Dự báo tình hình tội phạm trốn thế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67)

Trước nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhiều doanh nghiệp, công ty mới ra đời, nhiều người phát triển kinh doanh… đây là động lực phát triển kinh tế thúc đẩy nên kinh tế nhà nước phát triển. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao thì lượng cung càng nhiều, các mặt hàng kinh doanh, các dịch vụ giải trí cần có biện pháp và chính sách quản lý nhà nước hợp lý mới không để thất thu thuế và nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh lách luật để trốn thuế.

Theo dự báo của các chuyên gia phòng, chống tội phạm, trong những năm tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn trong nền kinh tế thế giới, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao hơn thì bên cạnh những mặt tích cực sẽ tiếp tục xuất hiện hàng loạt những tiêu cực xã hội khác từng bước ảnh hưởng mạnh mẽ vào cuộc sống xã hội làm gia tăng các vấn đề xã hội phức tạp.

Dưới tác động của các yếu tố tiêu cực phát sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và mặt trái cơ chế thị trường, do có những điều chỉnh về chính sách kinh tế - xã hội... tình hình tội phạm mặc dù được kiềm chế, nhưng vẫn sẽ có nhiều biến động phức tạp, các loại tội phạm “truyền thống” sẽ hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, được trang bị hiện đại hơn; xuất hiện các loại tội phạm “phi truyền thống” với những phương thức, thủ đoạn mới, nhất là sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ... Việc hình thành những băng, nhóm tội phạm; các hình thức tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Một số loại tội phạm sẽ phức tạp hơn như: tội phạm sử dụng kỹ thuật và công nghệ cao; tội phạm về tin học, điện tử,

viễn thông; tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán; khủng bố; rửa tiền; tiền giả; thẻ tín dụng giả, trong đó có tội phạm trốn thuế.

Thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta sẽ từng bước mở hàng rào thuế quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, tội phạm buôn lậu sẽ có chiều hướng giảm, tuy nhiên tội trốn thuế và tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả sẽ tăng lên và diễn ra rất phức tạp trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong xã hội liên quan đến thuế. Trong cơ chế quản lý tài chính chưa hình thành được mạng lưới quản lý thu nhập và kiểm soát tài khoản cá nhân một cách minh bạch, khoa học thì nạn tham nhũng vẫn phức tạp; tình hình tội phạm về tham nhũng không những không giảm mà sẽ có chiều hướng tăng ở mức độ nghiêm trọng hơn do điều kiện để tồn tại, nảy sinh các loại tội phạm này vẫn còn nhiều.

Các phương thức hoạt động mới của tội phạm sẽ xuất hiện trong thời gian tới dựa trên có điều kiện kỹ thuật, thông tin hoá việc quản lý kinh tế và các thuận lợi của hội nhập kinh tế thế giới. Tội phạm có tính chất quốc tế, hoạt động xuyên quốc gia, nhất là lừa đảo trong hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ phát triển. Trên các lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, các thủ đoạn chiếm dụng vốn, che giấu khả năng không thể thanh toán được, rửa tiền, đầu cơ chứng khoán, tội phạm lợi dụng thẻ tín dụng, tín phiếu, chứng khoán... cũng sẽ tiếp tục tăng lên.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)