1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl

76 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 742,56 KB

Nội dung

Hiện tượng học cung cấp cho các trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn không chỉ một phương pháp như một công cụ nhận thức, mà còn một nền tảng triết học.. Nhận thức được hiểu như nhữn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH HIỆN TƯỢNG HỌC EDMUND HUSSERL 15

1.1 Bối cảnh hình thành hiện tượng học Husserl… 15

1.1.1 Bối cảnh châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 15

1.1.2 Sự khủng hoảng của khoa học cổ điển 17

1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời hiện tượng học Husserl 19

1.3 Edmund Husserl và con đường đến với hiện tượng học 23

1.4 Khái lược về hiện tượng học Husserl và vai trò của nhận thức luận hiện tượng học………32

1.4.1 Khái niệm hiện tượng học 32

1.4.2 Nhiệm vụ của hiện tượng học Husserl 35

1.4.3 Vai trò của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl 39

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG

HIỆN TƯỢNG HỌC EDMUND HUSSERL 41

2.1 Đối tượng nhận thức trong hiện tượng học Husserl 41

2.2 Chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong hiện tượng học Husserl………47

2.3 Nguyên lý quy giản và các phương cách quy giản 50

2.3.1 Quy giản triết học 51

2.3.2 Quy giản bản chất 52

2.3.3 Quy giản hiện tượng học 55

2.4 Phương pháp nhận thức trong hiện tượng học Husserl 57

2.4.1 Phương pháp nhận thức trở về bản chất 55

2.4.2 Phương pháp nhận thức trở về tiên nghiệm 59

2.5 Lập trường nhận thức trong hiện tượng học Husserl 59

Trang 4

2.5.1 Cái tôi như một khởi nguyên tuyệt đối 59

2.5.2 Thế giới đã có trước khi ta phản tỉnh 60

2.5.3 Viễn cảnh cái tôi như một tồn tại trong thế giới 62

2.6 Đánh giá chung về nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl 62

2.6.1 Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl 62

2.6.2 Hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện tượng học, một trong những trào lưu quan trọng của triết học phương Tây thế kỷ XX Sự ra đời của hiện tượng học thể hiện mong muốn của con người hướng đến việc nắm bắt các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, cụ thể và tin cậy nhất Hiện tượng học đã phản ánh một khuynh hướng mới trong triết học, vượt qua triết học cổ điển thế kỷ XIX, đoạn tuyệt với phương pháp truyền thống của triết học trong nhiều thế kỷ trước đó và mở ra

một phương pháp mới trong triết học phương Tây thế kỷ XX

Edmund Husserl (1859-1938) là người sáng lập ra trào lưu hiện tượng học Về sau, hiện tượng học được nhiều nhà triết học khác nối tiếp và phát triển dưới nhiều hình thái khác nhau Hiện tượng học có một ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại Nó không chỉ

là một trong những tiền đề tư tưởng có tính quyết định đối với sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX, mà còn là cơ sở lý luận và nền tảng phương pháp luận cho trào lưu triết học này

Hiện tượng học Husserl được diễn tả bằng nhiều thuật ngữ chuyên môn đặc thù Hiện tượng học hướng đến những hành vi ý thức có xu hướng tách rời tồn tại kinh nghiệm Trong khi đó chủ nghĩa hiện sinh lại hướng trực tiếp đến con người của đời sống tồn tại hàng ngày, tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa với đời sống cá nhân như sự chọn lựa, sự quyết định, sự dấn thân và sự nhập cuộc liên tục nhằm tạo ra ý nghĩa cho sự tồn tại con người Mặc dù những khác biệt trên, chính sự phổ biến của chủ nghĩa hiện sinh đã đưa tư tưởng triết học hiện tượng học của Husserl lên tới đỉnh cao

Hiện tượng học là điểm quy chiếu để lý giải những vấn đề về thế giới,

về nhận thức và về con người Hiện tượng học Husserl còn có sức ảnh hưởng lớn, tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội đặc biệt là

Trang 6

tới văn học, nghệ thuật, v.v Hiện tượng học cung cấp cho các trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn không chỉ một phương pháp như một công cụ nhận thức, mà còn một nền tảng triết học Chính vì thế, có thể nói hiện tượng học được mệnh danh như một thứ triết học có sức lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều khuynh hướng triết học sau này Husserl được gọi thích đáng là “ông tổ” của hiện tượng học Phạm vi ảnh hưởng của hiện tượng học ngày nay còn vượt ra khỏi biên giới châu Âu và sang các châu lục khác trên thế giới

Nghiên cứu hiện tượng học sẽ giúp chúng ta ngày càng có cơ hội hiểu biết hơn về con người và xã hội phương Tây, từ đó có thể tham gia một cách trực tiếp và mạnh mẽ vào tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế Mặt khác, việc hiểu hiện tượng học còn giúp chúng ta hiểu được vị thế và ảnh hưởng của

nó đến tư tưởng xã hội phương Tây nói riêng và đến lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung

Nhận thức luận vốn được coi là một chủ đề trung tâm của hầu hết các khuynh hướng triết học Tuy nhiên, nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

có cách tiếp cận rất độc đáo khi chú trọng nhiều đến nghiên cứu phương pháp nhận thức và khả năng của nhận thức Nhận thức được hiểu như những hình thức trí năng của con người được thể hiện rõ thông qua các bước khác nhau của

phương pháp hiện tượng học Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Nhận thức

luận trong hiện tượng học Edmund Husserl” làm đề tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu hiện tượng học nói chung và ảnh

hưởng của nó đối với các hệ thống tư tưởng khác nói riêng chưa thực sự được quan tâm đúng mức: có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng học Đa số các tài liệu có thể tham khảo về hiện tượng học đều chỉ nằm rải rác trong các tài liệu và giáo trình viết về triết học phương Tây hiện đại

Trang 7

Tuy nhiên, có thể khái quát tình hình nghiên cứu về đề tài thông qua ba loại hình tư liệu chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là các công trình về triết học phương Tây nói chung, trong đó

có hiện tượng học như: Những vấn đề triết học hiện đại của Lê Tôn Nghiêm (1971), Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh (2003) Do gắn với tình hình

chính trị lúc bấy giờ, hoạt động nghiên cứu lý luận trong các công trình trên được coi là phương thức góp phần truyền tải tư tưởng phương Tây, trong đó

có hoạt động nghiên cứu hiện tượng học Husserl Ngoài ra, có thể kể đến một

số tác phẩm khác như: Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng

(1994) được dịch ra tiếng việt thì cùng với các học thuyết triết học khác của phương Tây, hiện tượng học Husserl được xem xét toàn diện hơn

Trong những năm gần đây, một số tác giả đã đưa ra các cách tiếp cận khá thú vị về hiện tượng học và triết học phương Tây hiện đại nói chung Cụ thể là:

Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại; Nguyễn Tiến Dũng (1999); Nguyễn Hào Hải (2001), Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX

Trong các tác giả trên, Trần Thái Đỉnh là một trong những người có khá nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học

Husserl Với cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh, ông đã đề cập đến

hiện tượng học được xét như một phương pháp nhằm mô tả con người hiện sinh Tuy nhiên, ở cuốn này hiện tượng học cũng được tìm hiểu ở những chủ

đề căn bản nhất như tính ý hướng ý thức, mối liên hệ giữa ý thức và đối tượng Phần phức tạp nhất của hiện tượng học là các phương cách quy giản

Trang 8

cũng được tác giả trình bày súc tích gồm có quy giản triết học, quy giản bản chất và quy giản hiện tượng học

Quyển Những vấn đề triết học hiện đại của Lê Tôn Nghiêm cho thấy

những vấn đề nền tảng nhất của hiện tượng học Hoạt động triết học của Husserl bắt đầu từ những nghiên cứu về triết học của toán học trong tương quan với tâm lý học, đến thái độ chống chủ nghĩa tâm lý để khẳng định lôgic

và toán học Những triển khai của Husserl về “thế giới sống thực” còn cho thấy sự khác biệt của khuynh hướng chủ nghĩa tự nhiên “nhắm tới những đối tượng biệt lập với ý thức” với khuynh hướng triết học “nhằm triển khai, mô tả những tác động nhờ đó những sự vật được cống hiến cho ý thức” Các phạm trù như “tính ý hướng”, “cái sống thực”, phương cách giản lược của Husserl được tác giả trình bày một cách căn bản Ông đã khái quát tiến trình tư tưởng

ở các giai đoạn khác nhau của hiện tượng học Husserl và ảnh hưởng của nó khi đặt cơ sở cho các khoa học xã hội và nhân văn khác

Bộ sách Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng được Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia dịch và xuất bản, được xem là “giáo trình hướng tới tương lai” Trong công trình này, Husserl được xem như người khởi xướng cho hiện tượng học Ông là người cuối cùng chuyển hướng từ phương thức tư duy triết học cận đại sang phương thức tư duy hiện đại Các tư tưởng chính của hiện tượng học Husserl được tác giả thể hiện trên cơ sở lôgic lịch

sử của tiến trình phát triển của nó Những nội dung này tập trung vào một số vấn đề như: Thuyết tính ý hướng, phương cách giản lược, thế giới đời sống và một số phê phán của Husserl đối với chủ nghĩa tâm lý

Trong thời gian qua, hai tác giả Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng

là người đem lại nhiều thông tin cho chúng ta về các trào lưu và trường phái triết học phương Tây hiện đại Hiện tượng học Husserl đã được tác giả Bùi Đăng Duy đánh giá cao nhất là mặt phương pháp, bởi nó đã đem lại những

Trang 9

cơ sở cho nhiều học thuyết khác và khẳng định sự cần thiết của nó đối với

nhiều khoa học khác Trong cuốn Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện

ở Việt Nam, ông đã có sự khái quát về Husserl và hiện tượng học Hiện

tượng học Husserl như là cơ sở lý thuyết về nhận thức để chủ nghĩa hiện sinh trở thành một học thuyết triết học Cống hiến lớn nhất của Husserl được tác giả xem là khám phá về tính chủ thể con người Điều này gắn với nỗ lực của Husserl trong việc xây dựng nên hiện tượng học như là khoa học đệ nhất, đạt đến “ý thức thuần túy” Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy cũng tạo nên được điểm nhấn cho những nghiên cứu về triết học phương Tây hiện đại bằng cách gợi mở được nhiều vấn đề của hiện tượng học như ý thức tính

ý hướng, phương cách giản lược, cái Tôi tư duy

Cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn

Thanh đã khái quát những tư tưởng triết học Husserl trong đó có học thuyết hiện tượng học về ý thức và phương pháp, phương cách quy giản hiện tượng học, khái niệm tâm thế tự nhiên Husserl dùng khái niệm này để chỉ những thiên kiến được triết học trước đó sử dụng làm tiền đề để giải quyết những vấn đề triết học Husserl phê phán cách hiểu giáo điều này của triết học truyền thống

Thứ hai là các công trình liên quan đến hiện tượng học Husserl như: Hiện tượng học là gì của Trần Thái Đỉnh (1969); Nguyễn Tiến Dũng (1996), Hiện tượng học: thực chất và ý nghĩa; Trần Đức Thảo (2004), Hiện tượng học

và chủ nghĩa duy vật biện chứng; Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, Phạm Quỳnh Trang (2008) với công trình Hiện tượng học Husserl; Diêu Trị Hoa (2005), Edmund Husserl; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Nghĩa: Hiện tượng học của Edmund Husserl và sự hiện diện của nó ở Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, năm 2008 (đã in thành sách) và của Nguyễn Chí Hiếu: Vấn đề bản

Trang 10

thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX, Hà Nội, năm 2010

Ngoài những cuốn sách viết về hiện tượng học nói trên là những bài báo

được đăng tải trên các tạp chí (chủ yếu là trên tạp chí Triết học) Đó là những

nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng học của Husserl như “Hiện tượng học

của Husserl và sự tự do sáng tạo của chủ thể tư duy” (Tạp chí Triết học, số 3, 1993) của Phạm Minh Lăng; “Hiện tượng học: thực chất và ý nghĩa” (Tạp chí Triết học, số 4, 1996) của Nguyễn Tiến Dũng; “Vấn đề tính chủ quan trong hiện tượng học Husserl” (Tạp chí Triết học, số 2, 2003) của Khuất Duy Dũng;

“Vấn đề tính chủ quan trong Triết học phương Tây hiện đại” (Tạp chí Triết học, số 2, 1996) của Đỗ Minh Hợp; “Bản thể luận Husserl với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Kant” (Tạp chí Triết học, số 5, 2004) của Đỗ Minh Hợp; “Ý hướng tính trong hiện tượng học Husserl” (Tạp chí Triết học, số 8, 2005) của

Nguyễn Trọng Nghĩa v.v

Bên cạnh đó, Kỷ yếu Hội thảo nhân kỷ niệm ngày Triết học thế giới, từ ngày 16 -17/11/2006, Trường Đại học KHXH và NV tổ chức Hội thảo quốc tế:

Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX và các kết quả nghiên cứu đã được

in thành sách năm 2007 Các tác giả Nguyễn Vũ Hảo, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Đăng Duy, Lê Hải Thanh đã có những phân tích cơ bản về hiện tượng học Husserl và những ảnh hưởng của nó đến các trào lưu triết học phương Tây

Trong cuốn Hiện tượng học là gì của Trần Thái Đỉnh, ông đã khẳng

định ý thức là ý hướng, ý thức bao giờ cũng là ý thức về cái gì Con người là một tính ý hướng có tương quan với cuộc sống Vì vậy, mỗi hành động tâm lý

là bộc lộ một cách ý thức xuất hiện như một hành vi ứng xử trước cuộc đời Những nhà tâm lý học hiện đại đã áp dụng phương pháp hiện tượng học vào lĩnh vực của mình, mong muốn tạo ra một khuynh hướng mới trong tâm lý học, đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Song, bản thân

Trang 11

hiện tượng học là một khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, “hiện tượng” là đối tượng không phải như một tồn tại khách quan, mà là cái ý thức hướng về bản chất cụ thể của mỗi cá nhân riêng biệt

Đặc biệt, phải kể đến công trình nghiên cứu của Giáo sư Trần Đức

Thảo, Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng được dịch xuất bản

năm 2004 Công trình đã đem lại cách hiểu mới về hiện tượng học của Edmund Husserl Tác phẩm là những tiếp thu hiện tượng học Husserl của ông bằng một tư duy phê phán độc đáo Tác giả đã cố gắng trong công cuộc tìm kiếm sự gặp nhau của hai học thuyết hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung Nhưng từ trong tác phẩm của mình, có thể thấy niềm tin của Trần Đức Thảo nghiêng về chủ nghĩa Mác Mặc dù, ông đánh giá cao những triển vọng tư tưởng của Husserl và những thành tựu mà nó đạt được, nhưng hiện tượng học vẫn thể hiện mâu thuẫn Theo ông, hiện tượng học không thể giúp cho sự hiểu biết chính xác về một thế giới hiện thực và phương hướng giải quyết vấn đề mà thực tế đặt ra vì nó thiếu tính thực hành Vì vậy, chỉ có chủ nghĩa Mác mới được xem là phương pháp duy nhất đối với chính vấn đề mà hiện tượng học đặt ra Như lời nhận xét của Phan Ngọc: “Trần Đức Thảo đến với chủ nghĩa duy vật sau khi trèo lên cái đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy tâm thời đại này là hiện tượng học, rồi lật ngược lại nó” [34, tr 17]

Cùng với một số nghiên cứu khác của các tác giả Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ

Minh Hợp, Phạm Quỳnh Trang (2008) với tác phẩm Hiện tượng học Husserl

giúp độc giả có được cái nhìn khái quát về những nội dung cơ bản của học thuyết hiện tượng học này Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề như: Sự tiếp thu kế thừa những ảnh hưởng tư tưởng của Husserl đối với các triết gia tiền bối như học thuyết về cái Tôi tư duy của Descartes, chủ nghĩa duy tâm

Trang 12

tiên nghiệm của Kant và tâm lý học của Franz Brentano; tính ý hướng; khái

niệm tâm thế tự nhiên; các phương cách quy giản hiện tượng học v.v

Trong chuyên khảo Edmund Husserl, Diêu Trị Hoa đã đem đến cho độc

giả một cách nhìn căn bản về hiện tượng học Husserl Theo Diêu Trị Hoa, lộ trình gần 40 năm hoạt động nghiên cứu của Husserl gắn liền với quá trình đi

từ chủ nghĩa tự nhiên đến hiện tượng học, từ tâm lý học mô tả đến hiện tượng học tiên nghiệm và dừng lại ở thế giới đời sống Điều cơ bản nhất của hiện tượng học là một hệ thống khoa học chặt chẽ với lập trường triệt để Sự phong phú và đa dạng về các công trình nghiên cứu về hiện tượng học Husserl đã đem lại một bức tranh mới hơn về một trào lưu triết học lớn

Thứ ba là các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài - nhận thức luận

trong hiện tượng học Husserl còn rất khiêm tốn Trong số này có thể kể đến bài báo của tác giả Đặng Huy Trinh (6/1998), nhan đề “Nhận thức luận

Husserl”, Tạp chí triết học Bài báo chủ yếu đề cập đến ba bước quy giản

nhận thức luận hiện tượng học Husserl

Các công trình trên, hoặc do hạn chế về dung lượng hoặc do mục đích nghiên cứu nên chủ yếu chỉ tập trung làm rõ một số khía cạnh nào đó của hiện tượng học Liên quan đến đề tài nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl, còn có rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả mong muốn đem đến một cái nhìn khái quát về đề tài mới mẻ

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Phân tích bối cảnh và những tiền đề hình thành hiện tượng học Husserl

- Làm rõ những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

- Đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Hiện tượng học Husserl là một học thuyết có nội dung rất rộng Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong việc làm rõ những nội dung cơ bản của lý luận nhận thức trong hiện tượng học Husserl

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan trong những năm gần đây

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm biện chứng Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và lôgic, v.v

6 Ý nghĩa của luận văn

Trang 14

Luận văn đã luận giải, nhận định những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh viên, học viên cao học hoặc những ai quan

tâm đến vấn đề nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có

2 chương, 10 tiết

Trang 15

CHƯƠNG 1

BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH HIỆN TƯỢNG HỌC

EDMUND HUSSERL 1.1 Bối cảnh hình thành hiện tượng học Husserl

1.1.1 Bối cảnh châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Hiện tượng học Husserl ra đời và phát triển trong những điều kiện xác định của xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ XIV và phát triển mạnh mẽ sang các nước của châu lục này đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XIX Đây là thời kỳ gắn với những thay đổi, biến động dữ dội trên mọi mặt ở châu Âu Một kỷ nguyên mới bắt đầu: kỷ nguyên của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa công nghiệp Các thành tựu trong khoa học, kỹ thuật, lý thuyết thực nghiệm đã chi phối các quá trình của xã hội, đem lại sự thay đổi lớn cho người dân châu Âu Auguste Comte (1799 - 1857) đã thể hiện sự tin tưởng vào những tiến bộ của khoa học

và lợi ích của kỹ thuật đem lại Ông đã đưa ra phân kỳ lịch sử gồm ba thời kỳ: thời kỳ thần học, thời kỳ siêu hình học, thời kỳ khoa học hay còn gọi là thời kỳ thực nghiệm Vào thời kỳ này, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, về mặt

tư tưởng, các trào lưu triết học mới cũng phát triển mạnh như thuyết duy dụng, thuyết duy ích

Sang đầu thế kỷ XX, kỷ nguyên đó ngày càng hưng thịnh, đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây, vượt qua thời kỳ cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại Đó là thời kỳ chứng kiến những biến động dữ dội trong khoa học Những thành tựu của nó không những làm thay đồi tận gốc rễ nền sản xuất đưa xã hội phương Tây phát triển lên một tầm cao mới, mà còn làm thay đổi nhận thức đời sống con người Niềm tin vào khoa học có xu hướng thay thế niềm tin tôn giáo Cũng trong thời kỳ này, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa được thay đổi căn bản với quá

Trang 16

trình điện khí hóa Kéo theo đó, tài chính, ngân hàng cũng gia tăng tốc độ khai thác nguồn lợi từ sản xuất và thị trường Các phát minh trong khoa học

và kỹ thuật đã trở thành một nguồn lực kinh tế - xã hội Thời đại hoàng kim của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Chủ nghĩa công nghiệp dựa trên chủ nghĩa duy lý đã đẩy sự phát triển của nhân loại lên tới đỉnh cao Song, chính

từ sự phát triển này đã nổ ra một cuộc khủng hoảng lớn: Con người dường như bị phi nhân cách, bị tha hóa; tình trạng xã hội bất an ngày càng gia tăng

Khi nghiên cứu sâu vấn đề kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, Karl Marx đã chỉ

ra mặt trái của nó trong xã hội tư bản Ông viết: “…Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sư suy đồi về tinh thần” [40,

tr 10] Xã hội phương Tây xảy ra mâu thuẫn, chiến tranh nổ ra Chính những phương tiện kỹ thuật do con người sáng tạo ra như ứng dụng năng lượng nguyên tử vào chế tạo bom, vũ khí đạn dược giờ đây lại chính là phương tiện giết chính đồng loại của họ, gây lên bao thương đau, chết chóc Nhiều học giả

đã đề cập tới vấn đề này thông qua các tác phẩm của mình: Trong tác phẩm

Kích thước nhân bản hiện đại, Jean Laloup và Jean Nelis đã cho rằng người ta

cần con người có sức chịu đựng của một bánh xe, chứ không cần con người như một đời sống tế bào Trong xã hội công nghiệp hiện đại, trước khi thế kỷ mới đến, chính Nietzsche cũng nhận ra rằng cá tính của mỗi cá nhân sẽ bị mất

đi, bị tiêu diệt, rằng con người sẽ giống như “bãi cát trầm lặng” Trong Thế giới như tôi thấy, Albert Einstein cũng nhận xét sự suy tàn của thời kỳ ấy bắt

nguồn từ “sự phát triển về khoa học và kỹ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của con người ngày càng thêm gay gắt, vì thế, sự phát triển tự do của

cá nhân bị tổn hại nặng nề” [18, tr 26]

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, nhưng cũng vì nó mà giá trị nhân phẩm tương lai nhân loại bị ảnh hưởng Các giá trị truyền thống trước kia bị phá bỏ

Trang 17

Con người châu Âu bàng hoàng, rơi vào cuộc khủng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng giá trị chưa từng có Từ những rạn nứt của xã hội bấy giờ, nhiều chủ thuyết triết học, xã hội học ra đời chống lại chủ nghĩa công nghiệp, chủ nghĩa duy lý, tìm ra con đường thoát khỏi khùng hoảng Kierkegaad cố gắng xây dựng lại các giá trị của đạo Kitô giáo, còn Husserl cố gắng “cứu vãn lý trí của con người” với học thuyết hiện tượng học Đây được đánh giá là một trong những học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phần lớn các trào lưu triết học phi duy lý của thế kỷ XX, với những khám phá quan trọng về phương pháp luận, về quá trình nhận thức

1.1.2 Sự khủng hoảng của khoa học cổ điển

Hiện tượng học ra đời không chỉ từ cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý dựa trên sự bế tắc của con người trước thời đại mới, mà còn từ sự khủng hoảng trong khoa học cổ điển Đó là cuộc khủng hoảng của vật lý học

và toán học vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Trước hết là vật lý học Newton đang đứng trước rào cản to lớn Vật lý học Newton đã xem xét thế giới vật chất thông qua những mô tả tự nhiên dựa trên những nguyên tắc cơ học Những phát minh mới về hiện tượng phóng xạ của Becquerel, thuyết lượng tử của Max Planck, thuyết tương đối của Abert Einstein đã phá bỏ những quan niệm của vật lý học cổ điển Những phát hiện mới trong lĩnh vực vật lý học đã đặt vấn đề đối với những thành quả được coi

là tuyệt đối đúng một cách cơ giới Những khám phá mới cũng đã chứng minh những điều ngược lại cho thấy sự phi lý của lý trí thực nghiệm Một sự chuyển mình thực sự đang diễn ra trong khoa học và đời sống, phá vỡ những

xơ cứng trong vật lý học cổ điển, thúc đẩy vật lý học mới phát triển lên một tầm cao, đi đến những khám phá sâu hơn về thế giới

Tuy nhiên, khủng hoảng mà Husserl muốn nói đến thực ra không hẳn là khủng hoảng của bản thân khoa học, vì trong tiến trình phát triển, tất yếu nó

Trang 18

sẽ bị vượt qua Trong suy tư triết học của Husserl, khủng hoảng mà ông muốn nhắc tới là khủng hoảng về nguồn gốc của khoa học, về ý nghĩa của nó, về tất

cả bầu không khí văn hóa, lịch sử mà khoa học hoạt động Husserl coi đó là khủng hoảng nền tảng, khủng hoảng chung, mang tính nhân loại Từ đây, mắt xích trong hệ thống dây chuyền khoa học ấy đồng thời bị phá vỡ trong nhiều lĩnh vực: Vũ trụ học (lý thuyết về vũ trụ không đứng yên), hóa học (hóa học lượng tử), sinh học và điều khiển học Những thay đổi trên đây đã tác động nhiều đến triết học thời kỳ này

Bên cạnh vật lý học, khoa học toán học cũng trải qua những biến động

Sự phát triển của tư tưởng phân tích trong toán học đã kéo theo sự sụp đổ của

tư tưởng triết học và khoa học cuối thế kỷ XIX Giữa toán học và triết học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cho nên từ những thay đổi của toán học cũng tạo ra ảnh hưởng của triết học Sự phát triển trong lôgic hình thức của toán học nhất là lôgic ký hiệu gắn với phương pháp phân tích bản chất những dữ kiện là chủ yếu đã song song trở thành phương pháp phân tích của triết học Trong toán học, với sự xuất hiện của nhiều khám phá mới khiến mọi người lo ngại trước sự không thể của môn khoa học chính xác này Vốn được coi là phương pháp trong tư duy khoa học, từ đây toán học đang đứng trước những nghi ngờ của cuộc sống

Tóm lại, sự phát triển của chủ nghĩa duy lý cuối thế kỷ XIX đã làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội Đồng thời, nó cũng bộc lộ vết rạn, gây lên cuộc khủng hoảng trong đời sống tinh thần, văn hóa của châu Âu, con người phương Tây Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng trong khoa học cổ điển Bắt nguồn từ những bế tắc trên, hiện tượng học Husserl ra đời được xem như là triết học về sự khủng hoảng Chính ước muốn phát triển một phương pháp riêng để khắc phục những hạn chế trên đã đưa Husserl sáng tạo hiện tượng

học tiên nghiệm của ông

Trang 19

1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời hiện tượng học Husserl

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng tư tưởng ở châu Âu

đã xảy ra Nguồn gốc của sự rạn nứt đó là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa cơ giới Con người hoài nghi trước những giá trị độc tôn của chủ nghĩa duy lý từng đem lại Người ta không thể quy những giá trị khoa học nhân văn vào những tổng hợp lý hóa được; con người phải là những chủ thể độc lập tạo nên

sự khách quan của khoa học

Đây cũng là cuộc khủng hoảng của con người phương Tây hiện đại, phản ánh sự ngây thơ của chủ nghĩa duy lý hiện đại với quan niệm cho rằng: Quan hệ giữa tự nhiện và tinh thần có thể nghiên cứu theo kiểu nguyên nhân kết quả, trong đó nền tảng của thực tại ấy là hệ thống vật chất Người ta đã cố gắng áp dụng nghiên cứu vật lý dựa trên phương pháp thực nghiệm cho những nghiên cứu tâm lý, ý thức Nghiên cứu về khoa học tinh thần độc lập bị bác bỏ

Quan niệm của Husserl đã phá bỏ cách hiểu trên về sự đồng nhất chủ nghĩa tự nhiên và đời sống vật chất, tinh thần Ông cho rằng không thể dùng phương pháp nghiên cứu của vật lý để nghiên cứu tâm lý, ý thức con người được Đời sống ý thức con người, sinh hoạt tâm lý con người không thể có cơ chế của cái vật lý Ông cũng phân biệt giữa sự vật cảm tính (cái cho ta phản ánh có thể lặp lại, có bản tính) và tâm thể (cái thực tại tâm lý, ý thức con người, có bản chất) Vì thế, con người phải trở thành đối tượng của khoa học Husserl đã khắc phục khủng hoảng tư tưởng trên bằng cách tìm ra một nền

tảng nghiên cứu mới: Hiện tượng học

Sự ra đời của hiện tượng học Husserl ra đời còn chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết triết học trước đó như quan niệm về đối tượng của tư duy của Parmenides, thuyết duy nghiệm của John Locke, học thuyết về Cogito (cái Tôi tư duy) của Descartes, chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của Kant, tâm

lý học của Franz Brentano và thuyết thực dụng của William James

Trang 20

Parmenides (500-449 TCN) là nhà triết học Hy Lạp cổ đại thuộc

trường phái Elê, người được Socrates đánh giá là nhà tư tưởng sâu sắc khác thường Được Hegel coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý phương Tây, Parmenides cũng là người đầu tiên trong lịch sử triết học mà các nhà hiện tượng học cần phải hàm ơn

Trong lĩnh vực nhận thức luận, Parmenides đã dành nhiều thời gian để bàn về tính có đối tượng của tư duy mà trên cơ sở đó nhà sáng lập hiện tượng học sau này xây dựng thành học thuyết về tính ý hướng Khi trình bày về học thuyết tồn tại của mình, Parmenides đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng: “Tư duy và cái tư duy là một, tư duy và tồn tại là đồng nhất” Theo ông, tồn tại không thuần túy là vật chất, hay tồn tại không thuần túy là tinh thần Tồn tại

là sự đồng nhất của vật chất và tinh thần Hạt nhân hợp lý của tư tưởng này là mọi tư duy của con người bao giờ cũng là tư duy về một cái gì đó Nó chỉ được gọi là tư duy khi được đặt trong mối quan hệ với đối tượng của nó

Cũng có nghĩa là, tư duy là tư duy vì có cái để tư duy Vì thế không bao giờ có

tư duy nào là tư duy trống không, tư duy thuần tuý, tư duy phi tồn tại Và tồn tại sẽ là hư vô nếu tư duy của con người không hướng tới Quan điểm này của Parmenides là quan điểm về mối quan hệ không thể tách rời của chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức theo khuynh hướng duy tâm Về sau các nhà hiện tượng học gọi nó là tính ý hướng của tư duy

John Locke (1632-1704) là nhà triết học duy nghiệm người Anh, cũng

là người đã chuẩn bị những tiền đề tư tưởng cho nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl Trước Locke cũng có một số các nhà duy nghiệm như Bacon, Hobbes nhưng chỉ đến Locke mới giải thích rõ ràng cách thức hoạt động của tinh thần, ý thức Phạm vi nhận thức của con người theo ông bị giới hạn bởi kinh nghiệm Tri thức mà con người có được nhờ nhận thức bằng kinh nghiệm được Locke gọi là “ý niệm” Ông cũng phân biệt giữa kinh

Trang 21

nghiệm cảm tính bên ngoài và kinh nghiệm bên trong (có sau khi kinh nghiệm cảm giác mang lại) Với đối tượng kinh nghiệm, ông cũng chia thành hai loại

là đặc tính sơ cấp với những thuộc tính như khối lượng, thể tích gắn với đối tượng; đặc tính thứ cấp là âm thanh, mùi vị mang phẩm chất của đối tượng

Tuy vậy, trong việc miêu tả quá trình nhận thức, Locke đã tách biệt hai giai đoạn trên Sau này, Husserl đã kết hợp hai quá trình nhận thức này trên

cơ sở tư liệu mà cảm tính đem lại với quá trình so sánh, phân tích tạo ra các phạm trù, khái niệm của lý tính cung cấp, kết hợp với học thuyết tiên nghiệm của Kant và phương pháp trực giác của ông để góp phần xây dựng học thuyết nhận thức luận hiện tượng học hoàn chỉnh

René Descartes (1596 - 1650) là nhà triết học người Pháp Suốt thời

Trung cổ, triết học chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo và thần học Nhưng sang thời kỳ Phục hưng - Cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, triết học đã phát triển lên một tầm cao mới Triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại, sau hơn ngàn năm của “đêm trường Trung cổ”, đang cố gắng để nhận thức lại thế giới sau một thời gian dài bị lãng quên Và dường như chưa thoát khỏi nỗi khiếp sợ bị áp đặt về mặt nhận thức từ phía tôn giáo nên tư tưởng hoài nghi xuất hiện không ít trong giai đoạn này Người ta vẫn còn sự e sợ phải nhầm lẫm giữa chân lý của thần học, tôn giáo với chân lý của khoa học

Họ vẫn nói với nhau rằng: “Tốt hơn đừng cho là đúng bất cứ điều gì, cả các khẳng định tôn giáo lẫn các khẳng định khoa học Vì làm thế nào một người

có thể biết được quan điểm về thực tại nào là đúng?” [51, tr 360] Mỗi quan điểm về thế giới đều tự cho mình là đúng, là con đường duy nhất đẫn đến tri thức, không ai chịu nhượng bộ ai

R.Descartes là biểu tượng cho xu hướng hoài nghi này Ông là một trong số các nhà khoa học tự nhiên, nhà triết học mới đang đặt một dấu hỏi lớn đối với những hệ thống tri thức truyền thống, bao gồm cả triết học

Trang 22

Descartes bắt đầu con đường khoa học của mình bằng cách đòi phải tẩy rửa khỏi trí tuệ của chúng ta những ám ảnh đang ngăn cản tính linh hoạt và nhạy bén của tư duy trong sự phát triển của nó Ông đề ra một phương pháp triết

học mới, gọi là phương pháp hoài nghi Đó là một phương pháp bắt đầu bằng

tính ngờ vực triết học về mọi thứ có thể bị nghi ngờ Ngay cả những gì từ trước đến nay được coi là chắc chắn nhất, hiển nhiên nhất cũng bị Descartes đưa vào một “hệ quy chiếu” mới của vị quan tòa lý tính Trong đó, cả những chân lý cơ bản nhất của số học và hình học cũng bị ông nghi ngờ ngay từ đầu

Descartes khẳng định rằng không thể chắc chắn một cái gì là thật cả Mọi cái mà chúng ta được biết, hiện ra trước mắt chúng ta có thể là nó không phải như thế Tức là, ông khẳng định giữa bản chất và hiện tượng, nói chung,

là không đồng nhất với nhau Vì thế, để tránh sai lầm thì chúng ta không nên tin vào bất cứ điều gì cả cho tới khi chúng ta chắc chắn (bằng kinh nghiệm, bằng tri giác về sự hiển nhiên của nó) hoàn toàn nó là đúng, chỉ có “tất cả những gì được chúng ta tiếp nhận một cách rõ ràng và hoàn toàn rành mạch là chân lý” [1, tr 40] Và nếu có một chút nghi ngờ, dù là nhỏ nhất thì cũng không nên vội kết luận là nó đúng hay sai Mà cách tốt nhất là hãy gạt nó sang một bên, đừng vội bàn đến nó thật hay giả Nếu chúng ta mong muốn khám phá một điều gì chắc chắn thì chúng ta phải cố gắng không tán thành các quan điểm mà chúng ta chưa thể khẳng định là nó đúng một cách nghiêm túc và tỉ

mỉ như một điều gì đó là sai lầm hiển nhiên, cho dù có số rất đông người tin vào điều đó là đúng

Descartes đã nói rõ rằng: “Khi chỉ lo đi tìm chân lý, tôi nghĩ là phải làm ngược lại, phải bác bỏ như là cái tuyệt đối sai lầm tất cả những gì mà ta có thể thấy trong đó một chút hoài nghi Làm như vậy là để loại trừ hoàn toàn những

gì còn khả nghi trong những điều đã tin tưởng Do các giác quan của chúng ta đôi khi cũng lừa dối chúng ta, nên tôi muốn giả định rằng không có sự vật nào

Trang 23

thực sự đúng như chúng làm ta hình dung ( ) Chính vì vật mà tôi vứt bỏ và coi như là sai lầm tất cả những lý lẽ mà trước kia tôi coi như là những lý lẽ đã được chứng minh ” [1, tr 40] Theo ông chỉ những gì minh nhiên, rõ ràng và không thể nghi ngờ mới được gọi là bản chất, giống như tiên đề của Euclide trong hình học Kế thừa tư tưởng này ở Descartes, Husserl đã đưa ra nguyên

lý phi tiền đề trong việc xây dựng hiện tượng học của mình

Chính Husserl đã khẳng định rằng, không một nhà triết học nào trong quá khứ góp phần vào sự ra đời của hiện tượng học một cách quyết định như Descartes

I.Kant (1724-1804) là nhà triết học người Đức Nói đến hiện tượng học

của Husserl mà không đề cập đến Kant thì sẽ là một thiếu sót lớn Ông đã bổ

sung vào hệ thống tiền đề của hiện tượng học quan điểm chỉ có thế giới hiện tượng mới có ý nghĩa nhận thức luận thực sự, mới là chủ đề thực sự của nhận thức luận Ông chia thế giới thành hiện tượng và vật tự nó (Ding an sich) Thế

giới vật tự nó là thế giới tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người, nhưng không thể được tiếp cận đối với con người Còn thế giới hiện tượng là thế giới xuất hiện trong ý thức của chúng ta Thế giới vật tự nó là lĩnh vực mà nhận thức của ta không thể đạt đến được; nhận thức của chúng ta chỉ đạt được đến thế giới hiện tượng Mặc dù có nói đến sự đối lập giữa thế giới vật tự nó

và thế giới hiện tượng, nhưng Kant chưa xây dựng được một học thuyết hiện tượng học hoàn chỉnh Nhưng đứng về mặt nhận thức luận, Kant đã có công khi khẳng định ý nghĩa của hiện tượng trong hoạt động nhận thức Husserl suy tôn Kant là “người phát kiến đầu tiên trong lịch sử hiện tượng học” [Trích theo: 22, tr 48]

Theo Kant, thế giới tri thức được nhận biết bởi lý trí thuần tuý, đem lại cho ta tri thức về các sự vật y như tình trạng chúng hiện hữu Các sự vật trong thế giới trực giác (hiện tượng) được nhận biết thông qua các giác quan và chỉ được nhận biết như chúng xuất hiện Để nhận thức được bản chất ta phải có

Trang 24

được năng lực trực giác trí tuệ phi cảm tính Tuy nhiên, theo Kant, vì thiếu năng lực này con người không thể nhận thức được vật tự nó với tư cách là sự vật khách quan mang tính bản chất, mà chỉ dừng lại ở sự vật với tư cách là hiện tượng

Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm ở Kant có ảnh hưởng không nhỏ đến hiện tượng học Husserl còn là học thuyết về cái tiên nghiệm Các hình thức tiên nghiệm theo Kant là điều kiện để nhận thức thế giới Hướng nghiên cứu

tự nhiên sang nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể ý thức, Kant đã tập trung vào chủ thể tiên nghiệm với tư cách là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của triết học Đây chính là “bước ngoặt Copernic” của Kant Kế thừa chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của Kant, Husserl cho rằng các hình thức tiên nghiệm là cấu trúc của năng lực nhận thức bẩm sinh là giống nhau ở tất cả mọi người Chúng chính là eidos Eidos là cấu trúc nhận thức bẩm sinh của chủ thể tiên nghiệm So với Kant, điểm mới ở Husserl chính là việc ông đã kết hợp giữa phương pháp nhận thức bằng trực giác với học thuyết tiên nghiệm của Kant Mục tiêu của quá trình quy giản là tìm ra cấu trúc bản chất này Đó là hiện tượng của bản chất, hiện tượng của cấu trúc mang tính bản chất và hiện tượng này là đồng nhất với bản chất

Franz Brentano (1838-1917) - người được xem là tiền bối trực tiếp

của hiện tượng học Husserl với học thuyết về tính ý hướng Khi nói về nhiệm

vụ của tâm lý học, Brentano cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học là nghiên cứu tri giác Ông dùng thuật ngữ “ý hướng” để nói lên mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể của hoạt động tri giác Khách thể của tri giác là khách thể của “ý hướng”, bởi vì không có ý hướng thì không có tri giác, và chỉ có hiện tượng mới là cái được tri giác Theo Brentano, hiện tượng trí năng

là những hiện tượng chứa đựng, theo ý hướng, một đối tượng trong chính

Trang 25

chúng” Chủ thể tự nó, một cách có ý hướng, bao hàm một khách thể; còn khách thể thì tự biểu hiện thành đối tượng nội tại trong tri giác

Mặt khác, theo Brentano, hoạt động của ý hướng cũng chính là ý thức

Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một vật nào đó, không có ý thức thuần tuý, nằm bên ngoài đối tượng Cũng không có khách thể tri giác tồn tại độc lập, tách rời khỏi ý thức Brentano coi tính ý hướng là một dấu hiệu của trí năng,

và chỉ những trạng thái tâm lý mới thực sự là ý hướng Nó có nghĩa là người

ta không thể tin, ước muốn, hay hy vọng mà không tin hay ước muốn một cái

gì Niềm tin, ước vọng, sự thèm muốn đều được gọi là “những trạng thái ý hướng” [23, tr 539] Theo nghĩa đó thì tính ý hướng không nhất thiết là có ý hướng, hiểu theo nghĩa là hành vi cố ý

William James (1842-1910) là một trong nhiều nhà triết học gây ảnh

hưởng đến hiện tượng học Husserl Ông là một trong ba trụ cột của chủ nghĩa thực dụng Mỹ bên cạnh Pierce và J Dewey Thuyết thực dụng của ông bác bỏ những luận điểm duy lý, có tính chất rập khuôn và đòi hỏi phải bám vào những sự kiện của cuộc sống tạo nên những khái niệm mới James đối lập với quan niệm truyền thống về chân lý khi cho rằng, chân lý chỉ xảy ra cho một ý niệm, rằng chân lý là đúng đắn khi tạo ra sự thành công khi liên kết các sự kiện khác nhau trong kinh nghiệm Một quan niệm nữa của James gần giống cách hiểu về hiện tượng học: “Dòng ý thức” nảy sinh từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của mỗi con người

Tóm lại, hiện tượng học ra đời chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh, các điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng các triết gia như đã đề cập ở trên Việc hình thành và phát triển hiện tượng học phụ thuộc rất lớn vào cuộc đời và sự

nghiệp của chính người sáng lập ra nó: Edmund Husserl và con đường đưa

ông đến với hiện tượng học

Trang 26

1.3 Edmund Husserl và con đường đến với hiện tượng học

Edmund Husserl là một người Đức gốc Do Thái Ông sinh ngày 08 tháng 04 năm 1859 tại Prosznitz miền Moravie, thời đó đang thuộc đế quốc

Áo - Hung Năm 1859, lịch sử tư tưởng nhân loại cũng ghi nhận những đóng góp của một số công trình nổi tiếng có ảnh hưởng đến triết học Husserl sau

này: Đó là tác phẩm Nguồn gốc các loài của Charles Darwin được xuất bản

và cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill được ra mắt Cùng thời đó, một số

các nhà triết học tên tuổi như Henri Bergson (1859-1941), John Dewey (1859-1952) cũng chi phối quan điểm của mình đến nghiên cứu của Husserl sau này Do từ nhỏ Husserl đã sống trong môi trường tôn giáo nên về sau một phần tư tưởng của ông cũng chịu ảnh hưởng từ đây

Husserl bắt đầu đi học khi ông lên 10 tuổi Sau đó, ông học tại một trường công lập nổi tiếng của tỉnh nhà là trường Olmutz Trong thời kỳ học phổ thông, Husserl tỏ ra là một học sinh bình thường, không có gì nổi bật, nhiều khi ông còn

bị nhận xét là một trong những học sinh kém của trường Nhưng từ năm 1876 đến năm 1878, Husserl bắt đầu theo học bộ môn thiên văn học, vật lý học, và nghe giảng về số học, triết học tại trường đại học Leipzig Chính từ đây, ông đã bắt đầu làm quen với triết học khi tiếp xúc với các bài giảng của Wundt Sau đó, ông chuyển sang học triết học và số học tại trường đại học ở Berlin Những học

kỳ sau của khoá học, Husserl chủ yếu nghe các giáo sư Leopold Kronecker, Karl Veierstrass giảng về số học và giáo sư Paul giảng về triết học Bị ảnh hưởng bởi học thức và tính tình của thầy dạy Veierstrass, Husserl đã từ bỏ môn học mình yêu thích nhất là thiên văn học để chuyển sang nghiên cứu số học và phân tích số học Những gì mà Husserl thu được trong thời gian này đã giúp ích rất nhiều cho cuộc đời ông từ đó về sau

Năm 1881, ông đến trường đại học Vienne để tiếp tục nghiên cứu về số học Tại đây, ông đã bảo vệ thành công luận văn tiến sỹ về biến đổi vi tích

Trang 27

phân “Lý thuyết toán về tính đa dạng” (La théorie du calcul dé variationst) Cũng thời gian này, Husserl đã có những quan tâm nhất định tới tôn giáo

Năm 1883, Husserl về Berlin để làm trợ giảng cho giáo sư Veierstrass Nhưng được một thời gian thì giáo sư Veierstrass phải nghỉ giảng do điều kiện sức khoẻ nên Husserl lại buộc phải trở lại Vienne Sự trở lại Vienne đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của Husserl Từ đây, ông quyết định đi theo con đường triết học

Sau khi trở lại Vienne, Husserl đã có dịp nghe các bài giảng của Franz Brentano, nhà tâm lý học người Áo mà Husserl rất ngưỡng mộ Tư tưởng của Brentano đang có một ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ Đã có một nhóm phái được hình thành đi theo những tư tưởng của ông Họ chủ yếu là thanh niên và thường xuyên có những buổi sinh hoạt nhóm tại nhà Brentano Họ chủ trương không sử dụng các tiền đề của triết học, không sử dụng các thực chứng luận nghèo nàn và không vận dụng tinh thần phê phán Theo họ, triết học bản thể luận và lý luận nhận thức được coi là kinh nghiệm tâm lý trực tiếp

Husserl nhanh chóng gia nhập vào nhóm này Ông được sự khích lệ rất nhiều của các thành viên trong nhóm cũng như của Brentano Nhờ đó mà mối quan hệ giữa Husserl và Brentano ngày càng được thắt chặt hơn Hai người có thêm nhiều thời gian trao đổi riêng với nhau Mối quan hệ của họ không chỉ là mối quan hệ thầy trò mà còn là đồng nghiệp, bạn bè Husserl dành một tình cảm rất lớn cho Brentano, không chỉ vào lúc bấy giờ mà sau này cũng vậy Husserl coi Brentano như một “người cha hiền từ” [22, tr 12]

Brentano đã thức tỉnh nhiệt tình phân tích tâm lý nội tâm vốn có trong

con người Husserl Đó chính là hiện tượng học, mà Husserl chính là người

sáng lập sau này Sự say mê số học và tâm lý học, cũng như việc phân tích hình thức thuần túy và việc miêu tả hành vi tâm lý được kết hợp một cách kỳ diệu trong con người Husserl Hai cái đó trở thành động lực thúc đẩy Husserl

Trang 28

chuyển sang nghiên cứu triết học trong thời kỳ đầu Ông coi chủ đề nghiên cứu của mình là vấn đề cơ sở của lôgic Trong thời kỳ này, vấn đề mà Husserl nghiên cứu nhiều nhất chính là vấn đề cơ sở triết học của số học và lôgic Như vậy là Husserl đã chọn lĩnh vực phân tích tâm lý ngay từ khi đặt chân vào con đường triết học Đó là một lĩnh vực phức tạp và sâu sắc Nó dự báo những trở ngại mà Husserl sẽ phải trải qua trên con đường triết học của mình

Sau này, theo gợi ý của Brentano, Husserl đến trường đại học Halle Tại đây, ông được Carl Stumpf - một học trò xuất sắc của Brentano, là một trong những người đặt nền móng cho tâm lý học cận đại Đức - tận tình giúp đỡ, về cuộc sống cũng như về công việc nghiên cứu Với sự giúp đỡ của Stumpf, công việc nghiên cứu của Husserl tiến triển rất tốt và đã thu được những kết quả bước

đầu Việc hoàn thành luận văn Khái niệm về con số: Phân tích tâm lý học đã

giúp ông có được một chỗ đứng trong trường đại học Luận văn đó nói lên ý đồ của Husserl là tìm kiếm sự giải thích về mặt tâm lý học cho các khái niệm cơ bản

về con số cho các phạm trù có liên quan đến số học, cũng có nghĩa là xây dựng

cơ chế phát sinh về mặt tâm lý cho các khái niệm số học

Về sau, Husserl đã bổ sung và hoàn thiện bản luận văn đó thành một

tác phẩm chuyên khảo mang tên Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic được công bố năm 1891 Trong tác phẩm này Husserl đã sử dụng

cách giải thích tâm lý học cho các khái niệm về con số, và các phạm trù mang tính chất số lượng, số đếm Theo Husserl thì có ba loại hành vi tâm lý liên

quan đến sự xuất hiện, hình thành các con số: Thứ nhất là hành vi trừu tượng hoá thuộc tính cụ thể của những vật được đếm Thứ hai là hành vi kết hợp các vật được đếm đó trong ý thức Thứ ba là hành vi suy nghĩ lại đối với hai việc

làm là trừu tượng hóa và kết hợp nói trên Như vậy, theo Husserl thì con số là kết quả của việc trừu tượng hoá tập hợp nhiều sự vật Cũng trong cuốn sách này thì lần đầu tiên, một số thuật ngữ cơ bản quan trọng của hiện tượng học

Trang 29

Husserl đã xuất hiện, như “phản tỉnh”, “cấu thành”, “miêu tả” Ông rất coi trọng năng lực phản tỉnh nội tâm và khả năng miêu tả tâm lý một cách tỉ mỉ Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích hiện tượng học sau này của ông

Nhưng Husserl đã không đạt được mục đích của mình Cuốn sách đã sa quá nhiều vào chủ nghĩa tâm lý, đối tượng mà về sau Husserl kịch liệt phê phán Sau khi xuất bản nó đã bị dư luận phê bình rất nhiều, trong số đó có cả Frege Frege (1846-1925) là nhà triết học lôgic có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ,

là một trong những người đặt nền móng cho triết học phân tích đương đại Nhìn chung, cuốn sách chưa tạo được một cái mốc quan trọng nào trong hành trình tư tưởng đến với hiện tượng học của ông Nhưng nó đã góp phần giúp Husserl xác định rõ hơn hướng đi cụ thể của mình sau này Sự thất bại này làm cho Husserl đi sâu suy xét về cơ sở của số học và lôgic Và tác phẩm

Nghiên cứu lôgic xuất bản năm 1900 là thành công đầu tiên mà Husserl đạt được từ cuốn Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic Đó là

điểm khởi đầu thực sự trong tư tưởng Husserl

Với sự thất bại của Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic, Husserl đã thấy được những hạn chế về mặt khoa học của chủ nghĩa tâm

lý Kể từ đó, Husserl bắt đầu đi sâu nghiên cứu về lôgic Có thể nói Husserl đã nhận thức được và bắt đầu quay lại phê phán chủ nghĩa tâm lý Cho tới khi tác

phẩm Nghiên cứu lôgic được xuất bản, Husserl luôn tránh xa dư luận, nhưng

không quên tìm tòi và tích lũy tri thức để ông có thể nói lên tiếng nói phê phán chủ nghĩa tâm lý, cũng như đưa ra một lập trường khoa học của chính mình Ông phê phán chủ nghĩa tâm lý chủ yếu ở ba điểm: Một là tính kinh nghiệm của chủ nghĩa tâm lý, hai là tính chất tương đối theo thuyết hoài nghi của chủ nghĩa tâm lý và ba là các thiên kiến của chủ nghĩa tâm lý

Trang 30

Husserl cho rằng chủ nghĩa tâm lý đã sai lầm một cách căn bản khi không phân biệt được quy luật tự nhiên và quy luật lôgic Theo Husserl thì quy luật tự nhiên là quy luật về mối quan hệ giữa các sự kiện hiện thực, còn quy luật lôgic là quy luật về mối quan hệ giữa các quan niệm, quan điểm Các

sự kiện hiện thực thì tồn tại trong không gian, thời gian; còn quan niệm, quan điểm thì không tồn tại trong mối quan hệ với thời gian, không gian, nó tồn tại bên ngoài thời gian, không gian Tức là theo Husserl, quan niệm, quan điểm không biến đổi theo thời gian và không gian Quy luật tự nhiên là sản phẩm của sự quy nạp, cho nên nó không có tính tất nhiên, chỉ có tính khả năng Còn quy luật lôgic thì mang tính tất nhiên Từ đó, Husserl cho rằng quy luật tự nhiên là khái quát kinh nghiệm, nó dùng để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong

tự nhiên Còn quy luật lôgic là những nguyên lý sẵn có Và nếu có sự mâu thuẫn giữa chúng thì nguyên lý sẵn có luôn là người chiến thắng Chủ nghĩa tâm lý dựa vào những khái quát kinh nghiệm của quá trình tâm lý để đưa ra những quy luật lôgic Họ nhầm lẫn giữa bản thân hoạt động tâm lý với nội dung mà hoạt động tâm lý đó đề cập tới Họ cho rằng nếu kinh nghiệm của tri giác trở thành tiền đề nhận thức luận cho quy luật lôgic, thì quy luật lôgic sẽ trở thành quy luật của hiện tượng cảm nhận, và như vậy thì quy luật lôgic cũng là quy luật của tâm lý học Ở đây họ đã lẫn lộn giữa những gì là nguyên

lý sẵn có với những gì là sản phẩm của sự khái quát kinh nghiệm

Husserl khẳng định rằng chủ nghĩa tâm lý nhất định sẽ dẫn tới hoài nghi luận và chủ nghĩa tương đối Cơ sở của chủ nghĩa tương đối chính là mệnh đề nổi tiếng của Protagoras: “Con người là thước đo của vạn vật” [Trích theo: 22, tr 39] Điều đó có nghĩa là với người này thì nó là chân lý, còn với người kia có thể là phản chân lý Bởi vì nhận thức và cảm giác của mỗi người

là không giống nhau Mỗi người có một thái độ, cách nhìn nhận vấn đề riêng

Ai cũng cho rằng cái của mình là chân lý, không ai chấp nhận chân lý mà

Trang 31

người khác mang lại cho mình Và như vậy sẽ không có được một tiêu chuẩn thống nhất cho chân lý Từ sai lầm trong việc phân biệt quy luật tự nhiên và quy luật lôgic nên những người theo chủ nghĩa tâm lý cho rằng nếu nói lôgic

là một nghệ thuật tư duy, quy luật lôgic là sản phẩm có được qua kinh nghiệm của quá trình tâm lý, qua sự phán đoán tâm lý thì với mỗi người hoạt động tâm lý là khác nhau, kết quả của hoạt động tâm lý cũng sẽ khác nhau Và như vậy quy luật lôgic mà mỗi người thu được cũng sẽ khác nhau Cho nên chân

lý của mỗi người sẽ là khác nhau Điều đó đã thủ tiêu tính thống nhất và tính tuyệt đối của chân lý Husserl phê bình chủ nghĩa tâm lý dù với bất kỳ hình thức nào cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa tương đối

và chủ nghĩa hoài nghi; cuối cùng ngập sâu vào chủ nghĩa nhân bản để rồi không ngoi lên được nữa

Cùng với việc phê phán đó, Husserl đã phê phán ba xu hướng thiên kiến mà chủ nghĩa tâm lý thường mắc phải:

Xu hướng thứ nhất cho rằng các quy luật chi phối hoạt động tâm lý nhất

định phải có cơ sở từ tâm lý học Husserl cho rằng quy luật chi phối hoạt động tâm lý không phải là quy luật lôgic, đó là những quy luật thực tiễn, những quy tắc thao tác Quy luật lôgic chỉ mang tính chất lý luận đơn thuần, nó không cho ta biết cách vận dụng chúng vào trong phán đoán, suy luận thực tiễn

Xu hướng thứ hai cho rằng nội dung thực tế của lôgic phải có mối liên hệ

với tâm lý học Họ cho rằng, đối tượng của lôgic là những khái niệm, mệnh đề, suy lý, chân lý, quan hệ nhân - quả, đều có thể quy về hiện tượng tâm lý và thuộc phạm vi của tâm lý học Cho nên nội dung của lôgic phải lấy tâm lý học làm cơ sở Husserl cho rằng mặc dù trong lôgic học chúng ta vẫn nhờ vào các hoạt động tâm lý, nhưng thế giới của lôgic học hoàn toàn khác với thế giới của tâm lý học Trong lôgic, nhiều khái niệm, phán đoán và suy lý không hề có các

Trang 32

hoạt động tâm lý tương ứng, không liên quan gì tới hiện tượng tâm lý Vì thế không thể kết luận nội dung lôgic được rút ra từ (hay dựa vào) hoạt động tâm lý

Và xu hướng thứ ba cho rằng mọi chân lý đều đang trong quá trình

phán đoán, trong khi chúng ta chỉ xác nhận một phán đoán nào đó là đúng khi phán đoán ấy đã được minh chứng Minh chứng là một sự thể nghiệm tri giác đối với chân lý, là một trạng thái tâm lý đặc biệt theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa tâm lý Do đó, lôgic là môn tâm lý học minh chứng Husserl cho rằng minh chứng là sự thể nghiệm đối với chân lý, nhưng nó không phải là cảm giác phụ thuộc, nó không phụ thuộc vào quan hệ nhân quả của hoạt động phán đoán tâm lý Nó vượt lên trên kinh nghiệm của tâm lý và

“gắn liền với quan niệm tiên nghiệm” [Trích theo: 22, tr 44]

Với sự phê phán gay gắt và đủ mọi góc độ này, Husserl đã cắt đứt mọi mối ràng buộc của mình với chủ nghĩa tâm lý Đồng thời sáng lập ra một

trường phái triết học mới của riêng mình, đó là hiện tượng học Husserl

muốn xây dựng hiện tượng học như một triết học vì ông coi triết học là “khoa học thứ nhất”, là “nền tảng của mọi khoa học”

1.4 Khái lược về hiện tượng học Husserl và vai trò của nhận thức luận hiện tượng học

1.4.1 Khái niệm hiện tượng học

Theo ý nghĩa của từ Hy Lạp, hiện tượng học chính là khoa học về các hiện tượng, là phenomenology gồm hai thành tố là phainomenon và logos, như là cái bày tỏ mình ra trong chính nó, từ chính nó

Trước hết là thành tố phainomenon, bản thân nó cũng gồm hai nguyên nghĩa: Một là chỉ cái khai mở; hai là chỉ cái biểu hiện, cái hiện tượng bề ngoài Thành tố thứ hai logos chỉ lời nói, ngôn từ, ngôn thuyết, lôgic Logos còn được giải thích như là lý trí, phán đoán, ý niệm, nền tảng, tương quan theo như lịch sử

Trang 33

phát triển triết học sau này Nhà triết học Aristotle quan niệm logos chứa hai chức năng là chứa đựng điều gì đó trong lời nói và làm sáng tỏ sự vật

Theo như lịch sử xuất hiện của khái niệm này, hiện tượng học được Lambert - nhà triết học và khoa học tự nhiên người Đức lần đầu tiên sử dụng

trong cuốn Bộ công cụ mới [Trích theo: 35, tr 282] Hiện tượng là để chỉ một

trong các bộ phận của khoa học luận đại cương - lý thuyết về cái thấy được Dựa vào điều này Kant đã đề xuất ý tưởng xây dựng hiện tượng học đại cương như là bộ môn đứng trước siêu hình học và thực hiện nhiệm vụ có tính phê phán Kant đã bổ sung một nội dung mới mang ý nghĩa tích cực hơn như

là công cụ chuyển hiện tượng và sự vận động thành kinh nghiệm Khái niệm hiện tượng để chỉ những gì xuất hiện trong kinh nghiệm ý thức của con người Hiện tượng là lĩnh vực mà người ta có thể nhận thức được Tuy vậy, Kant vẫn chưa xây dựng được học thuyết về hiện tượng một cách đầy đủ Dù vậy, khái niệm hiện tượng của ông cũng góp phần to lớn vào thế giới lý luận nhận thức [Xem: 35, tr 282]

Với Hegel, hiện tượng học lúc đầu được hiểu như là phần thứ nhất của triết học và nó phải trở thành nền tảng cho các môn khoa học còn lại như lôgic học, triết học tự nhiên và triết học tinh thần Sau này, Hegel hiểu hiện tượng học chỉ là một bộ phận của triết học tinh thần Trong triết học của ông, học thuyết hiện tượng còn được coi là hình thái học tinh thần Hình thái học tinh thần có đặc trưng lịch sử của nó Nó mô tả quá trình chủ thể tinh thần tự mình chuyển hóa thành khách thể và đối lập với chính mình; sau lại bỏ sự chuyển hóa đó, để làm cho khách thể và chủ thể tự đồng nhất với nhau Thế nên, hiện tượng học Hegel là học thuyết cho rằng, trong quá trình vận động biện chứng, tinh thần tự giới thiệu về chính mình, tự nhận thức về mình [Xem: 22, tr 48]

Trang 34

Còn theo Brentano, hiện tượng là kết quả có được nhờ quan sát đời

sống tâm lý Ở nghĩa rộng, theo Brentano, “hiện tượng” là tất cả những gì có thể trở thành khách thể của sự xem xét khoa học Đó chính là các hiện tượng tâm lý “bên trong” và các hiện tượng vật lý “bên ngoài” Việc các hiện tượng tâm lý vốn có sự tồn tại được nhằm tới bên trong quyết định đến sự đa dạng đặc thù của chúng [Xem: 35, tr 283]

Dựa trên quan điểm riêng trong quá trình nghiên cứu, mỗi nhà triết học đều đưa ra những hiểu biết của mình về khái niệm hiện tượng học Nhưng những tư tưởng hiện tượng học thời kì trên mới chỉ là manh nha Chỉ sau khi

có sự sáng tạo của Husserl, hiện tượng học mới thật sự được coi là một khoa học độc lập, có kết cấu chặt chẽ, có quan điểm và phương pháp riêng biệt Husserl muốn chủ tâm “xây dựng một khoa hiện tượng học để ghi nhận những biến thái muôn màu của thế giới; hiện tượng học của ông không dành

ưu tiên cho chủ thể như hiện tượng học về tinh thần của Hegel, nhưng đặt đối tượng và chủ thể đồng hàng với nhau” [15, tr 159] Nói cách khác, theo hiện tượng học, ý nghĩa chỉ hiện ra khi chủ thể thực sự gặp đối tượng và cũng chính là lúc mà đối tượng được một ý thức truy nhận, cho nên ý nghĩa là thành quả cuộc đối thoại giữa tôi và thế giới, giữa chủ thể và đối tượng [Xem:

15, tr 160]

Hiện tượng học đã chấm dứt thời kỳ ngây thơ của các triết gia và khoa học gia trước đó Hiện tượng học được coi là khoa học đặt nền cho tất cả các khoa học như tâm lý học, sử học, xã hội học Từ phía các khoa học lý thuyết

đã cho thấy các khoa học đều xây dựng trên cái nhìn của ta về thế giới: Thế giới không có tính chất tuyệt đối, ta không thể nhìn nó mãi theo một cách Hai nhà toán học Lobatchewsky và Riemann đã tìm ra khoa hình học đa hướng, khác hẳn với khoa hình học ba chiều của Euclide mà con người đã tưởng là duy nhất; Einstein, Heisenberg đã phát minh ra khoa vật lý tương đối, khác

Trang 35

với khoa vật lý xác định của Newton mà chúng ta cũng tưởng là duy nhất Qua những điều trên, ta có thể khẳng định rằng: Các khoa học không phải là hiện tượng nguyên thủy, nhưng hiện tượng học mới là khoa học đặt nền cho các khoa học vì hiện tượng học giúp ta nhận thấy ta đã thực sự nhìn thế giới theo quan điểm nào [Xem: 15, tr 171]

Thông qua việc hiểu hiện tượng học Husserl, ta hiểu thêm ý nghĩa của

chữ hiện tượng Hiện tượng ở đây không phải sự xuất hiện kiểu thần bí, hay

hiện tượng như kiểu bao bọc lấy bản thể tự nó ở Kant; hiện tượng ở Husserl

có nghĩa là “chính sự vật xét như nó là đối tượng cho một ý thức, nên hiện tượng ở Husserl không che sự vật, nhưng là chính sự vật theo chiều hướng tôi thấy nó” [15, tr 172] Về thực chất, hiện tượng học là học thuyết về ý thức thuần túy Hiện tượng học chỉ một khoa học, một hệ thống của những quy phạm khoa học, trước hết nó chỉ một phương pháp và thái độ của nội tâm, của trực giác bản chất

1.4.2 Nhiệm vụ của hiện tượng học Husserl

Husserl muốn xây dựng hiện tượng học như một triết học vì ông coi triết học là “khoa học thứ nhất”, là nền tảng của mọi khoa học Triết học phải

đi đến một căn bản chắc chắn, làm tiền đề cho tri thức con người, loại bỏ những điều siêu hình đã được xác lập sẵn, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào chưa được khảo sát

Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực chứng ra sức cổ vũ cho những kết quả khoa học đã đạt được; chủ nghĩa tâm lý, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm lan rộng khắp nơi; còn các trường phái triết học khác đã đưa ra nhiều sơ đồ lý thuyết nên Husserl thấy cần phải có một triết học thực sự khoa học Không phải sự thúc đẩy triết học nảy sinh từ những triết học mà từ sự vật và từ những vấn đề, muốn vậy, phải đặt các triết học đó ra ngoài một cách duy lý, một cách khoa học Theo Husserl, chúng ta phải tin vào tri giác, tin vào lý trí cũng như tin vào một đức tin

Trang 36

vậy Đó là việc tìm ra một cách độc lập nghi đề của mình để thực hiện và từ đó

đề ra một phương pháp đặc thù để cuối cùng đạt được những chuẩn mực thuần túy của lý trí Đó là hiện tượng học, một bộ môn khoa học xuất phát từ tầng sâu thẳm của sự rõ ràng đã có được để khám phá ra những triển vọng của sự phát triển con người nhằm đưa lại một bộ mặt trung thực cho hiện tượng học

“Hiện tượng học là khoa học nghiên cứu về những bản chất và đối với khoa học này thì tất cả mọi vấn đề đều quy về việc xác định những bản chất” [Dẫn theo: 12, tr 16]

Vậy bản chất theo quan niệm của các nhà hiện tượng học là gì? Husserl

và các nhà hiện tượng học phủ nhận quan điểm coi bản chất như một cái gì đó bất biến, vĩnh hằng như trong triết học truyền thống và cho rằng quan điểm như vậy là phản khoa học Bản chất, theo quan niệm của Husserl, là quan niệm mà ta có được do kinh nghiệm sống của ta Họ cho rằng thế giới luôn biến đổi và tiến hoá Và vì thế, tri thức của ta về thế giới, về vạn vật cũng sẽ không ngừng biến đổi Những quan niệm của ta không phải là những ý tưởng

tự thân ta, những “ý niệm” trong triết học Plato Quan niệm của ta chỉ là những kinh nghiệm trong thế giới của ta Tức là tri thức của ta có được về sự vật, về thế giới là bắt nguồn từ sinh hoạt trong thế giới này Chính vì thế, bản chất mà hiện tượng học có được là bản chất cụ thể Nói là cụ thể vì kinh nghiệm của ta chỉ cho ta biết về sự vật, về thế giới tại chính thời điểm ta gặp

gỡ thế giới, ở ngay góc độ ta tiếp xúc với thế giới

Nhưng kinh nghiệm của hiện tượng học không được hiểu như kinh nghiệm trong cách hiểu thông thường Kinh nghiệm sống mà hiện tượng học nói ở đây là một loại kinh nghiệm tức thời, kinh nghiệm nguyên sơ, chưa bị khúc xạ bởi nhận thức của con người Kinh nghiệm sống, do đó, khác với kinh nghiệm thông thường theo những quan điểm truyền thống Kinh nghiệm thông thường có ba nguyên lý sau:

Trang 37

- Nguyên lý đồng nhất, tức các kinh nghiệm giống nhau

- Nguyên lý về trật tự trước, sau trong không gian và thời gian

- Nguyên lý đơn nhất

Kinh nghiệm của hiện tượng học không có những nguyên lý trên Thứ nhất, không thể có một đồng nhất nơi kinh nghiệm sống Mỗi kinh nghiệm là một kinh nghiệm duy nhất, không thể lặp lại, và cũng không thể phổ quát hoá Thứ hai, kinh nghiệm sống không theo một trật tự nhất định nào, tức là nó không nằm trong mối quan hệ với thời gian và không gian Thứ ba, ta không thể giản lược kinh nghiệm vào một đơn vị, hay một phạm trù; nói cách khác,

ta không thể đánh giá, cũng như so sánh chúng được Chính vì thế, chỉ khi tham gia vào kinh nghiệm sống đó, tức đã trải nghiệm thì mới có thể hiểu được kinh nghiệm sống đó

Kinh nghiệm chính là những gì ta có được khi mà ta chưa có bất kỳ một ý thức nào về hành động của ta, tức là khi ta chưa phản tỉnh về hành động của mình Hành động chưa phản tỉnh đó của ta chính là sinh hoạt trong thế giới này của ta Husserl cho rằng khi mà ta đã phản tỉnh về hành động của mình thì chúng ta đã rút mình ra khỏi sinh hoạt trong thế giới của ta Vì sao vậy? Bởi vì khi phản tỉnh, ý thức của ta về hành động của ta không còn là vô

tư, là ngây thơ nữa Lúc đó ta có cảm giác như ta hành động không phải cho chính bản thân ta nữa, mà dường như có một lực lượng tinh thần nào đó buộc

ta phải hành động như vậy Như vậy, phản tỉnh chỉ đến sau khi chúng ra thực hiện hành động của mình Phản tỉnh tức là phản tỉnh về một quãng đời đã sống, về một hành động đã làm Cho nên Merleau Ponty mới quả quyết “phản tỉnh là phản tỉnh về cái chưa phản tỉnh” [Trích theo: 12, tr 120]

Từ đó, hiện tượng học phân biệt hai hình thái của ý thức: ý thức chưa phản tỉnh và ý thức phản tỉnh Ý thức chưa phản tỉnh còn gọi là ý thức sinh hoạt, nó hướng tới thế giới sinh hoạt của ta Còn ý thức phản tỉnh lại nhằm vào

Trang 38

hành động đã hoàn thành của ta Trong sinh hoạt của ta, các hoạt động sau đều tiếp nối, xuất phát từ hành động trước đó Nó nhằm bổ sung, hoàn thiện hành động trước đó Như vậy, hành động đến trước, tự nó là hành động chưa phản tỉnh, còn hành động sau, khi mục đích của nó là hoàn thiện hơn nữa hành động trước, lại là một hành động phản tỉnh cho hành động trước Nhưng chính hành động sau, khi xem mục đích phản tỉnh là đối tượng của nó thì nó lại trở thành hành động chưa phản tỉnh Và cứ như thế, hành động sau nữa nhằm phản tỉnh cho hành động trước nó Đó chính là sự phản tỉnh liên tục

Hiện tượng học coi ý thức chưa phản tỉnh là sự gặp gỡ đầu tiên giữa ta

và thế giới đó chính là ý thức tri giác Và kinh nghiệm chính là cái mà ta thu được từ sau gặp gỡ đầu tiên này Tóm lại, theo Husserl thì ý thức chưa phản tỉnh, tri giác và kinh nghiệm là đồng nhất với nhau

Nỗ lực của hiện tượng học chính là tìm ra một quy chế triết lý cho sự gặp gỡ ngây thơ này Hay nói cách khác, hiện tượng học nghiên cứu về sự hình thành đối tượng (sự vật, thế giới) mà ta có kinh nghiệm sống Trong khi

đó các khoa học khác đặc biệt là các khoa học thực nghiệm, chỉ dựa vào đối tượng của tri giác để xây dựng hệ thống tri thức của chúng Họ cũng nói về đối tượng, về những sự vật trong thế giới, nhưng các khoa học này lại không làm sao biết được bằng cách nào con người có những đối tượng đó, thế giới đối tượng được hình thành như thế nào, làm sao tri giác của ta lại có được như vậy Các khoa học này coi tri giác, kinh nghiệm như một tiền đề mà không bàn sâu thêm đằng sau tri giác, kinh nghiệm đó là gì Chỉ có hiện tượng học mới giúp ta khám phá được thế giới ẩn sâu trong tri giác, kinh nghiệm đó Đó là lý do tại sao Husserl coi hiện tượng học như là một “khoa học chặt chẽ” Vì vậy, Husserl khẳng định rằng hiện tượng học không thể, không cần dựa vào bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các khoa học khác, mà hiện tượng học phải tự làm lấy công việc một mình, không chút bận tâm gì tới các khoa học kia

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Huy Chính (2/2002), “Về luận đề “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” của Descartes”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về luận đề “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” của Descartes”," Tạp chí triết học
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, R. Descartes (1995), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: R. Descartes
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, R. Descartes
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1995
3. David E.Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Lưu Văn Hy và nhóm Trí Tri dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trường phái triết học trên thế giới
Tác giả: David E.Cooper
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
4. Khuất Duy Dũng (2/2003), “Vấn đề tính chủ quan trong hiện tƣợng học Husserl”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tính chủ quan trong hiện tƣợng học Husserl”, "Tạp chí triết học
5. Nguyễn Tiến Dũng (4/1996), “Hiện tƣợng học: thực chất và ý nghĩa”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tƣợng học: thực chất và ý nghĩa”, "Tạp chí triết học
6. Nguyễn Tiến Dũng (1/1999), “Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại”, "Tạp chí triết học
7. Nguyễn Tiến Dũng (2/1999), “Những trắc nghiệm về văn hóa và con người phương Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trắc nghiệm về văn hóa và con người phương Tây hiện đại”, "Tạp chí triết học
8. Nguyễn Tiến Dũng (2/1998), “Khoa học hiện đại và triết học”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học hiện đại và triết học”, "Tạp chí triết học
9. Nguyễn Tiến Dũng (6/1999), “Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh - một trào lưu phi lý tính ở phương Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh - một trào lưu phi lý tính ở phương Tây hiện đại”, "Tạp chí triết học
10. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2005
11. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
12. Trần Thái Đỉnh (1968), Hiện tượng học là gì?, Thời mới xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng học là gì
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Năm: 1968
13. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Descartes
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
14. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Kant
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
15. Trần Thái Đỉnh (2003), Triết học hiện sinh, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2003
16. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, tập 3, Phạm Đình Cầu (dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Lưu Phóng Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
17. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI, triết học phương Tây hiện đại, Lê Khánh Trường (dịch), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI, triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Lưu Phóng Đồng
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2004
18. Albert Einstein (2005), Thế giới như tôi thấy, Nguyễn Vũ Hảo, Đinh Bá Anh và nhiều tác giả (dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới như tôi thấy
Tác giả: Albert Einstein
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2005
19. Dominique Folscheid (2003), Các triết thuyết lớn, Huyền Giang (dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triết thuyết lớn
Tác giả: Dominique Folscheid
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2003
20. Thomas L. Friedman (2007), Thế giới phẳng - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới phẳng - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21
Tác giả: Thomas L. Friedman
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w