Edmund Husserl và con đƣờng đến với hiện tƣợng học

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 26)

Edmund Husserl là một ngƣời Đức gốc Do Thái. Ông sinh ngày 08 tháng 04 năm 1859 tại Prosznitz miền Moravie, thời đó đang thuộc đế quốc Áo - Hung. Năm 1859, lịch sử tƣ tƣởng nhân loại cũng ghi nhận những đóng góp của một số công trình nổi tiếng có ảnh hƣởng đến triết học Husserl sau này: Đó là tác phẩm Nguồn gốc các loài của Charles Darwin đƣợc xuất bản

và cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill đƣợc ra mắt. Cùng thời đó, một số các nhà triết học tên tuổi nhƣ Henri Bergson (1859-1941), John Dewey (1859-1952) cũng chi phối quan điểm của mình đến nghiên cứu của Husserl sau này. Do từ nhỏ Husserl đã sống trong môi trƣờng tôn giáo nên về sau một phần tƣ tƣởng của ông cũng chịu ảnh hƣởng từ đây.

Husserl bắt đầu đi học khi ông lên 10 tuổi. Sau đó, ông học tại một trƣờng công lập nổi tiếng của tỉnh nhà là trƣờng Olmutz. Trong thời kỳ học phổ thông, Husserl tỏ ra là một học sinh bình thƣờng, không có gì nổi bật, nhiều khi ông còn bị nhận xét là một trong những học sinh kém của trƣờng. Nhƣng từ năm 1876 đến năm 1878, Husserl bắt đầu theo học bộ môn thiên văn học, vật lý học, và nghe giảng về số học, triết học tại trƣờng đại học Leipzig. Chính từ đây, ông đã bắt đầu làm quen với triết học khi tiếp xúc với các bài giảng của Wundt. Sau đó, ông chuyển sang học triết học và số học tại trƣờng đại học ở Berlin. Những học kỳ sau của khoá học, Husserl chủ yếu nghe các giáo sƣ Leopold Kronecker, Karl Veierstrass giảng về số học và giáo sƣ Paul giảng về triết học. Bị ảnh hƣởng bởi học thức và tính tình của thầy dạy Veierstrass, Husserl đã từ bỏ môn học mình yêu thích nhất là thiên văn học để chuyển sang nghiên cứu số học và phân tích số học. Những gì mà Husserl thu đƣợc trong thời gian này đã giúp ích rất nhiều cho cuộc đời ông từ đó về sau.

Năm 1881, ông đến trƣờng đại học Vienne để tiếp tục nghiên cứu về số học. Tại đây, ông đã bảo vệ thành công luận văn tiến sỹ về biến đổi vi tích

phân “Lý thuyết toán về tính đa dạng” (La théorie du calcul dé variationst). Cũng thời gian này, Husserl đã có những quan tâm nhất định tới tôn giáo.

Năm 1883, Husserl về Berlin để làm trợ giảng cho giáo sƣ Veierstrass. Nhƣng đƣợc một thời gian thì giáo sƣ Veierstrass phải nghỉ giảng do điều kiện sức khoẻ nên Husserl lại buộc phải trở lại Vienne. Sự trở lại Vienne đã tạo ra một bƣớc ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của Husserl. Từ đây, ông quyết định đi theo con đƣờng triết học.

Sau khi trở lại Vienne, Husserl đã có dịp nghe các bài giảng của Franz Brentano, nhà tâm lý học ngƣời Áo mà Husserl rất ngƣỡng mộ. Tƣ tƣởng của Brentano đang có một ảnh hƣởng rất lớn lúc bấy giờ. Đã có một nhóm phái đƣợc hình thành đi theo những tƣ tƣởng của ông. Họ chủ yếu là thanh niên và thƣờng xuyên có những buổi sinh hoạt nhóm tại nhà Brentano. Họ chủ trƣơng không sử dụng các tiền đề của triết học, không sử dụng các thực chứng luận nghèo nàn và không vận dụng tinh thần phê phán. Theo họ, triết học bản thể luận và lý luận nhận thức đƣợc coi là kinh nghiệm tâm lý trực tiếp.

Husserl nhanh chóng gia nhập vào nhóm này. Ông đƣợc sự khích lệ rất nhiều của các thành viên trong nhóm cũng nhƣ của Brentano. Nhờ đó mà mối quan hệ giữa Husserl và Brentano ngày càng đƣợc thắt chặt hơn. Hai ngƣời có thêm nhiều thời gian trao đổi riêng với nhau. Mối quan hệ của họ không chỉ là mối quan hệ thầy trò mà còn là đồng nghiệp, bạn bè. Husserl dành một tình cảm rất lớn cho Brentano, không chỉ vào lúc bấy giờ mà sau này cũng vậy. Husserl coi Brentano nhƣ một “ngƣời cha hiền từ” [22, tr. 12].

Brentano đã thức tỉnh nhiệt tình phân tích tâm lý nội tâm vốn có trong con ngƣời Husserl. Đó chính là hiện tƣợng học, mà Husserl chính là ngƣời

sáng lập sau này. Sự say mê số học và tâm lý học, cũng nhƣ việc phân tích hình thức thuần túy và việc miêu tả hành vi tâm lý đƣợc kết hợp một cách kỳ diệu trong con ngƣời Husserl. Hai cái đó trở thành động lực thúc đẩy Husserl

chuyển sang nghiên cứu triết học trong thời kỳ đầu. Ông coi chủ đề nghiên cứu của mình là vấn đề cơ sở của lôgic. Trong thời kỳ này, vấn đề mà Husserl nghiên cứu nhiều nhất chính là vấn đề cơ sở triết học của số học và lôgic. Nhƣ vậy là Husserl đã chọn lĩnh vực phân tích tâm lý ngay từ khi đặt chân vào con đƣờng triết học. Đó là một lĩnh vực phức tạp và sâu sắc. Nó dự báo những trở ngại mà Husserl sẽ phải trải qua trên con đƣờng triết học của mình.

Sau này, theo gợi ý của Brentano, Husserl đến trƣờng đại học Halle. Tại đây, ông đƣợc Carl Stumpf - một học trò xuất sắc của Brentano, là một trong những ngƣời đặt nền móng cho tâm lý học cận đại Đức - tận tình giúp đỡ, về cuộc sống cũng nhƣ về công việc nghiên cứu. Với sự giúp đỡ của Stumpf, công việc nghiên cứu của Husserl tiến triển rất tốt và đã thu đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Việc hoàn thành luận văn Khái niệm về con số: Phân tích tâm lý học đã

giúp ông có đƣợc một chỗ đứng trong trƣờng đại học. Luận văn đó nói lên ý đồ của Husserl là tìm kiếm sự giải thích về mặt tâm lý học cho các khái niệm cơ bản về con số cho các phạm trù có liên quan đến số học, cũng có nghĩa là xây dựng cơ chế phát sinh về mặt tâm lý cho các khái niệm số học.

Về sau, Husserl đã bổ sung và hoàn thiện bản luận văn đó thành một tác phẩm chuyên khảo mang tên Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic đƣợc công bố năm 1891. Trong tác phẩm này Husserl đã sử dụng

cách giải thích tâm lý học cho các khái niệm về con số, và các phạm trù mang tính chất số lƣợng, số đếm. Theo Husserl thì có ba loại hành vi tâm lý liên quan đến sự xuất hiện, hình thành các con số: Thứ nhất là hành vi trừu tƣợng

hoá thuộc tính cụ thể của những vật đƣợc đếm. Thứ hai là hành vi kết hợp các vật đƣợc đếm đó trong ý thức. Thứ ba là hành vi suy nghĩ lại đối với hai việc làm là trừu tƣợng hóa và kết hợp nói trên. Nhƣ vậy, theo Husserl thì con số là kết quả của việc trừu tƣợng hoá tập hợp nhiều sự vật. Cũng trong cuốn sách này thì lần đầu tiên, một số thuật ngữ cơ bản quan trọng của hiện tƣợng học

Husserl đã xuất hiện, nhƣ “phản tỉnh”, “cấu thành”, “miêu tả”. Ông rất coi trọng năng lực phản tỉnh nội tâm và khả năng miêu tả tâm lý một cách tỉ mỉ. Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích hiện tƣợng học sau này của ông.

Nhƣng Husserl đã không đạt đƣợc mục đích của mình. Cuốn sách đã sa quá nhiều vào chủ nghĩa tâm lý, đối tƣợng mà về sau Husserl kịch liệt phê phán. Sau khi xuất bản nó đã bị dƣ luận phê bình rất nhiều, trong số đó có cả Frege. Frege (1846-1925) là nhà triết học lôgic có ảnh hƣởng lớn lúc bấy giờ, là một trong những ngƣời đặt nền móng cho triết học phân tích đƣơng đại. Nhìn chung, cuốn sách chƣa tạo đƣợc một cái mốc quan trọng nào trong hành trình tƣ tƣởng đến với hiện tƣợng học của ông. Nhƣng nó đã góp phần giúp Husserl xác định rõ hơn hƣớng đi cụ thể của mình sau này. Sự thất bại này làm cho Husserl đi sâu suy xét về cơ sở của số học và lôgic. Và tác phẩm

Nghiên cứu lôgic xuất bản năm 1900 là thành công đầu tiên mà Husserl đạt

đƣợc từ cuốn Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic. Đó là

điểm khởi đầu thực sự trong tƣ tƣởng Husserl.

Với sự thất bại của Triết học thuật toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic, Husserl đã thấy đƣợc những hạn chế về mặt khoa học của chủ nghĩa tâm

lý. Kể từ đó, Husserl bắt đầu đi sâu nghiên cứu về lôgic. Có thể nói Husserl đã nhận thức đƣợc và bắt đầu quay lại phê phán chủ nghĩa tâm lý. Cho tới khi tác phẩm Nghiên cứu lôgic đƣợc xuất bản, Husserl luôn tránh xa dƣ luận, nhƣng

không quên tìm tòi và tích lũy tri thức để ông có thể nói lên tiếng nói phê phán chủ nghĩa tâm lý, cũng nhƣ đƣa ra một lập trƣờng khoa học của chính mình. Ông phê phán chủ nghĩa tâm lý chủ yếu ở ba điểm: Một là tính kinh nghiệm của chủ nghĩa tâm lý, hai là tính chất tƣơng đối theo thuyết hoài nghi của chủ nghĩa tâm lý và ba là các thiên kiến của chủ nghĩa tâm lý.

Husserl cho rằng chủ nghĩa tâm lý đã sai lầm một cách căn bản khi không phân biệt đƣợc quy luật tự nhiên và quy luật lôgic. Theo Husserl thì quy luật tự nhiên là quy luật về mối quan hệ giữa các sự kiện hiện thực, còn quy luật lôgic là quy luật về mối quan hệ giữa các quan niệm, quan điểm. Các sự kiện hiện thực thì tồn tại trong không gian, thời gian; còn quan niệm, quan điểm thì không tồn tại trong mối quan hệ với thời gian, không gian, nó tồn tại bên ngoài thời gian, không gian. Tức là theo Husserl, quan niệm, quan điểm không biến đổi theo thời gian và không gian. Quy luật tự nhiên là sản phẩm của sự quy nạp, cho nên nó không có tính tất nhiên, chỉ có tính khả năng. Còn quy luật lôgic thì mang tính tất nhiên. Từ đó, Husserl cho rằng quy luật tự nhiên là khái quát kinh nghiệm, nó dùng để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tự nhiên. Còn quy luật lôgic là những nguyên lý sẵn có. Và nếu có sự mâu thuẫn giữa chúng thì nguyên lý sẵn có luôn là ngƣời chiến thắng. Chủ nghĩa tâm lý dựa vào những khái quát kinh nghiệm của quá trình tâm lý để đƣa ra những quy luật lôgic. Họ nhầm lẫn giữa bản thân hoạt động tâm lý với nội dung mà hoạt động tâm lý đó đề cập tới. Họ cho rằng nếu kinh nghiệm của tri giác trở thành tiền đề nhận thức luận cho quy luật lôgic, thì quy luật lôgic sẽ trở thành quy luật của hiện tƣợng cảm nhận, và nhƣ vậy thì quy luật lôgic cũng là quy luật của tâm lý học. Ở đây họ đã lẫn lộn giữa những gì là nguyên lý sẵn có với những gì là sản phẩm của sự khái quát kinh nghiệm.

Husserl khẳng định rằng chủ nghĩa tâm lý nhất định sẽ dẫn tới hoài nghi luận và chủ nghĩa tƣơng đối. Cơ sở của chủ nghĩa tƣơng đối chính là mệnh đề nổi tiếng của Protagoras: “Con ngƣời là thƣớc đo của vạn vật” [Trích theo: 22, tr. 39]. Điều đó có nghĩa là với ngƣời này thì nó là chân lý, còn với ngƣời kia có thể là phản chân lý. Bởi vì nhận thức và cảm giác của mỗi ngƣời là không giống nhau. Mỗi ngƣời có một thái độ, cách nhìn nhận vấn đề riêng. Ai cũng cho rằng cái của mình là chân lý, không ai chấp nhận chân lý mà

ngƣời khác mang lại cho mình. Và nhƣ vậy sẽ không có đƣợc một tiêu chuẩn thống nhất cho chân lý. Từ sai lầm trong việc phân biệt quy luật tự nhiên và quy luật lôgic nên những ngƣời theo chủ nghĩa tâm lý cho rằng nếu nói lôgic là một nghệ thuật tƣ duy, quy luật lôgic là sản phẩm có đƣợc qua kinh nghiệm của quá trình tâm lý, qua sự phán đoán tâm lý thì với mỗi ngƣời hoạt động tâm lý là khác nhau, kết quả của hoạt động tâm lý cũng sẽ khác nhau. Và nhƣ vậy quy luật lôgic mà mỗi ngƣời thu đƣợc cũng sẽ khác nhau. Cho nên chân lý của mỗi ngƣời sẽ là khác nhau. Điều đó đã thủ tiêu tính thống nhất và tính tuyệt đối của chân lý. Husserl phê bình chủ nghĩa tâm lý dù với bất kỳ hình thức nào cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa tƣơng đối và chủ nghĩa hoài nghi; cuối cùng ngập sâu vào chủ nghĩa nhân bản để rồi không ngoi lên đƣợc nữa.

Cùng với việc phê phán đó, Husserl đã phê phán ba xu hƣớng thiên kiến mà chủ nghĩa tâm lý thƣờng mắc phải:

Xu hướng thứ nhất cho rằng các quy luật chi phối hoạt động tâm lý nhất

định phải có cơ sở từ tâm lý học. Husserl cho rằng quy luật chi phối hoạt động tâm lý không phải là quy luật lôgic, đó là những quy luật thực tiễn, những quy tắc thao tác. Quy luật lôgic chỉ mang tính chất lý luận đơn thuần, nó không cho ta biết cách vận dụng chúng vào trong phán đoán, suy luận thực tiễn.

Xu hướng thứ hai cho rằng nội dung thực tế của lôgic phải có mối liên hệ

với tâm lý học. Họ cho rằng, đối tƣợng của lôgic là những khái niệm, mệnh đề, suy lý, chân lý, quan hệ nhân - quả,... đều có thể quy về hiện tƣợng tâm lý và thuộc phạm vi của tâm lý học. Cho nên nội dung của lôgic phải lấy tâm lý học làm cơ sở. Husserl cho rằng mặc dù trong lôgic học chúng ta vẫn nhờ vào các hoạt động tâm lý, nhƣng thế giới của lôgic học hoàn toàn khác với thế giới của tâm lý học. Trong lôgic, nhiều khái niệm, phán đoán và suy lý không hề có các

hoạt động tâm lý tƣơng ứng, không liên quan gì tới hiện tƣợng tâm lý. Vì thế không thể kết luận nội dung lôgic đƣợc rút ra từ (hay dựa vào) hoạt động tâm lý.

xu hướng thứ ba cho rằng mọi chân lý đều đang trong quá trình

phán đoán, trong khi chúng ta chỉ xác nhận một phán đoán nào đó là đúng khi phán đoán ấy đã đƣợc minh chứng. Minh chứng là một sự thể nghiệm tri giác đối với chân lý, là một trạng thái tâm lý đặc biệt theo quan điểm của những ngƣời theo chủ nghĩa tâm lý. Do đó, lôgic là môn tâm lý học minh chứng. Husserl cho rằng minh chứng là sự thể nghiệm đối với chân lý, nhƣng nó không phải là cảm giác phụ thuộc, nó không phụ thuộc vào quan hệ nhân quả của hoạt động phán đoán tâm lý. Nó vƣợt lên trên kinh nghiệm của tâm lý và “gắn liền với quan niệm tiên nghiệm” [Trích theo: 22, tr. 44].

Với sự phê phán gay gắt và đủ mọi góc độ này, Husserl đã cắt đứt mọi mối ràng buộc của mình với chủ nghĩa tâm lý. Đồng thời sáng lập ra một trƣờng phái triết học mới của riêng mình, đó là hiện tƣợng học. Husserl

muốn xây dựng hiện tƣợng học nhƣ một triết học vì ông coi triết học là “khoa học thứ nhất”, là “nền tảng của mọi khoa học”.

Một phần của tài liệu Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 26)