1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn

175 956 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Giới thiệu về công trình nghiên cứu Luận án với đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam –

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN THU HẠNH

NGUY£N T¾C B¶O §¶M Sù V¤ T¦ CñA NH÷NG NG¦êI TIÕN HµNH Tè TôNG HOÆC NG¦êI THAM GIA Tè TôNG

TRONG LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM -

NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN

Chuyên ngành: Luật hình sự

Mã số: 62 38 40 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Nguyễn Ngọc Chí

2 TS Phạm Mạnh Hùng

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí và TS Phạm Mạnh Hùng Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nào Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án bảo đảm tính

chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học

và các chuyên đề theo quy định trong khung chương trình đào tạo tiến

sĩ ngành Luật hình sự của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ

sở đào tạo

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thu Hạnh

Trang 3

trình làm Luận án

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 8

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 15

1.3 Mục tiêu, đối tượng, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 17

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM 20

SỰ VÔ TƯ CỦA NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 20

2.1 Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp và khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 20

2.1.1 Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp 20

2.1.2 Khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 22

2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 30

2.2.1 Cơ sở của việc thực thi công lý trong tố tụng hình sự 30

2.2.2 Góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự 31

2.2.3 Góp phần tạo dựng niềm tin của người dân vào nền tư pháp quốc gia 32

2.2.4 Góp phần củng cố Nhà nước pháp quyền 34

2.3 Nội dung nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 35

2.3.1 Qui định của pháp luật tố tụng hình sự 35 2.3.2 Thực thi pháp luật về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành

Trang 5

tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 39 2.3.3 Cơ chế kiểm soát việc thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người

tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự 41

tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự một số tổ chức, quốc gia

trên thế giới 42

2.4.1 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tung và người

tham gia tố tụng trong mô hình tố tụng hình sự Cộng đồng châu Âu 42 2.4.2 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ 45 2.4.3 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga 48 2.4.4 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng trong các thiết chế tư pháp quốc tế 50

2.4.5 Nhận xét 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55

TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC

TIỄN THỰC THI 57

hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 57

3.1.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 57 3.1.2 Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật tố tụng hình sự năm 1988 62 3.1.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đến trước khi

ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003 68 3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc

người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành 70

tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự ở Việt Nam

hiện nay 93

3.2.1 Thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến

hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự 93 3.2.2 Một số vụ án cụ thể vi phạm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những

người THTT hoặc người TGTT 97

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101

Chương 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM SỰ VÔ TƯ CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 103

4.1 Cơ sở, yêu cầu nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự 103

4.1.1 Bất cập qui định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng 103

4.1.2 Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng 118

4.1.3 Yêu cầu triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp 127

4.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay 129

4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay 132

4.3.1 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng 132

4.3.2 Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng ở Việt Nam hiện nay 143

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 161

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TGTT: Tham gia tố tụng THTT: Tiến hành tố tụng

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về công trình nghiên cứu

Luận án với đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến

hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam –

Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả thực hiện dựa trên nhu cầu đòi hỏi bổ

sung, nâng cao lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật TTHS cũng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết vụ án của các chủ thể TTHS Trong quá trình đổi mới và tiến hành cải cách tư pháp hướng tới minh bạc, dân chủ, công bằng khi tiến hành TTHS, phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế nhiều vấn đề lý luận và thực

tiễn đang đặt ra Bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là một trong

những nguyên tắc cơ bản của TTHS có tính chất nền tảng cho việc giải quyết vụ án khách quan nên càng cần được quan tâm nghiên cứu

Hướng tới mục tiêu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật TTHS và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc này, luận án được tác giả xây dựng với kết cấu bốn chương, ngoài phần

mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo

Kết quả nghiên cứu của luận án không những bổ sung cho lý luận khoa học pháp lý TTHS, làm tài liệu cho việc nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào tạo

luật mà còn có ý nghĩa tham khảo cho quá trình xây dựng, thực thi pháp luật TTHS của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người tham gia vào quá

trình giải quyết vụ án hình sự

2 Tính cấp thiết của đề tài luận án

a Mục đích của TTHS là giải quyết chính xác, nhanh chóng, kịp thời, khách quan, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm Thực hiện mục đích này, trước hết cần có hệ thống các qui phạm pháp luật TTHS với các nguyên tắc cơ bản mang tính chất phương châm, định hướng cho các cơ quan THTT, người THTT tuân theo Trong đó nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong TTHS giữ vị trí quan trọng Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong hoạt động tư pháp nói chung và trong TTHS nói riêng có tính chất nền tảng trong việc giải quyết

vụ án khách quan, công bằng, đồng thời nó còn có ý nghĩa bảo đảm quyền con người, bảo đảm công lý và tạo dựng, củng cố niềm tin của người dân đối với nền tư pháp quốc gia

Trang 9

Sự vô tư của người THTT và người TGTT là một trong những điều kiện quan trọng có tính chất quyết định để vụ án được giải quyết khách quan, không làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm Thực tế cho thấy những giá trị mà nền tư pháp mang lại cho xã hội phụ thuộc chủ yếu vào sự vô tư của người THTT, do chỉ

có thái độ vô tư của những người này mới có nhận thức khách quan về những tình

tiết của vụ án, bản án và các quyết định họ đưa ra mới khách quan, đúng người,

đúng tội; mới làm cho người có tội và xã hội tâm phục, khẩu phục Sự vô tư của

người THTT vì thế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những trong quá trình

giải quyết vụ án, mà còn trong việc thực thi công lý, bảo đảm quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền Do đó, bảo đảm sự vô tư của người THTT và người

TGTT được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS của tuyệt đại các

quốc gia và của các thiết chế tư pháp quốc tế

Luật TTHS nước ta đã hình thành cơ chế bảo đảm sự vô tư của người THTT

và người TGTT trên ba phương diện: Hệ thống các qui phạm pháp luật; Các yếu tố thực thi pháp luật; Và cơ chế kiểm soát việc thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư

của người THTT và người TGTT Bộ luật TTHS 2003 đã qui định những căn cứ để cho rằng người THTT, người phiên dịch, người giám định có thể sẽ không vô tư

Đây là những căn cứ có khả năng dẫn đến sự không vô tư của người THTT, người

phiên dịch, người giám định và sự ngăn chặn nó là cần thiết trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự Các điều 42, 43, 44, 45, 46, 47 và điều 60, 61 Bộ luật TTHS

2003 qui định những căn cứ, thẩm quyền, thủ tục thay đổi người THTT, người phiên dịch, người giám định nhằm bảo đảm sự vô tư của họ trong quá trình giải quyết vụ án Đó là: a) người THTT, người phiên dịch, người giám định đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó

hoặc của bị can, bị cáo; b) người THTT đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó; Và người giám định, người phiên dịch đã là một trong những người THTT của vụ án đó; c)

Không được giữ nhiều vai trò của người THTT trong cùng một vụ án Nếu một người đã THTT với vai trò Điều tra viên thì không được THTT với tư cách Kiểm

sát viên hoặc Thẩm phán và ngược lại; d) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng người THTT, người phiên dịch, người giám định có thể không vô tư trong khi làm nhiệm

Trang 10

vụ Những căn cứ đó có thể là người THTT, người phiên dịch, người giám định có mối quan hệ gần gũi, mật thiết hoặc có mâu thuẫn nghiêm trọng, tư thù với người

TGTT trong cùng vụ án Khi có những căn cứ nêu trên người THTT, người phiên dịch, người giám định phải từ chối THTT hoặc buộc phải thay đổi nếu họ không từ chối Ngoài những căn cứ từ chối hoặc thay đổi người THTT, người TGTT Bộ luật TTHS 2003 còn qui định thẩm quyền, thủ tục thay đổi người THTT, người TGTT trong từng trường hợp cụ thể và những giai đoạn tố tụng khác nhau Đồng thời, pháp luật nước ta cũng qui định các yếu tố bảo đảm và kiểm soát việc thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT

b Tuy nhiên, trong thực tế điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan THTT, người THTT còn có những biểu hiện không khách quan, thiếu công bằng, không bình đẳng giữa các các cơ quan THTT, người THTT với bị can, bị cáo và những người

TGTT khác do một bên là đại diện cho công quyền với đầy đủ sức mạnh của quyền lực, pháp luật, một bên là những người bị nghi là phạm tội không có những sức mạnh và điều kiện như vậy Thực tế này, dẫn đến "vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử" [3], quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và người TGTT bị xâm phạm, làm cho tính nghiêm minh của pháp luật XHCN không được tôn trọng, nhân dân thiếu tin tưởng vào công lý, vào sự vô tư, khách

quan của các cơ quan THTT và người THTT

Cơ chế bảo đảm sự vô tư của người THTT, người phiên dịch, người giám

định đã được qui định trong Bộ luật TTHS 2003 và được hướng dẫn thi hành bởi

các cơ quan THTT như Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những qui định chung” của Bộ luật TTHS 2003; Thông tư liên tịch

số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2003… Theo đó, những hướng dẫn này đã cụ thể hóa qui định của Bộ luật

TTHS về căn cứ và thủ tục từ chối hoặc buộc phải quyết định thay đổi người THTT, người phiên dịch, người giám định đã tạo ra cơ chế bảo đảm sự vô tư của người

THTT, người phiên dịch, người giám định, góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan Tuy nhiên, sự vô tư của người THTT, người phiên dịch, người giám

định chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên bên cạnh việc giáo

Trang 11

dục, nâng cao đạo đức đối với họ cần có cơ chế pháp lý để ngăn ngừa khả năng dẫn đến sự không vô tư khi THTT ở họ Cơ chế này phải được qui định cụ thể, rõ ràng

trong luật TTHS làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn ngừa sự không vô tư của người

THTT, người phiên dịch, người giám định, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và tâm lý, đạo đức truyền thống Việt Nam Cơ chế cũng cần tạo

một thủ tục chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện cho việc thay đổi người THTT, người phiên dịch, người giám định bằng việc để cho họ tự mình từ chối THTT khi

có những căn cứ luật định, cơ quan có thẩm quyền chỉ quyết định thay đổi khi những người này không tự nguyện Sự chủ động từ chối TGTT của người THTT,

người phiên dịch, người giám định trong trường hợp này thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp, đồng thời làm đơn

giản hoá thủ tục tố tụng cũng như gánh nặng cho các các cơ quan THTT Những qui định trên tuy đã tạo ra được cơ chế bảo đảm sự vô tư của người THTT, người giám định, người phiên dịch nhưng quá trình áp dụng còn bộc lộ những hạn chế, khiếm

khuyết cần hoàn thiện nhằm bảo đảm sự vô tư, tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và đáp ứng mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp: "Xây

dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,

từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN" [3]

c Người THTT trong các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có vai

trò quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, công bằng góp phần

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự

phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong thời gian ngắn, Bộ chính trị đã ban hành 02 Nghị quyết

về cải cách tư pháp, đó là: Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 “Về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số NQ/TW, ngày 02/06/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đưa ra

49-những định hướng cho việc cải cách đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan

tư pháp trong đó có các cơ quan THTT hình sự với mục tiêu “xây dựng nền tư

pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý… hoạt động

tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu

lực cao” Vì vậy, nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học để triển khai, thực

hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng trong đó có nguyên tắc bảo đảm sự vô

Trang 12

tư của người THTT và người TGTT là hết sức cần thiết, đặc biệt trong thời điểm sửa đổi Bộ luật TTHS

d Sự vô tư của người THTT và người TGTT là tất yếu trong nhà nước pháp quyền, là đòi hỏi của nền tư pháp dân chủ, minh bạch Tuy nhiên, sự vô tư của người THTT và người TGTT không thể có được chỉ bằng những qui phạm của Luật TTHS, mặc dù rất quan trọng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Những yếu

tố bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT thuộc về mặt khách quan, chủ quan trên các lĩnh vực tâm lý, phẩm chất, đạo đức, tổ chức, chế độ đãi ngộ… Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõ cơ chế tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự vô tư của người THTT và người TGTT trên cơ sở đó có những kiến nghị phù hợp về hoàn thiện, thực thi pháp luật bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự góp phần thực hiện chiến lược cải cách tư pháp

e.Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cần có sự hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay Việc hợp tác quốc tế trong TTHS một mặt phải kế thừa truyền thống Việt Nam, giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia đồng thời phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là một trong những định hướng quan trọng của các nghị quyết Đảng trong giai đoạn cải cách tư pháp Tiếp tục ký kết các điều ước quốc

tế và thực hiện tốt các điều ước quốc tế cũng như tăng cường phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế nhất là ở những quốc gia có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, lao động, học tập là nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật TTHS cũng phải tính đến sự phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia khác nên cần phải

có sự nghiên cứu

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT rất cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện, từ phương diện lý luận cho đến sự thể hiện của nguyên tắc này trong pháp luật TTHS cũng như thực tiễn thực thi để từ đó, đi đến các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm

thực thi nguyên tắc này Vì vậy, đề tài: "Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những

người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn" được nghiên cứu ở cấp độ một

luận án Tiến sĩ luật học có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn ở

nước ta hiện nay

Trang 13

3 Mục đích của luận án

- Khảo cứu, đánh giá các trường phái lý luận trong và ngoài nước về nguyên

tắc bảo đảm sự vô tư trong tư pháp nói chung và trong TTHS nói riêng nhằm làm

nổi bật tính vượt trội của các học thuyết này Trên cơ sở đó hình thành luận điểm

khoa học về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong

hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS làm cơ sở cho các hoạt động xây

dựng và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;

- Làm rõ nội dung và ý nghĩa nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT

và người TGTT trong Luật TTHS Việt Nam nhất là trong Luật TTHS hiện hành cũng như chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống qui phạm pháp luật về

nguyên tắc này;

- Làm rõ cơ chế thực thi pháp luật và kiểm soát việc bảo đảm sự vô tư của

người THTT và người TGTT trong TTHS; Đồng thời chỉ ra yêu cầu hoàn thiện cơ chế này trong quá trình cải cách tư pháp;

- Làm rõ thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT và người TGTT trong Luật TTHS Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân

của thực trạng đó

- Đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên

tắc này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

- Các quan điểm trong và ngoài nước về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

người THTT và người TGTT trong TTHS;

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong TTHS ở một số nước tiêu biểu trên thế giới

- Lịch sử phát triển của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS ở Việt Nam, nhất là từ sau năm 1945

- Pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS

- Thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT

hoặc người TGTT trong TTHS Việt Nam những năm gần đây (khoảng 10 năm từ

2004 đến 2013)

Trang 14

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học pháp lý TTHS làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực cải cách tư pháp ở nước ta;

- Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo Luật;

- Kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp và các các cơ quan THTT trong lĩnh vực tư pháp của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án

Sự vô tư và nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT

được coi là nền tảng của tư pháp, nó quyết định đến việc giải quyết vụ án khách

quan, công bằng và đúng luật Vì thế nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tư pháp

được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả nổi tiếng thế giới nhất là ở châu Âu,

Hoa Kỳ và những nước có nền luật học phát triển Các nghiên cứu này đã đề cập

đến các nội dung của nguyên tắc bảo đảm vô tư trong tư pháp nói chung và trong

TTHS nói riêng trên các khía cạnh sau: a) Khẳng định ý nghĩa xã hội, chính trị và tư pháp của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tư pháp; b) Đưa ra các yếu tố khách

quan và chủ quan ảnh hưởng tới sự vô tư của Thẩm phán và những người THTT

hình sự khác làm cơ sở cho pháp luật qui định các căn cứ từ chối hoặc buộc phải

thay đổi người THTT; c) Tìm kiếm thủ tục tố tụng chặt chẽ nhưng thuận tiện cho

việc từ chối hoặc thay đổi người THTT; d) Đưa ra các luận điểm về chủ thể chịu sự

điều chỉnh của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong hoạt động tư pháp Đa số các

nước thừa nhận quan điểm cho rằng, đối tượng chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc

bảo đảm sự vô tư chỉ là Thẩm phán và chỉ ở giai đoạn xét xử của quá trình giải

quyết vụ án hình sự; e) Các nghiên cứu đề cập đến hệ quả của việc không tuân thủ

các qui định của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong TTHS, đặc biệt là hệ quả đối

với tính khách quan khi giải quyết vụ án; g) Các nghiên cứu về cơ chế bảo đảm việc

thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong hoạt động tư pháp được nhiều công trình

đề cập và cũng có nhiều quan điểm rộng hẹp khác nhau Tuy nhiên có ba nội dung

cốt lõi của cơ chế được đa số các nhà khoa học đề cập, đó là: Hệ thống các qui phạm pháp luật về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong hoạt động tư pháp; Việc tổ

chức và các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi nguyên tắc; Và cơ chế giám sát việc

thực thi nguyên tắc này

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

1 L’impartialité du juge pénal, Bruno PERUCCA, Edition: Jean Francois RENUCCI, Paris 1997 (Sự vô tư của Thẩm phán, tác giả Bruno PERUCCA, Nhà

xuất bản Edition: Jean Francois RENUCCI, Paris 1997)

Trang 16

Tác phẩm phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc vô tư trong TTHS, cho

rằng đây là nguyên tắc đầu tiên phải nhắc đến trong tổ chức của Tòa án khi xét xử

vụ án hình sự Nguyên tắc này không được định nghĩa trong đạo luật, tuy nhiên những bảo đảm cho sự vô tư lại được thể hiện hầu khắp trong các quy định về quá trình TTHS Một cách gián tiếp, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của Thẩm phán được thể hiện trong các quy định như: sự khách quan trong thu thập chứng cứ, chứng minh, sự tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội; sự phân biệt các hoạt động tố tụng;

nguyên tắc xét xử tập thể… Một cách trực tiếp, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

người THTT được quy định thông qua những ràng buộc cụ thể như: các trường hợp buộc thay đổi người THTT, từ chối THTT… Ngoài ra, nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư cũng thể hiện trong các nguyên tắc nền tảng khác như: về tòa án công bằng, độc lập; quy trình tố tụng chuẩn Tác phẩm cũng nghiên cứu các cải cách hiện thời ở

Pháp để bảo đảm nguyên tắc vô tư, trong đó trọng tâm là cải cách Hội đồng thẩm

phán tối cao và cơ chế bổ nhiệm, kỷ luật Thẩm phán

2 L’impartialité du juge en procédure pénale de la confiance décrétée à la

confiance justifiée, Collection de thèses, Franklin KUTY, Edition: Larcier, 2005; (Sự vô tư của Thẩm phán trong TTHS, từ niềm tin luật định đến niềm tin thực tế,

Tuyển tập Luận án, Franklin KUTY, Nhà xuất bản Larcier, Paris 2005)

Khái niệm “thẩm phán” trong tác phẩm được hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm tất cả các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình tố tụng có thể áp dụng các biện

pháp cưỡng chế, điều tra và xét xử Tác phẩm tập trung nghiên cứu nguyên tắc vô tư của thẩm phán hình sự - từ quy định pháp luật cho đến thực tiễn Tác giả cũng phân tích án lệ của Toà án châu Âu trong lĩnh vực này, đưa ra các đánh giá: đối mặt với

những tình huống phức tạp của cuộc sống, án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu đã dần dần có xu hướng mềm hóa một số quan niệm khắt khe của nguyên tắc vô tư

Tác giả cũng phân tích các cơ chế để bảo đảm sự vô tư của Thẩm phán trong TTHS: Từ vô tư cá nhân – cho đến vô tư nghề nghiệp; sự vô tư trong tất cả các hoạt động của quá trình TTHS; vô tư trong mối quan hệ với các bên trong vụ án, với các chủ thể THTT khác và đối với báo chí

Qua tất cả các phân tích, tác giả kết luận rằng: sự tồn tại của các quy tắc tố

tụng hay các chế tài kỷ luật – dù chặt chẽ tỷ mỷ đến đâu nữa, cũng không thể là sự

bảo đảm tuyệt đối cho nguyên tắc vô tư Bởi lẽ có những tình huống theo đó các

Trang 17

quy tắc pháp luật sẽ là không đủ hoặc ngược lại, nếu quy định luật quá khắt khe để bảo đảm sự vô tư thì thậm chí sẽ thành cản trở hoạt động tố tụng bình thường của tòa hình sự Từ đó tác giả kết luận rằng sự vô tư của thẩm phán, suy đến tận cùng, bên cạnh các ràng buộc tố tụng và ràng buộc kỷ luật, chỉ có thể bảo đảm bằng chính lương tâm và trách nhiệm của thẩm phán – người biết rõ hơn ai hết về sự thiên vị hay không thiên vị của mình trong từng vụ việc cụ thể

3 L’impartialite du magistrat en procedure penale, Sylvie Josserand, LGDJ,

1998, 651tr; (Sự vô tư của Thẩm phán trong TTHS, Sylvie Josserand, Nhà xuất bản LGDJ, Paris 1998)

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT vốn đã có nhiều vấn đề - đặc biệt liên quan đến địa vị của Kiểm sát viên (Thẩm phán điều tra) và mối quan hệ

giữa Kiểm sát viên và ủy viên công tố Dù là đòi hỏi phổ biến nhưng nguyên tắc này vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng trên phương diện pháp lý, mà dường như phần nhiều vẫn được nhìn nhận từ phương diện triết học Tuy nhiên tầm quan trọng của nguyên tắc này trong TTHS là rất rõ ràng: một bản án quyết định của tòa có vô tư không phụ thuộc trực tiếp vào việc nguyên tắc vô tư có được bảo đảm trong tiến

tình tố tụng hay không Tác phẩm đã tìm cách đưa ra định nghĩa về nguyên tắc vô tư thông qua phân tích các văn bản pháp luật, án lệ của Tòa phá án cũng như Tòa án châu Âu Các phân tích đặc biệt tập trung nhấn mạnh rủi ro gây ra do các hoạt động tiền tố tụng, do các thông tin và định kiến có trước, do những người THTT đã tham gia vào các hoạt động trước đó hoặc do các lý do khác liên quan đến đời sống cá

nhân, xã hội Tác giả cũng phân biệt nguyên tắc vô tư với các nguyên tắc khác như: độc lập, công bằng, trung thực, bình đẳng giữa các công dân

4 L’impartialité du juge et de l’arbitre: étude de droit comparé, Jacques van Compernolle, Giuseppe Tarzia, Edition: Bruylant, Bruxelles 2006; (Nguyên tắc vô tư của Thẩm phán và trọng tài – Nghiên cứu dưới góc độ luật so sánh, chủ biên Jacques van Compernolle, Giuseppe Tarzia, Nhà xuất bản: Bruylant, Bruxelles, Bỉ, 2008)

Đây là tuyển tập các bài viết của các tác giả đến từ nhiều quốc gia châu Âu như: Pháp Đức, Bỉ, Italia… nhân dịp diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề “Sự vô tư của Thẩm phán và trọng tài – nhìn từ góc độ luật so sánh” – diễn ra tại Bruxelles, Bỉ

Các tác giả đã lần lượt nêu quan điểm của mình về khái niệm nguyên tắc

vô tư, về diễn tiến của án lệ trong quốc gia mình cũng như sự ảnh hưởng từ pháp

Trang 18

luật Liên minh châu Âu đến pháp luật quốc gia trong việc diễn dịch nội dung nguyên tắc vô tư

Về khái niệm nguyên tắc vô tư, theo tác giả Giuseppe Tarzia, Giáo sư Đại học Milan (Ý), trong xét xử, nguyên tắc chung của mọi quốc gia tiến bộ là: Thẩm phán phải thực sự vô tư và độc lập Sự vô tư thể hiện ở vị trí độc lập của người thẩm phán – thường đã được quy định ngay trong Hiến pháp – và trong sự không ràng buộc của người thẩm phán đối với các lợi ích vật chất hay tinh thần

Theo Burkhard HESS, Giáo sư Đại học Heidelberg, Liên Bang Đức thì nguyên tắc vô tư được hiểu là, các đương sự phải có quyền được xét xử bởi một bên độc lập, không thiên vị và không định kiến

Theo án lệ của Tòa án nhân quyền châu Âu, và theo học thuyết pháp lý phổ biến trên thế giới, sự vô tư của người THTT thể hiện ở hai góc độ: hoặc là chủ quan,

có nghĩa là sự vô tư, độc lập trong tư tưởng của người thẩm phán – tuy nhiên có thể phát hiện được thông qua các xử sự của Thẩm phán tại phiên tòa; hoặc là khách quan – điều có thể nhận thấy thông qua các yếu tố về công việc, về vị trí của người thẩm phán đó

Về các quy định pháp luật cũng như án lệ về nguyên tắc vô tư, các tác giả khá thống nhất khi cho rằng phần lớn việc vô tư được xem xét trên hai khía cạnh: cá nhân và công việc, hoặc khách quan và chủ quan Từ khía cạnh nghề nghiệp: nếu người THTT đã từng tham gia xét xử cùng vụ việc đó thì không thể được tiếp tục xét xử; và từ khía cạnh cá nhân: ngoài lý do công việc, nếu do bất kỳ yếu tố nào khác mà làm cho người THTT có định kiến trước về vụ việc thì cũng không được tham gia xét xử Từ góc nhìn này, các tác giả phân tích chi tiết từng góc độ của nguyên tắc vô tư – ở tất cả mọi cấp xét xử, ở mọi hoạt động TTHS, thông qua diễn tiến của án lệ quốc gia và của tòa án Liên minh châu Âu

Về cơ chế cụ thể bảo đảm tính vô tư, pháp luật của Pháp, Đức đều có quy định thủ tục buộc Thẩm phán từ chối THTT hoặc bị thay đổi THTT Thông thường có thể chia hai trường hợp: có các căn cứ tuyệt đối để thay đổi Thẩm phán – nghĩa là việc thay đổi Thẩm phán thuộc bổn phận của Tòa án; và những căn cứ tương đối – có nghĩa là việc thay đổi Thẩm phán tùy thuộc vào quyền của đương

sự Nếu có các căn cứ tuyệt đối thì việc thay đổi Thẩm phán là đương nhiên và do Tòa án tự quyết định, không cần dựa trên yêu cầu nào Ngược lại, đối với các căn

Trang 19

cứ tương đối: Chỉ khi mà đương sự có ý kiến về tính vô tư của Thẩm phán thì vấn

đề này mới được đem ra xem xét đánh giá tại quá trình tố tụng Và chỉ khi kết quả

đánh giá cho thấy các nghi ngờ của đương sự hoàn toàn có cơ sở thì Thẩm phán

mới bị thay đổi Nếu bản án được ban hành bởi một Thẩm phán bị nghi vấn về

tính vô tư theo các căn cứ tương đối thì nó sẽ bị chống án theo trình tự giám đốc

thẩm Tuy nhiên việc định ra từng trường hợp sẽ tùy thuộc vào án lệ Vai trò của

án lệ là rất lớn trong việc bổ khuyết cho các quy định chung chung của luật và

đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của nguyên tắc bảo đảm tính vô tư của người THTT – cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế

5 Impartiality in moral and political phylosophie, Susan Mendus - Literary

Criticism, Oxford 2002; (Sự vô tư trong triết lý chính trị và đạo đức, Susan Mendus NXB- Literary Criticism, Oxford 2002)

Sự vô tư được tác giả xem xét trên bình diện rộng: sự vô tư không chỉ về mặt pháp luật mà cả ở phương diện chính trị, và nghiên cứu cả trên bình diện đạo đức

cũng như pháp lý Tác giả khẳng định sự cần thiết của nguyên tắc vô tư – vượt lên trên tất cả các xung đột pháp lý và chính trị Tại Chương 1, tác giả chứng minh hai đòi hỏi cụ thể cho nguyên tắc vô tư: xuất phát sự đa nguyên phổ biến (trong chính

trị) và đòi hỏi của công lý Tác giả cũng cho thấy mối quan hệ giữa vô tư và công lý – đều dựa trên nền tảng chung là đạo đức Tại Chương 2, tác giả chứng minh tính

trội của đạo đức so với nguyên tắc vô tư Tác giả rút ra kết luận: dù cho bối cảnh

chính trị có đặc thù như thế nào đi nữa thì cũng không được phép coi đó là lý do để

bỏ qua nguyên tắc vô tư Tác giả cũng đưa ra những bối cảnh điển hình trong đó

một bên cam kết đã vượt qua những đòi hỏi của nguyên tắc vô tư – vì các lý do

chính trị - và gọi đó là hiện tượng “vấn đề của ban hành quy phạm pháp luật” Chương 3 đi sâu vào các giải pháp tháo gỡ sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc vô tư và các đòi hỏi chính trị Tác giả đưa ra khuyến nghị rằng cần phải xem xét nguyên tắc

vô tư trên cả hai phương diện: đạo đức và triết lý chính trị Tác giả cho rằng những người theo chủ thuyết vô tư hoàn toàn có thể đảm bảo được nguyên tắc này trong

hoạt động chính trị, chủ yếu do tạo ra liên minh từ các cá nhân

6 Imperfection and impartiality, a liberal theory of social justice, Marcel L

J Wissenburg - Political Science, Oxford - 1999 - 240 pages; (Không hoàn hảo và

không thiên vị, một lý thuyết tự do công bằng xã hội, Marcel LJ Wissenburg - Khoa học Chính trị, Oxford - 1999 - 240 trang)

Trang 20

Một cách nhìn mới về nguyên tắc vô tư Thoạt tiên tác giả phân tích mối quan hệ giữa – không thiên vị (tức là sự vô tư) - và sự không hoàn thiện Tác giả

cũng đề cập đến các giới hạn của nguyên tắc vô tư Mối quan hệ giữa vô tư và trung lập: tác giả cho rằng sự trung lập cấu thành bởi 4 yếu tố: chủ thể - sự bình đẳng do

chủ thể mang lại – tác động đến mọi mặt hoạt động - của các khách thể Và tác giả

rút ra kết luận: vô tư vừa được tạo thành bởi từng yếu tố của trung lập, và đồng thời cũng được tạo thành bởi tổng thể tất cả các yếu tố này Nguyên tắc vô tư được phân tích sâu sắc trên các khía cạnh: khách quan, chủ quan và kỹ thuật

Đặc biệt ở Chương 2, tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa tính vô tư và thông tin Thông tin ở đây được hiểu rất nhiều chiều: thông tin đến từ bên ngoài, sự hiểu biết về xã hội; sự quen biết người khác, thông tin chuyên môn liên quan đến

năng lực bản thân Thẩm phán Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc vô tư

Chương cuối cùng tác giả đưa ra những yếu tố khả dĩ có thể bảo đảm cho

tính vô tư của Thẩm phán: tôn trọng quyền của các bên; các nguyên tắc Tòa án công bằng và độc lập, công lý tối thiểu

7 Human Rights and Criminal Procedure: The Case Law of the European Court of Human Rights, Jeremy Mc Bride, Council of Europe Publishing, 2009; (Nhân quyền và TTHS: Luật Trường hợp của Tòa án châu Âu về quyền con người, Jeremy Mc Bride, Hội đồng Châu Âu xuất bản, 2009)

Tác phẩm mang tính ứng dụng cao, với mục đích trợ giúp các thẩm phán, các công tố viên và luật sư cân nhắc các đòi hỏi của Công ước Nhân quyền châu Âu và của Tòa án nhân quyền châu Âu – khi áp dụng các điều khoản của Bộ luật TTHS

của quốc gia mình, thông qua không chỉ cung cấp các bình luận về nội dung Công

ước mà còn phân tích các án lệ trong từng tình huống cụ thể

Trong số các đòi hỏi đến từ Công ước và Tòa án châu Âu, đòi hỏi cơ bản

nhất được đề cập trong tác phẩm là sự bảo đảm vô tư của người THTT trong vụ án hình sự Nguyên tắc này một mặt vừa tạo ra sự an toàn cho Thẩm phán trước các áp lực bên ngoài, vừa đối phó lại các tình huống mà khả dĩ tạo ra sự định kiến, thiên

lệch của Thẩm phán trong một vụ việc Điểm đặc biệt là nguyên tắc này không được phân tích thành nội dung riêng biệt trong tác phẩm, mà được tác giả lồng ghép vào từng giai đoạn diễn tiến của quá trình TTHS, thông qua các điều khoản Công

Trang 21

ước có liên quan và các vụ án sinh động để chứng minh Qua đó tác giả kết luận rằng nguyên tắc vô tư phải được thể hiện kể cả ở phương diện khách quan và chủ quan, và Tòa án phải có lập luận đủ khách quan để chứng minh được sự thiếu vô tư

đó, bởi nếu không nó sẽ làm cản trở một nguyên tắc khác được đề cập trong công ước: quyền được xét xử của công dân

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT khá nhiều, nhất là ở những nước phát triển, có nền tư pháp minh bạch Những nghiên cứu này thể hiện quan điểm và những nội dung của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT phản ánh mức độ dân chủ cao trong TTHS ở những nước phát triển Ở châu Âu, nhất là Hà Lan nơi có trụ sở của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) hoặc Pháp, Đức là những nước có tư tưởng tiến bộ về pháp quyền nhất là việc tôn trọng tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án thì việc nghiên cứu nguyên tắc này đạt đến trình độ chuẩn mực của nền tư pháp thế giới

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn những nội dung chưa được đề cập, như: Việc một số người TGTT (người giám định, người phiên dịch) là đối tượng chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong TTHS như luật một số quốc gia trong đó có Việt Nam chưa được lý giải; Sự khác biệt của nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư trong tư pháp với sự vô tư khi quan chức chính phủ ra các quyết định hành chính; Việc ràng buộc trách nhiệm của Thẩm phán và người THTT khi họ không tuân thủ các qui định của nguyên tắc này… Như vậy, nhu cầu bổ sung, hoàn thiện lý luận về nguyên tắc vẫn luôn được đặt ra đối với các nghiên cứu

Bên cạnh đó, từ những góc độ và cách nhìn khác nhau nên các nghiên cứu khi đề cập đến các nội dung của nguyên tắc cũng có nhiều điểm khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra quan điểm của mình về nội dung nguyên tắc bảo đảm sự

vô tư trong hoạt động tư pháp là hết sức cần thiết

Mặt khác, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chỉ đề cập đến nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT ở nước họ hoặc ở cấp độ những qui định chung của các văn bản pháp luật quốc tế, chưa có công trình nào đề cập đến nguyên tắc này ở Việt Nam Nên việc nghiên cứu sự thể hiện và thực thi nguyên tắc này ở nước ta phục vụ chiến lược cải cách tư pháp hiện nay là yêu cầu cấp bách

Trang 22

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT là đối tượng của một số đề tài nghiên cứu, giáo trình, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây, nhất là khi Đảng ta chủ trương tiến hành cải cách tư pháp Những công trình này đã phần nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT

Giáo trình Luật TTHS của các cơ sở đào tạo như: Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001 do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011 do PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (dành cho hệ đào tạo sau đại học) của Học viện cảnh sát nhân dân năm 2003

do GS.TS Đỗ Ngọc Quang chủ biên đều đề cập đến chương nói về các nguyên tắc

cơ bản của luật TTHS, trong đó có nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT Sách chuyên khảo mang tính lý luận nền tảng tuy không

đề cập trực tiếp đến nguyên tắc này nhưng đã chỉ ra những phương hướng lý luận để triển khai nghiên cứu nguyên tắc như "Tội phạm học, Luật hình sự và Luật TTHS Việt Nam", "Hệ thống tư pháp và cải cách ở Việt Nam hiện nay" do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên Ngoài ra, trong các sách bình luận khoa học Bộ luật TTHS 1988 và

Bộ luật TTHS 2003, sách chuyên khảo ở một chừng mực nhất định đã luận giải, khái quát căn cứ, nội dung và biểu hiện của nguyên tắc này trong TTHS như Bình luận khoa học Bộ luật TTHS do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên; Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS của Ths Đinh Văn Quế; Những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Việt Nam của TS Hoàng Thị Sơn và Bùi Kiên Điện; Mô hình lý luận Bộ luật TTHS Việt Nam của PGS.TS Phạm Hồng Hải… Tuy nhiên, do mục đích biên soạn của những giáo trình và sách nêu trên nên chỉ đề cập đến nội dung đại cương, cơ bản của nguyên tắc bảo đảm sự

vô tư của những người THTT hoặc người TGTT nằm trong tổng thể nghiên cứu về luật TTHS hoặc là một trong các nội dung khi nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS Cho đến thời điểm hiện nay chưa có những nghiên cứu chuyên sâu,

có hệ thống và toàn diện về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT

Trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành thì trực tiếp nghiên cứu đến

Trang 23

nguyên tắc này có bài "Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong TTHS", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 2009 của PGS TS Nguyễn Ngọc Chí nêu ra khái niệm, những nội dung chủ yếu của nguyên tắc này theo qui định của Bộ luật TTHS 2003 và những yếu tố ảnh hưởng

đến sự vô tư của người THTT, người TGTT trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự; Một số các bài viết khác chỉ đề cập đến nguyên tắc này trong phạm vi hẹp có

liên quan đến chủ đề nghiên cứu như: Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, Tạp chí Luật học, số 6 năm 2003 của TSKH.PGS

Lê Cảm; Đổi mới hoạt động xét xử theo nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp năm 2002 của PGS.TS Ngô Huy Cương; Vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên và thủ tục tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, Tạp chí Kiểm sát, số 9 năm 2003

của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc…

Đáng chý ý, gần đây có đề tài QG.11.46 “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

những người THTT và người TGTT trong luật TTHS Việt Nam” của nhóm tác giả

do Ths.NCS Trần Thu Hạnh chủ trì, Bài viết trên tạp chí khoa học chuyên san Luật học số 1, 2 năm 2013 Những công trình này trực tiếp nghiên cứu đến các nội dung

cơ bản của của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người

TGTT trong TTHS, đó là: Khái niệm, nội dung của nguyên tắc; việc thực thi nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan THTT hình sự; Đánh

giá về qui định của pháp luật, thực tiễn thi hành nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án những năm gần đây; Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS về

nguyên tắc này…

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết trực tiếp đề cập đến nguyên tắc này còn ít và do vậy những vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắc

chưa được nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc đồng thời cũng chưa có công trình khoa học

ở cấp độ một luận án tiến sĩ đề cập đến nguyên tắc này Trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta những vấn đề sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu: a) Căn cứ vào

những yêu cầu cải cách tư pháp của Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005, nghiên cứu cơ sở hoàn thiện pháp luật TTHS và các giải pháp nâng cao hiệu quả

thực thi nguyên tắc này trong hoạt động TTHS giải quyết vụ án hướng tới hình thành nền tư pháp trong sạch, vững mạnh; b) Tiền đề xuất hiện, nội dung và tư tưởng, quan điểm về vô tư và nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tư pháp trong lịch

Trang 24

sự xã hội loài người; b) Vai trò ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT, người TGTT đối với việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng; đối với

việc bảo vệ quyền con người; Đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền; Và đối

với việc tạo dựng niềm tin của người dân đối với nền tư pháp; c) Kinh nghiệm và

bài học rút ra của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT, người TGTT ở các quốc gia và các thiết chế tư pháp quốc tế đối với việc hoàn thiện và nâng cao hiệu

quả thực thi nguyên tắc này ở nước ta; d) Nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm lịch sử

của pháp luật TTHS nước ta về nguyên tắc này và chỉ ra những bài học có thể tiếp

thu khi hoàn thiện pháp luật TTHS nước ta giai đoạn hiện nay; e) Nghiên cứu, đánh giá qui định của pháp luật nước ta về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT, chỉ ra những mặt mạnh và những hạn chế làm cơ sở cho

việc hoàn thiện pháp luật TTTS về nguyên tắc này; g) Nghiên cứu, đánh giá thực

trạng thi hành nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT ở nước ta những năm gần đây làm cơ sở cho những giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động thực thi nguyên tắc ở nước ta góp phần thực hiện cải cách tư pháp;

h)Nghiên cứu cơ chế thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT, chỉ ra đặc điểm cơ chế này ở nước ta; i) Nghiên cứu cơ sở, phương

hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc này

ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Tóm lại, đã có những công trình nghiên cứu về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT ở nước ta, tuy nhiên vẫn còn ít, chưa

mang tính chất tổng hợp, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến nguyên tắc

này chưa được giải quyết đòi hỏi tiếp tục có sự nghiên cứu

1.3 Mục tiêu, đối tượng, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

a Mục tiêu

- Hình thành cơ sở lý luận về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT

và người TGTT trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự Thông qua đó, góp phần xây dựng, phát triển khoa học pháp lý TTHS Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hướng tới nền tư pháp trong sạch vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay

- Làm rõ nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người

Trang 25

THTT và người TGTT, cũng như thực trạng nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT trong Luật TTHS Việt Nam Đánh giá nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho các kiến nghị về cải cách tư pháp trong TTHS

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT, luận án hướng tới mục tiêu đưa ra hệ thống các giải pháp

hoàn thiện pháp luật TTHS và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này

b Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án

- Các quan điểm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong TTHS

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong luật

TTHS ở một số nước trên thế giới

- Lịch sử phát triển của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT trong luật TTHS ở Việt Nam, nhất là từ sau năm 1945

- Pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS

- Thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT

hoặc người TGTT trong Luật TTHS Việt Nam

c Những nội dung được nghiên cứu trong đề tài luận án

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT trong TTHS thông qua các quan điểm khác nhau để từ đó đưa ra khái niệm, ý nghĩa của

nguyên tắc này

- Kinh nghiệm quy định nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và

người TGTT trong TTHS ở pháp luật một số nước trên thế giới

- Kinh nghiệm rút ra từ bài học lịch sử về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS của nước ta từ 1945 đến nay;

- Đánh giá thực trạng thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

những người THTT hoặc người TGTT trong TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền

d Cách tiếp cận

Việc nghiên cứu Đề tài này được tiếp cận trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật

Trang 26

biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam Đồng thời những nền tảng lý luận từ các tri thức khoa học vốn có chung của loài người được thể hiện cụ thể thông qua các thành tựu của

Luật học, Triết học, Lịch sử và Xã hội học nói chung và các chuyên ngành trong

khoa học pháp lý: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử các học thuyết

chính trị - pháp lý, Xã hội học pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật hình sự, Luật TTHS

e Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp lịch sử: khảo cứu các tài liệu và các nguồn sử liệu khác nhau

về Nhà nước và Pháp luật liên quan đến nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người

THTT và người TGTT

Phương pháp phân tích: trên cơ sở các quy phạm pháp luật thực định hiện

hành trong lĩnh vực TTHS, phân tích và làm rõ nội dung của nguyên tắc bảo đảm sự

vô tư của người THTT và người TGTT

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức

khoa học xung quanh các khái niệm, phạm trù, các quy phạm và các quy định về

nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT

Phương pháp thống kê: các số liệu thực tiễn trong hoạt động của các cơ quan

THTT ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp xã hội học: điều tra, phỏng vấn các cán bộ khoa học, những

người THTT, các cán bộ thực tiễn, các học viên Cao học, các sinh viên đang công

tác, học tập và nghiên cứu theo chuyên ngành TPHS về nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư của người THTT và người TGTT trong việc giải quyết vụ án hình sự

Phương pháp so sánh luật học: các QPPL tương ứng có liên quan đến

nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT của Việt Nam & của một số nước trên thế giới

Trang 27

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM

SỰ VÔ TƯ CỦA NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1 Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp và khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự

2.1.1 Khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp

a Vô tư là một khái niệm chỉ trạng thái chủ quan của con người khi thực hiện một hoạt động xã hội nào đó có thể là hành động mang tính “vật chất” hoặc hoạt động tư duy của con người Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa vô tư như sau: “1 Không nghĩ đến lợi ích riêng tư Sự giúp đỡ hào hiệp, vô tư; 2 Không thiên

vị ai cả Một trọng tài vô tư Nhận xét một cách vô tư, khách quan” [37, tr 917] Theo đó, một người khi hành động không xuất phát, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân mình hoặc lợi ích của những người khác mà mình quan tâm, hoặc bị phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mình hay một chủ thuyết nhất định Đối lập với vô tư là phạm trù thiên vị, nếu vô tư thì không thiên vị và đã thiên vị thì do kết quả của sự không vô tư Cặp phạm trù này hoán đổi cho nhau trong mối quan hệ biện chứng, ở hoàn cảnh, điều kiện này thì “vô tư” là nguyên nhân của “không thiên vị” nhưng ở tình huống khác nó lại là kết quả của “không thiên vị” Vô tư còn gắn với một hệ quả mang tính tất yếu là không đòi phải trả ơn, không đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào mà hành động chỉ nhằm mang lại sự công bằng, thể hiện sự nghĩa hiệp vốn có trong nhân cách người quân tử hoặc khách quan trong việc đánh giá sự việc như vốn dĩ nó

có không thiên lệch, không tô hồng hay bôi đen Như vậy, vô tư được xem xét ở hai

khía cạnh: Thứ nhất, nếu là hành động mang tính “vật chất” thì đó là hành động

không vì vụ lợi, hướng tới mục đích cao thượng theo kiểu Lục Vân Tiên “khi thấy bất bình giữa đàng chẳng tha” Hành động vô tư, cao thượng được trọng nể ở mọi

xã hội và trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam Thứ hai, vô tư được đề cập

đến trong việc xem xét, đánh giá, kết luận về một sự việc, một con người, một quá trình nào đó Đây là hoạt động tư duy của con người không những đòi hỏi tinh thần nghĩa hiệp mà còn cần phải có tri thức cũng như bản lĩnh thì người ta mới có thể vô

Trang 28

tư trong các nhận xét, đánh giá, kết luận của mình Người vô tư trong hoạt động tư duy thường được đánh giá cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, rộng ra là sự thừa nhận của xã hội như một khẳng định về uy tín, năng lực, phẩm chất của một con

người Vô tư bao giờ cũng dẫn đến hệ quả là có thái độ khách quan đối với sự vật và hiện tượng được xem xét, nói khác đi ở đây con người đã làm được việc tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng rất vĩ đại là lôgic chủ quan đã phù hợp với

lôgic khách quan của sự vật Chân lý đã được nhận thức, xác lập trong trường hợp

này Vô tư phẩm chất cần thiết cho mọi con người, mọi lĩnh vực đời sống nhưng nó đặc biệt có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học, nếu người làm khoa học không vô tư

sẽ không thể tìm ra những qui luật vận động của thế giới vật chất và ý thức mà kết

quả của nó là tạo ra sự văn minh của nhân loại để “biến con người từ vương quốc tất yếu đến vương quốc tự do” như Ăng-ghen đã nói

b Nếu như trong khoa học sự vô tư, khách quan mang đến sự sáng tạo của

cho con người thì sự vô tư trong hoạt động của người làm công tác quản lý nhất là

của những người THTT trong quá trình giải quyết vụ án lại mang đến sự công bằng, dân chủ cho những người liên quan và cho cả xã hội Những giá trị mà nền tư pháp

mang đến cho xã hội phụ thuộc chủ yếu vào sự vô tư của người THTT, do chỉ có

thái độ vô tư của những người cầm cân nảy mực mới có nhận thức khách quan về

những tình tiết của vụ án, bản án và các quyết định họ đưa ra mới đúng người, đúng tội, mới làm cho người có tội và xã hội tâm phục, khẩu phục Đó cũng là lý do giải

thích cho hiện tượng trong nhà nước thần quyền, phong kiến hà khắc, mất dân chủ,

chuyên chế nhưng vẫn có những ông quan xử án khách quan, công bằng mà đến

ngày nay nhân dân vẫn ngưỡng mộ Sự vô tư của người THTT vì thế có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những trong quá trình giải quyết vụ án mà còn trong việc

thực thi công lý, bảo đảm quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền Giải

thích về sự vô tư trong hoạt động tư pháp đã được Tòa án tối cao liên bang Hoa Kỳ diễn giải như sau:

Thứ nhất, sự vô tư được hiểu là không có sự thiên vị, làm lợi hoặc

làm bất lợi cho một bên trong vụ tranh chấp (“lack of bias for or against

a party to a dispute”) Sự vô tư trong trường hợp này bảo đảm cho mỗi

bên trong vụ việc rằng Thẩm phán sẽ áp dụng các quy định pháp luật đối

với họ giống như Thẩm phán áp dụng cho phía còn lại của vụ việc Thứ

Trang 29

hai, sự vô tư cũng được hiểu là Thẩm phán, người có trách nhiệm giải

quyết vụ việc không có thiên kiến, hay định kiến ủng hộ hay chống lại

một quan điểm, một vấn đề pháp lý trong vụ việc từ trước khi giải quyết

vụ việc đó (“lack of a bias for or against particular issues”, hay “lack of

preconception in favor of or against a particular legal view”) Thứ ba,

tuy nhiên, Tòa án cũng cho rằng yêu cầu một thẩm phán không được có chính kiến, quan điểm từ trước về bất cứ vấn đề pháp lý nào đặt ra trong

vụ việc là một điều rất khó khả thi Do vậy, theo Tòa án, điều quan trọng

để bảo đảm sự vô tư có thể được đáp ứng là Thẩm phán phải có một thái

độ cởi mở ("open-mindedness") Theo Tòa án, phẩm chất này không cấm

đoán Thẩm phán có quan điểm từ trước về một vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc cụ thể, mà đòi hỏi Thẩm phán phải sẵn sàng xem xét đến

những quan điểm đối lập hay khác biệt, sẵn sàng chấp nhận có thể thay

đổi những định kiến đó (This quality in a judge demands, not that he

have no preconceptions on legal issues, but that he be willing to consider views that oppose his preconceptions, and remain open to persuasion, when the issues arise in a pending case) [108, tr 210-211]

Từ những phân tích trên có thể hiểu sự vô tư trong lĩnh vực tư pháp là trạng

thái của người có trách nhiệm giải quyết vụ án khi xem xét, đánh giá, giải quyết

giữa các bên liên quan trong vụ án

2.1.2 Khái niệm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng

và người tham gia tố tụng hình sự

a Các nghiên cứu hiện nay đang có những quan niệm khác nhau về nguyên

tắc cơ bản của luật TTHS, như: định nghĩa, tiêu chí, cách phân loại cũng như xác định giá trị của các nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Tuy nhiên, quan điểm được thừa nhận tương đối rộng rãi cho rằng nguyên tắc cơ bản của luật TTHS chứa đựng ba nội hàm, đó là: (1) Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản của hoạt động TTHS; (2) Nguyên tắc của luật TTHS bao giờ cũng được phản ánh trên ba lĩnh vực thể hiện (sinh hoạt) của nó là: trong

pháp luật TTHS (tức là trong luật thực định), trong việc giải thích và, trong thực tiễn

áp dụng các qui phạm pháp luật TTHS trừu tượng; (3) Các nguyên tắc của luật TTHS

Trang 30

bao giờ cũng được “nhà làm luật ghi nhận thông qua một hay nhiều qui phạm pháp

luật” [9, tr.15] Trên cơ sở này, Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Luật TTHS tồn tại hệ thống các nguyên tắc cơ bản chứ không phải là những nguyên tắc rời rạc và có những đặc điểm sau: (1) Các nguyên

tắc cơ bản của luật TTHS là những tư tưởng, định hướng của hoạt động TTHS thể

hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quá trình giải quyết vụ án là dân chủ,

kỷ cương và theo định hướng XHCN; (2) Các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc chi phối một

số giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; (3) Các nguyên tắc cơ bản của

luật TTHS được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước như Hiến pháp,

Bộ luật TTHS… (4) Các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS có tính ổn định cao, bởi lẽ

nó phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

(5) Theo đó thì luật TTHS có các nhóm nguyên tắc cơ bản sau: Các nguyên tắc bảo

đảm pháp chế XHCN trong hoạt động TTHS; Các nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân; Các nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động TTHS; Các nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động TTHS Trên

cơ sở này, Giáo trình đưa ra định nghĩa về nguyên tắc cơ bản của luật TTHS như sau:

“Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những phương châm, định hướng chi phối toàn

bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS trong quá trình xây dựng và áp dụng

pháp luật TTHS” [11, tr 45-46] Giáo trình quan niệm bản thân hoạt động TTHS đã

đòi hỏi là luôn tồn tại những nguyên tắc của nó, tuy nhiên khi những nguyên tắc của TTHS được nhà làm luật qui định ở những văn bản pháp luật thì nó sẽ trở thành nguyên tắc của luật TTHS

Như vậy, trong luật TTHS hình thành hệ thống các nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi pháp luật đối với quá trình giải quyết vụ án Theo quan

niệm được thừa nhận chung thì các nguyên tắc đó được phân chia thành hai loại:

Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc thông thường với giá trị và phạm vi ảnh hưởng

khác nhau Nguyên tắc cơ bản loại nguyên tắc mang tính định hướng, cốt lõi cho

toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng luật TTHS

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS có vị trí là nền tảng cho nền tư pháp khách

quan, công bằng và bảo đảm sự dân chủ minh bạch trong TTHS Đến nay, nguyên

Trang 31

tắc này đã được thừa nhận trong tuyệt đại đa số pháp luật các quốc gia, được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí thì bảo đảm sự vô tư của người THTT và

người TGTT trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS do việc

xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án khách quan, đảm bảo

công bằng là đòi hỏi tất yếu của TTHS trong Nhà nước pháp quyền XHCN Tuy nhiên, khi điều tra, truy tố, xét xử thường có sự không “cân bằng”, không bình đẳng giữa các các cơ quan THTT, người THTT với bị can, bị cáo và những người TGTT khác do một bên là đại diện cho công quyền với đầy đủ sức mạnh của quyền lực, pháp luật, một bên là những

người bị nghi là phạm tội không có những sức mạnh và điều kiện như

vậy [15, tr 54]

Do vậy, cần thiết lập một cơ chế bảo đảm sự vô tư của những người đại diện công quyền cũng như chống lại sự lạm quyền của họ khi tiến hành giải quyết vụ án trong luật TTHS Việc vô tư của người THTT có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc giải quyết vụ án một cách khách quan nên luật TTHS coi bảo đảm sự vô tư của người THTT, người phiên dịch, người giám định là nguyên tắc cơ bản Sự vô tư của những người này phụ thuộc vào ý thức chủ quan nhưng đồng thời còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan nên bên cạnh việc giáo dục, nâng cao đạo đức đối với

họ cần có cơ chế pháp lý để ngăn ngừa khả năng dẫn đến sự không vô tư khi THTT

Cơ chế này phải được qui định cụ thể, rõ ràng trong luật TTHS làm cơ sở pháp lý

cho việc ngăn ngừa sự không vô tư của người THTT, người phiên dịch, người giám định, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và tâm lý, đạo đức

truyền thống mỗi quốc gia

Cơ chế cũng cần tạo một thủ tục chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện

cho việc thay đổi người THTT, người phiên dịch, người giám định bằng việc để cho họ tự mình từ chối THTT khi có những căn cứ luật định, cơ

quan có thẩm quyền chỉ quyết định thay đổi khi những người này không

tự nguyện Sự chủ động từ chối TGTT của người THTT, người phiên dịch, người giám định trong trường hợp này thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp, đồng thời làm đơn giản hoá thủ tục tố tụng cũng như gánh nặng cho các các cơ quan THTT [15, tr 55]

Trang 32

Trong quy định pháp luật, trong học thuyết, cũng như trong án lệ các nước hoặc quốc tế không phải luôn luôn có cách tiếp cận, giải thích và áp dụng giống

nhau về nguyên tắc này Từ nhận thức, quan niệm khác biệt này, các nước có thể có những cách tiếp cận, biện pháp khác nhau nhằm bảo đảm yêu cầu của nguyên tắc

này trong lĩnh vực TTHS

Tiếng La tinh từ lâu đã tồn tại khái niệm “Nemo judex in re sua – Nul n’est juge en sa propre cause.” (Không ai có thể là quan tòa trong vụ việc của chính mình) Theo các học giả châu Âu hiện nay thì “Quyền được yêu cầu xét xử thấu đáo đối với việc cáo buộc hình sự bởi một tòa án độc lập và vô tư được coi là biểu tượng của ý tưởng về dân chủ trong tiến trình tố tụng” [30, tr 765].Vì thế, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong TTHS được ghi nhận trong Hiến pháp, được coi như những yếu

tố cấu thành của nhà nước pháp quyền Hầu hết các văn bản pháp luật của thế giới

và Liên minh châu Âu (Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948 – Điều 10; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 - Điều 14; Hiến chương Liên

minh châu Âu về các Quyền cơ bản của con người – Điều 47; Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 – Điều 6 /1; án lệ của Tòa án Công lý Cộng đồng châu Âu…) đều thống nhất rằng nguyên tắc độc lập và vô tư là các thành tố cấu thành

nên một tòa án công bằng, công lý

Là một trong những nguyên tắc lâu đời ở châu Âu, nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư trong tố tụng cùng với quan niệm về công lý, quan niệm về vô tư đã hình thành Hình ảnh nữ thần công lý – với dải băng bịt mắt – theo các tác giả châu Âu: không phải bởi nữ thần bỏ qua không nhìn vào vụ việc thực tế, mà chỉ bởi vì không muốn

bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài khả dĩ làm sai lệch việc xét xử (Justice is

portrayed as blind not because she ignores the fact and circumstances of individual cases but because she shuts her eyes to all considerations extraneaous to the particular case) Mặc dù được thừa nhận từ lâu trong thực tiễn pháp luật châu Âu,

nhưng theo các học giả châu Âu, rất khó đưa ra một định nghĩa về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT, bởi lẽ: (a) Ngay nội hàm khái niệm

“vô tư” đã là rộng và khó xác định; (b) Nguyên tắc vô tư nằm trên ranh giới khá

“mỏng manh” với các nguyên tắc gần gũi nó như: độc lập xét xử, trung lập Theo tác giả Giuseppe Tarzia, Giáo sư Đại học Milan (Ý) [92, tr 56], trong xét xử, nguyên tắc chung của mọi quốc gia tiến bộ là: Thẩm phán phải thực sự vô tư và độc

Trang 33

lập Sự vô tư thể hiện ở vị trí độc lập của người thẩm phán – thường đã được quy định ngay trong Hiến pháp – và trong sự không ràng buộc của người thẩm phán đối với các lợi ích vật chất hay tinh thần Theo Burkhard HESS, Giáo sư Đại học Heidelberg, Liên bang Đức thì nguyên tắc bảo đảm sự vô tư được hiểu là, các đương sự phải có quyền được xét xử bởi một bên độc lập, không thiên vị và không định kiến [92, tr 73]

Theo án lệ của Tòa án nhân quyền châu Âu, và theo học thuyết pháp lý phổ biến trên thế giới, sự thiếu vô tư của người THTT thể hiện ở hai góc độ: hoặc là

thiếu vô tư chủ quan, có nghĩa là sự thiếu vô tư, độc lập trong tư tưởng của người thẩm phán, tuy nhiên có thể phát hiện được thông qua các xử sự của Thẩm phán tại phiên tòa; Hoặc là thiếu vô tư khách quan – điều có thể nhận thấy thông qua các yếu

tố về công việc, về vị trí của người thẩm phán đó Yếu tố chủ quan khó nhìn nhận

rõ, mà phải được suy luận thông qua cách xử sự của người thẩm phán Trong khi đó yếu tố khách quan lại phụ thuộc vào thể chế, như quy định của pháp luật, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp… sao cho không tạo ra sự thiên vị hay định kiến ở người thẩm phán Bởi vậy, sự không vô tư chủ quan chỉ có thể được suy luận và

chứng minh; nhưng sự thiếu vô tư khách quan thì biểu hiện thông qua các yếu tố bên ngoài, có thể nhìn thấy được Tuy nhiên, không phải lúc nào sự phân biệt giữa chủ quan và khách quan cũng rõ ràng Bởi vậy Professeur Frison-Roche đã cho rằng phải chăng nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng là “sự khách quan trong sự

chủ quan” (“l’impartialité était l’objectivité dans la subjectivité.”) [100] Pháp luật

của các quốc gia châu Âu cũng thường quy định nội dung nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư trong tố tụng thành hai nhóm: hoặc là các trường hợp thiếu vô tư một cách hiển nhiên (như giữa thẩm phán và một bên đương sự có mối quan hệ gia đình…), và các trường hợp thiếu vô tư theo suy đoán – lúc này buộc phải tìm các chứng cứ để kết luận về tính thiếu vô tư của Thẩm phán

Dù quan niệm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng còn phức tạp, nhưng tất cả các học thuyết pháp lý đều thừa nhận rằng: sự vô tư là nền tảng cốt lõi của nền tư pháp và trở thành nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Một phiên tòa luôn

bị coi là không hợp lệ nếu như không bảo đảm sự vô tư của người THTT

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc độc lập xét xử: Độc lập xét xử được thể hiện thông qua sự độc lập của Thẩm

Trang 34

phán, người THTT trong mối quan hệ với những quyền lực khác, kể cả công quyền cũng như các quyền lực thực tế (truyền thông, chuyên gia, các bên đương sự) Nguyên tắc độc lập xét xử liên quan trực tiếp đến địa vị của những người THTT Trong khi đó, nguyên tắc vô tư lại liên quan nhiều hơn đến tổ chức và hoạt động nội

bộ của tòa, của các các cơ quan THTT, đến phẩm chất cá nhân của người THTT

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT không hoàn toàn đồng nhất với nguyên tắc bảo đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội

thẩm nhân dân Sự khác nhau thể hiện ở: Thứ nhất, phạm vi chủ thể được áp dụng ở hai nguyên tắc là khác nhau Thứ hai, nguyên tắc độc lập xét xử cần phải dựa trên

nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT, bởi có vô tư thì Thẩm phán mới độc lập xét xử Một bộ phận quan trọng của nguyên tắc độc lập xét

xử nằm trong các bảo đảm về sự vô tư của người THTT và người TGTT như: tránh những can thiệp, ảnh hưởng từ phía cá nhân, cơ quan tổ chức bên ngoài vào hoạt động xét xử Tuy nhiên, một bộ phận cấu thành của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT lại có tính đặc thù so với nguyên tắc độc lập xét xử: để thực sự vô tư thì người THTT phải không được có định kiến sẵn về vụ việc đang xét xử Việc có các bảo đảm cho độc lập xét xử không luôn đồng nghĩa với

việc tránh được các định kiến của người THTT – những định kiến có khả năng làm cho kết quả TTHS trở nên sai lệch, kém khách quan Về cơ bản, nguyên tắc độc lập được coi là tiền đề của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, bởi lẽ người thẩm phán chỉ có thể vô tư trên cơ sở độc lập Ngược lại, một Thẩm phán độc lập hoàn toàn nhưng cũng vẫn có khả năng thiếu vô tư trong một vụ việc nhất định Chính vì lẽ đó, hai khái niệm trên thường đi liền với nhau Tòa án châu Âu đã kết luận “Bởi lẽ khó phân định giữa nguyên tắc độc lập và vô tư trong xét xử, hai nguyên tắc này cần phải được nghiên cứu song song” [93, tr 04]

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT thực chất là việc xác lập một cơ chế bảo đảm cho sự vô tư của người THTT, người TGTT để họ không thiên vị trong quá trình giải quyết vụ án Cơ chế bảo đảm này phải được qui định trong luật một cách rõ ràng và đủ để ngăn chặn mọi khả năng có thể dẫn sự

không vô tư của những người có thẩm quyền THTT Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng góp phần vào việc giải quyết vụ án khách quan nhưng không phải là tất cả Để bảo đảm sự vô tư còn đòi hỏi việc thực thi pháp luật nghiêm túc của các chủ thể

Trang 35

THTT cũng như một cơ chế giám sát việc thực thi nguyên tắc của các chủ thể có

liên quan Như vậy, khi đề cập đến cơ chế bảo đảm sự vô tư của người THTT, người TGTT phải bao gồm cả ba yếu tố: Qui định của pháp luật TTHS, các yếu tố

bảo đảm việc thực thi nghiêm chỉnh nguyên tắc và cuối cùng là cơ chế giám sát việc thực thi nguyên tắc để bảo đảm nó hiện diện đầy đủ, đúng đắn nhất trong quá trình

giải quyết vụ án Với cách tiếp cận tổng thể, định nghĩa về nguyên tắc bảo đảm sự

vô tư của người THTT và người TGTT được hiểu như sau: Nguyên tắc bảo đảm sự

vô tư của người THTT và người TGTT hình sự là những tư tưởng mang tính xuất phát điểm, chủ đạo và định hướng cho toàn bộ hoạt động xây dựng, thực thi, kiểm soát pháp luật TTHS nhằm mục đích giải quyết vụ án khách quan, công bằng, dân chủ, bảo đảm công lý trong giải quyết vụ án hình sự

b Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS có vị trí là nền tảng cho nền tư pháp khách quan, công bằng và bảo đảm sự dân chủ, minh bạch trong TTHS Theo định

nghĩa nêu trên thì nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT có những nội hàm sau:

Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là

những phương châm, định hướng quan trọng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS Trước

hết các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS phải chứa đựng những nội dung thể hiện

phương châm, định hướng quan trọng về hoạt động TTHS của một quốc gia Phương châm này phải được thể hiện trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật

TTHS của các chủ thể Xa rời các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS sẽ rơi vào tình

trạng chỉ chú ý việc giải quyết vụ án nhanh chóng mà xem nhẹ đến việc bảo đảm

các quyền lợi hợp pháp của công dân dẫn đến mất dân chủ Hoặc thiếu kiên quyết,

dẫn đến tình trạng đấu tranh chống tội phạm trì trệ kém hiệu quả Cả hai khuynh

hướng trên đều không phù hợp với phương châm giải quyết vụ án hình sự, vừa bảo

đảm tính chính xác, khách quan, có hiệu quả đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Thứ hai, là nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS nên nguyên tắc bảo đảm sự vô

tư của người THTT và người TGTT chi phối toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình

sự TTHS bắt đầu bằng việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc khi

Trang 36

bản án, quyết định của Tòa án được thi hành xong với những nhiệm vụ tương ứng ở từng giai đoạn Đồng thời, mỗi giai đoạn lại do những cơ quan THTT, người THTT khác nhau đảm nhiệm nhưng nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT đều phải được quán triệt không có bất kỳ ngoại lệ nào Sở dĩ như vậy

là do bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT không những là đòi hỏi

khách quan của nền công lý, là tiêu chí đánh giá tính khách quan, minh bạch, dân

chủ của Luật TTHS mà còn mang tính chất bắt buộc đối với hoạt động của người

THTT và người TGTT được Luật TTHS qui định

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT có

tính ổn định cao, bởi lẽ nó phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của các qui

luật cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, mà bản thân các qui luật mang tính ổn định

Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT với

mục đích ngăn ngừa những khả năng sẽ làm cho người THTT, người TGTT không

vô tư khi giải quyết vụ án Những khả năng này được cụ thể hóa ở các căn cứ phải

từ chối hoặc phải thay đổi người THTT, người TGTT của cơ quan có thẩm quyền

trong luật TTHS mỗi quốc gia Cũng cần khẳng định là không phải bất kỳ ai khi có

những căn cứ Luật qui định phải từ chối hoặc thay đổi, họ cũng giải quyết vụ án

thiên vị Trái lại có những thẩm phán, người THTT khác hoặc người TGTT khi giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người nhà thì lại càng nghiêm khắc, càng vô tư

Tuy nhiên, do yêu cầu của công lý, công bằng trong tư pháp mọi khả năng có tính

chất nghi ngờ đều cần phải được phòng ngừa

Thứ năm, xác lập một cơ chế thực thi nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của

người THTT và người TGTT có hiệu quả Luật TTHS qui định nguyên tắc bảo

đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT, đồng thời với việc qui định những bảo đảm để thực thi nguyên tắc này, như: căn cứ, thủ tục, trình tự thay đổi

người THTT, người TGTT; Hậu quả pháp lý của việc vi phạm những qui định

của nguyên tắc này… Ngoài ra, còn các qui phạm hành chính tư pháp nhằm bảo

đảm cho nguyên tắc này được thực thi có hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ

án, như điều kiện, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm người THTT, người TGTT, qui

chế làm việc của những người này, khen thưởng, kỷ luật đối với họ… Như vậy,

nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT chỉ thực sự phát

Trang 37

huy tác dụng trong quá trình giải quyết vụ án khi có cơ chế thực thi đồng bộ của

nhiều loại qui phạm pháp luật khác nhau

2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố

tụng và người tham gia tố tụng hình sự

2.2.1 Cơ sở của việc thực thi công lý trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT và người TGTT là một yêu

cầu thiết yếu để có một phiên tòa công bằng Sự vô tư đòi hỏi những người này đều phải hành xử một cách khách quan, đặt các quyết định và hành xử của họ trên cơ sở các sự kiện khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật mà không được phép

có những định kiến hoặc thiên vị cá nhân về nội dung vụ việc hoặc về những cá

nhân có liên quan trong vụ việc, cũng như không được thúc đẩy lợi ích bất kỳ một

bên nào trong số các bên

Về vấn đề này, Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc giải thích rằng “sự

vô tư của Tòa án và tính công khai của các thủ tục tố tụng là những nội dung quan

trọng của quyền được xét xử một cách công bằng” theo quy định của điều 14.1 của

Công ước quốc tế về các quyền dân sự của Liên Hợp Quốc Ủy ban nêu rõ:

Các căn cứ thay thế Thẩm phán được quy định bởi luật, nhưng chính cơ quan Tòa án lại có trách nhiệm phải đánh giá các căn cứ này và thay thế các thành viên của Tòa án khi họ rơi vào các trường hợp phải

thay thế… một phiên tòa sai sót bởi sự tham gia của một Thẩm phán mà theo quy định của pháp luật trong nước đáng nhẽ phải bị thay thế thì không thể gọi là một phiên tòa công bằng và vô tư theo tinh thần của điều 14 [99, tr 120]

Một cách truyền thống, sự vô tư luôn được hiểu là một trong những biểu hiện của công lý Điều này thể hiện ngay ở biểu tượng được chấp nhận phổ biển là nữ

thần công lý:

Nữ thần bịt mắt bằng băng vải đen, một tay cầm kiếm, một tay cầm cán cân công lý, thể hiện sự kết hợp giữa sức mạnh và quyền lực của pháp luật Trật tự pháp luật mà nữ thần bảo vệ là bắt buộc, bình đẳng với tất cả mọi người Biếu tượng nữ thần xét xử, theo quan niệm của những người cổ đại không chỉ biểu tượng về Tòa án công bằng mà còn là biểu

tượng về một chế độ Nhà nước công bằng nói chung [71, tr 98-99]

Trang 38

Ở đây, nếu cán cân, thanh kiếm là biểu tượng cho sự công bằng, sức mạnh

quyền lực thì việc nữ thần bịt mắt bằng vải đen chính là biểu tượng cho sự vô tư của pháp luật Tập hợp lại, hình tượng nữ thần với đôi mắt bịt băng vải đen, một tay

cầm cán cân thăng bằng, một tay cầm thanh gươm chính là biểu tượng cho công lý

Tại Việt Nam, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT được coi yêu cầu thiết yếu để có được tính chính xác, khách quan của hoạt động TTHS “Sự vô tư của người THTT, người giám định, người phiên dịch là một yêu cầu không thể thiếu để có thể xác định sự thật khách quan của vụ án, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội nhưng đồng thời không làm oan người vô tội” [11, tr 62]

2.2.2 Góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc bảo đảm sự độc lập và vô tư của tư pháp nói chung và của Tòa

án nói riêng được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền

con người Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 nêu rõ: “Mọi

người đều hoàn toàn bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi

một tòa án độc lập và vô tư để xác định quyền và nghĩa vụ của họ hoặc bất kỳ một

cáo buộc hình sự nào chống lại họ.” Hoặc Điều 14.1 Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị: “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công

khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, vô tư và được lập ra trên cơ sở pháp

luật để quyết định về lời buộc tội đối với người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự.”

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc thống nhất đánh giá rằng quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và vô tư như được quy định tại điều 14.1 là một quyền tuyệt đối và không có bất cứ ngoại lệ nào “Điều này cũng có nghĩa là quyền này được áp dụng trong mọi trường hợp và đối với mọi tòa án, bao gồm cả các tòa

án thông thường và các tòa án đặc biệt” [105, tr 20]

Điều 6.1 của Công ước châu Âu về nhân quyền quy định: “Trong việc xác

định các quyền và nghĩa vụ dân sự của họ hoặc trong việc xác định bất cứ một lời

buộc tội hình sự nào chống lại họ, mỗi cá nhân đều có quyền có một phiên tòa công khai và công bằng trong một khoảng thời gian hợp lý được thực hiện bởi một tòa án độc lập và vô tư, được lập ra trên cơ sở pháp luật”

Trang 39

Điều 47 Hiến chương của Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản quy định:

“Mọi cá nhân có các quyền và tự do được đảm bảo bởi pháp luật của Liên minh bị

vi phạm đều có quyền được bồi thường thỏa đáng trước một tòa án phù hợp với

những điều kiện được quy định tại Điều này Mọi cá nhân đều có quyền có một phiên tòa công bằng và công khai trong một thời hạn hợp lý bởi một tòa án độc lập,

vô tư và được thành lập từ trước bởi pháp luật…”

Điều 8.1 của Công ước châu Mỹ về nhân quyền, Điều 7.1 Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc cũng có những quy định tương tự

Điều 8.1 Công ước châu Mỹ về nhân quyền quy định: “Mỗi cá nhân đều có quyền

có một phiên xét xử, với những bảo đảm công bằng, trong một thời gian hợp lý, bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư được thành lập từ trước bởi pháp luật”

Điều 7 Hiến chương châu Phi về quyền của cá nhân và các dân tộc quy định:

“Mọi cá nhân đều có quyền được lắng nghe Quyền này bao gồm: …d) Quyền được

xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý bởi một tòa án vô tư”

Trong vụ Farundzija, Toà phúc thẩm Toà án hình sự dành cho Liên bang

Nam Tư cũ tuyên bố: “Quyền con người cơ bản của một bị cáo được xét xử bởi một

toà án độc lập và vô tư được ghi nhận rộng rãi như là một nội dung không thể tách rời của đòi hỏi mà theo đó một bị cáo phải được xét xử bởi một phiên toà công

bằng.” (vụ việc số IT-95-71/1-A99, Đoạn 43)

Tại Việt Nam, giới các học giả, nghiên cứu cũng thống nhất thừa nhận việc quy định nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT là người phiên dịch, người giám định là một trong những biểu hiện của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (xem thêm tài liệu 9, tr 769; 13, tr 64-80)

2.2.3 Góp phần tạo dựng niềm tin của người dân vào nền tư pháp quốc gia

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người THTT, người giám định, người phiên dịch không chỉ nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thực hiện một cách khách quan, công bằng, xử lý đúng người, đúng tội và tuân theo pháp luật Xa hơn, yêu cầu này còn bảo đảm rằng hoạt động TTHS nói chung, đặc biệt là hoạt động xét

xử của Tòa án nói riêng sẽ nhận được sự tin tưởng, niềm tin của những người TGTT

là bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan trong vụ

án hay đại diện hợp pháp của họ, cũng như của cả cộng đồng xã hội nói chung

Trang 40

Hiệu quả của một nền tư pháp không chỉ là kết quả của việc công lý được

thực thi Quan trọng không kém là việc cộng đồng xã hội phải có niềm tin rằng công lý đã hoặc sẽ phải được thực thi Niềm tin này chỉ có được khi những người

thực thi công lý phải hành động một cách vô tư, chỉ dựa trên pháp luật và sự việc

khách quan Chính vì điều này, trong nhiều trường hợp, yêu cầu bảo đảm sự vô tư

không chỉ nhằm hướng tới một sự vô tư thực tế của hoạt động tư pháp, mà còn hướng tới sự tin tưởng của cộng đồng, nhằm loại bỏ mọi nghi ngờ có thể về sự vô tư

đó Chẳng hạn, Điều 5 của Hiến chương thế giới của Thẩm phán quy định: “Thẩm

phán phải vô tư và phải biểu hiện sự vô tư trong thực thi các hoạt động tư pháp của

mình.” [26] Hiến chương châu Âu về quy chế của thẩm phán tại Điều 4.3 cho thấy

một ví dụ rõ ràng hơn: “Các thẩm phán phải tránh mọi hành xử, hoạt động hay biểu

hiện có thể làm ảnh hưởng đến niềm tin vào sự vô tư và độc lập của họ.” [27]

Ý nghĩa trên đây của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của tư pháp được đặc biệt nhấn mạnh tại Hoa Kỳ, đất nước rất coi trọng và tự hào về nền tư pháp của họ:

“Niềm tin vào sự vô tư của hệ thống Tòa án – được xem là nhánh “phi chính trị”

của chính quyền – là nguồn sức mạnh và tính chính danh chủ yếu của hệ thống đó”[18, tr 190]

Liên quan đến ý nghĩa của việc bảo đảm sự vô tư của các thiết chế tư pháp

hình sự quốc tế, Thẩm phán Theodor Meron, là Thẩm phán phúc thẩm, Chánh án

Tòa án hình sự quốc tế (ICC) dành cho Liên bang Nam tư cũ khẳng định rất rõ

ràng như sau:

Một sự thiên vị khác có thể gây tổn hại đến sự đánh giá của công chúng đối với sự vô tư của cơ quan tư pháp là việc tồn tại một thiên kiến

về phương án giải quyết vụ việc Thẩm phán được trông đợi là sẽ có thái

độ cởi mở khi tiếp cận giải quyết bất kỳ một vụ việc nào được chuyển

đến, với nhận thức thường trực về nguyên tắc suy đoán vô tội áp dụng

cho bị cáo, đồng thời với phương châm là chỉ đi đến quyết định sau khi

đã lắng nghe tất cả các bên, đã kiểm tra đánh giá tất cả những tình tiết vụ

việc và các quy định pháp luật có liên quan Thái độ cởi mở này của thẩm phán là nhân tố tối quan trọng trong việc củng cố niềm tin và sự tôn trọng của các chính phủ cũng như của cộng đồng xã hội đối với Tòa án

Nó cho các bên có liên quan thấy rằng họ sẽ có một phiên tòa công bằng

Ngày đăng: 25/03/2015, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w