Phân biệt tội Trốn thuế với tội Buôn lậu (Điều 153 BLHS)

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 27)

Tội Buôn lậu được qui định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 1999. Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới. Tội buôn lậu và tội trốn thuế đều có dấu hiệu chung về mặt chủ thể và chủ quan của tội phạm; Về khách thể thì hai tội danh này đều xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Hành vi khách quan của tội Buôn lậu cũng rất đa dạng nhưng phải có một đặc trưng chủ yếu là đưa hàng hoá qua biên giới một cách trái phép. Chẳng hạn như có một mặt hàng khi đưa qua cửa khẩu (thông quan) nhưng có khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ thì được coi là hợp pháp. Nhưng cũng mặt hàng đó khi đưa qua biên giới nhưng không khai báo hải quan để tránh phải nộp các loại thuế theo qui định của pháp luật thì bị coi là buôn lậu. Ở đây có hành vi khách quan là dùng hành vi gian dối để không phải nộp thuế. Phân biệt cấu thành tội phạm giữa tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 và Điều 153 Bộ luật hình sự chỉ là hành vi đưa hàng qua biên giới một cách trái phép. Giống nhau ở hai tội này đều có hành vi gian dối để trốn thuế.

Vừa qua Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang một doanh nghiệp tư nhân mở tờ khai hải quan nhập khẩu 3000 bộ bàn phím máy vi tính. Số bàn phím này được đóng trong 1000 thùng cotton. Cán bộ hải quan theo nguyên tắc nghiệp vụ chỉ kiểm tra sơ bộ 10% số hàng xin thông quan nên không phát hiện ra. Chỉ đến khi Cơ quan công an bất ngờ kiểm tra đã phát hiện 300 máy tính xách tay được đóng trong 100 thùng

cotton xếp lẫn vào các hộp chứa bàn phím. Số hàng này không được kê khai hải quan để nộp thuế theo qui định của pháp luật. Ngay lập tức

Giám đốc doanh nghiệp đã bị khởi tố về tội buôn lậu theo qui định tại Điều 153 BLHS.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam (Trang 27)