Hiện tượng học cung cấp cho các trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn không chỉ một phương pháp như một công cụ nhận thức, mà còn một nền tảng triết học Nghiên cứu hiện tượng học sẽ g
Trang 1Nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
Ngô Thị Thảo
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Triết học
Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Vũ Hảo
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Phân tích bối cảnh và những tiền đề hình thành hiện tượng học Husserl Làm
rõ những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl Đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
Keywords Triết học; Hiện tượng học; Nhận thức luận
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tượng học, một trong những trào lưu quan trọng của triết học phương Tây thế
kỷ XX Sự ra đời của hiện tượng học thể hiện mong muốn của con người hướng đến việc nắm bắt các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, cụ thể và tin cậy nhất Hiện tượng học
đã phản ánh một khuynh hướng mới trong triết học, vượt qua triết học cổ điển thế kỷ XIX, đoạn tuyệt với phương pháp truyền thống của triết học trong nhiều thế kỷ trước đó
và mở ra một phương pháp mới trong triết học phương Tây thế kỷ XX
Người sáng lập ra trào lưu hiện tượng học là Edmund Husserl Về sau, hiện tượng học được nhiều nhà triết học khác nối tiếp và phát triển dưới nhiều hình thái khác nhau Hiện tượng học có một ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại Nó không chỉ là một trong những tiền đề tư tưởng có tính quyết định đối với sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh phương Tây thế kỷ XX, mà còn là cơ sở lý luận và nền tảng phương pháp luận cho trào lưu triết học này
Hiện tượng học là điểm quy chiếu để lý giải những vấn đề về thế giới, về nhận thức và về con người Hiện tượng học Husserl còn có sức ảnh hưởng lớn, tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội đặc biệt là tới văn học, nghệ thuật, v.v Hiện tượng học cung cấp cho các trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn không chỉ một phương pháp như một công cụ nhận thức, mà còn một nền tảng triết học
Nghiên cứu hiện tượng học sẽ giúp chúng ta ngày càng có cơ hội tham gia một cách trực tiếp và mạnh mẽ vào tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế Mặt khác, việc hiểu hiện tượng học còn giúp lịch sử chúng ta biết được tại sao nó lại có được vị thế, có ảnh hưởng như thế đến tư tưởng xã hội phương Tây nói riêng và đến lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung
Nhận thức luận vốn được coi là một vấn đề trung tâm của hầu hết các khuynh hướng triết học Đặc biệt, nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl có cách tiếp cận
Trang 2rất độc đáo khi chú trọng nhiều đến nghiên cứu phương pháp nhận thức và khả năng của nhận thức Nhận thức được hiểu như những hình thức trí năng của con người được thể hiện rõ thông qua các bước khác nhau của phương pháp hiện tượng học Với những lý do
đó, chúng tôi chọn “Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl” làm đề tài
luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu hiện tượng học nói chung và ảnh hưởng của
nó đối với các hệ thống tư tưởng khác nói riêng còn rất ít Đa số các tài liệu có thể tham khảo về hiện tượng học đều chỉ nằm rải rác trong các tài liệu và giáo trình viết về triết học phương Tây hiện đại Tuy nhiên, có thể khái quát tình hình nghiên cứu về đề tài thông qua ba loại hình tư liệu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất là các công trình về triết học phương Tây nói chung, trong đó có hiện
tượng học như: Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh (2003), Những vấn đề triết học
hiện đại của Lê Tôn Nghiêm (1971, Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng
(1994)
Gần đây, một số tác giả đã đưa ra các cách tiếp cận khá thú vị về hiện tượng học
và triết học phương Tây hiện đại nói chung Cụ thể là: Nguyễn Hào Hải (2001), Một số
học thuyết triết học phương Tây hiện đại; Nguyễn Tiến Dũng (1999), Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX
Thứ hai là các công trình liên quan đến hiện tượng học Husserl như: Hiện tượng học là gì của Trần Thái Đỉnh (1969); Nguyễn Tiến Dũng (1996), Hiện tượng học: thực chất và ý nghĩa; Trần Đức Thảo (2004), Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng;
Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, Phạm Quỳnh Trang (2008) với công trình Hiện tượng
học Husserl; Diêu Trị Hoa (2005), Edmund Husserl
Ngoài những cuốn sách viết về hiện tượng học nói trên là những bài báo được
đăng tải trên các tạp chí (chủ yếu là trên tạp chí Triết học) Đó là những nghiên cứu
chuyên sâu về hiện tượng học của Husserl như “Vấn đề tính chủ quan trong hiện tượng
học Husserl” (Tạp chí Triết học, số 2, 2003) của Khuất Duy Dũng; “Bản thể luận Husserl với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Kant” (Tạp chí Triết học, số 5, 2004) của Đỗ Minh Hợp; “Ý hướng tính trong hiện tượng học Husserl” (Tạp chí Triết học, số 8, 2005) của
Nguyễn Trọng Nghĩa v.v
Bên cạnh đó, Kỷ yếu Hội thảo nhân kỷ niệm ngày Triết học thế giới, từ ngày 16
-17/11/2006, Trường Đại học KHXH và NV tổ chức Hội thảo quốc tế: Những vấn đề triết
học phương Tây thế kỷ XX và các kết quả nghiên cứu đã được in thành sách năm 2007
Các tác giả Nguyễn Vũ Hảo, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Đăng Duy, Lê Hải Thanh đã có những phân tích cơ bản về hiện tượng học Husserl và những ảnh hưởng của nó đến các trào lưu triết học phương Tây
Thứ ba là các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài - nhận thức luận trong hiện
tượng học Husserl còn rất khiêm tốn, duy chỉ có bài báo của tác giả Đặng Huy Trinh
Trang 3(6/1998), Nhận thức luận Husserl, Tạp chí triết học, Hà Nội đề cập đến ba bước quy giản
nhận thức luận hiện tượng học Husserl
Các công trình trên, hoặc do phân phối về dung lượng hoặc do mục đích nghiên cứu nên chủ yếu chỉ tập trung làm rõ một số khía cạnh nào đó của hiện tượng học Đặc biệt, để liên quan đến đề tài nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl thì các nghiên cứu còn rất ít Ở mức độ đề tài của luận văn, thì nhận thức luận trong hiện tượng học đang còn là một nội dung mới mẻ, tác giả mong muốn đem đến một cái nhìn khái quát về nghiên cứu này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ nội dung cơ bản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl, từ đó đưa ra những nhận định về giá trị và hạn chế của nó
từ quan niệm mácxít
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Phân tích bối cảnh và những tiền đề hình thành hiện tượng học Husserl
- Làm rõ những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
- Đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hiện tượng học Husserl là một học thuyết có nội dung phong phú Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong việc làm rõ những nội dung cơ bản của lý luận nhận thức trong hiện tượng học Husserl
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan trong những năm gần đây
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm biện chứng Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp lịch sử và lôgic, v.v
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 2 chương,
10 tiết
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG HỌC EDMUND HUSSERL
1.1 Bối cảnh và những tiền đề hình thành hiện tượng học Edmund Husserl
1.1.1 Bối cảnh châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Hiện tượng học Husserl ra đời và phát triển trong những điều kiện xác định của xã hội phương Tây hiện đại Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, nhưng cũng vì nó mà giá trị nhân phẩm tương lai nhân loại bị ảnh hưởng Các giá trị truyền thống trước kia bị phá bỏ Con người châu
Âu bàng hoàng, rơi vào cuộc khủng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng giá trị chưa từng có
Từ những rạn nứt của xã hội bấy giờ, nhiều chủ thuyết triết học, xã hội học ra đời chống lại chủ nghĩa công nghiệp, chủ nghĩa duy lý, tìm ra con đường thoát khỏi khùng hoảng Kierkegaad cố gắng xây dựng lại các giá trị của đạo Kitô giáo, còn Husserl cố gắng “cứu vãn lý trí của con người” với học thuyết hiện tượng học
1.1.2 Sự khủng hoảng của khoa học cổ điển
Hiện tượng học ra đời không chỉ từ cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý dựa trên sự bế tắc của con người trước thời đại mới, mà còn từ sự khủng hoảng trong khoa học cổ điển Đó là cuộc khủng hoảng của vật lý học và toán học vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Bắt nguồn từ những bế tắc trên, hiện tượng học Husserl ra đời được xem như là triết học về sự khủng hoảng Chính ước muốn phát triển một phương pháp riêng để khắc
phục những hạn chế trên đã đưa Husserl sáng tạo hiện tượng học tiên nghiệm của ông
1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời hiện tượng học Husserl
Parmenides (500-449 TCN) là nhà triết học Hy Lạp cổ đại thuộc trường phái Elê
Trong lĩnh vực nhận thức luận, Parmenides đã dành nhiều thời gian để bàn về tính có đối tượng của tư duy mà trên cơ sở đó nhà sáng lập hiện tượng học sau này xây dựng thành học thuyết về tính ý hướng
John Locke (1632-1704) là nhà triết học duy nghiệm người Anh, cũng là người
đã chuẩn bị những tiền đề tư tưởng cho nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl Tuy vậy, trong việc miêu tả quá trình nhận thức, Locke đã tách biệt hai giai đoạn trên Sau này, Husserl đã kết hợp hai quá trình nhận thức này trên cơ sở tư liệu mà cảm tính đem lại với quá trình so sánh, phân tích tạo ra các phạm trù, khái niệm của lý tính cung cấp, kết hợp với học thuyết tiên nghiệm của Kant và phương pháp trực giác của ông để góp phần xây dựng học thuyết nhận thức luận hiện tượng học hoàn chỉnh
René Descartes (1596 - 1650) là nhà triết học người Pháp R.Descartes là biểu
tượng cho xu hướng hoài nghi Ông đề ra một phương pháp triết học mới, gọi là phương
pháp hoài nghi Đó là một phương pháp bắt đầu bằng tính ngờ vực triết học về mọi thứ
có thể bị nghi ngờ
I.Kant (1724-1804) là nhà triết học người Đức Ông đã bổ sung vào hệ thống tiền
đề của hiện tượng học quan điểm chỉ có thế giới hiện tượng mới có ý nghĩa nhận thức
luận thực sự, mới là chủ đề thực sự của nhận thức luận Ảnh hưởng không nhỏ tư tưởng
Trang 5của Kant đến hiện tượng học Husserl còn là chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm So với Kant, điểm mới ở Husserl chính là việc ông đã kết hợp giữa phương pháp nhận thức bằng trực giác với học thuyết tiên nghiệm của Kant Đó là kết quả của quá trình quy giản để đọng lại cấu trúc bản chất Đó là hiện tượng của bản chất, hiện tượng của cấu trúc mang tính bản chất và hiện tượng này là đồng nhất với bản chất
Franz Brentano (1838-1917) - người được xem là tiền bối trực tiếp của hiện
tượng học Husserl với học thuyết về tính ý hướng Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một vật nào đó, không có ý thức thuần tuý, nằm bên ngoài đối tượng
William James (1842-1910) là một trong nhiều nhà triết học gây ảnh hưởng đến
hiện tượng học Husserl với thuyết thực dụng
1.3 Edmund Husserl và con đường đến với hiện tượng học
Edmund Husserl là một người Đức gốc Do Thái Ông sinh ngày 08 tháng 04 năm
1859 tại Prosznitz miền Moravie, thời đó đang thuộc đế quốc Áo – Hung, mất năm 1938
Husserl bắt đầu con đường nghiên cứu của mình với số học và lôgic học, nhưng
tác phẩm đánh dấu sự thành công của Husserl là: Nghiên cứu lôgic xuất bản năm 1900 là điểm khởi đầu thực sự trong tư tưởng Husserl Husserl đạt được từ cuốn Triết học thuật
toán: Nghiên cứu về tâm lý học và lôgic
Husserl cho rằng chủ nghĩa tâm lý đã sai lầm một cách căn bản khi không phân biệt được quy luật tự nhiên và quy luật lôgic Theo Husserl thì quy luật tự nhiên là quy luật về mối quan hệ giữa các sự kiện hiện thực, còn quy luật lôgic là quy luật về mối quan hệ giữa các quan niệm, quan điểm Từ đó, Husserl cho rằng quy luật tự nhiên là khái quát kinh nghiệm, nó dùng để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tự nhiên Còn quy luật lôgic là những nguyên lý sẵn có Chủ nghĩa tâm lý dựa vào những khái quát kinh nghiệm của quá trình tâm lý để đưa ra những quy luật lôgic Họ nhầm lẫn giữa bản thân hoạt động tâm lý với nội dung mà hoạt động tâm lý đó đề cập tới
Cùng với việc phê phán đó, Husserl đã phê thiên kiến mà chủ nghĩa tâm lý thường mắc phải Với sự phê phán gay gắt và đủ mọi góc độ, Husserl đã cắt đứt mọi mối ràng buộc của mình với chủ nghĩa tâm lý Đồng thời sáng lập ra một trường phái triết học mới
của riêng mình, đó là hiện tượng học
1.4 Khái lược về hiện tượng học Husserl và vai trò của nhận thức luận hiện tượng học
1.4.1 Khái niệm hiện tượng học
Theo ý nghĩa của từ Hy Lạp, hiện tượng học chính là khoa học về các hiện tượng,
là phenomenology gồm hai thành tố là phainomenon và logos, như là cái bày tỏ mình ra trong chính nó, từ chính nó
Theo như lịch sử xuất hiện của khái niệm này, hiện tượng học được nhiều nhà triết học sử dụng với những quan niệm khác nhau Nhưng những tư tưởng hiện tượng học thời
kì này mới chỉ là manh nha Chỉ sau khi có sự sáng tạo của Husserl, hiện tượng học mới thật sự trở thành một khoa học độc lập, có kết cấu chặt chẽ, có quan điểm và phương pháp riêng biệt
Thông qua việc hiểu hiện tượng học Husserl, ta hiểu thêm ý nghĩa của chữ hiện
tượng Hiện tượng ở Husserl có nghĩa là chính sự vật xét như nó là đối tượng cho một ý
Trang 6thức, nên hiện tượng ở Husserl không che sự vật, nhưng là chính sự vật theo chiều hướng tôi thấy nó Về thực chất, hiện tượng học là học thuyết về ý thức thuần túy
1.4.2 Nhiệm vụ của hiện tượng học Husserl
Husserl muốn xây dựng hiện tượng học như một triết học vì ông coi triết học là
“khoa học thứ nhất”, là nền tảng của mọi khoa học Triết học phải đi đến một căn bản chắc chắn, làm tiền đề cho tri thức con người, loại bỏ những điều siêu hình đã được xác lập sẵn, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào chưa được khảo sát
Hiện tượng học là khoa học nghiên cứu về những bản chất và đối với khoa học này thì tất cả mọi vấn đề đều quy về việc xác định những bản chất
1.4.3 Vai trò của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
Theo Husserl, quá trình nhận thức phải đề cập được ba vấn đề lớn Một là, xác định đối tượng của quá trình nhận thức Đây là đối tượng độc lập với ý thức, tồn tại tự nó hay bản thân đối tượng cũng thuộc về ý thức Hai là, làm cách nào để ý thức thực sự đạt tới được đối tượng nhận thức Sự mô tả của nhận thức có phù hợp thực sự với đối tượng hay không Ba là, chủ thể của quá trình nhận thức cuối cùng đạt được cái gì từ quá trình nhận thức đối tượng Husserl đã đưa ra phương pháp quy giản hiện tượng học khi giải quyết vấn đề này
Kết luận chương 1:
Hiện tượng học Edmund Husserl ra đời là một tất yếu, nó không nằm ngoài quy luật phát triển của triết học nói riêng và tư tưởng nói chung mà chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định
Hiện tượng học của Husserl ra đời là nỗ lực của ông để xây dựng một nền tảng mới của khoa học để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên Để hiểu điểu này, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất làm nguyên lý nền tảng và phương pháp đặc thù cho học thuyết này là nhận thức luận của nó Với cách tiếp cận của riêng mình, Husserl
sẽ làm mới lại những vấn đề xưa cũ của nhận thức như ý thức, chủ thể tư duy, quá trình
tư duy, phương pháp tư duy
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG HIỆN TƯỢNG HỌC
EDMUND HUSSERL 2.1 Đối tượng nhận thức trong hiện tượng học Husserl
Husserl bắt đầu những nghiên cứu của mình bằng cách nghi ngờ nền triết học
trước đó Ông dùng khái niệm tâm thế tự nhiên để chỉ toàn bộ những luận điểm có sẵn,
những thiên kiến, những định kiến được triết học trước ông sử dụng làm tiền đề giải quyết những vấn đề triết học Husserl đã phê phán những quan niệm trên của triết học truyền thống và đặt ra cho mình nhiệm vụ xây dựng hệ thống tri thức triết học phi tiền đề nhờ áp dụng phép quy giản hiện tượng học
Husserl sử dụng nguyên tắc phi tiền đề để xây dựng một nền tảng triết học mới rõ
ràng Lịch sử tư tưởng triết học trước ông, nhất là thời trung cổ cho thấy triết học chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo với những hệ thống giáo lý giáo điều, triết học được coi là
Trang 7khoa học không đáng tin cậy Husserl muốn xây dựng một nền triết học mới như là một khoa học có độ tin cậy cao nhất
Husserl đã từng bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình từ toán học và lôgic học, song sau đó ông đã chuyển dần sang xây dựng một phương pháp để thực hiện nguyện vọng làm cho triết học trở thành “khoa học đệ nhất” Trong đó phải kể đến lý thuyết về
nhận thức, mà một trong những khám phá quan trọng ở lĩnh vực này là phương pháp trực
giác và nghĩa của nó với mỗi người Về thực chất, đây là phương pháp trực giác bản chất
Khác với cái biết do giác quan tác động vào ý thức, sự trực giác này cho ta thấu hiểu được bản chất của sự vật
Với ý nghĩa này, hiện tượng học chính là sự trở về với chính vật, với bản chất cụ
thể nhất của sự vật và bản chất ấy chính là hiện tượng Hiện tượng học chính là khoa học
về hiện tượng Ở đây, chữ “hiện tượng” được Husserl dùng không phải theo nghĩa với
“hiện tượng” trong cặp phạm trù “bản chất - hiện tượng” Khác với quan điểm của Marx, hiện tượng là biểu hiện của bản chất, là hiện tượng chung, phổ quát của mọi sự vật hiện tượng Husserl cho rằng hiện tượng này là hiện tượng của ý thức, đồng nhất với bản chất Theo Husserl, đó là sự cảm nhận bằng trực giác (eidos) Sự trực giác này của bản chất không chỉ nhằm vào những đối tượng, mà còn nhằm vào những hình thức khác nhau của
tính ý hướng
Tính ý hướng trong hiện tượng học được Husserl dùng để chỉ tính đặc trưng căn
bản của ý thức, nghĩa là ý thức luôn là ý thức về một đối tượng nào đó Theo cách nói của
Husserl, ý thức bao giờ cũng là một ý hướng, ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì
Vì ý thức luôn hướng về đối tượng nào đó
Bản chất của ý thức là hướng ra nên hiện tượng học không thừa nhận có những sự
vật trong tinh thần con người Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức Đối
tượng không thể cho một sự vật vì sự vật không có khả năng truy nhận và tri thức đối tượng Ý thức phải là ý thức một đối tượng nhất định, một chủ thể, một nhân vị, không thể là ý thức phổ quát Cho nên, đối tượng phải là đối tượng cho một ý thức nhất định, cụ thể
Theo Husserl, ý thức là tính ý hướng nên nó có khả năng thực hiện sự quy giản mà không đánh mất cái nó quy giản Hiện tượng học nói tới một thế giới bên ngoài nhưng không còn là nó nữa mà là một thế giới đi qua sự giản lược, và do vậy đã được bao hàm trong ý thức hay trong sự tương hỗ với ý thức Sự tương hỗ này là đặc trưng nổi bật của tính ý hướng, biểu lộ sự tương quan giữa ý thức với đối tượng của nó Với lý luận về tính
ý hướng, Husserl đã tiếp cận đến cách nhìn về sự không tách rời giữa chủ thể và khách thể, ý thức và đối tượng
2.2 Chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong hiện tƣợng học Edmund Husserl
Nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl có đặc điểm khác với nhận thức luận truyền thống Sự phát triển của khoa học và siêu hình học thế kỷ XIX đã đưa đến quan niệm cho rằng: Để nhận thức được cách thức đưa đến các tri thức khoa học nói chung, tư duy cần phải đem đối lập mình với thế giới xung quanh Cái Tôi đang nhận thức sẽ tự tách mình ra khỏi thế giới, bên ngoài nó Nhận thức chỉ được coi là có khoa học, khi cái
Trang 8tôi đặt mình vào địa vị của chủ thể và đem thế giới biến thành khách thể và đứng đối lập với chính mình Mục đích cai trị thế giới đã khiến các nhà khoa học cận đại giả định coi mình là chủ thể còn thế giới là khách thể Hệ chuẩn này chỉ tồn tại trong tư duy và thế giới được hiện ra như là cái cần được nhận thức chứ không phải cần để cải tạo thực tiễn Chủ thể của nhận thức bị giới hạn trong những điền kiện cụ thể của xã hội Đó là hạn chế chung của siêu hình học và nhận thức luận truyền thống mà Husserl phê phán gay gắt Ông đã xây dựng lý luận riêng để khắc phục hạn chế này
Đối lập với quan niệm nhận thức luận truyền thống, Husserl cho rằng khách thể của nhận thức không tồn tại khách quan mà tồn tại trong ý thức chủ quan của con người Khách thể nhận thức là đối tượng ý hướng được hành vi ý hướng của ý thức mang đến ý nghĩa; hay nói khác đi, nó được hình thành trong mối quan hệ giữa ý thức và cái mà tôi ý thức
Theo Husserl, chủ thể nhận thức gắn với hành vi ý thức, với hoạt động của tư duy Chủ thể nhận thức chỉ một cá nhân cụ thể nằm trong mối quan hệ gắn liền với khách thể nhận thức, làm cho hoạt động của khách thể nhận thức có nghĩa hơn
Từ cách phân tích trên, theo Husserl, chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức là không tách rời nhau Mối liên hệ này được Husserl và các nhà hiện tượng học gọi là tương hỗ giữa noèse (sở tri) và noème (năng tri)
2.3 Nguyên lý quy giản và các phương cách quy giản
Theo Husserl, có ba phương cách quy giản: 1 Quy giản triết học: Buộc ta phải xét lại tất cả những học thuyết đã và đang tồn tại từ trước đến nay; 2 Quy giản bản chất: Giúp ta tạm đặt thế giới hiện hữu “vào trong ngoặc” để chỉ quan tâm tới nó như một hiện tượng; 3 Cuối cùng là quy giản hiện tượng học: Nhờ đó ý thức được gỡ ra khỏi tất cả những gì không phải là ý thức thuần tuý, lúc đó ý thức có thể thấy hết tất thảy mọi cái, thấy được toàn bộ thế giới vì mọi cái đều đã trở thành đối tượng
2.3.1 Quy giản triết học
Mục đích của quy giản triết học là giúp ta thoát ra khỏi những áp đặt, thiên kiến của quan điểm truyền thống, của số đông một khi chúng ta chưa chứng thực được chúng Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận các quan điểm đó, mà chúng ta chỉ tạm gác các quan điểm đó sang một bên, hãy khoan sử dụng chúng Gác lại chứ không có nghĩa là xoá bỏ, phủ nhận nó Bởi vì chúng ta sẽ quay lại với những quan điểm đó một khi chúng ta chứng thực được chúng
2.3.2 Quy giản bản chất
Quy giản bản chất là “tạm đặt thế giới tự nhiên vào trong ngoặc” Tức là chúng ta không từ chối sự hiện hữu của tự nhiên, chỉ là chúng ta tạm không để ý đến sự hiện hữu của nó lúc này Quy giản bản chất là làm cho đối tượng thoát ra khỏi tính chất hiện hữu của nó, chỉ là giữ lại bản chất của nó, cái đó Husserl gọi là Eidos
Husserl phê bình luận điểm của Descartes “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” là không minh nhiên, không hợp lý Mượn cách nói của Descartes, Husserl cho rằng điều hợp lý ở đây phải là “Tôi tư duy, vậy tôi có tư duy một cái gì” Eidos, ý niệm có tính bản chất chính là cái mà tôi đã thực sự ý thức, tức là ý thức Nó thuộc lĩnh vực ý thức, tinh thần Quy giản bản chất đi từ lĩnh vực ý thức cá biệt đến lĩnh vực ý thức phổ biến Muốn thực
Trang 9hiện phương cách quy giản bản chất thì không thể tách rời quá trình nhận thức cụ thể Hoạt động nhận thức gắn liền với phương pháp quy giản bản chất là hoạt động tri giác (trực giác) nó không bó hẹp trong việc trực quan cảm tính đối với đối tượng cá biệt, mà là
“trực giác bản chất” nhằm nắm bắt đặc tính chung của sự vật Khác với cái biết được thông qua giác quan đánh động vào ý thức, đó là trực giác tức thời cho phép ta khám phá lập tức bản chất vật
2.3.3 Quy giản hiện tượng học
Quy giản hiện tượng học làm cho thế giới chỉ còn là một hiện tượng cho ý thức Quy giản hiện tượng học của Husserl có tham vọng cho ta thấy thế giới đã xuất hiện với
ý thức của ta như thế nào trong mỗi cái nhìn của chúng ta Ở đây, Husserl gọi tri giác là ý thức kiến tạo Kiến tạo ở đây là kiến tạo nên cái hiện tượng, tức là thế giới duy nhất mà ta
đã thấy, đã kinh nghiệm, đã sống trải
Mục đích của quy giản hiện tượng học chính là coi thế giới đúng như nó đã được ý thức truy nhận và kinh nghiệm
Nhờ có quy giản hiện tượng học mà ta có thể đi tới hạt nhân của hiện tượng học Ở
đó, ta mới thấy được hiện tượng chính là mối liên hệ mật thiết giữa ý thức và đối tượng;
vì ý thức là ý thức về đối tượng, còn đối tượng là đối tượng của ý thức cụ thể Cả hai tạo thành sự tương hỗ lẫn nhau, cùng nhau tạo nên thực tại Chính trên cơ sở lý luận này mà Husserl đã quả quyết rằng hiện tượng học là khoa học đặt nền tảng cho các khoa học, thoát khỏi tâm thế tự nhiên
2.4 Phương pháp nhận thức trong hiện tượng học Husserl
2.4.1 Phương pháp nhận thức trở về bản chất
Phương pháp nhận thức trở về bản chất được Husserl phát triển trong quá trình
nghiên cứu cơ sở lôgic, trong tác phẩm: Nghiên cứu lôgic Nguyên tắc này được tiến
hành nhất quán thông qua hai bước là phán đoán giữa chừng và việc làm cho cái chung hiện rõ trong ý thức chúng ta trên cơ sở trực quan từ sự vật cá biệt
Trước hết là bước thứ nhất thông qua phán đoán giữa chừng, chính vì phạm vi nghiên cứu của phương pháp trở về bản chất không phải là xét mối quan hệ tồn tại giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức mà chủ trương nghiên cứu của nó là bản chất của lĩnh vực đối tượng nhận thức Vì thế nó cần đến loại phán đoán giữa chừng bộ phận này Husserl yêu cầu phải đặt niềm tin về sự tồn tại của đối tượng nhận thức vào trong ngoặc
Bước thứ hai được thể hiện trên cơ sở trực quan sự vật cá biệt, làm cho cái chung hiện rõ trong ý thức chúng ta Điều đó có nghĩa là khi quan sát một đối tượng cá biệt có thật hoặc trong tưởng tượng ta, đồng thời tự do biến đổi đối tượng đó trong tư duy, ta sẽ nhận thấy vô số các thuộc tính xung quanh nó, vấn đề là phải tập trung xem xét chỉnh thể, mối liên hệ của chúng Từ đó, có thể tìm ra cái chung của các thuộc tính của các đối tượng đó, cái chung ấy chính là bản chất của nó
2.4.2 Phương pháp nhận thức trở về tiên nghiệm
Phương pháp nhận thức trở về tiên nghiệm hay còn gọi là phương pháp nhận thức trở về hiện tượng học Đây là phương pháp cơ bản của hiện tượng học với ý nghĩa chính
là phương pháp “gác lại”
Trang 10Để hiểu rõ phương pháp trở về tiên nghiệm, chúng ta cần làm rõ khái niệm “tiên nghiệm” Từ quan niệm của triết học kinh viện thời trung cổ, “tiên nghiệm” dùng để chỉ phạm trù vượt qua mọi loại hình khác nhau của hiện hữu để đạt tới phạm trù chung hiện hữu là chân lý Kant cho rằng tính khả năng của nhận thức cần phải được nghiên cứu đầu tiên trước khi nghiên cứu cái hiện hữu và các phạm trù khác Husserl chú trọng nghiên cứu khả năng của nhận thức Nhưng khác với Kant, Husserl dùng phán đoán giữa chừng phổ biến để nghiên cứu; việc này giúp cho việc xem xét khả năng của nhận thức sẽ không
có một giả thiết nào trước đó
Husserl đã xây dựng được một hệ thống nhận thức đáng tin cậy nhờ việc gác lại Ý thức thuần túy là khởi điểm tuyệt đối rõ ràng, tin cậy của nhận thức Rút ra được kết luận này Husserl đã nhờ đến phương pháp hoài nghi kiểu Descartes Husserl đã phê phán nhận
thức luận của Descartes ở hai điểm: Nhị nguyên luận từ “tôi tư duy” suy ra “tôi tồn tại”,
một cái là tôi tâm tư phi vật chất một cái là cái tôi thể xác vật chất thì không thể tác động qua lại với nhau; thứ nữa Husserl phê phán Descartes khi chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và coi sức mạnh Thượng đế là toàn năng để giải quyết sự nhận thức giữa các
cá thể khác nhau Husserl cho rằng sức mạnh của lý tính có thể giải quyết được vấn đề cơ bản của nhận thức luận Ông cũng quan niệm rằng cái được rút ra thông qua con đường hoài nghi kiểu Descartes là ý thức thuần túy chứ không phải là “tôi” và “tư duy của tôi”
Việc nghiên cứu hiện tượng học theo Husserl được tiến hành trong lĩnh vực ý thức thuần túy, ông coi đó là lĩnh vực bên trong, còn đối tượng có tồn tại khách quan hay không được coi là siêu vấn đề
2.5 Lập trường nhận thức trong hiện tượng học Husserl
2.5.1 Cái tôi như một khởi nguyên tuyệt đối
Husserl phê phán những người theo chủ nghĩa duy nhiên, coi con người như là một sản phẩm của tự nhiên Hiện tượng học nhấn mạnh vai trò chủ động của con người, coi con người là một chủ thể chứ không phải là một vật thể như các vật thể khác
2.5.2 Thế giới đã có trước khi ta phản tỉnh
Hiện tượng học phê phán quan điểm coi thế giới như là một cái gì bất biến, vĩnh hằng Các nhà hiện tượng học khẳng định thế giới này luôn biến đổi Mặt khác, thế giới
kinh nghiệm sống của chúng ta lại không giống nhau ở mỗi người Mỗi người chúng ta chỉ biết có kinh nghiệm sống của mình: Đó là thế giới và cũng là thế giới xuất hiện trong
ý thức của ta mỗi khi ta giao tiếp với người khác
2.5.3 Viễn cảnh cái tôi như một tồn tại trong thế giới
Hiện tượng học chủ trương con người là một tồn tại trong thế giới, nghĩa là không
có tâm linh và cũng không có tinh thần con người nếu không có sinh hoạt tại thế của con người Sinh hoạt tại thế chính là sinh hoạt của chúng ta tại thế giới này Đó là sinh hoạt chưa phản tỉnh của ta
2.6 Đánh giá chung về nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
2.6.1 Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl
Thực chất hiện tượng học Husserl là học thuyết về ý thức thuần túy Trước hết, Husserl đã cố gắng trong việc nghiên cứu để đạt tới chỉnh thể toàn vẹn trong bản thân ý thức con người, bằng cách chỉ ra các cấp độ, các tầng lớp nhận thức trong đó