học Husserl
Nhận thức luận trong hiện tƣợng học Husserl có đặc điểm khác với nhận thức luận truyền thống. Xuất phát điểm căn bản của sự khác biệt ấy là Husserl đã xây dựng một hệ khách - chủ thể nhận thức mới, sống động so với tƣ tƣởng triết học trƣớc đó. Sự phát triển của khoa học và siêu hình học thế kỷ XIX đã đƣa đến quan niệm cho rằng, để nhận thức đƣợc cách thức đƣa đến các tri thức khoa học nói chung, tƣ duy cần phải đem đối lập mình với thế giới xung quanh. Cái Tôi đang nhận thức sẽ tự tách mình ra khỏi thế giới, bên ngoài nó. Nhận thức chỉ đƣợc coi là có tính khoa học, khi cái tôi đặt mình vào địa vị của chủ thể và đem thế giới biến thành khách thể và đứng đối lập với chính mình. Với lối tƣ duy trên, nó đã xem thế giới không còn diễn ra nhƣ nó nữa. Mục đích chinh phục thế giới đã khiến các nhà khoa học cận đại giả định coi mình là chủ thể còn thế giới là khách thể. Hệ chuẩn này chỉ tồn tại trong tƣ duy và thế giới đƣợc hiện ra nhƣ là cái cần đƣợc nhận thức chứ không phải cần để cải tạo về phƣơng diện thực tiễn. Chủ thể của nhận thức bị giới hạn trong những điền kiện cụ thể của xã hội, trong khuôn khổ của hệ chuẩn khoa học tự nhiên. Đó là hạn chế chung của siêu hình học và nhận thức luận truyền thống mà Husserl phê phán gay gắt. Ông đã xây dựng lý luận riêng để khắc phục hạn chế này.
Đối lập với quan niệm nhận thức luận truyền thống, Husserl cho rằng khách thể của nhận thức không tồn tại khách quan mà tồn tại trong ý thức chủ quan của con ngƣời. Khách thể nhận thức là đối tƣợng ý hƣớng đƣợc hành vi ý hƣớng của ý thức mang đến nghĩa (Sinn); hay nói khác đi, nó đƣợc hình thành trong mối quan hệ giữa ý thức và cái mà tôi ý thức. Khách thể nhận
thức là tất cả những hiện tƣợng, đặc tính xảy ra xung quanh một cá nhân riêng biệt trong mối liên hệ trực tiếp với ngƣời đó, mà đƣợc cá nhân đó quan tâm, biết đến. Những sự kiện này liên quan trực tiếp đến cá nhân đó trong chính cuộc sống. Nhƣng chúng không phải là yếu tố có vai trò tiên quyết đến suy nghĩ cuộc sống của con ngƣời. Chúng chỉ đƣợc coi nhƣ là nguyên cớ để chính bản thân con ngƣời suy tƣ về chính mình, đồng thời thông qua đó con ngƣời thể hiện tâm tƣ, cá tính riêng của mình. Chúng là những khách thể mà giá trị, ý nghĩa của chúng đƣợc chủ thể ngƣời hay cái tôi mang đến. Chính vì vậy, hiện tƣợng học Husserl không phải là lý luận phản ánh mà là lý thuyết về sự liên kết giữa nhũng hiện tƣợng khách quan với một cá nhân riêng biệt với tƣ cách là trung tâm của tính ý hƣớng, có thể ban phát ý nghĩa. Điều đó thể hiện thông qua hoạt động của tính ý hƣớng, tức là tính chủ ý có định hƣớng xuất phát từ ý thức cá nhân đó với trạng thái chủ quan của chính cái tôi.
Theo Husserl, chủ thể nhận thức gắn với hành vi ý thức, với hoạt động của tƣ duy. Chủ thể nhận thức luôn chủ động và không ngừng hoạt động. Nó đƣợc xem nhƣ nền tảng cơ bản của quá trình nhận thức. Chủ thể nhận thức chỉ một cá nhân cụ thể nằm trong mối quan hệ gắn liền với khách thể nhận thức, làm cho hoạt động của khách thể nhận thức có ý nghĩa hơn. Chủ thể vừa suy tƣ về khách thể theo tâm tƣ của chính mình, vừa suy tƣ về chính bản thân mình. Nhƣng cho dù chủ thể có suy tƣ về khách thể hay về chính bản mình, thì nó vẫn là suy tƣ về cái tôi. Hiện tƣợng học Husserl cũng chỉ ra rằng: Cái nhìn của chủ thể đối với sự vật là cái nhìn có ý hƣớng nên chủ thể chỉ thấy phƣơng diện của sự vật mà nó nhắm tới. Khách thể nhận thức là cái tự biểu hiện ra bằng nhiều cách khác nhau nên với mỗi cái nhìn chủ thể chỉ khám phá ra nơi mà sự vật đối diện, mà khi thay đổi cách nhìn chủ thể lại càng khám phá thêm nhiều điều mới mẻ. Chủ thể nhận thức đem ý nghĩa đến đối tƣợng cụ thể của một sự vật nên ý thức đó là cụ thể, của một chủ thể xác định. Nhƣ đã
nói ở trên, với tƣ cách là cơ cấu của ý thức, trong các hành vi ý thức của mình, chủ thể nhận thức có chức năng đem lại ý nghĩa cho khách thể qua nhiều cách nhƣ “sự chú ý đến đối tƣợng”, “sự nắm lấy của đối tƣợng”. Điều này thể hiện qua quá trình quy giản hiện tƣợng học của Husserl. Nó cho phép chủ thể đặt khách thể tạm thời vào “trong ngoặc” để có thể tƣ duy theo suy nghĩ riêng, theo bản chất riêng có của chính mình. Nói khác đi, ý nghĩa của việc giản lƣợc hiện tƣợng học nằm ở chỗ chủ thể đạt đƣợc trạng thái hiện tƣợng về mặt bản thể.
Từ cách phân tích trên, theo Husserl, chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức là không tách rời nhau. Mối liên hệ này đƣợc Husserl và các nhà hiện tƣợng học gọi là tƣơng hỗ giữa noèse (sở tri) và noème (năng tri). Xuất phát nguyên lý của hiện tƣợng học về ý thức là ý thức cái gì, đối tƣợng là đối tƣợng cho một ý thức ý hƣớng, nên giữa sở tri và năng tri có mối tƣơng quan mật thiết. Vì thế, sự bao hàm giữa chủ thể (noèse ) và đối tƣợng (noème ) trong hiện tƣợng học không phải trong thực tại mà chính là tính ý hƣớng ý thức. Tính chất tƣơng hệ này giữa ý thức và đối tƣợng thể tính còn đƣợc Husserl gọi là “hiện tƣợng tính, tức là hiện tƣợng chỉ có khi có cả hai, ý thức và đối tƣợng đối diện nhau” [15, tr. 170].
Giữa ý thức và đối tƣợng thể tính không còn nhƣ là tự chúng hiện hữu, mà nhƣ là chúng đƣợc “cấu thành” những ý nghĩa của ý thức ý hƣớng. Nhờ đó, con ngƣời mới nhận biết đƣợc sự vật về mặt ý nghĩa và có đƣợc nền tảng căn bản, vững chãi về mặt khoa học và triết học. Cho nên, vấn đề không phải là tìm chân lý ở khách thể hay chủ thể, mà là triển khai ý hƣớng chủ thể nhắm tới khách thể. Chân lý là ý nghĩa chủ thể gán cho khi tiếp xúc với sự vật. Điều này đƣợc thể hiện qua sự phân tích ở trên về ý hƣớng tính và sự mô tả quá trình quy giản hiện tƣợng học của ông dƣới đây.