn chế công tác đấu tranh chống hành vi và tội phạm trốn thuế là công tác phối hợp giữa các ngành chức năng. Lợi dụng sơ hở này thời gian qua có đối tượng đã đứng tên người khác để thành lập công ty sau đó bán lại các công ty này hưởng lợi mà không có một ngày hoạt động, hoặc thuê đối tượng làm giám đốc mà trình độ học vấn thấp, không có kiến thức về kinh tế...nhằm chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng.

Khi xảy ra việc trốn thuế hoặc làm tăng tiền hưởng từ khấu trừ thuế thì các cơ quan chức năng chưa kịp thời xử lý hành chính thì công ty đã

giải thể. Để làm tốt công tác này nên xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành mới phát huy sức mạnh tổng hợp góp phần bảo vệ sự cạnh

tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đồng thời chống thất thu thuế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)