luật hình sự về tội trốn thuế
So với Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội trốn thuế, trong Bộ luật hình sự 1999 đã quy định cụ thể và chặt chẽ hơn. Điều đó thể hiện sự tiến bộ nhất định trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn xét xử tội trốn thuế trong những năm gần đây cho thấy những quy định về tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự hiện hành cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử tội trốn thuế vẫn còn một số bất cập như sau:
Một là, về xác định hành vi trốn thuế.
Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như các văn bản hướng dẫn đều không đề cập như thế nào là hành vi trốn thuế. Nghị định 100/2004/NĐ- CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế có mô tả hành vi này. Tuy nhiên, công tác điều tra, truy tố, xét xử gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi này.
Hai là, về chủ thể của tội trốn thuế.
Chủ thể của tội trốn thuế phải là đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trong thực tiễn xét xử có trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng trong việc xác định đối tượng phải nộp thuế. Liên quan đến vấn đề này xin đưa ra một vụ án đã xét xử:
Ngày 4/6/2004 TAND huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án đối với các bị cáo Nguyễn Hùng Cường – Chủ nhiệm, Trần Quang Đạt – Kế toán trưởng Hợp tác xã vận tải Nhà Bè (sau đây xin được viết tắt là HTXVT).
HTXVT Nhà Bè có chức năng vận chuyển hành khách và hàng hoá; hoạt động theo điều lệ hợp tác xã và mô hình dịch vụ hỗ trợ. Hợp tác xã này có hơn 100 xã viên với 209 đầu xe hoạt động. Trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2000, HTXVT Nhà Bè lập chứng từ thu, chi hoá đơn đầu vào, đầu ra khống để được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.
HTXVT Nhà Bè đã sử dụng một số lượng hoá đơn đầu vào không hợp lệ (chủ yếu là mặt hàng dầu DO) để kê khai khấu trừ GTGT phải nộp hơn 4.702 tỷ đồng. Đồng thời, với cách làm này đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập chi thuế nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Số hoá đơn chi phí khống này là do Ban chủ nhiệm HTXVT Nhà Bè thông báo cho các xã viên nếu ai có chi phí sửa chữa, xăng dầu.. đem hoá đơn nộp về cho HTX sẽ được khấu trừ 15% - 20%. Bên cạnh đó, ngoài tiền phí phải nộp hàng tháng theo đầu phương tiện, khi các xã viên có nhu cầu xuất hoá đơn vận chuyển HTX sẽ tạm thu thuế trên giá trị tờ hoá đơn tỷ lệ từ 6 – 7,5%. Số tiền này, HTXVT Nhà Bè đã thu trong 2 năm 2000 – 2001 lên tới 4,1 tỷ đồng. Việc tạm thu này HTXVT Nhà Bè không ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán, khai man trốn thuế gần 1,6 tỷ đồng.
Quan điểm của VKSND huyện Nhà Bè cho rằng: với hành vi sử dụng
một số lượng hoá đơn đầu vào không hợp lệ để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT, hai bị cáo Nguyễn Hùng Cường, Trần Quang Đạt phạm tội trốn thuế.
Quan điểm của TAND huyện Nhà Bè cho rằng: HTXVT Nhà Bè được
– 2001 của HTXVT Nhà Bè là doanh thu của các xã viên nộp tính trên trị giá hợp đồng. Do vậy, họ không phải là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
Công văn số 3226/TCT/NV6 ngày 22/8/2002 của Tổng Cục thuế hướng dẫn về việc tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với HTXVT như sau: “đối với HTX dịch vụ vận tải không quản lý phương tiện mà chỉ làm dịch vụ cho xã viên HTX kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên hoa hồng dịch vụ được hưởng. Riêng đối với xã viên tự quản lý phương tiện, tự hạch toán kết quả kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp”.
Tại Thông tư số 101/1999/TT-BTC ngày 20/8/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế GTGT đối với các hoạt động trong ngành vận tải đường bộ có quy định: “HTX vận tải làm dịch vụ giới thiệu khách hàng cho xã viên
chỉ hưởng một khoản hoa hồng của xã viên nộp về. HTX nộp thuế GTGT trên cơ sở doanh thu hoa hồng do các xã viên nộp về”.
Như vậy, đối tượng nộp thuế GTGT tại HTXVT Nhà Bè là các xã viên của HTX chứ không phải HTX. HTXVT Nhà Bè chỉ là người làm kê khai, nộp thuế hộ cho các xã viên mình. Số tiền thuế mà Ban chủ nhiệm HTXVT Nhà bè đã thu của xã viên nhưng chưa nộp cho cơ quan thuế thì không thể quy kết là họ trốn thuế.
Thứ hai, vì luật hình sự chỉ đặt ra việc truy cứu trách nhiệm hình sự cá
nhân nên chủ thể của tội trốn thuế chỉ có thể là cá nhân. Trên thực tế, phần lớn hành vi trốn thuế là các tổ chức doanh nghiệp. Việc trốn thuế của các doanh nghiệp này thể hiện mức độ nguy hiểm cao và gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, chúng ta chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có chủ trương hay trực tiếp thực hiện việc trốn thuế. Việc quy định như vậy chưa phát huy được tác dụng răn đe người phạm tội, đặc biệt là đối với các tổ chức doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong trường hợp đã có quyết định xử phạt hành chính đối với tổ chức, doanh nghiệp trốn thuế, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, nếu tổ chức, doanh nghiệp đó vẫn tiếp tục có hành vi trốn thuế (hiện nay là dưới 100 triệu đồng) chúng ta cũng không có cơ sở xác định trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
Ba là, hình phạt áp dụng với bị cáo phạm tội trốn thuế. Hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính và bổ sung có giá trị răn đe, giáo dục tội phạm. Tuy nhiên mức hình phạt tù có thời hạn tội phạm áp dụng đến 7 năm hiện nay chưa thể hiện tính răn đe cao.
Trong thực tiễn xét xử đối với một số tội trốn thuế, Toà án chỉ cần tuyên phạt tiền đối với bị cáo là thoả đáng và vẫn đảm bảo được mục đích của hình phạt. Ngoài mục đích trừng trị và loại trừ một cách có hiệu quả khả năng tái phạm của người phạm tội, việc tăng cường áp dụng hình phạt tiền đối với tội này là cần thiết nhằm đánh mạnh vào kinh tế người phạm tội. Hình phạt tiền hoàn toàn đủ sức răn đe cũng như giáo dục người phạm tội, đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, trên thực tế hình phạt tiền ít khi được áp dụng. Trong 5 năm từ năm 2005 đến 2009 hình phạt tiền được áp dụng với 4 bị cáo, chiếm 4,47% trong tổng số hình phạt. Trái lại, án treo được áp dụng nhiều, chiếm tỉ lệ 30,33% trong tổng số hình phạt. Đây chính là sự lạm dụng áp dụng án treo.
Chương 3