Lập trƣờng nhận thức trong hiện tƣợng học Husserl

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 62)

2.5.1. Cái tôi như một khởi nguyên tuyệt đối

Husserl phê phán những ngƣời theo chủ nghĩa duy nhiên, coi con ngƣời nhƣ là một sản phẩm của tự nhiên. Các nhà duy nhiên cho rằng con ngƣời chính là điểm hội tụ của môi trƣờng vật lý, sinh lý và khung cảnh văn hoá, lịch sử. Họ phủ nhận tính chủ thể của con ngƣời, và chỉ lấy những biến cố vật lý cũng nhƣ những biến thái của thần kinh và bắp thịt để giải nghĩa sinh hoạt tâm linh của ta.

Hiện tƣợng học nhấn mạnh vai trò chủ động của con ngƣời, coi con ngƣời là một chủ thể chứ không phải là một vật thể nhƣ các vật thể khác. Merleau Ponty khẳng định rằng: “Tôi là nguồn mạch tuyệt đối, hiện sinh của tôi không do tiền nhân tôi, và cũng không do những khung cảnh vật lý xã hội” [Trích theo: 12, tr. 40].

Nếu chỉ dựa vào những sơ sở vật lý, tự nhiên và lịch sử, văn hoá để giải thích cái bản chất của tôi thì chƣa đủ. Bản chất của tôi, tồn tại của tôi là một “hiện hữu tự do”. Và chỉ mình con ngƣời mới có đƣợc bản chất tự do này. Môi trƣờng vật lý và khung cảnh văn hoá không những không thể giải nghĩa đƣợc hiện sinh của tôi mà ngƣợc lại, chính nhờ sự hiện sinh của tôi mới khẳng định, “ban phát” sự hiện hữu cho thế giới này. Chỉ khi tôi dựa vào sự hiện sinh của tôi thì truyền thống và khung cảnh văn hoá này mới thực sự có ý nghĩa cho tôi, mới đƣợc coi là hiện hữu cho tôi.

Bên cạnh đó, hiện tƣợng học còn cho rằng tri thức mà ta có đƣợc về vạn vật không phải là do sự phản ánh của thế giới vào bộ não của chúng ta và đƣợc “khúc xạ” ở trong đó. Bởi vì tâm trí của chúng ta không đƣợc cấu tạo để in giữ những gì là của vạn vật, của thế giới. Nó cũng không phải là do khoa học mang

lại cho ta. Ngƣợc lại, khoa học còn xem ta nhƣ đã có tri thức về vạn vật, đã biết vạn vật là gì rồi, tức là đã có tri thức về vạn vật. Cho nên nếu không có tri giác, không có kinh nghiệm sống thì khoa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì hết. Bởi vậy tri giác, tức sinh hoạt tại thế của ta là nguyên nhân đầu tiên của mọi tri thức của ta về thế giới, về thế giới tự nhiên cũng nhƣ thế giới khoa học.

Tất cả các tri thức của ta, ngay cả những tri thức đơn sơ nhất, đều do kinh nghiệm sống của ta mà có đƣợc. Việc khoa học coi con ngƣời hiện sinh nhƣ là sự kết tinh của các yếu tố tự nhiên, sinh lý, lịch sử chỉ là một điều ngụy tín. Bởi vì “khoa học là sự diễn tả lại lần thứ hai cái kinh nghiệm sống, tức tri giác của ta” [12, tr. 39]. Nó không bao giờ có đƣợc những ý nghĩa chân thực, hình ảnh chân thực, toàn vẹn về thế giới kinh nghiệm sống của ta. Lẽ đó, thế giới khoa học chỉ có thể đƣợc xây dựng trên cái kinh nghiệm sống của ta. Trong hoạt động của mình, khoa học chỉ lấy các đối tƣợng của tri giác, kinh nghiệm sống rồi kiểm tra chúng và chọn lọc những gì mà họ cho là tuân theo những quy luật nào đó. Cho nên sẽ là sai lầm vào ảo tƣởng nếu ai đó có ý định sử dụng khoa học nhƣ là một công cụ để tìm hiểu bản chất của con ngƣời, cũng nhƣ tìm hiểu thế giới mà con ngƣời đã trải nghiệm.

Vấn đề đó chỉ có thể đƣợc giải quyết thông qua hiện tƣợng học. Chỉ có hiện tƣợng học mới đƣa chúng ta trở về đƣợc với thế giới mà ta đã trải qua trong hiện hữu tại thế của ta, thế giới chƣa phản tỉnh của ta.

2.5.2. Thế giới đã có trước khi ta phản tỉnh

Hiện tƣợng học phê phán quan điểm coi thế giới nhƣ là một cái gì bất biến, vĩnh hằng. Các nhà hiện tƣợng học khẳng định thế giới này luôn biến đổi. Mặt khác, thế giới kinh nghiệm sống của chúng ta lại không giống nhau ở mỗi ngƣời. Mỗi ngƣời chúng ta chỉ biết có kinh nghiệm sống của mình: Đó là thế giới và cũng là thế giới xuất hiện trong ý thức của ta mỗi khi ta giao tiếp với ngƣời khác. Ý thức, theo cách hiểu của hiện tƣợng học, không đồng nghĩa

với ý thức trong triết học truyền thống. Ý thức mà các nhà hiện tƣợng học nói tới ở đây là ý thức sinh hoạt, ý thức chƣa phản tỉnh, và ý thức đó là mục tiêu nghiên cứu của hiện tƣợng học. Trong khi đó, triết học truyền thống coi ý thức nhƣ là ý thức phản tỉnh, họ không biết tới một ý thức sinh hoạt của hiện tƣợng học cũng nhƣ của triết học hiện sinh về sau đó. Tức là không biết đến tri giác sinh hoạt tại thế của con ngƣời.

Với Descartes, những đối tƣợng của tri thức là những ý tƣởng rõ ràng, minh nhiên, chúng không do kinh nghiệm sống của ta có đƣợc, chúng là do Thƣợng Đế đặt vào trong tâm trí ta từ khi lọt lòng mẹ, cho nên chúng đƣợc gọi là những “ý tƣởng bẩm sinh”. Nói cách khác, đối tƣợng của tri thức trong triết học của Descartes không phải là những sự vật trong thế giới mà là những ý tƣởng. Còn với Kant thì tƣ tƣởng để trở thành tri thức phải bao gồm cả trực quan cảm tính. Tuy nhiên, Kant lại đặt các khái niệm, phạm trù thuần tuý lên trƣớc tri thức, coi tri thức của ta chỉ là việc tìm lại nội dung các khái niệm, phạm trù đó.

Cả Descartes và Kant đều cho rằng tri thức của ta chỉ là sự trở về với những quan niệm thuần tuý, những quan niệm có trƣớc khi ta tri giác, tức là trƣớc khi ta có kinh nghiệm sống. Husserl phê phán quan điểm đó và cho rằng nhƣ vậy thì tƣơng quan giữa chủ thể và đối tƣợng không phải là song phƣơng. Họ đã có xu hƣớng duy tâm (chủ quan) khi cho rằng quyết định về kinh nghiệm tại thế có trƣớc khi ta có kinh nghiệm tại thế, trƣớc khi ta gặp thế giới, gặp đối tƣợng. Tức là họ đã tạo ra những điều họ nói về kinh nghiệm sống chứ họ không chú ý đến quan sát kinh nghiệm sống. Cái mà họ nói tới (tri thức) chỉ là một bản tái thiết về thế giới. Hiện tƣợng học khẳng định kinh nghiệm sống, tức tri giác là chỗ nguyên khởi của tri thức mà ta có về sự vật. Tức là chỗ phát sinh một hình thái sinh hoạt của chủ thể, đồng thời đó cũng là chỗ phát sinh cái hình ảnh mà tôi có về sự vật. Husserl quả quyết rằng ý thức của ta không tạo nên hình ảnh của thế giới, nhƣng nó đã sống cái hình ảnh đó

theo cách chƣa phản tỉnh. Vì thế khi phản tỉnh, nghĩa là khi coi thế giới là đối tƣợng khách quan thì thế giới đã đƣợc hình thành ở đấy từ bao giờ.

2.5.3. Viễn cảnh cái tôi như một tồn tại trong thế giới

Hiện tƣợng học chủ trƣơng con ngƣời là một tồn tại trong thế giới, nghĩa là không có tâm linh và cũng không có tinh thần con ngƣời nếu không có sinh hoạt tại thế của con ngƣời. Sinh hoạt tại thế chính là sinh hoạt của chúng ta tại thế giới này. Đó là sinh hoạt chƣa phản tỉnh của ta.

Hiện tƣợng học cho rằng con ngƣời (chủ thể của sinh hoạt trong thế giới) cũng là sinh hoạt chƣa phản tỉnh, là tồn tại trong thế giới (Heidegger). Mỗi con ngƣời chúng ta chỉ là ngƣời theo mức chúng ta là những chủ thể sinh hoạt trong thế giới. Tính cách của mỗi chúng ta là kết tinh những hành vi trong sinh hoạt của mỗi ngƣời. Nhƣ vậy, kinh nghiệm sống, sinh hoạt trong thế giới là nguồn phát sinh chủ thể tính cách của con ngƣời (tức là sinh hoạt lao động hình thành nên nhân cách của mỗi ngƣời).

Lập trƣờng này là cơ sở cho luận điểm: “Với con ngƣời, tồn tại có trƣớc bản chất” của chủ nghĩa hiện sinh sau này.

Từ đó, hiện tƣợng học đi đến khẳng định chân lý là cái ta đã có kinh nghiệm sống; tức là sinh hoạt chƣa phản tỉnh của ta. Chân lý không phải là cái hợp lý theo quan điểm thông thƣờng. Chân lý chính là hình ảnh sinh hoạt trong thế giới.

2.6. Đánh giá chung về nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

2.6.1. Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Thực chất hiện tƣợng học Husserl là học thuyết về ý thức thuần túy. Trƣớc hết, Husserl đã cố gắng trong việc nghiên cứu để đạt tới chỉnh thể toàn vẹn trong bản thân ý thức con ngƣời, bằng cách chỉ ra các cấp độ, các tầng lớp nhận thức trong đó. Chúng không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân con ngƣời, vào ý chí, mong muốn của con ngƣời. Husserl khẳng định bản thân ý

thức là cơ sở đích thực duy nhất không chỉ với nhận thức mà còn với cả toàn bộ cuốc sống. Ăngghen viết: “Khi ta hiểu “ý thức”, “tƣ duy” theo kiểu hoàn toàn tự nhiên chủ nghĩa, coi đó là một cái gì có sẵn, đối lập từ lâu với tồn tại, với giới tự nhiên thì kết quả bao giờ cũng sẽ là nhƣ vậy. Khi đó ngƣời ta ắt phải hết sức ngạc nhiên khi thấy ý thức và giới tự nhiên, tƣ duy và tồn tại, những quy luật của tƣ duy và những quy luật của giới tự nhiên, phù hợp với nhau đến thế. Nhƣng sau đó, nếu ngƣời ta đặt câu hỏi tƣ duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì ngƣời ta sẽ thấy chúng là sản vật của bộ óc con ngƣời và bản thân con ngƣời, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trƣờng nhất định và cùng với môi trƣờng đó. Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của bộ óc con ngƣời - quy đến cùng là những sản vật của giới tự nhiên - không mâu thuẫn mà lại còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự nhiên” [41, tr. 55].

Thứ hai, ảnh hƣởng của hiện tƣợng học đối với các ngành khoa học khác trƣớc hết là ở phƣơng pháp của nó. Hiện tƣợng học đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan trọng nhất, khó khăn nhất của triết học là nhận thức. Vì vậy, cả cuộc đời Husserl là quá trình say mê nghiên cứu với mong muốn đƣa “triết học là một khoa học đệ nhất”, triết học trở thành “một khoa học chính chặt chẽ”.

Với khát vọng thay đổi nền triết học cũ trƣớc đó, Husserl muốn triết học hoá toán học, muốn biến triết học thành môn khoa học chung không phải bàn cãi tranh luận. Suốt chiều dài lịch sử triết học đã trải qua, có rất nhiều quan điểm, tƣ tƣởng của các triết gia khác nhau; các quan điểm, tƣ tƣởng này đều dựa trên lập trƣờng, vị trí chỗ đứng riêng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng đều bị ảnh hƣởng bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố khách quan thời đó. Hiện tƣợng học Husserl so với những tƣ tƣởng triết gia trƣớc đó là một bức phá trong nhận thức. Ông muốn loại trừ, bỏ đi tất cả những ảnh

hƣởng thành kiến của các giai cấp, đảng phái. Ông muốn xây dựng toà nhà triết học chung phổ biến cho nhân loại, sử dụng nguyên tắc phi tiền đề.

Thứ ba, hiện tƣợng học Husserl là quá trình quy giản, tạm gác lại mọi thành kiến về thế giới, về các học thuyết trƣớc đó và về chính bản thân con ngƣời. Husserl đã xây dựng một học thuyết chặt chẽ, tiếp thu những giá trị tƣ tƣởng của Descartes, Kant là đặt niềm tin vào cái hiển nhiên, chủ thể tiên nghiệm. Nhƣng khác với Descartes, Husserl không đồng nhất cái tôi tƣ duy với cái tôi tồn tại, khác với Kant chỉ dừng lại ở việc quy giản quá trình nhận thức về cấu trúc tiên nghiệm. Tƣ tƣởng của Husserl đã vƣơn xa hơn rất nhiều, ông khẳng định cấu trúc bản chất là cái đọng lại sau quá trình quy giản. Hiện tƣợng trong hiện tƣợng học Husserl là cái đồng nhất với bản chất. Cho nên năng lực nhận thức của con ngƣời là mang tính phổ quát, mang tính liên chủ thể của nhân loại.

Thứ tƣ, chủ thể nhận thức của Husserl cảm nhận thế giới bằng năng lực trực giác tiến xa so với Kant ở năng lực giác tính. Ở điểm này, tƣ tƣởng của ông gần gũi với tƣ tƣởng Phật học phƣơng Đông. Quá trình nhận thức của con ngƣời là quá trình tự cảm nhận, tự ý thức năng lực nội tại trực tiếp bên trong của chính mình.

2.6.2. Hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Xét trên lập trƣờng chủ nghĩa Mác, bên cạnh những giá trị trên, nhận thức luận trong hiện tƣợng học Husserl còn một số khiếm khuyết. Đầu tiên, đó là tính trừu tƣợng trong việc đặt ra vấn đề nhận thức, lý luận về ý thức của nó. Hiện tƣợng học dƣờng nhƣ không để ý đến bản chất lịch sử - xã hội của ý thức với tƣ cách là một hiện tƣợng xã hội.

Thứ hai, hiện tƣợng học quá đề cao vai trò của chủ thể. Nó hạn chế sự chi phối của chủ thể, hoàn cảnh đối với chủ thể. Sự sáng tạo phụ thuộc vào nhân cách con ngƣời. Đó là khả năng nắm bắt cái tất yếu của khách thể. Ở

đây, việc đƣa khách thể vào trong ngoặc để tƣ duy tự do sáng tạo là một mặt; mặt khác, mỗi chủ thể là sự phát triển nhân cách riêng với tƣ cách cái tôi đang tƣ duy, cũng nhƣ khả năng thực hiện sự tự do sáng tạo của chính mình.

Thứ ba, xét đến cùng hiện tƣợng học Husserl mang tính duy tâm chủ quan. Husserl cho rẳng đối tƣợng, khách thể của nhận thức không tồn tại khách quan, mà tồn tại trong ý thức chủ quan của con ngƣời. Đối tƣợng này đƣợc hình thành trong mối quan hệ giữa ý thức và cái mà tôi ý thức.Tiêu chuẩn chân lý lại phụ thuộc ý nghĩa mà chủ thể đem lại cho khách thể.

Kết luận chƣơng 2:

Qua những nội dung đƣợc nghiên cứu ở trên, ta nhận thấy Husserl đã đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong triết học truyền thống phƣơng Tây về ý thức, chủ thể của quá trình tƣ duy, mối quan hệ giữa ý thức và thế giới. Khuynh hƣớng thứ nhất cho rằng bản chất của sự vật nằm ngay trong chính thế giới của nó, là những sự vật thuần túy hiển hiện. Khuynh hƣớng khác lại quan niệm bản chất của thế giới nằm trong thực thể tinh thần nào đó hay trong ý thức của con ngƣời. Chính điều này đã tạo nên sự phân tách giữu chủ thể và khách thể trong phần lớn tƣ tƣởng. Husserl đã khắc phục đƣợc những tồn tại trên bằng việc xây dựng học thuyết về hiện tƣợng học trên những quan niệm mới về nhận thức luận, về tính ý hƣớng, tính chủ thể, “trở về với chính vật” thông qua các bƣớc quy giản hiện tƣợng học.

Đặc biệt, Husserl đã đƣa hiện tƣợng học thành một trào lƣu triết học mạnh có ảnh hƣởng đến hầu hết trƣờng phái triết học phƣơng Tây hiện đại với việc lập ra đƣợc phƣơng pháp hiện tƣợng học. Những tƣ tƣởng của ông đƣợc coi là ngọn nguồn cổ điển của triết học mai sau. Trong hành trình vƣơn xa của mình tới nhiều quốc gia khác nhau với nhiều thứ tiếng, giữa thế kỷ XX, tƣ tƣởng hiện tƣợng học đã xuất hiện ở Việt Nam hòa trong dòng chảy nền văn hóa triết học Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hơn một thế kỷ trôi qua, hiện tƣợng học của Husserl đã đóng góp to lớn trong đời sống tinh thần và lịch sử tƣ tƣởng châu Âu. Nó đƣợc xem là bƣớc ngoặt về phƣơng pháp luận trong triết học phƣơng Tây thế kỷ XX, làm điểm quy chiếu cho mọi khoa học và triết học của nhân loại trong thời đại mới. Một trong những nội dung quan trọng trong hiện tƣợng học Husserl là nhận thức luận. Nó đƣợc hiểu là sự nghiên cứu về bản chất của đối tƣợng nhận thức. Đó là khoa học về nhận thức các giá trị bản chất xác thực của đối tƣợng, về bản thân quá trình nhận thức. Hiện tƣợng học Husserl là sự kế thừa,

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 62)