Nguyên lý quy giản không phải là một phát minh của Husserl, nó từng đƣợc áp dụng ngay thời Hy Lạp cổ đại, và đặc biệt trong triết học thế kỷ XVIII, XIX. Trong hiện tƣợng học Husserl thì quy giản có một nghĩa mới và phong phú hơn lối quy giản truyền thống. Quy giản tức là loại trừ tất cả những gì đã đƣợc giả định trƣớc đó, chỉ còn lại cái gì làm đối tƣợng cho ý thức. Đó là quá trình dần “rút mình ra khỏi thái độ duy nhiên để tống tất cả về phía trƣớc, làm đối tƣợng cho ý thức” [15, tr. 173]. Thông qua quy giản, ý thức rút mình ra khỏi thế giới duy nhiên để nhằm một thế giới hiện tƣợng, rồi sau cùng ý thức rút mình ra khỏi ý hƣớng của nó để trở thành ý thức siêu nghiệm.
Mục đích của quy giản là:
Thứ nhất, tìm ra đầu mối, cơ sở đáng tin cậy, tức là đặt những tri thức mà ta có đƣợc một cách gián tiếp sang một bên, từ đó giúp ta sàng lọc bớt và chỉ để lại những thứ sẽ có thể là tri thức trực tiếp. Husserl gọi đó là không tỏ thái độ đối với những vật, những quan điểm mà ta không chắc chắn là nó có thực sự tồn tại, thực sự minh nhiên hay không; đặt những tri thức gián tiếp sang một bên và chỉ chú ý tới những tri thức trực tiếp.
Thứ hai, dùng để ngăn ngừa và không phải vận dụng lại tri thức gián tiếp trong quá trình phản tỉnh vấn đề, và phòng ngừa luận chứng tuần hoàn. Trong quá trình suy nghĩ vấn đề, chúng ta vẫn thích sử dụng một số cách nhìn nào đó để làm căn cứ. Thậm chí khi muốn chứng minh một quan điểm nào đó, chúng ta cũng có thể vô tình vận dẫn chính quan điểm đó làm căn cứ [Xem: 17, tr. 487].
Theo Husserl, có ba phƣơng cách quy giản: 1. Quy giản triết học: Buộc ta phải xét lại tất cả những học thuyết đã và đang tồn tại từ trƣớc đến nay; 2. Quy giản bản chất: Giúp ta tạm đặt thế giới hiện hữu “vào trong ngoặc” để chỉ quan tâm tới nó nhƣ một hiện tƣợng; 3. Cuối cùng là quy giản hiện tƣợng học: Nhờ đó ý thức đƣợc gỡ ra khỏi tất cả những gì không phải là ý thức thuần tuý,
lúc đó ý thức có thể thấy hết tất thảy mọi cái, thấy đƣợc toàn bộ thế giới vì mọi cái đều đã trở thành đối tƣợng.