luận hiện tƣợng học
1.4.1. Khái niệm hiện tượng học
Theo ý nghĩa của từ Hy Lạp, hiện tƣợng học chính là khoa học về các hiện tƣợng, là phenomenology gồm hai thành tố là phainomenon và logos, nhƣ là cái bày tỏ mình ra trong chính nó, từ chính nó.
Trƣớc hết là thành tố phainomenon, bản thân nó cũng gồm hai nguyên nghĩa: Một là chỉ cái khai mở; hai là chỉ cái biểu hiện, cái hiện tƣợng bề ngoài. Thành tố thứ hai logos chỉ lời nói, ngôn từ, ngôn thuyết, lôgic. Logos còn đƣợc giải thích nhƣ là lý trí, phán đoán, ý niệm, nền tảng, tƣơng quan theo nhƣ lịch sử
phát triển triết học sau này. Nhà triết học Aristotle quan niệm logos chứa hai chức năng là chứa đựng điều gì đó trong lời nói và làm sáng tỏ sự vật.
Theo nhƣ lịch sử xuất hiện của khái niệm này, hiện tƣợng học đƣợc Lambert - nhà triết học và khoa học tự nhiên ngƣời Đức lần đầu tiên sử dụng trong cuốn Bộ công cụ mới [Trích theo: 35, tr. 282]. Hiện tƣợng là để chỉ một trong các bộ phận của khoa học luận đại cƣơng - lý thuyết về cái thấy đƣợc. Dựa vào điều này Kant đã đề xuất ý tƣởng xây dựng hiện tƣợng học đại cƣơng nhƣ là bộ môn đứng trƣớc siêu hình học và thực hiện nhiệm vụ có tính phê phán. Kant đã bổ sung một nội dung mới mang ý nghĩa tích cực hơn nhƣ là công cụ chuyển hiện tƣợng và sự vận động thành kinh nghiệm. Khái niệm hiện tƣợng để chỉ những gì xuất hiện trong kinh nghiệm ý thức của con ngƣời. Hiện tƣợng là lĩnh vực mà ngƣời ta có thể nhận thức đƣợc. Tuy vậy, Kant vẫn chƣa xây dựng đƣợc học thuyết về hiện tƣợng một cách đầy đủ. Dù vậy, khái niệm hiện tƣợng của ông cũng góp phần to lớn vào thế giới lý luận nhận thức [Xem: 35, tr. 282].
Với Hegel, hiện tƣợng học lúc đầu đƣợc hiểu nhƣ là phần thứ nhất của triết học và nó phải trở thành nền tảng cho các môn khoa học còn lại nhƣ lôgic học, triết học tự nhiên và triết học tinh thần. Sau này, Hegel hiểu hiện tƣợng học chỉ là một bộ phận của triết học tinh thần. Trong triết học của ông, học thuyết hiện tƣợng còn đƣợc coi là hình thái học tinh thần. Hình thái học tinh thần có đặc trƣng lịch sử của nó. Nó mô tả quá trình chủ thể tinh thần tự mình chuyển hóa thành khách thể và đối lập với chính mình; sau lại bỏ sự chuyển hóa đó, để làm cho khách thể và chủ thể tự đồng nhất với nhau. Thế nên, hiện tƣợng học Hegel là học thuyết cho rằng, trong quá trình vận động biện chứng, tinh thần tự giới thiệu về chính mình, tự nhận thức về mình [Xem: 22, tr 48].
Còn theo Brentano, hiện tượng là kết quả có đƣợc nhờ quan sát đời
sống tâm lý. Ở nghĩa rộng, theo Brentano, “hiện tƣợng” là tất cả những gì có thể trở thành khách thể của sự xem xét khoa học. Đó chính là các hiện tƣợng tâm lý “bên trong” và các hiện tƣợng vật lý “bên ngoài”. Việc các hiện tƣợng tâm lý vốn có sự tồn tại đƣợc nhằm tới bên trong quyết định đến sự đa dạng đặc thù của chúng [Xem: 35, tr. 283].
Dựa trên quan điểm riêng trong quá trình nghiên cứu, mỗi nhà triết học đều đƣa ra những hiểu biết của mình về khái niệm hiện tƣợng học. Nhƣng những tƣ tƣởng hiện tƣợng học thời kì trên mới chỉ là manh nha. Chỉ sau khi có sự sáng tạo của Husserl, hiện tƣợng học mới thật sự đƣợc coi là một khoa học độc lập, có kết cấu chặt chẽ, có quan điểm và phƣơng pháp riêng biệt. Husserl muốn chủ tâm “xây dựng một khoa hiện tƣợng học để ghi nhận những biến thái muôn màu của thế giới; hiện tƣợng học của ông không dành ƣu tiên cho chủ thể nhƣ hiện tƣợng học về tinh thần của Hegel, nhƣng đặt đối tƣợng và chủ thể đồng hàng với nhau” [15, tr. 159]. Nói cách khác, theo hiện tƣợng học, ý nghĩa chỉ hiện ra khi chủ thể thực sự gặp đối tƣợng và cũng chính là lúc mà đối tƣợng đƣợc một ý thức truy nhận, cho nên ý nghĩa là thành quả cuộc đối thoại giữa tôi và thế giới, giữa chủ thể và đối tƣợng [Xem: 15, tr. 160].
Hiện tƣợng học đã chấm dứt thời kỳ ngây thơ của các triết gia và khoa học gia trƣớc đó. Hiện tƣợng học đƣợc coi là khoa học đặt nền cho tất cả các khoa học nhƣ tâm lý học, sử học, xã hội học. Từ phía các khoa học lý thuyết đã cho thấy các khoa học đều xây dựng trên cái nhìn của ta về thế giới: Thế giới không có tính chất tuyệt đối, ta không thể nhìn nó mãi theo một cách. Hai nhà toán học Lobatchewsky và Riemann đã tìm ra khoa hình học đa hƣớng, khác hẳn với khoa hình học ba chiều của Euclide mà con ngƣời đã tƣởng là duy nhất; Einstein, Heisenberg đã phát minh ra khoa vật lý tƣơng đối, khác
với khoa vật lý xác định của Newton mà chúng ta cũng tƣởng là duy nhất. Qua những điều trên, ta có thể khẳng định rằng: Các khoa học không phải là hiện tƣợng nguyên thủy, nhƣng hiện tƣợng học mới là khoa học đặt nền cho các khoa học vì hiện tƣợng học giúp ta nhận thấy ta đã thực sự nhìn thế giới theo quan điểm nào [Xem: 15, tr. 171].
Thông qua việc hiểu hiện tƣợng học Husserl, ta hiểu thêm ý nghĩa của
chữ hiện tượng. Hiện tƣợng ở đây không phải sự xuất hiện kiểu thần bí, hay
hiện tƣợng nhƣ kiểu bao bọc lấy bản thể tự nó ở Kant; hiện tƣợng ở Husserl có nghĩa là “chính sự vật xét nhƣ nó là đối tƣợng cho một ý thức, nên hiện tƣợng ở Husserl không che sự vật, nhƣng là chính sự vật theo chiều hƣớng tôi thấy nó” [15, tr. 172]. Về thực chất, hiện tƣợng học là học thuyết về ý thức thuần túy. Hiện tƣợng học chỉ một khoa học, một hệ thống của những quy phạm khoa học, trƣớc hết nó chỉ một phƣơng pháp và thái độ của nội tâm, của trực giác bản chất.
1.4.2. Nhiệm vụ của hiện tượng học Husserl
Husserl muốn xây dựng hiện tƣợng học nhƣ một triết học vì ông coi triết học là “khoa học thứ nhất”, là nền tảng của mọi khoa học. Triết học phải đi đến một căn bản chắc chắn, làm tiền đề cho tri thức con ngƣời, loại bỏ những điều siêu hình đã đƣợc xác lập sẵn, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào chƣa đƣợc khảo sát.
Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực chứng ra sức cổ vũ cho những kết quả khoa học đã đạt đƣợc; chủ nghĩa tâm lý, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm lan rộng khắp nơi; còn các trƣờng phái triết học khác đã đƣa ra nhiều sơ đồ lý thuyết nên Husserl thấy cần phải có một triết học thực sự khoa học. Không phải sự thúc đẩy triết học nảy sinh từ những triết học mà từ sự vật và từ những vấn đề, muốn vậy, phải đặt các triết học đó ra ngoài một cách duy lý, một cách khoa học. Theo Husserl, chúng ta phải tin vào tri giác, tin vào lý trí cũng nhƣ tin vào một đức tin
vậy. Đó là việc tìm ra một cách độc lập nghi đề của mình để thực hiện và từ đó đề ra một phƣơng pháp đặc thù để cuối cùng đạt đƣợc những chuẩn mực thuần túy của lý trí. Đó là hiện tƣợng học, một bộ môn khoa học xuất phát từ tầng sâu thẳm của sự rõ ràng đã có đƣợc để khám phá ra những triển vọng của sự phát triển con ngƣời nhằm đƣa lại một bộ mặt trung thực cho hiện tƣợng học.
“Hiện tƣợng học là khoa học nghiên cứu về những bản chất và đối với khoa học này thì tất cả mọi vấn đề đều quy về việc xác định những bản chất” [Dẫn theo: 12, tr. 16].
Vậy bản chất theo quan niệm của các nhà hiện tƣợng học là gì? Husserl và các nhà hiện tƣợng học phủ nhận quan điểm coi bản chất nhƣ một cái gì đó bất biến, vĩnh hằng nhƣ trong triết học truyền thống và cho rằng quan điểm nhƣ vậy là phản khoa học. Bản chất, theo quan niệm của Husserl, là quan niệm mà ta có đƣợc do kinh nghiệm sống của ta. Họ cho rằng thế giới luôn biến đổi và tiến hoá. Và vì thế, tri thức của ta về thế giới, về vạn vật cũng sẽ không ngừng biến đổi. Những quan niệm của ta không phải là những ý tƣởng tự thân ta, những “ý niệm” trong triết học Plato. Quan niệm của ta chỉ là những kinh nghiệm trong thế giới của ta. Tức là tri thức của ta có đƣợc về sự vật, về thế giới là bắt nguồn từ sinh hoạt trong thế giới này. Chính vì thế, bản chất mà hiện tƣợng học có đƣợc là bản chất cụ thể. Nói là cụ thể vì kinh nghiệm của ta chỉ cho ta biết về sự vật, về thế giới tại chính thời điểm ta gặp gỡ thế giới, ở ngay góc độ ta tiếp xúc với thế giới.
Nhƣng kinh nghiệm của hiện tƣợng học không đƣợc hiểu nhƣ kinh nghiệm trong cách hiểu thông thƣờng. Kinh nghiệm sống mà hiện tƣợng học nói ở đây là một loại kinh nghiệm tức thời, kinh nghiệm nguyên sơ, chƣa bị khúc xạ bởi nhận thức của con ngƣời. Kinh nghiệm sống, do đó, khác với kinh nghiệm thông thƣờng theo những quan điểm truyền thống. Kinh nghiệm thông thƣờng có ba nguyên lý sau:
- Nguyên lý đồng nhất, tức các kinh nghiệm giống nhau.
- Nguyên lý về trật tự trƣớc, sau trong không gian và thời gian. - Nguyên lý đơn nhất.
Kinh nghiệm của hiện tƣợng học không có những nguyên lý trên. Thứ nhất, không thể có một đồng nhất nơi kinh nghiệm sống. Mỗi kinh nghiệm là một kinh nghiệm duy nhất, không thể lặp lại, và cũng không thể phổ quát hoá. Thứ hai, kinh nghiệm sống không theo một trật tự nhất định nào, tức là nó không nằm trong mối quan hệ với thời gian và không gian. Thứ ba, ta không thể giản lƣợc kinh nghiệm vào một đơn vị, hay một phạm trù; nói cách khác, ta không thể đánh giá, cũng nhƣ so sánh chúng đƣợc. Chính vì thế, chỉ khi tham gia vào kinh nghiệm sống đó, tức đã trải nghiệm thì mới có thể hiểu đƣợc kinh nghiệm sống đó.
Kinh nghiệm chính là những gì ta có đƣợc khi mà ta chƣa có bất kỳ một ý thức nào về hành động của ta, tức là khi ta chƣa phản tỉnh về hành động của mình. Hành động chƣa phản tỉnh đó của ta chính là sinh hoạt trong thế giới này của ta. Husserl cho rằng khi mà ta đã phản tỉnh về hành động của mình thì chúng ta đã rút mình ra khỏi sinh hoạt trong thế giới của ta. Vì sao vậy? Bởi vì khi phản tỉnh, ý thức của ta về hành động của ta không còn là vô tƣ, là ngây thơ nữa. Lúc đó ta có cảm giác nhƣ ta hành động không phải cho chính bản thân ta nữa, mà dƣờng nhƣ có một lực lƣợng tinh thần nào đó buộc ta phải hành động nhƣ vậy. Nhƣ vậy, phản tỉnh chỉ đến sau khi chúng ra thực hiện hành động của mình. Phản tỉnh tức là phản tỉnh về một quãng đời đã sống, về một hành động đã làm. Cho nên Merleau Ponty mới quả quyết “phản tỉnh là phản tỉnh về cái chƣa phản tỉnh” [Trích theo: 12, tr. 120].
Từ đó, hiện tƣợng học phân biệt hai hình thái của ý thức: ý thức chƣa phản tỉnh và ý thức phản tỉnh. Ý thức chƣa phản tỉnh còn gọi là ý thức sinh hoạt, nó hƣớng tới thế giới sinh hoạt của ta. Còn ý thức phản tỉnh lại nhằm vào
hành động đã hoàn thành của ta. Trong sinh hoạt của ta, các hoạt động sau đều tiếp nối, xuất phát từ hành động trƣớc đó. Nó nhằm bổ sung, hoàn thiện hành động trƣớc đó. Nhƣ vậy, hành động đến trƣớc, tự nó là hành động chƣa phản tỉnh, còn hành động sau, khi mục đích của nó là hoàn thiện hơn nữa hành động trƣớc, lại là một hành động phản tỉnh cho hành động trƣớc. Nhƣng chính hành động sau, khi xem mục đích phản tỉnh là đối tƣợng của nó thì nó lại trở thành hành động chƣa phản tỉnh. Và cứ nhƣ thế, hành động sau nữa nhằm phản tỉnh cho hành động trƣớc nó. Đó chính là sự phản tỉnh liên tục.
Hiện tƣợng học coi ý thức chƣa phản tỉnh là sự gặp gỡ đầu tiên giữa ta và thế giới đó chính là ý thức tri giác. Và kinh nghiệm chính là cái mà ta thu đƣợc từ sau gặp gỡ đầu tiên này. Tóm lại, theo Husserl thì ý thức chƣa phản tỉnh, tri giác và kinh nghiệm là đồng nhất với nhau.
Nỗ lực của hiện tƣợng học chính là tìm ra một quy chế triết lý cho sự gặp gỡ ngây thơ này. Hay nói cách khác, hiện tƣợng học nghiên cứu về sự hình thành đối tƣợng (sự vật, thế giới) mà ta có kinh nghiệm sống. Trong khi đó các khoa học khác đặc biệt là các khoa học thực nghiệm, chỉ dựa vào đối tƣợng của tri giác để xây dựng hệ thống tri thức của chúng. Họ cũng nói về đối tƣợng, về những sự vật trong thế giới, nhƣng các khoa học này lại không làm sao biết đƣợc bằng cách nào con ngƣời có những đối tƣợng đó, thế giới đối tƣợng đƣợc hình thành nhƣ thế nào, làm sao tri giác của ta lại có đƣợc nhƣ vậy. Các khoa học này coi tri giác, kinh nghiệm nhƣ một tiền đề mà không bàn sâu thêm đằng sau tri giác, kinh nghiệm đó là gì. Chỉ có hiện tƣợng học mới giúp ta khám phá đƣợc thế giới ẩn sâu trong tri giác, kinh nghiệm đó. Đó là lý do tại sao Husserl coi hiện tƣợng học nhƣ là một “khoa học chặt chẽ”. Vì vậy, Husserl khẳng định rằng hiện tƣợng học không thể, không cần dựa vào bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các khoa học khác, mà hiện tƣợng học phải tự làm lấy công việc một mình, không chút bận tâm gì tới các khoa học kia.
Nhƣ vậy bản chất của sự vật, của thế giới chính là những gì mà kinh nghiệm sống của ta có đƣợc, bản chất là những bản tƣờng trình về kinh nghiệm sống của ta. Chính ý thức chƣa phản tỉnh của ta, tri giác của ta đã làm xuất hiện thế giới cho mỗi chúng ta. Thế giới đó chỉ xuất hiện khi mà ý thức của ta gặp gỡ đƣợc với nó. Thế giới mà hiện thực nói tới ở đây không phải là thế giới tự nhiên, thế giới khách quan trong triết học Mác - Lênin (mặc dù hiện tƣợng học vẫn thừa nhận có một thế giới tiền thế giới tồn tại trƣớc khi ý
thức chúng ta xuất hiện. Nhƣng thế giới đó không phải là thế giới vật chất quyết định thế giới tinh thần, ý thức của ta). Khi ta đối mặt với thế giới thì tri giác, ý thức của ta nhìn thế giới nhƣ thế nào thì nó là nhƣ thế. Bản chất của nó chính là kinh nghiệm sống, là tri giác của ta.
1.4.3. Vai trò của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
Hiện tƣợng học đƣợc coi là cơ sở của các môn khoa học cụ thể, là môn triết học khoa học, trong đó nội dung trung tâm của nó chính là nhận thức luận. Nhận thức luận là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong hiện tƣợng học Husserl. Ông có cách tiếp cận độc đáo đối với nó.
Nhận thức luận trong hiện tƣợng học Husserl chú trọng nhiều đến nghiên cứu phƣơng thức nhận thức, nghiên cứu khả năng của nhận thức. Nhận thức đƣợc hiểu nhƣ những hình thức trí năng của con ngƣời, đƣợc thể hiện cụ thể trong các bƣớc khác nhau của phƣơng pháp hiện tƣợng học. Husserl đã trình bày cụ thể phƣơng pháp hiện tƣợng học này trong nhiều tác phẩm nghiên cứu và các bài giảng của mình nhƣ: Nghiên cứu lôgic hay Những tư tưởng của hiện tượng học.
Phƣơng pháp hiện tƣợng học theo Husserl thực chất là phƣơng pháp phê phán nhận thức. Phê phán nhận thức để đạt tới nhận thức chân thực, nhận thức tinh túy. Theo tác giả của nó, quá trình nhận thức phải đề cập đƣợc ba vấn đề lớn. Một là, xác định đối tƣợng của quá trình nhận thức. Đây là đối
tƣợng độc lập với ý thức, tồn tại tự nó hay bản thân đối tƣợng cũng thuộc về ý