Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 139)

tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng

4.3.1.1 Hoàn thiện các qui phạm pháp luật trực tiếp liên quan đến nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT hoặc người TGTT

Trên cơ sở phân tích đánh giá các qui định của Bộ luật TTHS 2003 cũng nhƣ ở những văn bản pháp luật khác trực tiếp về nội dung của nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời THTT hoặc ngƣời TGTT chúng tôi đƣa ra những kiến nghị sau đây:

Thứ nhất, sửa đổi tên gọi của nguyên tắc. Khắc phục quy định chƣa hợp lý

của nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời THTT hoặc ngƣời TGTT, cần sửa đổi Điều 14 Bộ luật TTHS là “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời THTT và ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch”. Việc sửa đổi Điều 14 Bộ luật TTHS 2003 đã chỉ rõ chủ thể cần bảo đảm sự vô tƣ đồng thời nguyên tắc này đòi hỏi bảo đảm sự vô tƣ của cả ngƣời THTT, ngƣời giám định và ngƣời phiên dịch chứ không chỉ là ngƣời THTT hoặc ngƣời TGTT.

Thứ hai, bổ sung đối tượng phải từ chối hoặc thay đổi khi THTT. Để khắc

phục sự thiếu sót ở Điều 42 Bộ luật TTHS 2003 khi qui định về đối tƣợng phải từ chối hoặc thay đổi THTT khi có những căn cứ qui định tại khoản 1, 2, 3 của điều luật này cần bổ sung thêm những ngƣời THTT sau vào các điều 44, 45, 46, 47 Bộ luật TTHS hiê ̣n hành: Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra; Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó chánh án Toà án. Qui định bổ sung này khắc phục đƣợc sự thiếu đồng nhất giữa các điều luật trong Bộ luật TTHS dẫn

đến những cách hiểu khác nhau, khó áp dụng trong thực tiễn, đồng thời góp phần làm cho vụ án đƣợc giải quyết một cách khách quan khi Phó Thủ Trƣởng Cơ quan điều tra, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát, Phó Chánh án Toà án có những căn cứ sẽ không vô tƣ phải từ chối hoặc thay đổi THTT theo qui định của pháp luật.

Pháp luật thực định không quy định buộc Kiểm sát viên phải từ chối hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia phiên tòa sơ thẩm, nhƣng sau đó bản án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy để tiến hành xét xử lại khi có căn cứ phát hiện những vi phạm đƣợc quy định tại Điều 250 Bộ luật TTHS 2003. Xuất phát từ thực tiễn thi hành Bộ luật TTHS 1988, trƣờng hợp này phải đƣợc Tòa án nhân dân tối cao giải đáp trong văn bản số 16/1999/KHXX ngày 1/2/1999:

Khi bản án sơ thẩm bị hủy để xét xử sơ thẩm lại, thì Kiểm sát viên (hoặc Thƣ ký Tòa án) đã THTT trong vụ án đó với tƣ cách Kiểm sát viên (hoặc Thƣ ký Tòa án) vẫn đƣợc THTT với tƣ cách là Kiểm sát viên (hoặc Thƣ ký Tòa án) khi xét xử sơ thẩm lại, nếu không có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không có vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, việc Kiểm sát viên vẫn đƣợc THTT khi xét xử lại, trong khi Hội đồng xét xử cũ đã bị thay đổi, vấn đề này cần đƣợc quan tâm, nghiên cứu, xem xét để bổ sung, sửa đổi vì những lí do sau đây: Thứ nhất, mặc dù Kiểm sát viên không phải là thành phần của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 185 Bộ luật TTHS 2003, nhƣng họ đã tham gia phiên tòa sơ thẩm, sau đó bản án sơ thẩm bị hủy với tƣ cách là ngƣời THTT. Tòa phúc thẩm khi quyết định hủy bản án sơ thẩm đã chỉ ra những căn cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung đƣợc, trong đó có phần trách nhiệm không nhỏ của Kiểm sát viên đã THTT trong vụ án đó. Nếu pháp luật đã quy định khi tiến hành xét xử lại với thành phần Hội đồng xét xử mới, thì cũng cần đặt vấn đề cần thay đổi Kiểm sát viên đã tham gia phiên toà trƣớc đây đã bị hủy; Thứ hai, về quy định Kiểm sát viên phải từ chối hoặc bị thay đổi khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ, hiện nay việc hƣớng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền còn hết sức tiết chế nội hàm của cụm từ “không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ” . Nhìn từ góc độ giải thích pháp luật , hƣớng dẫn của Hô ̣i đồng thẩm phán TANDTC trong Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTB ngày 2/10/2004 cho rằng trƣờng hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án không

vô tƣ, khách quan trong khi làm nhiệm vụ, đơn giản chỉ là: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; ngƣời bị hại là thủ trƣởng cơ quan, nơi vợ Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế (!?). Theo cách hiểu thông thƣờng, những hành động thể hiện sự không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ còn bao hàm là sự biểu hiện ra bên ngoài của nhận thức, quan niệm về vụ án, về bị cáo, thậm chí là sự định kiến có tội hay không có tội, chứ không phải chỉ là mối quan hệ thân thích. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì việc những ngƣời THTT có những quan điểm nhận định mang tính kết tội trƣớc đối với bị cáo, chƣa xét xử nhƣng đã đoán chắc là bị cáo phạm tội… cần phải đƣợc coi là điều cấm kỵ của ngƣời ngồi xét xử cho đến khi phiên tòa chƣa đƣợc kết thúc. Trong trƣờng hợp này, cần làm rõ khái niệm “không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ” của Kiểm sát viên thì mới có cơ hội cho những ngƣời TGTT, trong đó có bị can, bị cáo thực hiện quyền thay đổi ngƣời THTT theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, bổ sung người đứng đầu cơ quan THTT và cấp phó của họ phải từ

chối hoặc thay đổi khi THTT. Bộ luật TTHS 2003 qui định những ngƣời đứng đầu các cơ quan THTT chỉ bị từ chối hoặc thay đổi khi họ THTT với tƣ cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, còn trƣờng hợp họ THTT với tƣ cách đại diện (ngƣời đứng đầu) cho cơ quan THTT sẽ không phải từ chối hoặc thay đổi nếu có những căn cứ pháp luật. Qui định này là phù hợp bởi không thể thay đổi ngƣời đứng đầu cơ quan THTT chỉ vì những khả năng dẫn có thể dẫn đến sự không vô tƣ khi tiến hành giải quyết một vụ án cụ thể với những qui trình phức tạp của việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo qui định của pháp luật nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, những ngƣời đứng đầu cơ quan THTT lại có vai trò quan trọng đến việc giải quyết vụ án và do vậy dù họ có bị thay đổi với tƣ cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì ảnh hƣởng của họ cũng tác động nhiều đến quá trình giải quyết vụ án. Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách pháp luật cần qui định chặt chẽ vị trí độc lập của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án khi THTT, hạn chế sự tác động của những người đứng đầu các cơ quan THTT.

Thứ tư, bổ sung qui định về trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ

quan THTT. Tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật TTHS 2003 qui định cơ quan THTT gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án với các quyền hạn và trách nhiệm tố tụng

tƣơng ứng với chức năng của các cơ quan này trong quá trình THTT. Các cơ quan THTT là một loại chủ thể trong số các chủ thể của TTHS đại diện cho nhà nƣớc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án khách quan, nghiêm trị mọi hành vi phạm tội bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi thực hiện các quyền và trách nhiệm tố tụng của mình, các cơ quan này phải thông qua ngƣời đại diện đó là ngƣời đứng đầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS 2003 đã không qui định vị trí của ngƣời đứng đầu trong các cơ quan THTT. Những qui định của Bộ luật TTHS 2003 đã dẫn đến sự không rõ ràng về trách nhiện giữa ngƣời đại diện cơ quan THTT với trách nhiệm của ngƣời đứng đầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án khi THTT với tƣ cách ngƣời THTT. Chính sự không rõ ràng này đã ảnh hƣởng tới sự vô tƣ của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, ngoài quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời THTT thì Bộ luật TTHS cần bổ sung qui định Thủ trƣởng Cơ quan điều tra, Viện trƣởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án là ngƣời đại diện cho cơ quan THTT có trách nhiệm thực thi các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan THTT do họ quản lý.

Vì vậy, cần phải xác định Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án là người đại diện cơ quan THTT có nghĩa vụ thực thi quyền hạn và tránh nhiệm tố tụng của cơ quan THTT do mình quản lý khi hoàn thiện Bộ luật TTHS.

Thứ năm, bổ sung qui định về việc từ chối hoặc thay đổi đối với những người thực hiện các hoạt động tố tụng ở những cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Cán bộ của các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lƣợng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực chất đã làm những công việc của ngƣời THTT và họ cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ khi THTT.Vì vậy, nếu ở những ngƣời này có căn cứ sẽ không vô tƣ khi thực thi nhiệm vụ Họ cũng phải có trách nhiệm từ chối hoặc bị thay đổi. Có nhƣ vậy tính khách quan trong quá trình THTT mới đƣợc giải quyết trọn vẹn ngay từ đầu. Với lập luận này thì Bộ luật TTHS2003 còn thiếu qui định về việc từ chối hoặc thay đổi người tiến hành một số hoạt động tố tụng ở các các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải

quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Bộ luật TTHS cần bổ sung quy định này.

Thứ sáu, cần quy định thống nhất và rõ ràng về thẩm quyền thay đổi Thẩm

phán là Chánh án Tòa án trong giai đoạn xét xử (chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa). Đoạn 4 khoản 2 Điều 46 Bộ luật TTHS bổ sung: “Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Tòa án quyết định. Trong trƣờng hợp thành viên của Hội đồng xét xử bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định”. Việc quy định nhƣ vậy phù hợp với quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật TTHS.

Thứ bảy, bổ sung qui định quyền đề nghị thay đổi người phiên dịch, người

giám định. Điều 43 Bộ luật TTHS 2003 chỉ qui định về quyền đề nghị thay đổi ngƣời THTT, chứ chƣa qui định quyền đề nghị thay đổi ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định mặc dù họ là đối tƣợng phải từ chối hoặc thay đổi theo qui định tại Điều 14 Bộ luật TTHS 2003. Vì vậy, cần bổ sung đối tƣợng đề nghị thay đổi là ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định vào Điều 43 Bộ luật TTHS 2003. Diều luật này đƣợc viết lại nhƣ sau: “Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và người phiên

dịch, người giám định”. Đồng thời cũng cần bổ sung ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan đến vụ án, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời TGTT có quyền đề nghị thay đổi ngƣời THTT và ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch.

Thứ tám, để khắc phục những thiếu sót tại các điều 44, 45, 46, 47 khi qui

định căn cứ thay đổi từng ngƣời THTT cụ thể bổ sung thêm căn cứ một ngƣời THTT không thể giữ hai vai trò của ngƣời THTT hay giữ vai trò ngƣời THTT đó hai lần trong cùng một vụ án. Chẳng hạn: Điều 44 Bộ luật TTHS cần bổ sung thay đổi Điều tra viên “1… b) Đã THTT trong vụ án đó với tƣ cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thƣ ký Tòa án.

Thứ chín, bổ sung thêm quy định về mối quan hệ thân thích giữa những người THTT với nhau là căn cứ từ chối hoặc thay đổi người THTT, đặc biệt là tại một phiên tòa xét xử. Hiện nay, quy định của Bộ luật TTHS chỉ cấm Thẩm phán và Hội thẩm trong cùng một Hội đồng xét xử là ngƣời thân thích với nhau, cần quy định những ngƣời THTT trong một phiên tòa xét xử không có quan hệ thân thích

với nhau nhƣ vậy bao gồm Thầm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án, Kiểm sát viên. Ngoài ra quy định giữa những ngƣời THTT trong các giai đoạn tố tụng khác nhau cũng không nên có quan hệ thân thích. Quan hệ thân thích này có thể hẹp hơn so với quy định hiện giờ của Luật TTHS nhƣ giữa bố mẹ và con cái hoặc giữa anh chị em ruột với nhau.

Thứ mười, bổ sung qui định về tiêu chuẩn, điều kiện của người phiên dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngƣời phiên dịch vẫn chƣa đƣợc pháp luật qui định một các đầy đủ ảnh hƣởng tới việc bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời phiên dịch khi tham gia giải quyết vụ án nhƣ ở phần trên đã trình bày . Chính vì vậy, cần có nhƣ̃ng quy đi ̣nh rõ ràng hơn về tiêu chuẩn , điều kiê ̣n của ngƣời phiên di ̣ch, cũng nhƣ việc lựa chọn ngƣời phiên dịch trong những trƣờng hợp ngƣời phiên dịch là ngƣời của cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm đƣợc vô tƣ cũng nhƣ khách quan khi giải quyết vu ̣ án hình sƣ̣. Cụ thể nhƣ sau:

Điều…: Tiêu chuẩn người phiên dịch

1. Công dân Việt Nam sử dụng thành thạo tiếng Việt, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học đối với những ngôn ngữ có cấp bằng cử nhân hoặc có chững chỉ sử dụng ngôn ngữ không có bằng cử nhân và đã qua thực tế sử dụng ngôn ngữ đó từ đủ 03 năm trở lên.

2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được là người phiên dịch: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thứ mười một, bổ sung những căn cứ từ chối hoặc thay đổi người giám định. Đối với ngƣời giám định, nhƣ đã phân tích ở trên, cần phải bổ sung vào Điều 60 Bộ luật TTHS căn cứ một ngƣời đã làm ngƣời giám định của một vụ án thì từ chối hoặc thay đổi khi đã là ngƣời giám định của vụ án đó để phù hợp với thực tiễn cũng nhƣ những quy định khác của Luật TTHS.

Ngoài ra để bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời THTT và ngƣời TGTT, Luật TTHS bổ sung quy định ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi khi họ là ngƣời thân thích của ngƣời THTT. Cụ thể sau:

Điều 60: Người giám định

…4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:…b) … đã tham gia với tư cách là… người giám định trong vụ án đó.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 139)