Đối tƣợng nhận thức trong hiện tƣợng học Husserl

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 41)

Husserl bắt đầu những nghiên cứu của mình bằng cách nghi ngờ nền triết học trƣớc đó. Ông dùng khái niệm tâm thế tự nhiên để chỉ toàn bộ những luận điểm có sẵn, những thiên kiến, những định kiến (ý thức hàng ngày, dƣ luận, các luận điểm khoa học tự nhiên, các luận điểm triết học truyền thống, các tín điều tôn giáo, các định đề mang tính quyền uy…) đƣợc triết học trƣớc ông sử dụng làm tiền đề giải quyết những vấn đề triết học. Husserl đã phê phán những quan niệm trên của triết học truyền thống và đặt ra cho mình nhiệm vụ xây dựng hệ thống tri thức triết học phi tiền đề nhờ áp dụng phép quy giản hiện tƣợng học [Xem: 33, tr. 204].

Husserl đã phân biệt khái niệm “tâm thế tự nhiên” với “tâm thế hiện tƣợng học”. Tâm thế hiện tƣợng học chỉ những quan điểm phản tƣ mà từ đó chúng ta thực hiện sự phân tích đối với những khái niệm đã đƣợc sử dụng trong tâm thế tự nhiên. Khi bƣớc vào tâm thế hiện tƣợng học, chúng ta tạm gác lại những khái niệm, quyết đoán của tâm thế tự nhiên; điều này có nghĩa là chúng ta không nghi nghờ hay phủ định chúng mà chỉ là tạo ra một “khoảng cách” với chúng để xét đoán cấu trúc của chúng. Husserl gọi việc “tạm gác lại” này là “sự kiềm chế hiện tƣợng học”. Thực tế, trong đời sống ngƣời, chúng ta đều xuất phát từ “tâm thế tự nhiên”. Để đạt đƣợc “tâm thế hiện tƣợng học”, chúng ta không những phải “kiềm chế”, mà còn phải làm cho ý thức trở nên trong sạch, nghĩa là làm cho ý thức trút bỏ đƣợc nội dung đối tƣợng, chỉ còn lại những đặc tính vốn có của con ngƣời, trở thành “ý thức thuần túy” [Xem: 26, tr. 53]. Nhƣ vậy, việc phê phán “tâm thế tự nhiên ở Husserl có liên hệ mật thiết, gắn với mục đích chủ yếu của hiện tƣợng học là

“tìm ra cơ sở tuyệt đối, hiển nhiên, chân thực của toàn bộ tòa nhà tri thức nhân loại, trong đó có triết học” [31, tr. 209].

Husserl sử dụng nguyên tắc phi tiền đề để xây dựng một nền triết học

mới rõ ràng. Lịch sử tƣ tƣởng triết học trƣớc ông, nhất là thời trung cổ cho thấy triết học chịu ảnh hƣởng nhiều của tôn giáo với những hệ thống giáo lý giáo điều, triết học đƣợc coi là khoa học không đáng tin cậy. Husserl muốn xây dựng một nền triết học mới nhƣ là một khoa học có độ tin cậy cao nhất.

Husserl đã từng bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình từ toán học và lôgic học, song sau đó ông đã chuyển dần sang xây dựng một phƣơng pháp để thực hiện nguyện vọng làm cho triết học trở thành “khoa học đệ nhất”. Trong đó phải kể đến lý thuyết về nhận thức, mà một trong những khám phá quan trọng ở lĩnh vực này là phương pháp trực giác.

Khi luận chứng cho đối tƣợng và nhiệm vụ của môn khoa học mới, do chịu ảnh hƣởng của Kant, Husserl đã phân biệt giữa “vật nhƣ nó đƣợc đem lại cho ta” với “vật tự nó” (vật nhƣ tự thân nó tồn tại) và ông khẳng định chỉ miêu tả vật nhƣ nó đƣợc đem lại cho chúng ta mà thôi [Trích theo: 4, tr 41]. Vật nhƣ nó đƣợc đem lại cho chúng ta chỉ tồn tại trong ý thức. Theo Husserl, chúng ta cần phân biệt giữa cái thực tại với ý niệm, giữa bản thân đối tƣợng và nghĩa của nó với mỗi ngƣời [Xem: 53, tr. 369]. Ý thức không chỉ hƣớng ra bên ngoài mà còn hƣớng vào bên trong nên chúng ta cũng cần phân biệt các loại đối tƣợng khác nhau của ý thức gồm có đối tƣợng vật chất và đối tƣợng mang tính tƣ tƣởng - các điều kiện, các quan hệ, v.v. Ứng với mỗi dạng đối tƣợng này, theo Husserl nhận thức tự nó đã là sự dung hợp của hai khái niệm gián tiếp và khái niệm trực tiếp. Khái niệm gián tiếp chỉ nội dung mà nó dần có đƣợc trong quá trình xác định nghĩa của đối tƣợng, khái niệm trực tiếp hay trực giác chỉ nội dung chúng đƣợc lấp đầy ngay khi ý thức hƣớng vào đối tƣợng. Sự nhận thức các đối tƣợng tƣ tƣởng đƣợc thực hiện qua lời nói.

Husserl khẳng định con ngƣời có thể có khả năng trực giác trí tuệ với đối tƣợng thuộc dạng đó và theo ông, khả năng trực giác xuất hiện khi chúng ta nói rõ ràng về một đối tƣợng với tƣ cách hành vi quy định đặc trƣng nhất của nó. Còn với các đối tƣợng vật chất, chúng ta có thể hình dung chúng gián tiếp nhƣ là sự tồn tại với chúng ta [Xem: 4, tr. 42].

Husserl đã thực hiện sự phân tích các sự vật đối với ý thức của bản thân. Ông gọi sự miêu tả hiện tƣợng học về đối tƣợng là “sự phân tích đối tƣợng” mà thực chất, đó là sự mô tả đối tƣợng theo kiểu hiện tƣợng học, tức là sự phân tích nội dung đối tƣợng với tƣ cách nghĩa đƣợc đem lại cho mỗi chủ thể [Trích theo: 4, tr 42]. Khi tiến hành những miêu tả trên, chúng ta phải chỉ ra đƣợc cấu trúc bản chất của đối tƣợng trong chỉnh thể của nó, nhƣng không phải bằng cách khái quát hóa các trƣờng hợp đã trải qua, mà bằng cách “biến hình tự do” hay “biến hình tƣởng tƣợng” [Trích theo: 4, tr 43]. Về thực chất, đây là phƣơng pháp trực giác bản chất. Khác với cái biết do giác quan tác động vào ý thức, sự trực giác này cho ta thấu hiểu đƣợc bản chất của sự vật.

Với ý nghĩa này, hiện tƣợng học chính là sự trở về với chính vật, với bản chất cụ thể nhất của sự vật và bản chất ấy chính là hiện tượng. Hiện tƣợng học chính là khoa học về hiện tƣợng. Ở đây, chữ “hiện tƣợng” đƣợc Husserl dùng không phải theo nghĩa với “hiện tƣợng” trong cặp phạm trù “bản chất - hiện tƣợng”. Khác với quan điểm của Marx, hiện tƣợng là biểu hiện của bản chất, là hiện tƣợng chung, phổ quát của mọi sự vật hiện tƣợng. Husserl cho rằng hiện tƣợng này là hiện tƣợng của ý thức, đồng nhất với bản chất. Bản chất này là cái bản chất nằm ngay trong hiện tƣợng, hiện tƣợng hiện ra trong tƣ tƣởng thế nào thì đó chính là bản chất (eidos). Theo Husserl, đó là sự cảm nhận bằng trực giác. Sự trực giác này của bản chất không chỉ nhằm vào những đối tƣợng, mà còn nhằm vào những hình thức khác nhau của tính ý hướng.

Tính ý hƣớng trong hiện tƣợng học đƣợc Husserl dùng để chỉ tính đặc trƣng căn bản của ý thức, nghĩa là ý thức luôn là ý thức về một đối tượng nào đó. Khái niệm tính ý hƣớng trong hiện tƣợng học Husserl không cùng nhóm với các khái niệm nhƣ “thuộc về ý hƣớng”, “tồn tại nội bộ của ý hƣớng” mà Brentano đƣa vào tâm lý học. “Tồn tại nội bộ của ý hƣớng” đƣợc Brentano miêu tả dùng để chỉ tính quy định của bản chất tâm lý, khác với hiện tƣợng tâm lý.

Mặc dù lý luận về tính ý hƣớng của Husserl đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp thu phê phán lý luận tính ý hƣớng của Brentano, nhƣng Husserl vẫn phê bình lý luận tính ý hƣớng của Brentano mang màu sắc kinh nghiệm luận và chủ nghĩa tâm lý. Theo Husserl, Brentano dùng tính ý hƣớng để phân biệt sự khác nhau giữa hiện tƣợng tâm lý và hiện tƣợng vật lý chỉ đúng trong phạm vi tâm lý học truyền thống. Còn trong hiện tƣợng học thì sự phân biệt đó là không hợp lý. Trong lĩnh vực ý thức thuần tuý, bất cứ đối tƣợng, hiện tƣợng nào đều không thể tồn tại, tách rời khỏi ý thức, chúng đều là những sự vật đã đƣợc ý thức hƣớng vào, đƣợc ý thức thấy. Điều này cũng có nghĩa là: Ý thức không thể tách rời đối tƣợng mà chỉ có thể hƣớng về sự hiện hữu của đối tƣợng. Cho nên, với Husserl, chúng ta không thể phân biệt đâu là hiện tƣợng vật lý và đâu là hiện tƣợng tâm lý. Vì tất cả hoạt động đều là hoạt động ý thức [Xem: 22, tr. 129].

Tính ý hƣớng của Brentano vẫn rơi vào lập trƣờng nhị nguyên (nhị nguyên theo cách hiểu của triết học phƣơng Tây) vì Brentano tách rời giữa ý thức và đối tƣợng mặc dù Brentano có nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa ý thức và đối tƣợng. Theo Husserl, tính ý hƣớng thực ra là tính chỉ hƣớng nhƣng không có chỉ hƣớng, nó là tự chỉ, hoặc có thể nói "chỉ vào tự thân". Đối tƣợng không phải là một nội dung có sẵn mà là một hành vi chƣa thực hiện, còn chờ để thực hiện hoặc là một quan niệm phi thực tại. Theo Husserl, bản tính của ý thức không phải là nằm lỳ trong một thái độ hƣớng nội, bản tính của nó là hƣớng ra, tức là tự mở rộng ý thức. Cho nên, theo cách nói của

Husserl, ý thức bao giờ cũng là một ý hƣớng, ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì. Vì ý thức luôn hƣớng về đối tƣợng nào đó. Cho nên nếu không có đối tƣợng thì sẽ không có ý thức đƣợc. Chủ thể cần có thế giới, tức là ý thức cần có đối tƣợng. Tính ý hƣớng nói lên ý thức luôn liên hệ với đối tƣợng là bản thể của sự vật, ý thức là tính ý hƣớng bởi vì nó biến đổi tất cả những gì mà nó gặp thành những bản thể xuất hiện thành những hiện tƣợng đối với ý thức ý hƣớng [Xem: 22, tr.130].

Mặt khác, vì bản tính của nó là hƣớng ra nên bên trong ý thức không còn gì hết. Ý thức không phải là một cái kho chứa những hình ảnh và hoài niệm để mỗi khi chúng ta cần tìm về quá khứ, chúng ta chỉ việc nhìn vào trong ý thức thôi. Theo Husserl, khi nhìn thì đối tƣợng của tôi là một đối tƣợng thực sự hiện diện trƣớc tôi. Còn khi hoài niệm, hồi tƣởng là lúc ta nhìn một đối tƣợng đƣợc ta hiện diện hoá [Xem: 15, tr. 165].

Bản chất của ý thức là hƣớng ra nên hiện tƣợng học không thừa nhận có những sự vật trong tinh thần con ngƣời, không thừa nhận có những đối tƣợng ở trong ý thức, vì nói đối tƣợng mà nói chúng ở trong ý thức là mâu thuẫn. Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức. Nếu nhƣ ý thức phải là ý thức về một cái gì, không có ý thức thuần tuý, không đối tƣợng thì ngƣợc lại, cũng không thể có đối tƣợng mà lại không phải là đối tƣợng cho một ý thức nào. Đối tƣợng không thể cho một sự vật vì sự vật không có khả năng truy nhận và tri thức đối tƣợng. Ý thức phải là ý thức một đối tƣợng nhất định, một chủ thể, một nhân vị, không thể là ý thức phổ quát, tức ý thức vô ngã, ý thức phi nhân vị. Cho nên, đối tƣợng phải là đối tƣợng cho một ý thức nhất định, cụ thể. Ở đây, Husserl phê phán các quan điểm cho rằng chúng ta có thể hiểu đƣợc toàn bộ sự vật, hiểu đƣợc bản thể của đối tƣợng, coi đối tƣợng là bất biến khi đứng trƣớc những chủ thể khác nhau. Theo Husserl, con ngƣời có quan điểm và bị hạn chế vào những chỗ đứng nhất định, một “hệ

quy chiếu” nhất định. Chúng ta không thể đồng thời nhìn đối tƣợng theo nhiều quan điểm khác nhau cho nên chúng ta không thể thấu hiểu toàn bộ sự vật đó. Cái nhìn của chúng ta về thế giới chỉ là cái nhìn trắc diện. Cho nên ta chỉ biết về đối tƣợng tại một góc cạnh, một mặt nhất định, đó là khía cạnh mà ta tiếp xúc với vật, đối diện với vật [Xem: 15, tr. 168].

Theo Husserl, ý thức có tính ý hƣớng nên nó có khả năng thực hiện sự quy giản mà không đánh mất cái nó quy giản. Quy giản đặt ngoài phạm vi hiện hữu tự nhiên của đối tƣợng, biểu lộ đối tƣợng xem xét nhƣ là sự hƣớng tới đối tƣợng ấy. Và đó là hiện tƣợng học. Quy giản là sự biến đổi một cách cơ bản tất cả những dữ kiện đối diện với ý thức thành những hiện tƣợng đối với ý thức (ý thức có tính ý hƣớng), là sự biểu lộ những đặc trƣng bản chất của bản ngã (nền tảng căn bản và triệt để), là nguồn gốc của mọi ý nghĩa hay là tiềm năng cấu thành sự liên hệ ý hƣớng tính với đối tƣợng. Hiện tƣợng học nói tới một thế giới bên ngoài nhƣng không còn là nó nữa mà là một thế giới đi qua sự giản lƣợc, và do vậy đã đƣợc bao hàm trong ý thức hay trong sự tƣơng hỗ với ý thức. Sự tƣơng hỗ này là đặc trƣng nổi bật của tính ý hƣớng, biểu lộ sự tƣơng quan giữa ý thức với đối tƣợng của nó, không phải nhƣ là sự tƣơng quan giữa hai thực tại bên ngoài và độc lập. Chính vì thế mà Husserl khẳng định sự tƣơng hỗ ấy là cái làm cho thế giới bên ngoài đến với cái tôi nhƣ là chủ thể tri giác, không còn nhƣ thể chúng hiện hữu tự chúng, mà nhƣ thể chúng đƣợc cấu thành những ý nghĩa đối với ý thức. Cũng vì vậy mà ý nghĩa của thế giới đƣợc hiểu nhƣ ý nghĩa mà cái tôi ban tặng cho thế giới [Xem: 44, tr. 48].

Với lý luận về tính ý hƣớng, Husserl đã tiếp cận đến cách nhìn về sự không tách rời giữa chủ thể và khách thể, ý thức và đối tƣợng. Với cách tiếp cận này, ông đã nhìn nhận thế giới nhƣ một hệ thống không phân chia, trong

đó chủ thể là một phần tử cấu thành. Từ đó, hiện tƣợng học phản đối sự phân chia giữa cái tôi và thế giới, giữa chủ thể quan sát với đối tƣợng quan sát.

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)