Tuy vậy, trong khoa học luật hỡnh sự vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau: - Quan điểm thứ nhất: Theo Từ điển Luật học: "Lỗi được hiểu là thỏi độ tõm lý của một người phạm tội đối v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LAN ANH
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Quốc Toản
HÀ NỘI - 2011
Trang 31.2 Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 20 1.2.1 Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý 20 1.2.2 Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ 21 1.3 Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 23 1.3.1 Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 23 1.3.2 Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 26
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT
Trang 42.1.2 Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời
kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
32
2.1.3 Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể
từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1999
35
2.2 Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành 38 2.2.1 Trong Phần chung của Bộ luật hình sự hiện hành 39 2.2.2 Trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành 43 2.3 Những tồn tại, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự
hiện hành về lỗi vô ý
49
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý
56
3.1 Khái quát chung về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý từ năm 2005 đến 2010
56
3.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về lỗi vô ý đối với các loại tội phạm cụ thể
58
3.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người (Chương XII Bộ luật hình sự)
58
3.2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật
hình sự)
64
3.2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự)
66
3.2.4 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính
(Chương XX Bộ luật hình sự)
75
3.2.5 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm về chức vụ được thực hiện do lỗi vô ý
76
Trang 53.2.6 Thực tiễn ỏp dụng cỏc quy định của Bộ luật hỡnh sự hiện hành
về cỏc tội phạm vụ ý xõm phạm hoạt động tư phỏp (Chương
XXII Bộ luật hỡnh sự)
78
3.2.7 Thực tiễn ỏp dụng cỏc quy định của Bộ luật hỡnh sự hiện hành
về cỏc tội do lỗi vụ ý xõm phạm nghĩa vụ, trỏch nhiệm của
quõn nhõn (Chương XXIII Bộ luật hỡnh sự)
80
3.3 Nguyờn nhõn của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn ỏp
dụng cỏc quy định về tội vụ ý theo Bộ luật hỡnh sự hiện hành
81
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HèNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI Vễ í
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
84
4.1 Cỏc giải phỏp hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hỡnh sự
hiện hành về lỗi vụ ý
84
4.1.1 Sự cần thiết và những yờu cầu của việc hoàn thiện những quy
định của Bộ luật hỡnh sự hiện hành về lỗi vụ ý
84
4.1.2 Giải phỏp tiếp tục hoàn thiện cỏc quy định của Bộ luật hỡnh
sự hiện hành về lỗi vụ ý
89
4.2 Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả ỏp dụng cỏc quy định của
Bộ luật hỡnh sự hiện hành về lỗi vụ ý
93
4.2.1 Tăng c-ờng công tác giải thích, h-ớng dẫn áp dụng pháp luật 93 4.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán
Tòa án các cấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán Tòa án cấp huyện
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL : Áp dụng pháp luật BLHS : Bộ luật hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự
Trang 7Danh mục các sơ đồ
Số hiệu
sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Tội phạm là một thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Những biểu hiện đó cùng với khách thể và chủ thể của tội phạm là những yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) -
cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ
xã hội nhất định
Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm Việc thừa nhận lỗi như là một căn cứ để truy cứu TNHS là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam
Mặc dù lỗi có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tiễn pháp luật việc quy định các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung
và dấu hiệu lỗi nói riêng trong một số CTTP vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, như không quy định hoặc quy định về lỗi, các hình thức lỗi, trong đó có lỗi vô ý chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng người tiến hành tố tụng hiểu sai, áp dụng sai trong định tội danh và quyết định hình phạt Từ đó, làm cho hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án hình sự hạn chế, tình trạng xét xử oan, sai đối với người thực hiện hành vi hay
bỏ lọt tội phạm vẫn tiếp diễn; nhiều vụ án hình sự không được giải quyết theo trình tự luật định, tình trạng tồn đọng án đang có dấu hiệu gia tăng, v.v
Trang 9Trước tỡnh hỡnh trờn, tỏc giả nhận thấy việc nghiờn cứu "Những vấn đề
lý luận và thực tiễn về lỗi vụ ý trong luật hỡnh sự Việt Nam" là cần thiết, khỏch
quan, đỏp ứng yờu cầu của cụng cuộc cải cỏch tư phỏp hiện nay ở Việt Nam
2 Tỡnh hỡnh nghiờn cứu
Trong khoa học luật hỡnh sự Việt Nam, dưới những gúc độ khỏc nhau,
đó cú nhiều cụng trỡnh khoa học nghiờn cứu về vấn đề lỗi núi chung và lỗi vụ
ý núi riờng, điển hỡnh như: Lờ Văn Cảm (2005), Sỏch chuyờn khảo sau đại
học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hỡnh sự (Phần chung), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành
tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hũa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư phỏp, Hà Nội; Đào Trí úc
(2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển I: "Những vấn đề chung", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật
hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Nhà
n-ớc và Pháp luật (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần
chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Dương Tuyết Miờn (2007), Định tội danh và quyết định hỡnh phạt, NXB Lao động - xó hội; Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chớ Luật học 2/2002; Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi trong luật hỡnh sự, Tạp chớ Nhà nước và phỏp luật, số
11/1999; Lờ Thị Thu Thủy (2003), Nguyờn tắc trỏch nhiệm trờn cơ sở lỗi
trong luật hỡnh sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, v.v
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo, các luận án, luận văn và các bài báo khoa học về chế định lỗi vụ ý của các nhà khoa học luật hỡnh sự ở n-ớc ta, cho thấy hầu hết đó là các công trình nghiên cứu cơ bản về cỏc vấn đề chung của luật hỡnh sự, còn đối với chế định lỗi vụ
ý, nhìn một cách tổng quan, ch-a đ-ợc quan tâm một cách đúng mức Những nghiên cứu về lỗi vụ ý mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu đơn lẻ,
Trang 10hoặc là đề cập đến cỏc yếu tố CTTP, hoặc là về mặt chủ quan của tội phạm, hoặc là đ-ợc thể hiện một phần trong kết quả của các công trình nghiên cứu khác về phần chung của luật hỡnh sự Cú thể núi hiện nay ở Việt nam vẫn ch-a triển khai nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về lỗi vụ ý d-ới góc độ lý luận và thực tiễn ỏp dụng Do đú, nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định về lỗi vụ ý ch-a đ-ợc phân tích có hệ thống để đ-a ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ
3 Mục đớch, nhiệm vụ nghiờn cứu
3.1 Mục đớch nghiờn cứu
Tỏc giả nghiờn cứu đề tài với những mục đớch sau:
- Làm sỏng tỏ những vấn đề lý luận về lỗi vụ ý trong luật hỡnh sự Việt Nam;
- Nghiờn cứu, phõn tớch thực tiễn phỏp luật Việt nam quy định về lỗi
vụ ý và thực tiễn ỏp dụng trong hoạt động xột xử của Tũa ỏn cỏc cấp, rỳt ra được những tồn tại, hạn chế của việc quy định và ỏp dụng cỏc quy định về lỗi
vụ ý và những nguyờn nhõn của nú;
- Đề xuất cỏc giải phỏp hoàn thiện luật thực định và nõng cao hiệu quả
ỏp dụng cỏc quy định của luật hỡnh sự về lỗi vụ ý
3.2 Nhiệm vụ nghiờn cứu
Để cú thể đạt được mục đớch đú, trong phạm vi đề tài, tỏc giả tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Nghiờn cứu những vấn đề chung về lỗi, lỗi vụ ý, cỏc hỡnh thức và vai trũ của lỗi vụ ý, phõn biệt lỗi vụ ý với lỗi cố ý và với sự kiện bất ngờ; Lỗi vụ
ý trong quỏ trỡnh phỏt triển của luật hỡnh sự Việt Nam;
- Nghiờn cứu, phõn tớch làm sỏng tỏ thực tiễn phỏp luật hỡnh sự quy định về lỗi vụ ý;
Trang 11- Nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng các quy định về lỗi vô ý trong hoạt động xét xử của các Tòa các cấp từ năm 2005 đến 2010;
- Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về lỗi vô ý trong BLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng;
- Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quy định về lỗi vô ý, luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về lỗi vô ý
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê, v.v Nhờ vậy, những vấn đề có liên quan tới lỗi vô ý được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện,
có hệ thống và xác thực
5 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật,…
Trang 126 Những điểm mới của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam Những điểm mới của luận văn là:
- Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành;
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật
về lỗi vô ý; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về lỗi vô ý
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam Chương 2: Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện
hành về lỗi vô ý
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự
hiện hành về lỗi vô ý và nâng cao hiệu quả áp dụng
Trang 13Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI Vễ í TRONG LUẬT HèNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khỏi niệm, bản chất, điều kiện và cỏc dạng lỗi vụ ý
1.1.1 Khỏi niệm và bản chất của lỗi vụ ý
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khỏch quan và chủ quan Mặt chủ quan là hoạt động tõm lý bờn trong của người phạm tội bao gồm nhiều nội dung khỏc nhau, chỳng cú ý nghĩa về mặt hỡnh sự, trong đú cú nội dung trả lời cho cõu hỏi: Lớ trớ và ý chớ của người phạm tội đối với những biểu hiện ra bờn ngoài của tội phạm như thế nào?
Lỗi nói chung, lỗi cố ý và lỗi vụ ý núi riờng, nhìn d-ới góc độ triết học
có mối quan hệ nội tại, t-ơng tác với nhau Đây là mối quan hệ giữa cái riêng
và cái chung Với t- cách là cái chung, phạm trù lỗi bao giờ cũng đ-ợc đặt trong quan hệ với lỗi cố ý và lỗi vụ ý Chính vì lý lẽ đó, muốn hiểu đ-ợc khái niệm lỗi cố ý và lỗi vụ ý với các mặt khác nhau của nó thì nhất thiết phải nhận thức đ-ợc khái niệm chung về lỗi
Lỗi là một phạm trù pháp lý - xã hội phức tạp, đ-ợc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nh- triết học, thần học, giáo dục học, đạo
đức học, tâm lý học, tội phạm học, và luật học trong đú đặc biệt là sự quan tõm, nghiờn cứu của khoa học luật hỡnh sự
Trong lĩnh vực khoa học luật hỡnh sự, việc làm sáng tỏ khái niệm lỗi là một vấn đề hết sức quan trọng, cú ý nghĩa khụng dừng lại ở việc gúp phần nhận thức bản chất của lỗi mà cũn làm sỏng tỏ cỏc vấn đề cú liờn quan Tuy vậy, trong khoa học luật hỡnh sự vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất: Theo Từ điển Luật học: "Lỗi được hiểu là thỏi
độ tõm lý của một người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xó hội và hậu quả nguy hiểm cho xó hội thể hiện dưới hỡnh thức cố ý hoặc vụ ý" [4]
Trang 14- Quan điểm thứ hai: Theo GS.TSKH Lê Cảm:
Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái
độ tâm lý của người có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [10]
- Quan điểm thứ ba: Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: "Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội khi quyết định thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội" [10]
Mặc dù còn tồn tại sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận, tên gọi của vấn đề, nhưng về cơ bản các các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng lỗi là một yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, là sự kết hợp giữa yếu tố
lý trí và ý chí, trong đó, lý trí thể hiện khả năng nhận thức hoặc không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi hoặc kìm chế việc thực hiện hành vi đó để thực hiện một xử sự khác không trái với lợi ích của xã hội Đồng thời, lỗi trong luật hình sự chính là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội được thể hiện qua sự đòi hỏi cụ thể của luật hình sự
Để nhận thức đúng đắn quan niệm về lỗi trong luật hình sự, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các vấn đề thuộc nội hàm của lỗi, hay nói cách khác là các dấu hiệu của lỗi
Lỗi có hai dấu hiệu cơ bản: dấu hiệu về lý trí và dấu hiệu về ý chí của con người
- Yếu tố lý trí: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "lý trí là khả năng
nhận thức sự vật bằng suy luận" [71]
Trang 15Hành vi của con người được hiểu là toàn bộ xử sự biểu hiện ra bên ngoài của họ trong một hoàn cảnh cụ thể Nó chịu sự chi phối của điều kiện sinh hoạt vật chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - đó chính là hoàn cảnh khách quan Nhưng đối với chính xử sự của mình, con người vẫn có tự do tương đối, thông qua hoạt động ý thức, họ có khả năng lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự phù hợp với những quy luật
tự nhiên và xã hội theo những gì mà họ nhận thức được Tính tự do của hành
vi là "con người khi hành động không phải chỉ nhắm mắt thụ động, để cho hoàn cảnh khách quan lôi kéo… mà còn có tự do tương đối…" [17]
- Yếu tố ý chí: là sự thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở
nhận thức, người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Đây chính là khả năng tâm lý của con người có thể tự mình lựa chọn
và thực hiện các xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định Nhưng đó không có nghĩa là tùy tiện, bất chấp quy luật mà phải là sự nhận thức và làm theo quy luật để thỏa mãn nhu cầu của mình Ngược lại, nếu con người lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự không phù hợp với quy luật, trái với lợi ích xã hội thì có nghĩa là họ đã tự tước bỏ sự tự do của mình và phải chịu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội Vì họ có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi theo quy luật của xã hội nhưng thực tế tự bản thân họ đã lựa chọn xử sự trái với đòi hỏi của xã hội, gây
ra thiệt hại cho xã hội Khi đó, họ bị coi là có lỗi đối với việc thực hiện hành
vi Trách nhiệm mà họ phải gánh chịu có thể là trách nhiệm về đạo đức hoặc
là trách nhiệm pháp lý Nếu hành vi đó trái với lợi ích của xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì họ bị coi là có lỗi hình sự và buộc phải chịu TNHS
Như vậy, về mặt hình thức, lỗi bao gồm hai yếu tố cấu thành là lý trí
và ý chí, một thể hiện khả năng nhận thức thực tại khách quan, một thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là những yếu tố tâm
Trang 16lý cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người Nếu xử sự gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì quá trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể định nghĩa lỗi trong luật hình sự như sau:
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể (cá nhân) có năng lực trách nhiệm hình sự, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi họ có đủ điền kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý các yếu tố lý trí và ý chí của con người, khoa học luật hình sự đã chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý
Lỗi cố ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi và khả năng gây ra hậu quả của hành vi, họ nhận thức rõ hành vi của mình
có tính chất nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Còn đối với lỗi vô ý để có thể đưa ra một nhận định, một cách hiểu đúng về nó, cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành nên lỗi vô ý:
- Yếu tố ý chí: là khi chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức
không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, họ không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Các trường hợp chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ là đặc điểm phản ánh trong CTTP, như:
+ Chủ thể không nhận thức được tính chất thực tế của hành
vi và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó
Trang 17+ Chủ thể tuy nhận thức được tính chất thực tế của hành vi nhưng hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành đó
+ Chủ thể nhận thức được tính chất thực tế của hành vi, nhận thức được khả năng hậu quả xảy ra nhưng sau khi cân nhắc đã loại trừ khả năng đó khi lựa chọn thực hiện hành vi [28]
Việc có nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan Điều kiện khách quan chính là hoàn cảnh cụ thể mà người thực hiện hành vi có thể tự do lựa chọn xử sự của mình, tự do này là cả về thể xác và tinh thần Điều kiện chủ quan chính là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, độ tuổi của chủ thể Dựa trên sự phát triển về tâm lý và chính sách hình sự mà mỗi quốc gia sẽ quy định độ tuổi này khác nhau Khi đạt độ tuổi nhất định, con người sẽ có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi Và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Ở Việt Nam, chủ thể khi đủ 14 tuổi là bắt đầu có năng lực nhận thức, điều khiển hành vi và 16 tuổi là tuổi có năng lực nhận thức đầy đủ
- Yếu tố ý chí: chủ thể có điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù
hợp với quy định của pháp luật hình sự, nhưng chủ thể đã tự mình tước bỏ điều kiện này và lựa chọn, thực hiện một hành vi khác - hành vi trái pháp luật hình sự
Như vậy, chủ thể khi thực hiện hành vi với lỗi vô ý đã không lựa chọn hành vi phạm tội mà thực chất chỉ lựa chọn một xử sự do không nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của nó Và xử sự này ngẫu nhiên đồng nhất với hành vi phạm tội Sự nhận thức, lựa chọn thực hiện hành vi của chủ thể thường không giống với hành vi thực tế khách quan xảy ra cũng như kết quả từ hành vi ấy Trong suy nghĩ của họ hoàn toàn không mong muốn hành
vi phạm tội xảy ra Vì thế mà bản chất của lỗi vô ý chính là sự phủ định chủ quan với những đòi hỏi của xã hội được thông qua các đòi hỏi cụ thể của pháp
Trang 18luật hình sự Tuy nhiên, sự phủ định này không gay gắt, không quyết liệt, không trực tiếp như đối với lỗi cố ý Về dấu hiệu này, Điều 15 Luật hình sự Trung Quốc cũng đã quy định: "Vô ý phạm tội là hậu quả xảy ra do nguyên nhân, khi người thực hiện hành vi cần phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội nhưng do cẩu thả mà không thấy trước hoặc đã thấy trước nhưng cho rằng hậu quả đó có thể ngăn ngừa được" [24]
Chủ thể không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong lỗi vô ý là do thái độ cẩu thả hoặc quá tự tin thiếu thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự Trên thực tế, hành vi phạm tội do lỗi vô ý thường xảy ra bởi một số điều kiện: thiếu kỷ luật trong công tác, thiếu trách nhiệm, thái
độ bất cẩn khi thực hiện hành vi, thiếu chuyên môn kỹ thuật, Và xảy ra trong các lĩnh vực của đời sống hàng ngày, hoặc liên quan đến chuyên môn, quản lý,
Từ những nhận định và phân tích trên đây, có thể đưa ra quan niệm về
lỗi vô ý như sau: Lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi
lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy
đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện để nhận thức được
1.1.2 Các điều kiện của lỗi vô ý
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì điều kiện được hiểu là "điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc gì đó, hình thành một cái nào đó" [71]
Căn cứ vào hình thức của lỗi, bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý, do vậy, khi xem xét đến điều kiện của lỗi vô ý, tác giả tiếp cận ở khía cạnh, đó là điều kiện để một người bị coi là có lỗi nói chung và điều kiện để một người bị coi
là có lỗi vô ý nói riêng
Bản chất của lỗi đó chính là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hành
vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có điều các điều kiện
Trang 19khách quan và chủ quan để có thể lựa chọn xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội Đó chính là sự tước tự do trong ý thức chủ quan của chủ thể - nguyên nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế - hành vi trái với đòi hỏi của xã hội, trái với luật hình sự
Từ đó ta có thể rút ra những điều kiện để một người bị coi là có lỗi như sau:
Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực tự do - năng lực nhận
thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội Đây chính là vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự Chỉ những chủ thể có năng lực tự do thì mới có thể
có lỗi Người không có năng lực tự do thì không thể có lỗi;
Thứ hai, chủ thể có năng lực tự do chỉ có thể có lỗi trong
trường hợp cụ thể khi có điều kiện phát huy năng lực đó - điều kiện cho phép chủ thể trong trường hợp cụ thể biến năng lực tự do thành
sự tự do thực sự;
Thứ ba, chủ thể không sử dụng năng lực tự do và điều kiện
cho phép trong trường hợp cụ thể để lựa chọn hành vi tự do mà đã lựa chọn hành vi nguy hiểm cho xã hội - hành vi mất tự do [28] Như vậy, chủ thể cần phải hội tụ cả ba điều kiện trên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì mới bị coi là có lỗi Tuy nhiên, đối với lỗi
vô ý thì để một chủ thể bị coi là lỗi khi thực hiện hành vi thì ngoài việc đáp ứng các các điều kiện của lỗi nói chung, chủ thể cần phải có thêm các điều kiện khác cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể không nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Sự nhận thức này có thể là không nhận thức không đầy đủ (đối với lỗi
vô ý vì quá tự tin) hoặc có thể là không nhận thức được (đối với lỗi vô ý do cẩu thả) Đây là điều kiện bắt buộc đối với người thực hiện hành vi do lỗi vô
Trang 20ý, bởi lẽ nếu chủ thể nhận thức được một cách rõ ràng, đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi thì không thể thuộc trường hợp vô ý được, mà đó phải là lỗi cố ý Sự nhận thức không đầy đủ này có thể xuất phát từ việc cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc cho rằng nếu có xảy ra thì có thể ngăn ngừa được
Thứ hai, chủ thể phải có sự tin tưởng quá mức cần thiết hoặc sự cẩu
thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi
Sự tin tưởng quá mức cần thiết (đối với lỗi vô ý vì quá tự tin) là sự tin tưởng vào sự khéo léo, hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình… cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì sẽ ngăn ngừa được Lỗi của chủ thể chính là ở chỗ đã quá tin tưởng vào khả nhận thức của mình Hoặc chủ thể đã thể hiện sự cẩu thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi (đối với lỗi vô ý do cẩu thả), đó chính "là việc chủ thể khi hành động không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt làm cho xong việc, lơ đãng trong công việc" Riêng đối với lỗi vô ý do cẩu thả cần phải có thêm một điều kiện quan trọng khác đó là chủ thể có nghĩa vụ phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, điều kiện này xuất phát từ chính công việc, quy tắc nghề nghiệp của chủ thể
1.1.3 Các dạng của lỗi vô ý
Như đã trình bày ở trên, lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện
để nhận thức được Từ đó, BLHS hiện hành đã phân ra làm hai hình thức lỗi vô
ý và khoa học luật hình sự gọi là: Lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả
1.1.3.1 Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Trang 21Sơ đồ 1.1: Về lỗi vô ý vì quá tự tin
- Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn, thực
hiện hành vi đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan - những tình tiết tạo nên tính gây thiệt hại của hành vi Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm hiện hữu của đối tượng tác động tội phạm, hoặc là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn phạm tội, v.v Tuy nhiên, sự nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của người phạm tội trong trường hợp lỗi này đó là sự nhận thức không đầy đủ
Ngoài ra, người phạm tội còn nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là sự thấy trước về mặt thời gian khi thực hiện hành vi phạm tội Thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả là người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra Đối với người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậu quả không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự
Vô ý
vì quá tự tin
Lý trí (nhận thức)
Ý chí (mong muốn)
Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Nhận thức được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Không mong muốn hậu quả xảy ra
Trang 22- Về ý chí: Người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn
hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin
Như đã trình bày ở trên, người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin đã thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, tuy nhiên trước khi quyết thực hiện hành vi người phạm tội đã cân nhắc, tính toán
và cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, tin vào khả năng hậu quả không xảy ra "Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệm, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin và những tình tiết khách quan bên ngoài khác" [72] Nhưng căn cứ này không vững chắc, không chính xác Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng vào khả năng thực hiện hành vi của mình Do đó, về mặt ý chí của người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ không thể có việc người phạm tội đã loại trừ khả năng hành
vi gây ra hậu quả nguy hiểm lại mong muốn hậu quả đó xảy ra
1.1.3.2 Lỗi vô ý do cẩu thả
Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
Sơ đồ 1.2: Về lỗi vô ý do cẩu thả
Vô ý
do cẩu thả
Lý trí (nhận thức)
Nghĩa vụ của chủ thể
Không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi
Không nhận thức được khả năng xảy
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Trang 23Như vậy, lỗi vô ý do cẩu thả có hai dấu hiệu nhận biết sau:
- Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra
Có hai trường hợp mà người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm đó là:
+ Trường hợp thứ nhất: Người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa là không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
+ Trường hợp thứ hai: Người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có nghĩa là họ hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xảy ra
Trường hợp này cho phép chúng ta phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và các dạng lỗi khác vì người phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả hoàn toàn không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không nhận thấy hành vi đó có thể gây ra hậu quả mặc dù họ có đủ điều kiện để thấy trước Hành vi phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả có mức độ nguy hiểm ít hơn hành vi phạm tội do lỗi vô ý vì quá tự tin vì hành vi phạm tội vì quá tự tin là kết quả của sự nhận thức tương đối đầy đủ về hành vi
Ví dụ:
- Vô ý vì quá tự tin: Báo Người lao động đưa tin:
Ngày 5/7/2009, Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã khởi tố
vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phan Tấn Nghĩa, cư trú tại ấp Thuận Nam,
xã Thuận Thành về tội vô ý làm chết người Theo điều tra ban đầu, ông Phan Tấn Nghĩa thường xuyên dùng bẫy điện để chống trộm, chống chuột, bảo vệ
Trang 24đàn vịt của mình Khi làm việc này ông có thông báo rộng rãi với hàng xóm
để mọi người biết và tránh không bị điện giật Vào lúc 2h ngày 4/7, anh Nguyễn Minh Trung, người địa phương, ra đồng soi cá Khi đi ngang chòi vịt của ông Nghĩa, anh Trung vướng vào đường dây điện do ông Nghĩa gài sẵn
Bị điện giật, anh Trung chết tại chỗ
Như vậy, ông Nghĩa đã thực hiện hành vi làm chết người với lỗi vô ý
vì quá tự tin Bởi vì, khi làm hàng rào bằng dây điện ông Nghĩa biết rằng hành
vi của mình có thể gây chết người, nhưng ông Nghĩa tin rằng mình đã nói cho mọi người biết rằng hàng rào có điện thì sẽ không ai đi vào đó và sẽ không có
ai bị điện giật, ông Nghĩa chỉ làm với mục đích là bảo vệ đàn vịt của mình Hậu quả anh Trung chết là nằm ngoài sự mong muốn của ông Nghĩa
- Vô ý vì cẩu thả: Tạp chí Tòa án nhân dân số 4 năm 2007 có đưa bài của tác giả Nguyễn Tấn Tám như sau: Đào Văn Hùng là chủ sở hữu hợp pháp một chiếc xe ô tô hiệu IFA trọng tải 0,5 tấn Tháng 6/2005, Hùng thuê Triệu Công Sức lái xe cho mình bằng một hợp đồng miệng Khi thuê Sức, Hùng có hỏi Sức có giấy phép lái xe theo quy định không? Sức xuất trình giấy phép lái
xe cho Hùng xem, Hùng nhìn thấy giấy phép lái xe của Sức nhưng không kiểm tra cụ thể và giao xe cho Sức điều khiển Thực tế giấy phép lái xe của Sức là loại B2 Trong quá trình lái xe cho Hùng, một lần do không làm chủ được tốc độ và giữ khoảng cách cần thiết khi vượt xe ô tô cùng chiều nên S đã
để ô tô của mình đâm vào xe mô tô đi ngược chiều do anh Thê điều khiển, làm anh Thê tử vong Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã truy tố Đào Văn Hùng về tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ" (Khoản 1 Điều 205 BLHS)
Ta thấy, hành vi của Đào Văn Hùng được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả Bởi vì, Hùng là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô hiệu IFA, khi giao cho Sức lái xe của mình thì Hùng phải có trách nhiệm kiểm tra xem Sức có đủ điều kiện hay không Khi Sức đưa giấy phép lái xe cho Hùng kiểm tra, do cẩu
Trang 25thả, thiếu trách nhiệm, Hùng đã không kiểm tra kỹ và cho rằng Sức đủ điều kiện lái xe Và Hùng phải chịu trách nhiệm về hành vi này
Xét về mức độ lỗi thì lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nguy hiểm hơn vô ý do cẩu thả Ở ví dụ trên, ông Nghĩa hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình có thể gây hậu quả, từ đó, có thể lựa chọn cho mình xử sự khác, phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cụ thể ở đây là sẽ tìm biện pháp khác không gây chết người mà vẫn có thể bảo vệ được đàn vịt) nhưng ông Nghĩa đã không làm vì ông tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra Còn ở vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, đồng thời không thấy được hậu quả của hành vi nên sẽ không có khả năng lựa chọn
xử sự khác, phù hợp với quy định của pháp luật Nên hành vi của người phạm tội trong trường hợp này sẽ ít nguy hiểm hơn
- Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra Nhưng người phạm tội đã không thấy vì cẩu thả, thiếu thận trọng trong khi lựa chọn, thực hiện hành vi
Về chủ thể: trong cùng một độ tuổi nhất định, người phạm tội có năng lực nhận thức các yêu cầu của xã hội một cách khác nhau Năng lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tri thức, hiểu biết văn hóa xã hội, các quy tắc an toàn, nội quy, quy định,… do luật định Ví dụ: Nghĩa vụ của người lái xe, nghĩa vụ của y tá, bác sỹ, nghĩa vụ của người có trách nhiệm bảo quản tài sản, quy định phòng cháy chữa cháy, chất độc, chất
nổ, chất phóng xạ, v.v Về mặt khách quan: trong những điều kiện cụ thể, xã hội có những đòi hỏi nhất định khi chủ thể thực hiện hành vi của mình và họ
có nghĩa vụ phải nhận thức được khả năng hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra
TNHS chỉ đặt ra đối với người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội với lỗi vô ý do cẩu thả khi xác định chắc chắn được người thực hiện hành vi phải thấy trước "và" có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm
Trang 26cho xã hội xảy ra Dấu hiệu "phải thấy" ở trường hợp vô ý do cẩu thả có nghĩa
là người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc mà họ đã vi phạm Nghĩa vụ đó phát sinh từ địa vị cụ thể của người phạm tội, buộc họ phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Mặt khác, dấu hiệu "có thể thấy" ở đây có nghĩa là người phạm tội có đủ điều kiện khách quan (hoàn cảnh cụ thể bên ngoài) cũng như điều kiện chủ quan (trình
độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, v.v ) để có thể thấy trước hành vi vi phạm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Đối với trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm này thì không đặt ra TNHS đối với họ Điều 11 BLHS quy định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,…" [54]
Vấn đề TNHS đối với người thực hiện hành vi với lỗi vô ý do cẩu thả thông thường chỉ đặt ra khi hành vi này đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (ví dụ: Điều 301 BLHS quy định: "Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng,…" [54] Hậu quả nghiêm trọng ở đây là hậu quả đối với hoạt động tư pháp nói riêng cũng như cho xã hội nói chung Người bỏ trốn có thể gây khó khăn cho việc điều tra vụ án hoặc tiếp tục phạm tội mới gây rối
an ninh trật tự xã hội,…) Nhưng đôi khi TNHS cũng được xem xét khi hậu quả chưa thực sự xảy ra nhưng lại có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời (ví dụ: Khoản 4 Điều 202 BLHS quy định: "Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời,…")
Trang 271.2 Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ
1.2.1 Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý
Lỗi cố ý là hình thức lỗi, trong đó chủ thể lựa chọn và thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù đã ý thức (nhận thức) được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó Hay nói cách khác "lỗi cố ý là trường hợp lỗi, trong đó chủ thể đã lựa chọn hành vi phạm tội và đã thực hiện hành vi đó" [28] Trong khi đó, lỗi vô ý với hai dấu hiệu đặc trưng như đã trình bày, người phạm tội không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy
đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lỗi vô ý với lỗi cố ý, đối với lỗi
cố ý về mặt ý chí chủ thể nhận thức rõ được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Ở lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể không nhận thức được các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm xã hội của hành vi, còn đối với lỗi vô ý vì quá tự tin chủ thể tuy cũng nhận thức được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhưng sự nhận thức này
là không đầy đủ, không rõ ràng Chính vì vậy mà ở trường hợp lỗi cố ý, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội, còn ở lỗi vô ý chủ thể chỉ lựa chọn và thực hiện một xử sự do không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Bên cạnh đó, xét về bản chất của lỗi cố ý và lỗi vô ý, chúng ta còn thấy được những sự khác biệt cơ bản khác Cụ thể giữa lỗi vô ý vì quá tự tin
và lỗi cố ý gián tiếp Về mặt lý trí của lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi cố ý gián tiếp nói riêng và lỗi cố ý nói chung có sự giống nhau đó là đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi Tuy nhiên, ở lỗi cỗ ý gián tiếp, khi lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chủ thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm và đã chấp nhận khả năng hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thể đã loại trừ khả năng đó, cho rằng khả năng đó không xảy ra
Trang 28hoặc sẽ ngăn ngừa được Nói cách khác, trường hợp cố ý gián tiếp, chủ thể thấy trước được khả năng hiện thực của hậu quả nguy hiểm cho xã hội ngay
cả trước, trong và sau khi thực hiện hành vi Còn vô ý vì quá tự tin việc nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội chỉ là tưởng tượng hoặc sau khi thực hiện hành vi chủ thể mới nhận thức được hậu quả đó
Ví dụ:
Cố ý gián tiếp: A và B đã có mẫu thuẫn, xích mích với nhau từ lâu Một hôm, ở ngoài chợ, A và B lại tiếp tục cãi nhau (A đang cầm dao) Do đang bực tức về chuyện gia đình, cộng thêm việc B gây chuyện với mình, A
đã dùng dao đâm bừa vào B làm B chết Khi đâm, A nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến chết người Nhưng do bực tức nên A đã đâm B mà không quan tâm đến kết quả sẽ như thế nào A không mong muốn B chết nhưng B có chết thì A cũng mặc
Vô ý vì quá tự tin: A là thợ săn Trong một lần đi săn, A nhằm bắn một con thú trong rừng và tin rằng sẽ bắn trúng mà không để đạn lạc vào người khác Nhưng A không hề biết rằng B đang làm cỏ trong một khu đất gần đấy Và khi A bắn trượt con thú, đạn đã trúng vào B B đã tử vong Trong trường hợp này A đã không biết sự có mặt của B và A cũng không thấy trước được khả năng mình sẽ bắn vào B, làm B tử vong B tử vong là nằm ngoài mong muốn của A
1.2.2 Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi gây thiệt hại đó không phải chịu TNHS vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác là họ không có lỗi Như vậy, sự khác nhau trực diện cơ bản giữa lỗi vô ý và sự kiện bất ngờ là giữa việc gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp có lỗi (lỗi vô ý) và gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp không có lỗi (sự kiện bất ngờ)
Trang 29Đồng thời xét về bản chất của các hình thức lỗi vô ý, trong đó có lỗi
vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa chúng còn tồn tại những điểm khác nhau cơ bản Lỗi vô ý do cẩu thả giống với sự kiện bất ngờ ở chỗ: chủ thể thực hiện hành vi đều không thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra Nhưng trong trường hợp vô ý do cẩu thả thì chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm là
do cẩu thả, còn trong sự kiện bất ngờ, chủ thể không thấy trước hậu quả là do hoàn cảnh khách quan hoặc do khả năng chủ quan Hành vi khách quan trong
sự kiện bất ngờ là hành vi duy nhất mà chủ thể có thể thực hiện được trong điều hiện, hoàn cảnh đó hoặc có xử sự khác nhưng họ không đủ điều kiện để lựa chọn Hay nói cách khác, trong lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể đã lựa chọn thực hiện một xử sự mà không biết rằng biện pháp đó sẽ gây ra thiệt hại cho
xã hội Còn ở sự kiện bất ngờ thì chủ thể không thể lựa chọn được bất kỳ một
xử sự nào khác ngoài xử sự mà họ đã thực hiện và gây thiệt hại
Việc phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ có ý nghĩa rất quan trọng cả về hoạt động thực tiễn và lý luận Nếu như không nhận thấy sự khác biệt giữa chúng thì sẽ không xác định đâu là hành vi gây thiệt hại do lỗi
và đâu là hành vi gây thiệt hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ Từ đó có thể gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhất là trong hoạt động định tội danh, có thể xác định oan hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc rơi vào quan điểm "định tội theo biểu hiện của hành vi khách quan", trái với một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự - nguyên tắc TNHS trên cơ sở có lỗi
Ví dụ: A đang điều khiển xe ô tô trên đường quốc lộ A đã có bằng lái
xe ô tô và trong khi lái xe thì A hoàn toàn tỉnh táo A đi đúng phần đường dành cho xe ô tô, đúng tốc độ cho phép, xe của A đảm bảo những yêu cầu về
kỹ thuật Bất chợt, từ trong ngõ B chạy ra, lao thẳng vào đầu xe của A Do không phản ứng kịp nên A đã đâm B, gây thương tích Như vậy, trong trường hợp này A không nhận thức được việc sẽ đâm vào B do hoàn cảnh khách quan A không có lỗi
Trang 301.3 Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt
1.3.1 Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm
1.3.1.1 Vai trò của lỗi vô ý trong việc xác định tội phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành thì:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [54]
Đồng thời, theo khoa học luật hình sự thì tội phạm được hiểu một cách khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt Xét dưới góc độ các yếu tố hợp thành thì tội phạm bao gồm bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi chính là một trong những dấu hiệu cơ bản Khi
đề cập đến vấn đề xác định tội phạm tác giả tiếp cận dưới góc độ làm rõ, xác định các yếu tố CTTP
Trong việc xác định các yếu tố CTTP thì yếu tố lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng có vai trò rất quan trọng, nó còn được nâng lên thành nguyên tắc luật định - nguyên tắc có lỗi Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc được quy định trong nhiều ngành luật Đặc biệt trong luật hình sự thì nguyên tắc này được coi là một nguyên tắc cơ bản Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra Nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu TNHS, cho dù hành vi đó đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Trang 31Trong nhiều trường hợp lỗi vô ý có vai trò trực tiếp xác định tội phạm,
có nghĩa là chỉ với lỗi vô ý thì hành vi mới CTTP đó Trong tổng số 272 CTTP tại BLHS hiện hành, có 20 CTTP thể hiện rõ dấu hiệu lỗi cố ý hay lỗi
vô ý, trong đó có 8 CTTP được mô tả trực tiếp là lỗi vô ý trong tên tội danh
Ví dụ: tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự Như vậy,
rõ ràng đối với loại tội này thì dấu hiệu lỗi vô ý có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ khi người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý thì chúng ta mới xác định được các căn cứ là người phạm tội có phạm các tội tương ứng nêu trên hay không
1.3.1.2 Vai trò định tội danh của lỗi vô ý
Định tội danh là "việc xác định ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp, chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật hình sự quy định" [7] Đây là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực chất là quá trình đối chiếu so sánh những tình tiết của vụ án với các dấu hiệu của CTTP
do BLHS hiện hành quy định Nó được xem xét ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự Và là một hoạt động trọng tâm mà các hoạt động tố tụng hình sự khác phải hướng tới trong quá trình giải quyết vụ án, là tiền đề cho việc phân hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, v.v
Định tội danh sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xét xử oan, sai, để lọt tội phạm Vì vậy định tội danh có ý nghĩa quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trang 32Quá trình định tội danh thường có ba giai đoạn, vai trò của lỗi vô ý trong từng giai đoạn này là khác nhau:
- Đầu tiên, người tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng nhất của hành vi Khi đó, vấn đề tiên quyết cần phải trả lời đó là: hành vi đang được xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không? Vì vậy, dấu hiệu lỗi trong giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng, đối với những hành vi thể hiện rõ ràng thái độ của người thực hiện là cố ý thì chúng ta chuyển sang giai đoạn thứ hai Còn lại, chúng ta phải xác định rõ hành vi đó là cố ý hay vô ý, tránh nhầm lần giữa vô ý với không có lỗi, giữa lỗi hình sự với lỗi hành chính, lỗi dân sự Từ đó kết luận hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là hành
vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật dân sự
Khi định tội danh, chủ thể có thẩm quyền phải chứng minh được mối liên hệ giữa yếu tố lý trí, ý chí của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi Nếu không có lỗi thì không có tội phạm và không đặt ra vấn đề TNHS với người thực hiện hành vi Việc khẳng định có hay không có lỗi, nếu
có thì là hình thức lỗi nào của người thực hiện hành vi cũng là một trong những hoạt động để xác định tội danh một cách chính xác
- Nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì trong giai đoạn thứ hai, người tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi thuộc loại tội nào trong BLHS Xác định rõ tội phạm này là tội do lỗi cố ý hay vô ý
Khi các dấu hiệu của khách thể, mặt khách quan, chủ thể của nhiều CTTP giống nhau thì chính hình thức lỗi của người phạm tội cho phép ta phân biệt các CTTP giống nhau đó Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội
vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS) đều có khách thể là tính mạng con người, hành vi khách quan là tước đoạt tính mạng của con người, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đều là người có đủ năng lực TNHS Vì vậy, dấu hiệu để phân biệt hai loại tội này với nhau phải dựa vào hình thức lỗi: đối với tội giết người thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, còn tội vô ý làm chết người là lỗi
Trang 33vô ý Muốn định tội danh chính xác cần phải làm sáng tỏ nội dung của hình thức lỗi đối với CTTP đang xem xét trên cơ sở các tình tiết thực tế khách quan thu thập được
- Trong giai đoạn thứ ba, người tiến hành tố tụng phải chỉ rõ CTTP nào được áp dụng đối với hành vi đang xem xét: CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay đặc biệt tăng nặng của một điều luật, xác định xem có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra không? Người thực hiện hành vi cố ý hay vô ý gây ra hậu quả đó? v.v Để từ đó xác định đúng CTTP cần áp dụng
1.3.2 Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt
1.3.2.1 Vai trò của lỗi vô ý trong việc quy định hình phạt
Tội phạm và hình phạt là hai nội dung chính trong luật hình sự Việt Nam Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội Hệ thống hình phạt trong BLHS hiện hành có nhiều loại với mức hình phạt khác nhau Việc quy định này xuất phát từ mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội, đồng thời giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Việc quy định hình phạt, phân loại hình phạt, mức hình phạt dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Mặt khác, một trong những yếu tố để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó chính là lỗi nói chung, lỗi vô ý nói riêng
Hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS bao gồm 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung Hình phạt chính được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc của hình phạt, qua đó thể hiện mức độ nguy hiểm tăng dần mà hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội cụ thể Thông
Trang 34thường, những tội phạm thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đều được thực hiện với lỗi cố ý, thậm chí là lỗi cố ý trực tiếp, ngược lại đối với trường hợp lỗi vô ý thì người phạm tội thường phạm những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, và cùng lắm là tội phạm rất nghiêm trọng Như vậy, tương ứng với các hình phạt được quy định và sắp xếp trong BLHS thì cũng tương ứng với các hình thức của lỗi theo thứ tự tăng dần về sự nhận thức hành
vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội và sự mong muốn hậu quả có xảy ra hay không, từ lỗi vô ý cho đến lỗi cố ý
Vai trò của lỗi nói chung và của lỗi vô ý nói riêng đối với việc quy định hình phạt thể hiện trước hết, là cơ sở gián tiếp để quy định hình phạt trong luật hình sự, bởi lẽ như đã trình bày ở phần 1.3.1.1 lỗi nói chung và lỗi
vô ý nói riêng là một yếu tố CTTP, tội phạm thì phải có lỗi, không có lỗi sẽ không có tội phạm Và tội phạm là cơ sở để hình thành, quy định hình phạt trong luật hình sự, nhằm đưa ra những hậu quả pháp lý bất lợi (các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất) cho những người đã có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm Như vậy lỗi vô ý cũng là cơ sở để quy định hình phạt
1.1.3.2 Vai trò của lỗi vô ý trong việc quyết định hình phạt
"Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể" [22] Hình phạt được hiểu là hậu quả pháp lý của tội phạm Quyết định hình phạt là hoạt động cuối cùng trong quá trình xét xử và nó chỉ đặt ra đối với người thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thuộc trường hợp được miễn hình phạt Quyết định hình phạt bao gồm: quyết định hình phạt chính, quyết định hình phạt bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt và quyết định các biện pháp tư pháp khác Việc xác định đúng hành vi phạm tội (tội danh) chính là tiền đề cho việc xác định hậu quả pháp lý của tội phạm
Trang 35(hình phạt) Định tội danh đúng là cơ sở để áp dụng đúng hình phạt với người phạm tội
Điều 45 BLHS quy định: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" [54] Để áp dụng đúng các căn cứ trên đây, chủ thể áp dụng phải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau Theo quy định này, một trong những căn cứ quyết định hình phạt là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Và để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó thì phải xác định được tổng thể các yếu tố CTTP, trong đó lỗi là một dấu hiệu bắt buộc chứng minh
Nếu so sánh những hành vi phạm tội gây hậu quả giống nhau trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì hành vi được thực hiện do lỗi cố ý thường được nhà làm luật quy định có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi do lỗi vô ý và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi cố ý cũng nghiêm khắc hơn Ví dụ: Khoản 1 Điều 104 BLHS quy định hình phạt cho người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là "phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm", trong khi đó Khoản 1 Điều 108 BLHS quy định người nào phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chỉ
bị "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm"
Các hình thức của lỗi vô ý cũng có vai trò trong việc quyết định hình phạt công bằng, hợp lý và đúng pháp luật Thực tiễn xét xử cho thấy, trong các điều kiện giống nhau thì tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý vì quá tự tin nguy hiểm hơn tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả Vì trong trường hợp phạm tội do vô ý vì quá tự tin người phạm tội tuy không thấy rõ
Trang 36hậu quả nguy hiểm cho xã hội như trong trường hợp phạm tội do cố ý, nhưng người phạm tội vẫn thấy trước khả năng gây ra hậu quả của hành vi, còn ở lỗi
vô ý do cẩu thả người phạm tội không thấy trước được khả năng hậu quả xảy
ra mặc dù có nghĩa vụ và có thể thấy trước hậu quả đó Và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nặng hơn tội do lỗi vô ý do cẩu thả
Tiếp đó chúng ta phải xác định được mức độ lỗi trong những trường hợp cụ thể Vì trong cùng một loại lỗi, mức độ thể hiện của nó cũng khác nhau, do đó, có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt Các yếu
tố xác định mức độ lỗi vô ý bao gồm: đặc điểm thái độ tâm lý của người phạm tội (mức độ suy nghĩ đắn đo của người phạm tội khi thực hiện tội phạm, mức
độ thiếu trách nhiệm của chủ thể, nguyên nhân dẫn đến việc không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi;…); đặc điểm về nhân thân của người phạm tội (người phạm tội nhiều lần, tái phạm,… có thể có mức độ lỗi cao hơn người có nhân thân tốt); nguyên nhân phạm tội; hoàn cảnh phạm tội; v.v đều ảnh hưởng lớn đến mức độ lỗi và phải được xem xét toàn diện khi quyết định hình phạt
Như vậy, ta thấy, lỗi vô ý có vai trò đảm bảo việc phân hóa TNHS một cách chính xác Nhưng khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc hình thức, loại và mức độ lỗi của bị cáo Và "cũng cần phải lưu ý rằng đó cũng chỉ là một trong những yếu tố phải được cân nhắc trong dạng thống nhất với các yếu tố khác mới có căn cứ để quyết định được một hình phạt công bằng, hợp lý, phù hợp với các mục đích của hình phạt" [75]
Trang 37Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1 Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam
Lịch sử lập pháp hình sự nói chung, lịch sử lập pháp hình sự về lỗi vô
ý nói riêng được chúng tôi nghiên cứu dựa trên lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ: thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất (năm 1985), thời kỳ áp dụng BLHS năm
1985 và thời kỳ từ khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ 2 (năm 1999) cho đến nay (thời kỳ áp dụng BLHS) Đây là một quá trình đi từ việc quy định tản mạn, rời rạc các văn bản pháp luật về lỗi vô ý cho đến các quy định ngày càng khái quát và có hệ thống Nghiên cứu một cách tổng thể lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam về lỗi vô ý sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện, khái quát về quá trình phát triển của chế định lỗi vô ý trong luật hình sự, tạo
cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện các quy phạm này
2.1.1 Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp
và quan tâm đến việc ban hành pháp luật Hệ thống pháp luật Việt Nam thời
kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chi, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc,… Có thể nhận thấy, dưới các triều đại thời kỳ này, các Vua chúa cũng đã có những quy định riêng về lỗi vô ý Tuy nhiên, trước thời kỳ nhà Lê thì hầu như không có pháp luật thành văn (thời kỳ này pháp
Trang 38luật chủ yếu dựa theo phán xét của nhà vua) hoặc tài liệu ghi chép còn lại cho đến nay là rất ít nên chúng ta không biết được có quy định vào về lỗi vô
Ví dụ: Các nhà làm luật thời Lê thường nghiêm trọng hóa hành vi gây thiệt hại với lỗi cố ý và khoan dung độ lượng đối với hành vi do lỗi cố ý, điều này được thể hiện khá rõ Hình phạt và bồi thường thiệt hại do những hành vi phạm pháp với lỗi vô ý, sơ ý gây ra sẽ được giảm bớt Chẳng hạn:
Điều 47: "Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt vì lầm lỡ hay vì cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa xử hình án Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ" [58]
Điều 479: "Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải bằng mũi nhọn và không phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa" [58]
Hoặc các Điều 494, 498,… của Bộ luật cũng đã quy định về hành vi
vô ý gây thương tích, vô ý làm chết người,… và hình phạt được áp dụng để phân biệt với hành vi cố ý
Bên cạnh Bộ luật Hồng Đức nhà Lê thì thời nhà Nguyễn còn có bộ luật Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long Điểm tiến bộ hơn so với Quốc triều hình luật là Hoàng Việt luật lệ mang tính khái quát hơn, việc chia bộ luật thành các quyển khác nhau trên cơ sở phân ngành đã tạo điều
Trang 39kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật trong thời kỳ này Giống như pháp luật hình sự nhà Lê, pháp luật hình sự nhà Nguyễn cũng đề cập đến các loại tội với lỗi cố ý và vô ý, TNHS đối với các loại tội do lỗi cố ý được quy định nặng hơn đối với các loại tội với lỗi vô ý
Ví dụ: Điều 265 - Xe, ngựa làm người bị thương, chết người - Hoàng Việt luật lệ quy định: "Phàm vô cớ không được cho ngựa chạy nhanh tha hồ nơi tiệm buôn, phố chợ Nhân đó làm cho người ta bị thương thì giảm một bậc theo thường nhân đánh lộn có thương tích Nếu nhân đó chết người, phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm" [29]
Sau giai đoạn rực rỡ nhất về mặt pháp điển hóa pháp luật hình sự thời phong kiến, Nhà nước Việt Nam lại rơi vào tình trạng tăm tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp Trong giai đoạn này, pháp luật được áp dụng chính thức là pháp luật của chính quốc Chế định lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng không được thừa nhận một cách triệt để Đa số việc chém giết, xử tù đều do thực dân Pháp tự định đoạt
Tóm lại, đặc trưng nổi bật của những quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự cả thời kỳ phong kiến được thể hiện ở việc phân hóa TNHS và hình phạt Ở mức độ nhất định, chính sách pháp luật thời kỳ này đã thể hiện
sự công bằng trong việc xử phạt người phạm tội Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý sẽ chịu TNHS nhẹ hơn so với người thực hiện do lỗi cố ý
2.1.2 Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam Thời kỳ này nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa phải tiến hành công cuộc xây dựng lại đất nước, nên việc xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình
sự nói riêng, đặc biệt các quy phạm về lỗi vô ý còn nhiều hạn chế Định nghĩa
Trang 40pháp lý về lỗi, lỗi vô ý chưa được chính thức ghi nhận trong văn bản luật hình
sự Các quy định liên quan đến lỗi vô ý không được tập hợp một cách thống nhất, chúng nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí cả ở văn bản pháp luật phi hình sự Đáng chú ý là trong báo cáo tổng kết có tính chất hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án đã có sự phân biệt vô ý
vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả
Một số văn bản sau đây có quy phạm về lỗi vô ý:
Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước cũng đã quy định một số tội do lỗi vô ý, ví dụ: Điều 10 quy định:
Kẻ nào vì thiếu trách nhiệm mà trong công tác mình phụ trách đã để lãng phí, để hư hỏng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, để lộ bí mật Nhà nước, để xảy ra tai nạn,… làm thiệt hại một cách nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước, sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù [63]
Tại Bản tổng kết thực tiễn xét xử số 10-NCPL ngày 08/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý tội "thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm quy tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản" đã định nghĩa lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả và thái độ
vô trách nhiệm Theo đó:
- Bị cáo đã thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng vì chủ quan, thiếu thận trọng, nhẹ dạ tin vào những tình tiết, những biện pháp phòng ngừa không đầy đủ cho nên hậu quả tác hại đã xảy ra Đây là hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin
- Bị cáo không thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng đáng lẽ phải thấy và có thể thấy trước khả năng đó, vì