Đánh giá chung về nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 65)

2.6.1. Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Thực chất hiện tƣợng học Husserl là học thuyết về ý thức thuần túy. Trƣớc hết, Husserl đã cố gắng trong việc nghiên cứu để đạt tới chỉnh thể toàn vẹn trong bản thân ý thức con ngƣời, bằng cách chỉ ra các cấp độ, các tầng lớp nhận thức trong đó. Chúng không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân con ngƣời, vào ý chí, mong muốn của con ngƣời. Husserl khẳng định bản thân ý

thức là cơ sở đích thực duy nhất không chỉ với nhận thức mà còn với cả toàn bộ cuốc sống. Ăngghen viết: “Khi ta hiểu “ý thức”, “tƣ duy” theo kiểu hoàn toàn tự nhiên chủ nghĩa, coi đó là một cái gì có sẵn, đối lập từ lâu với tồn tại, với giới tự nhiên thì kết quả bao giờ cũng sẽ là nhƣ vậy. Khi đó ngƣời ta ắt phải hết sức ngạc nhiên khi thấy ý thức và giới tự nhiên, tƣ duy và tồn tại, những quy luật của tƣ duy và những quy luật của giới tự nhiên, phù hợp với nhau đến thế. Nhƣng sau đó, nếu ngƣời ta đặt câu hỏi tƣ duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì ngƣời ta sẽ thấy chúng là sản vật của bộ óc con ngƣời và bản thân con ngƣời, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trƣờng nhất định và cùng với môi trƣờng đó. Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của bộ óc con ngƣời - quy đến cùng là những sản vật của giới tự nhiên - không mâu thuẫn mà lại còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự nhiên” [41, tr. 55].

Thứ hai, ảnh hƣởng của hiện tƣợng học đối với các ngành khoa học khác trƣớc hết là ở phƣơng pháp của nó. Hiện tƣợng học đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan trọng nhất, khó khăn nhất của triết học là nhận thức. Vì vậy, cả cuộc đời Husserl là quá trình say mê nghiên cứu với mong muốn đƣa “triết học là một khoa học đệ nhất”, triết học trở thành “một khoa học chính chặt chẽ”.

Với khát vọng thay đổi nền triết học cũ trƣớc đó, Husserl muốn triết học hoá toán học, muốn biến triết học thành môn khoa học chung không phải bàn cãi tranh luận. Suốt chiều dài lịch sử triết học đã trải qua, có rất nhiều quan điểm, tƣ tƣởng của các triết gia khác nhau; các quan điểm, tƣ tƣởng này đều dựa trên lập trƣờng, vị trí chỗ đứng riêng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng đều bị ảnh hƣởng bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố khách quan thời đó. Hiện tƣợng học Husserl so với những tƣ tƣởng triết gia trƣớc đó là một bức phá trong nhận thức. Ông muốn loại trừ, bỏ đi tất cả những ảnh

hƣởng thành kiến của các giai cấp, đảng phái. Ông muốn xây dựng toà nhà triết học chung phổ biến cho nhân loại, sử dụng nguyên tắc phi tiền đề.

Thứ ba, hiện tƣợng học Husserl là quá trình quy giản, tạm gác lại mọi thành kiến về thế giới, về các học thuyết trƣớc đó và về chính bản thân con ngƣời. Husserl đã xây dựng một học thuyết chặt chẽ, tiếp thu những giá trị tƣ tƣởng của Descartes, Kant là đặt niềm tin vào cái hiển nhiên, chủ thể tiên nghiệm. Nhƣng khác với Descartes, Husserl không đồng nhất cái tôi tƣ duy với cái tôi tồn tại, khác với Kant chỉ dừng lại ở việc quy giản quá trình nhận thức về cấu trúc tiên nghiệm. Tƣ tƣởng của Husserl đã vƣơn xa hơn rất nhiều, ông khẳng định cấu trúc bản chất là cái đọng lại sau quá trình quy giản. Hiện tƣợng trong hiện tƣợng học Husserl là cái đồng nhất với bản chất. Cho nên năng lực nhận thức của con ngƣời là mang tính phổ quát, mang tính liên chủ thể của nhân loại.

Thứ tƣ, chủ thể nhận thức của Husserl cảm nhận thế giới bằng năng lực trực giác tiến xa so với Kant ở năng lực giác tính. Ở điểm này, tƣ tƣởng của ông gần gũi với tƣ tƣởng Phật học phƣơng Đông. Quá trình nhận thức của con ngƣời là quá trình tự cảm nhận, tự ý thức năng lực nội tại trực tiếp bên trong của chính mình.

2.6.2. Hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Xét trên lập trƣờng chủ nghĩa Mác, bên cạnh những giá trị trên, nhận thức luận trong hiện tƣợng học Husserl còn một số khiếm khuyết. Đầu tiên, đó là tính trừu tƣợng trong việc đặt ra vấn đề nhận thức, lý luận về ý thức của nó. Hiện tƣợng học dƣờng nhƣ không để ý đến bản chất lịch sử - xã hội của ý thức với tƣ cách là một hiện tƣợng xã hội.

Thứ hai, hiện tƣợng học quá đề cao vai trò của chủ thể. Nó hạn chế sự chi phối của chủ thể, hoàn cảnh đối với chủ thể. Sự sáng tạo phụ thuộc vào nhân cách con ngƣời. Đó là khả năng nắm bắt cái tất yếu của khách thể. Ở

đây, việc đƣa khách thể vào trong ngoặc để tƣ duy tự do sáng tạo là một mặt; mặt khác, mỗi chủ thể là sự phát triển nhân cách riêng với tƣ cách cái tôi đang tƣ duy, cũng nhƣ khả năng thực hiện sự tự do sáng tạo của chính mình.

Thứ ba, xét đến cùng hiện tƣợng học Husserl mang tính duy tâm chủ quan. Husserl cho rẳng đối tƣợng, khách thể của nhận thức không tồn tại khách quan, mà tồn tại trong ý thức chủ quan của con ngƣời. Đối tƣợng này đƣợc hình thành trong mối quan hệ giữa ý thức và cái mà tôi ý thức.Tiêu chuẩn chân lý lại phụ thuộc ý nghĩa mà chủ thể đem lại cho khách thể.

Kết luận chƣơng 2:

Qua những nội dung đƣợc nghiên cứu ở trên, ta nhận thấy Husserl đã đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong triết học truyền thống phƣơng Tây về ý thức, chủ thể của quá trình tƣ duy, mối quan hệ giữa ý thức và thế giới. Khuynh hƣớng thứ nhất cho rằng bản chất của sự vật nằm ngay trong chính thế giới của nó, là những sự vật thuần túy hiển hiện. Khuynh hƣớng khác lại quan niệm bản chất của thế giới nằm trong thực thể tinh thần nào đó hay trong ý thức của con ngƣời. Chính điều này đã tạo nên sự phân tách giữu chủ thể và khách thể trong phần lớn tƣ tƣởng. Husserl đã khắc phục đƣợc những tồn tại trên bằng việc xây dựng học thuyết về hiện tƣợng học trên những quan niệm mới về nhận thức luận, về tính ý hƣớng, tính chủ thể, “trở về với chính vật” thông qua các bƣớc quy giản hiện tƣợng học.

Đặc biệt, Husserl đã đƣa hiện tƣợng học thành một trào lƣu triết học mạnh có ảnh hƣởng đến hầu hết trƣờng phái triết học phƣơng Tây hiện đại với việc lập ra đƣợc phƣơng pháp hiện tƣợng học. Những tƣ tƣởng của ông đƣợc coi là ngọn nguồn cổ điển của triết học mai sau. Trong hành trình vƣơn xa của mình tới nhiều quốc gia khác nhau với nhiều thứ tiếng, giữa thế kỷ XX, tƣ tƣởng hiện tƣợng học đã xuất hiện ở Việt Nam hòa trong dòng chảy nền văn hóa triết học Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hơn một thế kỷ trôi qua, hiện tƣợng học của Husserl đã đóng góp to lớn trong đời sống tinh thần và lịch sử tƣ tƣởng châu Âu. Nó đƣợc xem là bƣớc ngoặt về phƣơng pháp luận trong triết học phƣơng Tây thế kỷ XX, làm điểm quy chiếu cho mọi khoa học và triết học của nhân loại trong thời đại mới. Một trong những nội dung quan trọng trong hiện tƣợng học Husserl là nhận thức luận. Nó đƣợc hiểu là sự nghiên cứu về bản chất của đối tƣợng nhận thức. Đó là khoa học về nhận thức các giá trị bản chất xác thực của đối tƣợng, về bản thân quá trình nhận thức. Hiện tƣợng học Husserl là sự kế thừa, phát triển những tƣ tƣởng của các triết gia trƣớc đó. Đó là sự phê phán đối với chủ nghĩa tâm lý của Brentano, đối với mệnh đề: “Tôi suy nghĩ, tôi tồn tại” của Descartes và đối với chủ nghĩa tiên nghiệm của Kant. Husserl và các nhà triết học muốn tìm con đƣờng mới khắc phục bế tắc trong nhận thức. Hƣớng tới điều đó, hiện tƣợng học Husserl đã đạt đến những quy luật, phạm trù dƣới dạng thuần túy.

Nét đặc thù của hiện tƣợng học với tƣ cách một học thuyết triết học là sự gạt bỏ tất cả sự lý tƣởng hóa với tƣ cách là điểm xuất phát, để tiếp nhận một tiền đề duy nhất - khả năng mô tả đời sống tƣ tƣởng - tự sinh của ý thức. Husserl đƣa ra khẩu hiệu: “Hãy quay trở lại với các sự vật” biểu thị sự giải phóng ý thức và thế giới sự vật khỏi những mối quan hệ nhân quả hay sự chuyển hóa phức tạp lẫn nhau giữa chúng. Việc phát hiện ra ý thức thuần túy giúp ta xác định trƣớc những khuynh hƣớng, phƣơng pháp luận và hiện tƣợng học cơ bản. Ý thức thuần túy ở đây không phải là ý thức đã đƣợc gột sạch khỏi các đối tƣợng mà ngƣợc lại là ý thức mà lần đầu tiên nó vạch ra bản chất của mình. Ý thức thuần túy là sự gột rửa của ý thức khỏi những sơ đồ, những khuôn mẫu tƣ duy. Mục đích của sự quy giản hiện tƣợng học là nhằm phát hiện ra ý thức thuần túy mang tính bản chất của mỗi cá nhân. Phƣơng pháp

hiện tƣợng học là sự phát hiện và mô tả phạm vi liên kết trực tiếp giữa ý thức và đối tƣợng.

Khi so sánh hiện tƣợng học với các khuynh hƣớng tƣ tƣởng phƣơng Tây hiện đại và một số trƣờng phái triết học phƣơng Đông cổ đại, hiện đại ta nhận thấy có những điểm chung nhất định về mặt thực tiễn. Tính gần gũi ấy thể hiện ở chỗ vấn đề ý nghĩa và sự luận giải đƣợc đƣa lên hàng đầu. Trong hiện tƣợng học Husserl đó là ý thức thuần túy. Từ các thành quả nghiên cứu của mình, hiện tƣợng học Husserl đã vƣơn lên trở thành một trào lƣu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất của triết học phƣơng Tây hiện đại thế kỷ XX. Nó đi sâu vào vấn đề quan trọng, khó khăn nhất của triết học là lĩnh vực nhận thức.

Kế thừa và phát triển việc nghiên cứu hiện tƣợng học của Husserl đã có nhiều nhà triết học trở nên nổi tiếng sau này nhƣ Jean - Paul Sartre, Merleau - Ponty, Trần Đức Thảo. Từ lý luận về nhận thức của Husserl, Sartre đã lập nên một dòng tƣ tƣởng mới của chủ nghĩa hiện sinh Pháp, mà nền tảng cho của nó đƣợc Sartre nhấn mạnh là kinh nghiệm của sự lựa chọn; hay Ponty đã tạo ra biểu hiện mới của hiện tƣợng học về tri giác. Hiện tƣợng học đã đƣa những nhà triết học này tới đỉnh cao trong nghiên cứu của mình.

Ở nƣớc ta, cùng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, việc tiếp thu những tri thức văn hóa từ những nƣớc phát triển góp phần làm phong phú văn hóa của dân tộc. Hiện tƣợng học là một trong những học thuyết triết học có giá trị quan trọng cho sự phát triển triết học nƣớc nhà. Ý nghĩa của nó là cách nhìn của giản lƣợc hiện tƣợng học về thế giới đời sống, gạt bỏ mọi rào cản để hội nhập với nền văn hóa thế giới sâu rộng hơn. Nhƣ Thomas L. Friedman nói: “Nền văn hóa của đất nƣớc càng tiếp nhận một cách tự nhiên, nghĩa là, càng dễ dàng hấp thụ đƣợc các ý tƣởng nƣớc ngoài và kĩ năng tốt nhất của thế giới rồi kết hợp với truyền thống vốn có, thì càng có thêm lợi thế trong thế giới phẳng” [20, tr. 593]. Husserl đã xây dựng một khoa học triệt để

dựa trên mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, phƣơng pháp giản lƣợc để đi đến thế giới đời sống. Trƣớc bao nhiêu thay đổi của thế giới, những nghiên cứu nhận thức luận hiện tƣợng học của Husserl vẫn nguyên giá trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Huy Chính (2/2002), “Về luận đề “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” của Descartes”, Tạp chí triết học, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Chuẩn, R. Descartes (1995), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. David E.Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Lƣu

Văn Hy và nhóm Trí Tri dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Khuất Duy Dũng (2/2003), “Vấn đề tính chủ quan trong hiện tƣợng học Husserl”, Tạp chí triết học, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Dũng (4/1996), “Hiện tƣợng học: thực chất và ý nghĩa”,

Tạp chí triết học, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Dũng (1/1999), “Một số khía cạnh về văn hóa và con ngƣời trong triết học phƣơng Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội. 7. Nguyễn Tiến Dũng (2/1999), “Những trắc nghiệm về văn hóa và con

ngƣời phƣơng Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội.

8. Nguyễn Tiến Dũng (2/1998), “Khoa học hiện đại và triết học”, Tạp chí

triết học, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiến Dũng (6/1999), “Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh - một trào lƣu phi lý tính ở phƣơng Tây hiện đại”, Tạp chí triết học, Hà Nội. 10. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương

Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

11. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương

Tây hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Thái Đỉnh (1968), Hiện tượng học là gì?, Thời mới xuất bản, Sài Gòn. 13. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà

Nội.

16. Lƣu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, tập 3, Phạm

Đình Cầu (dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Lƣu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI, triết học phương

Tây hiện đại, Lê Khánh Trƣờng (dịch), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

18. Albert Einstein (2005), Thế giới như tôi thấy, Nguyễn Vũ Hảo, Đinh

Bá Anh và nhiều tác giả (dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.

19. Dominique Folscheid (2003), Các triết thuyết lớn, Huyền Giang (dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội.

20. Thomas L. Friedman (2007), Thế giới phẳng - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện

đại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

22. Diêu Trị Hoa (2005), Edmund Husserl, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm

văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

23. Ted Honderich (2002), Lịch sử triết học và các luận đề, Nxb Văn hóa

Thông tin.

24. Đỗ Minh Hợp (1997), Cách tiếp cận tiên nghiệm với việc phân tích ý thức ở Kant và Husserl (cuốn 1. Kant), Nxb Khoa học Xã hội.

25. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb

Hà Nội.

26. Đỗ Minh Hợp (2001), Vấn đề bản thể luận trong một số trào lƣu triết học phƣơng Tây hiện đại, Luận án tiến sỹ triết học.

27. Đỗ Minh Hợp (1/2000), “Đối tƣợng của triết học - lịch sử vấn đề”, Tạp

chí triết học, Hà Nội.

28. Đỗ Minh Hợp (1/1998), “Kinh nghiệm tuyệt đối và hiện tƣợng học Husserl”, Tạp chí triết học, Hà Nội.

29. Đỗ Minh Hợp (1/2000), “Triết học Phƣơng Tây hiện đại một cái nhìn khái quát”, Tạp chí triết học, Hà Nội.

30. Đỗ Minh Hợp (2/1996), “Vấn đề tính chủ quan trong triết học phƣơng Tây hiện đại”, Tạp chí Triết học, Hà Nội.

31. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

32. Nguyễn Chí Hiếu (2010), Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm

cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX, Hà Nội.

33. Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, Phạm Quỳnh Trang (2008), Hiện tượng học Husserl, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

34. Phạm Thành Hƣng, Trần Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành

Trần Đức Thảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, kỷ yếu hội thảo quốc tế Hà

Nội, ĐHQG Hà Nội, 16 - 17/11/2006 (2007), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)