Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu hoá là cơ hội để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời, là cơ hội cho nền văn hoá và các giá trị truyền thống của dân tộc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
đã hun đúc nên một bề dầy truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng Mỗi nét sinh hoạt từ gia đình, làng xã, đến cộng đồng dân tộc, từ ăn uống, vui chơi, giải trí đến lao động và học tập đều mang đậm sắc thái riêng của người Việt và chỉ người Việt mới có Một trong những truyền thống đã đi cùng dân tộc suốt chặng đường lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và cả trong
tương lai là truyền thống hiếu học - một động lực đã giúp người Việt chúng
ta vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào Nhưng truyền thống đó dường như đang bị cuốn vào vòng xoáy như vũ bão của hiện tại và để lại phía sau nó
cả những vệt sáng - tối lẫn lộn
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá nói chung đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, khách quan và hợp với quy luật của thời đại Toàn cầu hóa cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm to lớn và ngày càng tăng của nhiều nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, ở bất kỳ một quốc gia, khu vực nào Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương - một trong những khu vực đang có nhiều biến động to lớn Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, việc chúng ta tham gia hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá là hoàn toàn tất yếu Xu thế toàn cầu hoá diễn ra trong sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự áp dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ hiện đại, sự bùng
nổ cách mạng thông tin trên phạm vi toàn cầu Toàn cầu hoá đã có khả năng bao trùm lên mọi ngõ nhỏ nhất, hẻo lánh nhất, xa xôi nhất của hành tinh chúng ta Nó là cầu nối mọi quốc gia, dân tộc, nó phá vỡ rào cản không gian giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau Thế nhưng, bên cạnh đó, ta không thể hiểu một cách đơn giản, phiến diện như vậy về toàn
Trang 3cầu hoá Toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt, bao chứa cả các yếu tố tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển và chậm phát triển
Dân tộc Việt Nam đang mở cửa đón nhận những cơ hội, những chân trời mới mà toàn cầu hoá đưa lại cho chúng ta Chúng ta đã chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, ra nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Kết quả của quá trình mở cửa, hội nhập
đã làm thay đổi diện mạo đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên Nhưng chúng ta cũng đang phải băn khoăn rất nhiều về cái được và cái mất khi tham gia hội nhập vào quá trình đó Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu hoá là cơ hội
để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời, là cơ hội cho nền văn hoá và các giá trị truyền thống của dân tộc được học hỏi, phát huy Song, chúng ta cũng lo lắng rằng những thách thức của toàn cầu hoá
sẽ làm biến đổi hệ giá trị truyền thống của dân tộc ra sao?
Toàn cầu hoá có khả năng làm năng động hoá các giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy và kế thừa các giá trị ấy trong bối cảnh mới, bộ mặt mới của dân tộc Toàn cầu hoá cũng có khả năng đưa các giá trị truyền thống của cha ông trong quá khứ về phục vụ cho đất nước ở hiện tại và tương lai Nhưng toàn cầu hoá cũng có khả năng làm rối loạn các giá trị truyền thống của dân tộc, áp đặt các giá trị ngoại lai và đảo lộn cả hệ thống giá trị của chúng ta Truyền thống hiếu học cũng không nằm ngoài những thách thức đó
Là một người con của dân tộc, cũng có những băn khoăn, lo lắng cùng dân tộc, ở luận văn này, tác giả trở lại vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đi trước đặt ra Song, mỗi người đi tìm một lời giải đáp cho riêng mình
Trang 4và có cách lý giải của riêng mình Từ trong hệ thống các giá trị truyền thống vô cùng phong phú và quý báu của dân tộc, tác giả muốn bắt nguồn
từ một trong những truyền thống nổi trội - truyền thống hiếu học - truyền
thống mà nhờ đó, dân tộc Việt Nam đã đi những bước dài và có thể tiến xa hơn nữa trong tương lai Truyền thống đó giờ đây được chúng ta nâng niu, phát triển và gìn giữ ra sao trong bối cảnh đất nước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá? Liệu nó có còn là một giá trị nổi trội của truyền thống dân tộc? Nó còn đọng lại trong tiềm thức mỗi người ở mức độ nào và chúng ta
phải làm gì để “hiếu học” vẫn mãi là một trong những đức tính quý báu của
người Việt ở mọi nơi, mọi thời Đó chính là lý do khiến tác giả lựa chọn đề
tài: “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc
Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu
Thuật ngữ “những vấn đề toàn cầu” xuất hiện cách đây không lâu,
vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng chúng đã được phổ biến rộng rãi và thực tế đó không phải là điều ngẫu nhiên Toàn cầu hoá là kết quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài, là xu hướng tất yếu trong lịch sử nhân loại do vậy nó cũng là đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu, trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc hội nghị có tính chất quốc tế, khu vực cũng như của mỗi quốc gia riêng biệt
Chúng ta đón nhận thông điệp về toàn cầu hóa từ rất nhiều nguồn thông tin, sách báo khác nhau Trong đó, trước tiên phải nói đến thông điệp mà
Thomas Friedman - tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây Ô liu” và “Thế giới phẳng” - đã đưa đến cho tất cả chúng ta Trong hai cuốn
sách, tác giả đã đưa ra một nhận định mới mẻ và táo bạo rằng toàn cầu hóa là một thế lực không gì ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến dài trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, tài chính… Đó là quá trình thế
Trang 5giới dường như “phẳng ra” Thomas Friedman đã dùng những hình ảnh rất
độc đáo và thú vị để nói về quá trình toàn cầu hóa Trong các cuốn sách của mình, ông đã trình bày những vấn đề toàn cầu hóa hết sức súc tích và sinh động Ông trình bày những vấn đề khô khan khó hiểu đó một cách sáng sủa,
dí dỏm để giúp chúng ta lĩnh hội một cách dễ dàng
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã có nhiều công trình bàn đến
toàn cầu hóa và các tác động của nó đối với đất nước Công trình “Toàn cầu hóa - Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu” của tập thể
tác giả Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), đã tập hợp những bài viết về phương pháp luận, phương pháp tiếp cận vấn đề toàn cầu hóa; đi vào khái niệm, bản chất, nguồn gốc, tính tất yếu của toàn cầu hóa Từ đó, các tác giả chỉ ra những thuộc tính, tính hai mặt của toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay
Công trình “Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” của Đường Vinh Sường (Nxb Thế giới, 2004), là công
trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích quá trình phát triển, những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển và liên hệ với Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới
Hai tác giả Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đã đồng chủ biên cuốn
“Toàn cầu hoá - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc
gia, 2004) Trong đó, ở phần một các tác giả chỉ ra những nội dung, đặc điểm, bản chất của toàn cầu hoá và sang phần hai, các tác giả chỉ ra sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đến các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội, cũng như thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Trang 6Đi từ góc độ tổng quát có công trình: “Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay” của hai tác giả Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Kim Lai, do Nhà
xuất bản Giáo dục ban hành năm 2005 Trong 590 trang của cuốn sách, tác giả
đã cho ta hiểu lý luận chung về vấn đề toàn cầu và phần từ điển các thuật ngữ
cơ bản về những vấn đề toàn cầu là nền tảng lý luận chung cho nghiên cứu
Hệ vấn đề văn hoá xã hội là một trong năm hệ vấn đề cơ bản của nhóm các vấn đề toàn cầu mà các tác giả đã đưa ra trong cuốn sách
Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình nghiên cứu như “Toàn cầu hóa: những biến động lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa” của tác giả Phạm Thái Việt, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); “Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam” (Nxb Thế giới, 2003),
công trình là sự hợp tác giữa các chuyên gia Đức công tác tại Viện Konrad Adenauer ở Việt Nam với các giáo sư và giảng viên khoa quốc tế học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình đều đưa ra những quan điểm khác nhau về các vấn đề mà toàn cầu hóa đặt ra, cũng như ảnh hưởng của nó đến Việt Nam
Vấn đề truyền thống của dân tộc đã được rất nhiều các học giả, các nhà văn hoá trong và ngoài nước nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau
Tiêu biểu phải kể đến công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Giàu:
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1980) Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung và những biểu hiện của các giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Tác giả Phan Huy Lê với công trình “Tìm về cội nguồn” (Nxb
Thế giới, Hà Nội, 1999), đã đi tìm những giá trị truyền thống trong con người Việt Nam hiện đại, đi tìm mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cũng với tinh thần
đó, tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý với
Trang 7công trình “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) đã phản ánh rõ
những nét cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống được thể hiện trong mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với sự phát triển Trong đó, các tác giả nhấn mạnh vị thế chủ thể của văn hóa nội sinh trong hội nhập, khai thác các giá trị, những yếu tố tích cực của Nho giáo Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Truyền thống hiếu học của dân tộc đã được nghiên cứu ở rất nhiều công trình cũng như các bài báo, tạp chí, trong đó phải kể đến tác giả
Nguyễn Thế Long trong bộ công trình nghiên cứu về “Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam” đã dành tập hai để nói về “Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
2003) Ở đây, tác giả đã tập hợp rất nhiều bài viết về truyền thống hiếu học
và tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Công trình “Truyền thống tôn sư trọng đạo” (Nxb Trẻ, Tp.HCM, 1998) của tác giả Hứa Văn Ân và tập thể các tác giả đã “trao đổi về truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay”, men theo những chặng đường khác
nhau của lịch sử giáo dục Việt Nam để hiểu được những tư tưởng, tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của cộng đồng người Việt với việc học hành, thi cử trong tiến trình lịch sử của nền giáo dục nước nhà
Đối với nước ta hiện nay, cùng với việc đổi mới đất nước, mở cửa giao lưu hợp tác, chúng ta đón nhận xu thế toàn cầu hoá không phải đã có một sự thống nhất chung trên quan điểm Bởi toàn cầu hóa mang lại cho chúng ta cả thời cơ và những thách thức Đặc biệt, nó đưa đến sự biến động các giá trị truyền thống của dân tộc Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác
Trang 8động của toàn cầu hóa đối với các giá trị truyền thống của dân tộc Trước hết,
phải kể đến công trình “Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội” (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), ở đây, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã dành một phần riêng nói về triết học và công cuộc đổi mới đất nước Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý vấn đề khai thác các giá trị truyền thống của dân tộc và mục tiêu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá Đồng thời, cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với chúng ta
Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) do Nguyễn Trọng Chuẩn và
Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, đã tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả
trình bày trong Hội thảo Quốc tế “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2001 Các bài
tham luận đều tập trung làm rõ các vấn đề giá trị và giá trị truyền thống, về nội dung, vị thế của giá trị dân tộc trước thách thức của toàn cầu hoá, đồng thời chỉ ra việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá
Các công trình nghiên cứu trên hoặc tập trung vào vấn đề truyền thống dân tộc hoặc tập trung vào vấn đề toàn cầu hóa và thách thức của toàn cầu hóa đến các giá trị truyền thống của dân tộc nói chung, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam Bởi lẽ đó, tác giả mong được góp phần bổ sung làm rõ hơn về vấn đề này
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, bài viết khác có liên quan đến đề tài luận văn Đó cũng là những tài liệu tham khảo cho tác giả trong quá trình nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ truyền thống hiếu học của người Việt Nam và sự biến đổi của giá trị đó trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Luận văn chỉ rõ sự tác động của toàn cầu hoá đối với truyền thống hiếu học, từ
đó đề ra các giải pháp nhằm gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc
Trang 9Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích đặc điểm của toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay
- Phân tích diện mạo của truyền thống hiếu học Việt Nam và tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Trên cơ sở
đó, đề ra phương hướng và các giải pháp phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc, luận văn nghiên cứu việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong toàn cầu hóa
Luận văn nghiên cứu vấn đề toàn cầu hóa một cách chỉnh thể và khái quát, nhằm làm rõ hơn thực chất của quá trình toàn cầu hóa Từ đó, làm rõ
sự tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
5 Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cở sở lý luận của luận văn là những quan điểm lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước; tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời, luận văn cũng kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử…
6 Đóng góp mới của luận văn
Ở luận văn này, tác giả tiếp tục nghiên cứu các vấn đề đặt ra đối với các giá trị truyền thống trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
Luận văn chỉ rõ những biểu hiện của truyền thống hiếu học Việt Nam và tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học Đồng thời,
Trang 10luận văn nêu ra phương hướng và một số giải pháp kế thừa và phát huy truyền thống đó để đạt được hiệu quả cao nhất
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Sau khi hoàn thành, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề truyền thống dân tộc nói chung và truyền thống hiếu học của người Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết
Trang 11Chương 1 TOÀN CẦU HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THỐNG
HIẾU HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Về vấn đề toàn cầu hóa
1.1.1 Khái niệm và những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
* Khái niệm toàn cầu hóa
Từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, thế giới bước vào thời kỳ phát triển đột biến với rất nhiều sự kiện nổi bật Một trong những nguyên nhân đưa đến sự thay đổi ấy là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) và sự ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng đó vào cuộc sống “Nếu cuộc cách mạng KH&CN là một trong những khởi phát dẫn tới chủ nghĩa tư bản hiện đại thì cũng chính cuộc cách mạng đó đã làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa chi phối sự phát triển, biến đổi của thế giới đương đại ngày nay” [10, 79]
Vài thập niên gần đây, thuật ngữ toàn cầu hóa được nhắc đến rất phổ biến Toàn cầu hóa trước hết là toàn cầu hóa kinh tế, nhưng ảnh hưởng và tác động của nó thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu Thật ra, quá trình này đã được dự báo từ rất sớm, khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời Lúc đó, người ta gọi là quá
trình quốc tế hóa Cách đây 150 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường
thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc” [58, 543 - 602] Quá trình đó không ngừng phát
triển và hiện nay, nó được gọi bằng cái tên mới: Toàn cầu hóa
Khái niệm toàn cầu hóa (globalization) xuất hiện lần đầu vào năm
1961, trong từ điển của Anh và được phổ biến từ khoảng cuối thập niên
Trang 121980 trở lại đây Người ta lĩnh hội, lý giải và đánh giá nó theo các cách khác nhau, thậm chí là loại trừ nhau Vậy, toàn cầu hóa là gì và đâu là nội dung cơ bản mà khái niệm này bao chứa? Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa để diễn đạt nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong đời sống quốc tế hiện đại Dưới đây, chúng tôi điểm lại một số quan điểm tiêu biểu về toàn cầu hóa:
1 “Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, thể hiện ra dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kỹ thuật và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của chúng ta”
2 “Toàn cầu hóa được hiểu như cách thức diễn đạt một cách ngắn gọn quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất (QHSX), giao tiếp và công nghệ ra khắp thế giới Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hóa đan bện vào nhau”
3 “Toàn cầu hóa là tiến trình hội nhập các nền kinh tế trên thế giới thành một nền kinh tế duy nhất Quá trình này được tính kể từ đầu thế kỷ XX khi mà các đế chế ở châu Âu trở nên lệ thuộc vào các thuộc địa của chúng và ngược lại”
4 “Toàn cầu hóa là phương Tây hóa (đặc biệt là Mỹ hóa) hay hiện đại hóa Nó là cơ chế hủy diệt những nền văn hóa và những thể chế tự trị hiện hành, để thay vào đó bằng một cấu trúc xã hội nhất dạng (chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa công nghiệp)”… [92, 22 - 24] Quan niệm về toàn cầu hóa còn rất phân tán và khác biệt Bởi, toàn cầu hóa là một hiện thực mới mẻ và là cái đang triển khai Nhận thức về toàn cầu hóa còn phụ thuộc quan hệ lợi ích của chủ thể Nội dung của thuật ngữ toàn cầu hóa thường bị biến đổi ở từng lĩnh vực khác nhau Nhưng cuối cùng chúng ta cũng phải đi tìm những dòng chảy chủ đạo, những quan điểm chung nhất về toàn cầu hóa
Trang 13Theo quan niệm rộng, đa số các học giả đều cho rằng toàn cầu hóa là
xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại, làm tăng
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên nhiều mặt của đời sống xã hội Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối [Xem 02]
Theo tác giả Lê Hữu Nghĩa, “toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới” [64, 7]
Báo cáo phát triển con người năm 1999 của UNDP cho rằng: “Toàn cầu hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có những tính chất riêng biệt Sự hẹp lại của không gian, sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi người lại với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết” [64, 123]
Theo quan niệm hẹp, cốt lõi của toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu
hóa kinh tế Đó thực chất là quá trình mở rộng thị trường và lôi kéo vào đó tất cả các tập đoàn sản xuất, các chính phủ, các nước giàu và cả những nước nghèo Quá trình ấy diễn ra theo xu thế phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người thay đổi theo sự xuất hiện tri thức, trí tuệ
Theo quan niệm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD):
“toàn cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các nước và khu vực” [64, 123]
Trong cuốn sách “Chiếc Lexus và cây Ôliu”, tác giả Thomas
Friedman cho rằng toàn cầu hóa “là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước
Trang 14vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết…” [33, 46]
Ngoài ra, chúng ta còn gặp rất nhiều quan điểm về toàn cầu hóa xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, người ta đã chia thành các nhóm vấn đề lớn: Nhóm vấn đề gắn với quan hệ về lợi ích chính trị, kinh tế, quan
hệ giữa các nền văn minh; Nhóm vấn đề nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa con người và giới tự nhiên; Nhóm vấn đề gắn với hệ thống cá nhân con người và xã hội, trong đó có vấn đề giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Ba nhóm vấn đề ấy luôn được đặt trong mối quan hệ tác động chặt chẽ, thường xuyên với nhau [19, 16 - 19]
Dưới góc độ văn hóa học, các học giả đều nhấn mạnh vai trò của văn hóa so với kinh tế hay chính trị, quan tâm đến “bản sắc cá thể và bản sắc dân tộc sẽ ra sao khi phải đối mặt với sự trỗi dậy của thứ văn hóa toàn cầu” [92, 45]
Căn cứ vào tiến trình lịch sử xã hội loài người, A Tofler đã mô tả
lịch sử nhân loại qua hình ảnh các “làn sóng” Theo A Tofler, “cho tới
nay, loài người đã trải qua hai đợt sóng thay đổi lớn Đợt thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp từ 10.000 năm về trước, đợt sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp khoảng 300 năm từ nửa sau thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng với nó là sự ra đời của nền văn minh công nghiệp Song, trong những thập kỷ vừa qua, một bước ngoặt mới của lịch sử đã xảy
ra, sự ra đời của nền văn minh hậu công nghiệp, đó chính là đợt sóng thứ ba” [84, 7] “Các làn sóng” thay đổi, va chạm vào nhau trong mọi lĩnh vực, làm chuyển dịch nền văn minh nhân loại Cuối cùng, với sự xuất hiện của các loại hình kinh tế mới, những dỡ bỏ rào cản về chính trị, cùng với tiến
bộ vượt bậc của cuộc cách mạng số đang làm cho thế giới phẳng ra và
không còn nhiều trở ngại về địa lý như Thomas Friedman đã quan niệm
Trang 15trong “Thế giới phẳng” Và như vậy, theo Friedman, toàn cầu hóa là hiện
tượng khách quan và đang ở giai đoạn tăng tốc Khác với A.Toffler, T.Friedman dùng thuật ngữ mang tính hiện đại hơn là “Toàn cầu hóa 1.0, 2.0, 3.0” Các quá trình này là quá trình hội tụ dần từng nhân tố làm phẳng thế giới (theo ông có 10 nhân tố và 3 sự hội tụ) Toàn cầu hóa 1.0 làm thế giới co lại từ kích thước lớn về kích thước trung bình (từ năm 1492 - 1800) Khi đó, các quốc gia và chính phủ kết nối lại với nhau, thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu Toàn cầu hóa 2.0 (từ năm 1800 - 2000), làm thế giới co lại
từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ, mở đầu cho nền kinh tế toàn cầu Toàn cầu hóa 3.0 từ khoảng năm 2000, làm thế giới co xuống cỡ siêu nhỏ, san bằng sân chơi toàn cầu, làm phẳng thế giới và trao quyền cho các cá nhân từ mọi ngõ ngách trên thế giới
Thế nhưng có một sự thật là thế giới phẳng ra đối với tất cả mọi người, với tất cả mọi lĩnh vực trên toàn thế giới hay chỉ phẳng ra đối với một số người, một số lĩnh vực, một số quốc gia tồn tại lênh đênh trên mặt nước mà “các làn sóng” đã nhấn chìm những phần gồ ghề “không phẳng”?
Rõ ràng, ở đây, toàn cầu hóa là một xu hướng mở rộng quan hệ giữa người với người trên phạm vi toàn cầu
Trên cơ sở những quan điểm khác nhau đó, để hiểu toàn cầu hóa một
cách khái quát, chúng tôi cho rằng: toàn cầu hóa là một khái niệm chỉ quá trình vận động của lịch sử xã hội loài người từ những bộ phận, quốc gia riêng lẻ và tương đối tách biệt đến những mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ràng buộc lẫn nhau trong mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu mà nền tảng là từ các quan hệ kinh tế
Tuy nhiên ở đây, chúng ta cần phân biệt toàn cầu hóa với quốc tế hóa
và khu vực hóa Quốc tế hóa với tư cách là con đẻ và sản phẩm của thời đại công nghiệp là sự xuất hiện xu hướng tương tác quốc tế phát triển và thâm nhập lẫn nhau về lợi ích, quan hệ kinh tế và thương mại Xu hướng này đã
Trang 16có tính chất tích cực và có định hướng rõ ràng ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Như vậy, quốc tế hóa dường như là vạch xuất phát của toàn cầu hóa và đã trở thành một quá trình bao trùm lên toàn bộ thế giới [40, 424 - 427] Khu vực hóa cũng xuất hiện từ những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay với sự ra đời của trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực Trong đó, đáng chú ý là sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) năm 1993, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái bình dương (APEC) năm 1989, Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm
1996 Cả toàn cầu hóa và khu vực hóa đều là các khái niệm chỉ những hiện tượng, quá trình, xu hướng có nội dung về cơ bản giống nhau của quan hệ kinh tế quốc tế vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, chỉ khác nhau ở quy mô, phạm vi địa lý của các chủ thể tham gia vào quá trình Vậy, điểm khởi đầu lịch sử của toàn cầu hóa và dấu ấn của toàn cầu hóa ở mỗi giai đoạn phát triển là gì?
Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở khách quan, xuất phát điểm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Con người vừa là sản phẩm lại vừa là chủ thể của quá trình lịch sử xã hội Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX), trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người là nguyên nhân làm thay đổi quan hệ sản xuất (QHSX), từ đó dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng và thay thế các hình thái kinh tế - xã hội (HT KH-XH) C Mác
đã chỉ rõ: “sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu sự chi phối của những quy luật” [50, 20] Trong quá trình bảo vệ quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, V.I.Lênin lại khẳng định: “xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng, một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những QHSX cấu thành một hình thái
Trang 17xã hội nhất định, cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó” [50, 198]
Vận dụng học thuyết về HT KT-XH để giải thích hiện tượng toàn cầu hóa, chúng ta thấy toàn cầu hóa không phải là một sự kiện nhất thời mà
là một xu thế tất yếu, khách quan, phổ biến Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa nằm ngay trong sự vận động, phát triển của LLSX thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN Nó là một quá trình hợp lôgic của sự phát triển lịch sử Cần phải thừa nhận một thực tế là tri thức, khoa học và công nghệ với tư cách là LLSX trực tiếp, như dự báo của C.Mác, đã trở thành một nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà đối với cả những thay đổi về chính trị và phát triển văn hóa trong thời đại hiện nay Tuy nhiên, bản thân sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và việc áp dụng những thành tựu của nó
ở đầu thế kỷ XXI lại đang đe dọa phá hủy hàng loạt ngành sản xuất hiện vẫn rất cần thiết cho sự sống còn của nhiều người KH&CN hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang đặt con người trước những vấn đề toàn cầu cấp bách Trong bối cảnh đó, vai trò định hướng của triết học với việc nhận thức và giải quyết các vấn đề mà toàn cầu hóa đặt ra trên mọi phương diện ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết
Về phương diện kinh tế, toàn cầu hóa làm gia tăng các mối liên kết
và phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia, tạo nên một sự thay đổi căn bản các hoạt động kinh tế của con người
Về phương diện chính trị, toàn cầu hóa dẫn đến những sự biến đổi nhất định và làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn về mặt chính trị giữa các nước trên thế giới Tính chủ động của quá trình dẫn đến toàn cầu hóa rõ ràng đang thuộc về Mỹ Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà có người gọi toàn cầu hóa hiện nay là do Mỹ khởi đầu
Trang 18Về phương diện xã hội, toàn cầu hóa dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: bệnh tật, nghèo đói, an ninh, thất nghiệp, bất bình đẳng, tệ nạn xã hội, tội phạm quốc tế…
Về phương diện văn hóa, toàn cầu hóa tạo nên quá trình vận động của các nền văn hóa dân tộc từ những bộ phận tương đối tách biệt, khép kín đến hình thành những mối liên kết, xâm nhập, chi phối lẫn nhau Vậy là, toàn cầu hóa kinh tế đã kéo theo nó hàng loạt thay đổi về mọi mặt trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia trên thế giới
Lịch sử toàn cầu hóa trải qua các giai đoạn phát triển đặc thù Giai đoạn thứ nhất, xuất hiện ngay từ khi hình thành thể chế chính trị gắn liền với việc phân chia các vùng lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia độc lập thông qua sức mạnh quân sự Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ XV khi Crixtop Clombo tìm ra châu Mỹ và các nhà hàng hải tìm ra con đường thông thương trên biển Xu thế toàn cầu hóa giai đoạn này gắn với các cuộc chinh phục, xâm chiếm, khai thác thuộc địa và bành chướng thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) [10, 124 - 127]
Từ cuối thế kỷ XIX, hai cuộc chiến tranh thế giới đã nổ ra để các nước
đế quốc phân chia thị trường và vùng ảnh hưởng Trên góc độ toàn cầu hóa, chiến tranh đã xóa bỏ mọi thành quả do tiến bộ của nhân loại mang lại; mặt khác, nó thúc đẩy sự sáng tạo kỹ thuật mới, sự xâm nhập lẫn nhau về ngôn ngữ, tập quán, văn hóa và kỹ thuật… Trong thời kỳ chiến tranh, làn sóng toàn cầu hóa có phần lắng xuống nhưng từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX trở lại đây, toàn cầu hóa đã bùng lên mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại Các khối kinh tế có tính toàn cầu được thiết lập như: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới WB, Tổ chức thương mại thế giới WTO… Toàn cầu hóa hiện nay về bản chất là quá trình mở rộng các QHSX TBCN vì mục đích riêng của mình ra khắp thế giới Phải chăng, các nước tư bản phát triển là người có lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa?
Trang 19Như vậy, đặc trưng cơ bản thứ nhất của toàn cầu hóa là sự chi phối
của các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ Quá trình toàn cầu hóa là quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở nấc thang cao, đồng thời cũng là quá trình mở rộng QHSX TBCN trên phạm vi thế giới Phân tích bản chất toàn cầu hóa, lại một lần nữa chúng ta phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN Trong thời đại của chúng ta, cuộc cách mạng KH&CN làm đậm nét hơn những chênh lệch và bất bình đẳng giữa các quốc gia, nhất là các nước tư bản phát triển với các quốc gia đang phát triển Toàn cầu hóa hiện nay dường như là “toàn cầu hóa TBCN” hay “Mỹ hóa” và thực chất nó cũng là toàn cầu hóa của mâu thuẫn vốn có giữa LLSX và QHSX về mặt giai cấp, xã hội [10, 161-162]
Đặc trưng thứ hai, nhịp độ, phạm vi và các lĩnh vực của toàn cầu hóa
hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu Từ kinh
tế, toàn cầu hóa đã lan sang cả lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa, làm thay đổi mọi mặt của tất cả các quốc gia trên thế giới
Từ góc độ “đối thoại giữa các nền văn hóa” với một góc nhìn từ Việt Nam, tác giả Phạm Xuân Nam đã nêu ra những đặc trưng của toàn cầu hóa hiện nay: Thứ nhất, các tổ chức liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế, văn hóa, cũng như về các lĩnh vực khác ngày càng có vai trò quan trọng Thứ hai, đó là sự trỗi dậy của các nước đang phát triển trong một trật tự thế giới mới đa cực Đặc biệt
là sự vươn lên mạnh mẽ trong thời gian gần đây của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, của những con rồng châu Á… Thứ ba, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là động lực thúc đẩy kinh tế tri thức ra đời, cái văn hóa và cái kinh tế đan quyện vào nhau, trí tuệ trở thành yếu tố ngày càng quan trọng để tạo nên diện mạo của một sản phẩm, một con người, một quốc gia
Như vậy, nghiên cứu lịch sử toàn cầu hóa từ khi ra đời cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận một điều đó là xu thế tất yếu, khách quan, theo
Trang 20đúng quy luật phát triển của xã hội loài người, một quá trình phát triển biện chứng với rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau
* Những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
Dưới góc độ triết học chúng ta có thể thấy toàn cầu hóa là do sự tác động của một số nhân tố sau đây:
Thứ nhất, nhân tố kinh tế: với sự phát triển của LLSX dưới tác động
của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản đã lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh” và “thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc” [58, 598 - 599] Từ đó, “nhịp độ phát triển sản xuất đi liền với sự tăng lên mạnh mẽ và đa dạng của các nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của xã hội Quy mô rộng lớn của nó không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, trong khu vực và trên thế giới Do đó, lực lượng sản xuất không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có tính chất quốc
tế và thế giới” [10, 92 - 93]
Thứ hai, nhân tố KH&CN hiện đại: sự phát triển của nhân tố
KH&CN hiện đại đã làm cải biến toàn bộ xã hội loài người Thực chất, tiến trình phát triển của KH&CN đã làm nên tiến bộ xã hội của xã hội công nghiệp từ đầu thế kỷ XX, của xã hội tiêu thụ đại chúng những năm 1960 và của xã hội thông tin từ cuối thế kỷ XX Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức (KTTT) đã bắt đầu với các nước phát triển Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về KTTT Trong đó phổ biến là quan niệm do Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế - OECD đưa ra năm 1996: “nền KTTT là nền kinh tế dựa trên tri thức, trực tiếp căn cứ vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin” [26, 5] Đó là nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở (Knowledge Based Economy), tri thức là sức mạnh, khoa học và kỹ thuật
Trang 21đã trở thành LLSX trực tiếp Chúng ta hiểu điều đó theo nghĩa, trí tuệ con người đã phát triển vượt bậc, có thể sáng tạo và sử dụng những công cụ lao động trí tuệ không chỉ để thay thế lao động cơ bắp mà còn để thay thế ngay chính lao động trí tuệ của mình Như vậy, KTTT đã đánh dấu một bước phát triển về chất trong quá trình con người vận dụng tri thức của mình vào hoạt động lao động sản xuất Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức với sự bùng nổ và phát triển của các xa lộ thông tin, sự xuất hiện của mạng toàn cầu - “web” - cho phép người ta giao lưu, hợp tác và tìm hiểu về nhau một cách dễ dàng hơn, cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn Thế giới rộng lớn dường như không còn khoảng cách về không gian, thậm chí cả ngôn ngữ, lối sống và văn hóa Thế giới bị co lại về cỡ siêu nhỏ và trở nên “phẳng” ra với một bộ phận dân cư trên toàn cầu
Thứ ba, nhân tố chính trị - xã hội: Toàn cầu hóa mặc dù mang tính
khách quan song không thể không chịu sự chi phối của những quốc gia tư bản chủ nghĩa lớn mạnh Thời kỳ lịch sử nào cũng có một giai cấp đứng ở
vị trí trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến mô hình thể chế chính trị, xã hội Trong thời đại hiện nay, vai trò ảnh hưởng to lớn ấy thuộc về giai cấp
tư sản, bởi họ đang nắm giữ phần lớn của cải công nghệ và quá trình sản xuất của xã hội Các nước muốn phát triển kinh tế phải tham gia vào sân chơi chung và phải tuân theo những luật chơi chung do các nước lớn đặt ra Trong bối cảnh đó, các nước không thể khép kín, cô lập hay bảo thủ trong đường lối phát triển mà tất cả phải đi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hướng tới một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển Toàn cầu hóa có thể được coi
là một bước tiến lớn lao của loài người và chúng ta phải tìm cách để đón nhận, thích nghi với toàn cầu hóa vì mục tiêu phát triển đất nước, vì lợi ích lâu dài của dân tộc
Trang 221.1.2 Tính hai mặt của toàn cầu hóa
Là sản phẩm của sự phát triển trình độ của LLSX, quá trình toàn cầu hóa đương nhiên sẽ có cả những tác động tích cực và tiêu cực đến xã hội loài người Toàn cầu hóa sẽ liên kết thế giới lại dưới những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Quá trình này vừa tạo những cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức về nhiều mặt cho các nước tham gia
Đó chính là tính hai mặt của một vấn đề, là sự thống nhất của hai mặt đối lập vừa bài trừ nhau, vừa bổ sung cho nhau trong một sự vật hiện tượng theo quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác -Lênin Tính hai mặt của toàn cầu hóa được bộc lộ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Vận dụng phép biện chứng duy vật với quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, chúng ta sẽ nhận thức hai mặt của quá trình toàn cầu hóa hiện nay
* Mặt tích cực của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, do vậy, trước hết chúng ta sẽ đi vào phân tích mặt tích cực của toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế
Nhìn nhận dưới góc độ LLSX, toàn cầu hóa thể hiện ra là sự chiến thắng của nền văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp đối với chế độ dã man đương thời, cũng là quá trình lấn át của nền sản xuất lớn đối với nền sản xuất nhỏ (và sẽ đè bẹp nó như là đoàn tàu đè cái xe cút kít) [10, 162]
Nếu sự phát triển của KH&CN đưa đến sự phát triển của LLSX và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thì đến lượt nó, toàn cầu hóa cũng thúc đẩy
sự phát triển của LLSX và KH&CN Đó là sự tác động qua lại hai chiều, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường rộng lớn hiện nay Tuy nhiên, toàn cầu hóa mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho tất cả các nước, đặc biệt là các quốc gia nghèo và chậm phát triển nếu họ không muốn tụt hậu hơn nữa Điều này góp phần hạn chế những thảm họa
Trang 23có thể xảy ra do khai thác thiên nhiên bừa bãi quá mức để tăng trưởng kinh
tế theo chiều rộng, vốn đã từng tồn tại một cách phổ biến trong nhiều năm Đồng thời, yếu tố cạnh tranh cũng sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, cải tiến công cụ lao động, kỹ năng, tay nghề của người sản xuất và trình độ của nhà quản lý KH&CN sẽ có điều kiện tốt nhất để được nghiên cứu, chuyển giao, phổ biến và vận dụng trong quá trình sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo ra một khối lượng sản phẩm khổng lồ, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người
Thứ hai, khi tham gia vào toàn cầu hóa, tất cả các nước phải điều chỉnh
cơ cấu sản xuất cho hợp lý, sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn lực con người Đó là yếu tố đưa đến sự phân công lao động một cách hợp lý trên phạm vi toàn thế giới Tất cả các quốc gia đều tham gia vào quá trình sản xuất toàn cầu Mỗi nước sẽ phát huy lợi thế riêng, hình thành nên quá trình chuyên môn hóa sản xuất trên thế giới Đồng thời, qua đó sẽ thúc đẩy xu hướng xích lại gần nhau, hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ đón nhận những cơ hội của toàn cầu hóa theo cách riêng và phù hợp với sự phát triển của mình
Các nước phát triển được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa Đó là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; cơ hội đổi mới, nâng cấp công nghệ thông qua việc bán công nghệ lỗi thời cho các nước khác; cơ hội thu được những nguồn lợi khổng lồ thông qua việc đầu tư trực tiếp cả vốn, cả khoa học, công nghệ từ đó có thể áp đặt và nâng tầm ảnh hưởng đối với các nước yếu hơn
Các nước đang phát triển cũng có cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nhờ việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa Đó là khả năng và cơ hội tranh thủ được vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển
để khai thác tiềm năng của mình Các nước này, từ cơ hội học tập và ứng dụng thành tựu KH&CN sẽ có điều kiện phát triển LLSX nhanh, hiện đại
Trang 24và nâng cao năng lực của nền kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi với yêu cầu của thị trường hiện đại và phát huy, tranh thủ được các lợi thế cho mình Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây, chúng
ta được chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ và nhanh chóng của các nền kinh
tế, đặc biệt ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Đó là những nền kinh tế có quan điểm, đường lối, chiến lược đúng đắn trong đối sách với vấn đề toàn cầu hóa và đã biết tận dụng những thời cơ của toàn cầu hóa một cách tốt nhất
để không bị tụt hậu ngày càng xa hơn
Cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực xã hội khác Toàn cầu hóa đặt nhân loại trước những vấn
đề toàn cầu, “những vấn đề mà tác động của chúng liên quan trực tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và vận mệnh của tất cả các quốc gia không phân biệt giai cấp, dân tộc, chế độ xã hội… Điều ấy có nghĩa là vì lợi ích của mình, các giai cấp, các dân tộc phải chung lưng để giải quyết những vấn đề chung của toàn nhân loại” [19, 329] Các quốc gia buộc phải mở cửa theo
xu hướng đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh để tìm cho mình cơ hội phát triển mà không tự đánh mất mình Cho tới nay, đã có hàng nghìn tổ chức quốc tế ra đời để giải quyết các vấn đề toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và an toàn của con người Toàn cầu hóa cũng làm cho sự giao lưu giữa các quốc gia, giữa công dân của các nước với nhau ngày càng trở nên thuận tiện và chặt chẽ thông qua phương tiện thông tin, thư tín, điện thoại, fax, internet… Đó cũng là những nhân tố -
theo Thomas Friedman - đã làm “phẳng” thế giới, đã gắn kết con người ở
mọi quốc gia, khu vực lại với nhau Cũng thông qua toàn cầu hóa, các nước nghèo và chậm phát triển có điều kiện để phát triển hệ thống dịch vụ như y tế, giáo dục, bảo hiểm và phúc lợi xã hội, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân
Trang 25Mặt tích cực của toàn cầu hóa còn thể hiện trong lĩnh vực văn hóa Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là động lực phổ biến của xã hội loài người Nhờ giao lưu văn hóa đúng hường mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển thông qua việc tiếp thu những giá
trị văn hóa nhân loại Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848),
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói về vai trò của thành tựu tinh thần của dân tộc: “thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc khác Tính đơn phương và phiến diện của dân tộc ngày càng không tồn tại được nữa và từ những nền văn hóa dân tộc và địa phương muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở nền văn hóa chung toàn thế giới… Một nước có thể và phải học hỏi kinh nghiệm lịch sử của dân tộc khác” [58, 602] Tuy nhiên, quá trình giao lưu văn hóa cần tính đến giá trị chung, giá trị nhân loại và thừa nhận sự khác biệt giữa các nền văn hóa
Đó là những mặt tích cực của toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay, những yếu tố đó tác động đến tất cả các lĩnh vực và tất cả các nước trên thế giới Điều quan trọng là việc nhận thức và tranh thủ những yếu tố tích cực
ấy cho phù hợp với điều kiện của mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc
* Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng bao chứa cả những mặt tiêu cực, đặt
ra rất nhiều nguy cơ, thách thức cho các nước khi tham gia vào toàn cầu hóa nhất là đối với những nước nghèo và chậm phát triển
Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa thu hút tất cả các nước vào guồng máy kinh tế chung của các khu vực hay thế giới, nhờ vậy các nước nghèo có cơ hội sử dụng các khả năng để phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế Song, chính trong quá trình này lại chứa đựng những thách thức và hàng loạt nguy cơ được biểu hiện trên những mặt sau đây:
Trước hết là nguy cơ tụt hậu nhất là tụt hậu về kinh tế vì bị áp đặt
bởi những quy định từ các nước lớn Các nước nghèo, kém phát triển nếu không nhanh chóng tạo ra được thiết chế kinh tế tương hợp với thiết chế
Trang 26kinh tế khu vực và toàn cầu sẽ không có khả năng cạnh tranh và hội nhập thực sự mà đơn thuần là nơi cung cấp nguyên - nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm của các nước phát triển; trở thành nơi tiếp nhận các công nghệ lạc hậu (hay là bãi thải công nghiệp) cho các nước công nghiệp phát triển dưới
vỏ bọc là viện trợ công nghệ
Nếu toàn cầu hóa kinh tế chỉ đặt tăng trưởng làm trọng tâm mà không quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững vì con người thì đó sẽ là một mô hình tăng trưởng phản phát triển Bộ mặt của chủ nghĩa thực dân kinh tế ngày càng lộ rõ trong thời đại toàn cầu hóa Sự phân hóa giàu nghèo kéo theo sự bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc ngay trong các nước phát triển, giữa các nước phát triển với phần còn lại của thế giới, giữa các khu vực khác nhau Sự phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự hủy hoại môi trường sống, môi trường tự nhiên như vấn đề ô nhiễm không khí và nước xuyên biên giới, thay đổi khí hậu, khai thác tài nguyên quá mức và sự lây lan các loại dịch bệnh qua môi trường… Do vậy, con người đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng hay thảm họa sinh thái nghiêm trọng trên diện rộng Nguyên nhân trước hết do hậu quả sự phát triển kinh tế (ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu…), do nước thải sinh hoạt và tình trạng này nặng nề nhất ở các nước kinh tế kém phát triển” [19, 28 - 29]
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đặt ra thách thức về chính trị đối với sự
độc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ quyền quốc gia nhất là ở những nước nhỏ, kém phát triển có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế và các nước lớn can thiệp ngày một nhiều hơn [10, 205] Nhiều mặt hoặt động và đời sống của con người trở nên kém an toàn cả trong kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh chính trị Đó là sự đổ vỡ tài chính, nhiều ngành sản xuất, nhiều xí nghiệp đã phá sản, kéo theo đó là nạn thất nghiệp, lạm phát
và các tệ nạn xã hội khác Những cuộc xung đột nảy sinh vì sắc tộc, tôn giáo, vì giành giật thị trường, nguồn tài nguyên… Những nước đang phát
Trang 27triển, họ như bị cuốn vào vòng xoáy của cơn lốc toàn cầu hóa mà không có cách nào khác được Họ phải tham gia ngay cả khi chưa có đủ điều kiện và trong thế bị động, phải đi tắt, đón đầu sự phát triển của nhân loại tiến bộ và vì thế, đôi khi họ cũng là những người đầu tiên gánh chịu những rủi ro mà toàn cầu hóa gây ra Bởi, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mới là những nước nắm lợi thế và chủ động trong cuộc chơi
Thách thức về văn hóa cũng là rất đáng kể Người ta phủ nhận toàn
cầu hóa văn hóa nhưng thực tế, toàn cầu hóa vẫn đang tác động rất sâu vào vấn đề văn hóa của các quốc gia, dân tộc Đó là sự lan tràn ồ ạt của văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ thông qua phim ảnh, âm nhạc, thức uống, các món
ăn, trang phục, mỹ phẩm… Xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, quan niệm về giá trị của các nước phương Tây đang gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống văn hóa tinh thần của những nước nghèo, đang phát triển
Cuối cùng là những thách thức về xã hội đối với tất cả các quốc gia
Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin, Internet, ngân hàng, tài chính, các tệ nạn xã hội đang dễ dàng và nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và lan ra toàn cầu Đó là bệnh dịch, HIV-AIDS, nạn tham nhũng, buôn lậu xuyên quốc gia, tà giáo, di dân bất hợp pháp, gia tăng tội phạm có tổ chức
Tất cả các thách thức đó của toàn cầu hóa đang làm dấy lên một làn sóng chống toàn cầu hóa trên toàn cầu Quá trình này đã gây ra quá nhiều
hệ lụy cho nhân loại mà chủ yếu các nước đang phát triển là những nước phải gánh chịu những thua thiệt và bất lợi lớn nhất Tuy nhiên “phản ứng nhằm vào toàn cầu hóa là tập hợp những lo âu và tâm lý khác nhau, mang nhiều hình thái, thông qua nhiều nhân vật và xảy ra ở nhiều đất nước khác nhau” [33, 525] Sự phản ứng ấy không vững chắc về luận thuyết và không được phối hợp chặt chẽ, nó không thể thành công trên phạm vi rộng
Trang 28Tóm lại, toàn cầu hóa là quá trình hợp quy luật và không thể đảo ngược được Một mặt nó mang lại nhiều lợi ích hết sức lớn lao cho tất cả các nước Nhưng mặt khác, nó cũng chứa đựng vô vàn thách thức, nguy cơ không thể coi thường đối với các nước nghèo và chậm phát triển, nếu không có những đối sách thích hợp và nếu không biết tự vươn lên bằng cách sử dụng các cơ hội do nó tạo ra
1.2 Truyền thống hiếu học và vai trò của nó trong toàn cầu hóa
1.2.1 Giá trị và giá trị truyền thống
* Giá trị
Khái niệm “giá trị” có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ trong triết
học cổ đại Từ thế kỷ XIX trở đi, giá trị trở thành khái niệm trung tâm của khoa học giá trị học, được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều bộ môn khoa học khác nhau như triết học, đạo đức học, xã hội học, kinh tế học, mỹ học… Tuy nhiên ở mỗi môn khoa học, khái niệm giá trị có nội hàm rộng, hẹp khác nhau và có những cách phân loại khác nhau Ở Việt Nam, giá trị
và giá trị truyền thống không phải là một đề tài mới nhưng những khía cạnh mới được đặt ra ở đề tài này luôn đáng để chúng ta bàn luận ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
“Bằng kinh nghiệm sống của cá nhân hay đúc kết kinh nghiệm sống của toàn bộ loài người, người ta có thể thống nhất được với nhau rằng, cuộc sống của con người, nhất là con người của xã hội hiện đại không chỉ diễn ra trong thế giới của đồ vật mà còn diễn ra trong thế giới các giá trị” [68, 38] Vậy thế nào là giá trị và đâu là những giá trị cao đẹp nhất
Các nhà triết học tư sản thường có quan điểm duy tâm thần bí hoặc quan điểm thực dụng về giá trị Các tôn giáo quy mọi giá trị của cuộc sống vào nguồn gốc thần bí, siêu nhiên Những người theo quan điểm chủ quan tương đối lại phủ nhận yếu tố khách quan của giá trị, cho rằng giá trị có được là do sự gán ghép của con người
Trang 29Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta quan niệm giá trị là những thành tựu của con người đóng góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người Giá trị vì thế, được xác định bằng sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn [35, 10] Như vậy, ta có thể chia giá trị thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giá trị xã hội và giá trị
cá nhân, giá trị thiết yếu và giá trị cao đẹp… Ở mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, con người có cách đánh giá, quan niệm khác nhau về giá trị,
do vậy giá trị luôn mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể
Với ý nghĩa đó, tác giả Hồ Sỹ Quý đã dẫn ra định nghĩa:
“Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học
và xã hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hóa và xã hội của hiện tượng Về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động của con người, của các quan hệ
xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có thể được thể hiện là các giá trị khách quan với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị… Khi định hướng đối với hoạt động của con người, phương thức và tiêu chuẩn được dùng làm thể thức đánh giá sẽ định hình trong ý thức xã hội và trong văn hóa thành các giá trị chủ quan Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị của con người với thế giới” [70, 42]
Với tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “nói đến giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới” [18, 752]
Như vậy, giá trị là một phạm trù dùng để chỉ ý nghĩa tích cực của
các sự vật hiện tượng, quá trình, quan hệ… cả vật chất lẫn tinh thần đối với một cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp, xã hội hay toàn nhân loại trong một điều kiện lịch sử cụ thể, khi chúng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần mang tính tích cực lành mạnh của con người
Trang 30Đặt trong bối cảnh hiện nay, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, các thang bậc giá trị đã có những biến đổi, thậm chí một số giá trị biến dạng hoặc méo mó thái quá Song, sự thay đổi hệ thống các giá trị trong giai đoạn hiện nay là một sự thay đổi hợp quy luật, là một quá trình lịch sử khách quan Trong quá trình đó, những gì là tốt đẹp, tích cực sẽ được giữ lại, trân trọng, bảo tồn và phát huy Lối thoát chỉ có thể tìm thấy trong văn hóa mà ở đó lịch sử là nhân tố rất đáng kể
* Truyền thống
Theo tác giả Hồ Sỹ Quý: “Truyền thống dù được tiếp cận dưới góc
độ nào cũng đều được hiểu là những hiện tượng văn hóa xã hội… được bảo tồn qua năm tháng, trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng
xã hội khác nhau (nhân loại hay giai cấp, xã hội hay cá nhân…) và có thể chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác” [70, 54]
Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội, 1992), trang 1034 có đưa
ra định nghĩa: “Truyền thống là các thói quen đã hình thành từ lâu đời trong đời sống xã hội, trong nếp nghĩ và được truyền lại từ cuộc sống của chúng
ta chỉ khi nó bảo tồn cuộc sống của chúng ta và khi nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta” UNDP trong báo cáo phát triển con người năm 1999 cũng dẫn ra quan niệm: “truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” Đó là quan niệm về truyền thống theo nghĩa tổng quát nhất Mỗi dân tộc đều có một truyền thống của riêng mình
Như vậy, truyền thống hình thành phải dựa trên cơ sở kinh tế, xã hội Các giá trị truyền thống phải được thể hiện trong các chế định xã hội, các chuẩn mực hành vi, các giá trị phong tục tập quán, lối sống và có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi của con người Mỗi người, mỗi cộng đồng
Trang 31dù muốn hay không đều phải bắt đầu từ tất cả những gì quá khứ để lại, kể
cả quá khứ của tổ tiên, của loài Song truyền thống không nhất thiết phải tính theo độ dài của thời gian Trên thực tế, bản chất của truyền thống được quy định bởi ý nghĩa xã hội của nó, bởi giá trị mà nó mang lại cho cuộc sống Đó chính là mối liên hệ nội tại giữa truyền thống và giá trị như giáo
sư Trần Văn Đoàn đã khẳng định: “Cái được mệnh danh là truyền thống phải mang lại giá trị cho cuộc sống của con người Nó là sức mạnh nội sinh, là bản sắc của mỗi dân tộc, là sức mạnh ghê gớm, sức mạnh ở “hàng triệu người, hàng chục triệu người (Lênin)” “Truyền thống có cái tốt, có cái xấu” [35, 50] Lịch sử đã cho thấy rằng, truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt Một mặt, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc Xét từ mặt này, truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, góp phần tạo nên sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên con đường đi tới tương lai Hai là, truyền thống đồng thời cũng là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi Nó có tác động không nhỏ trong việc kìm hãm, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó [20, 9 - 10]
Như vậy, trong mỗi một giai đoạn lịch sử, truyền thống sẽ có những tác động khác nhau đến đời sống của cộng đồng Với truyền thống, chúng
ta không thể đoạn tuyệt hoàn toàn, phải phân tích mặt tốt, xấu để biết giữ gìn và phát huy Điều này cũng xuất phát từ quan điểm về sự phủ định biện chứng - phủ định có kế thừa của triết học Mác - Lênin Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới Quá khứ đã tham gia vào việc tạo ra cái hiện tại, tạo thành mối liên hệ sống động trong thời gian Một trong những hình thức quan trọng của cái
Trang 32được kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống Song, chúng ta phải phân biệt giữa truyền thồng và giá trị truyền thống
* Giá trị truyền thống
Nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống đã có sự
đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chọn lọc, phân định và sự khẳng định ý nghĩa tích cực của nó đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định Khi xem xét, đánh giá truyền thống và giá trị truyền thống, chúng ta cũng không thể thiếu quan điểm biện chứng, không thể thiếu cách tiếp cận lịch sử cụ thể Tức là chúng ta luôn phải đặt truyền thống trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của cả quá khứ lẫn hiện tại
Giá trị của truyền thống thường không đơn trị, ngoài những giá trị cơ bản và chủ yếu, còn có những giá trị gián tiếp và phái sinh khác Bởi vậy, hầu hết mọi hiện tượng truyền thống trong xã hội thường có giá trị không giống nhau, thậm chí là đối nghịch đối với từng cộng đồng Bởi vậy phải cảnh giác với tính hai mặt của truyền thống Một số quan điểm chỉ nhìn truyền thống bằng con mắt lạc quan, đề cao vai trò của nhân tố truyền thống và văn hóa một cách thái quá Người ta quên mất rằng, không hiếm các nhà tư tưởng của các thế kỷ qua đã thấu hiểu truyền thống không chỉ bao gồm những giá trị tích cực Cách chúng ta hơn một thế kỷ, C.Mác đã đưa ra tư tưởng rất điển hình cho sự đánh giá về khuyết tật và hạn chế của
truyền thống Trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ”, Mác viết: “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết, đè nặng
như quả núi lên đầu óc những người đang sống Ngay khi con người có vẻ như là đang ra sức cải tạo mình và cải tạo sự vật, ra sức sáng tạo ra một cái
gì đó chưa từng có, thì họ lại sợ sệt cầu viện đến những linh hồn của quá khứ” [58, 145] Đến nay, một nữ gương mặt điển hình của sự kế thừa văn hóa Ấn Độ - bà India Gandhi - đã phải thốt lên: “Không phải chỉ có sự
Trang 33khôn ngoan mà cả sự điên rồ của các thế kỷ đã qua đè nặng lên chúng ta Làm người thừa kế là chuyện nguy hiểm.” [70, 58]
Rõ ràng, giá trị truyền thống về thực chất là cái nằm trong quan hệ giữa quá khứ và hiện tại Con người của xã hội hiện tại có thái độ như thế nào đối với quá khứ, hay nói cách khác, xã hội hiện tại cần đến quá khứ ở mức độ nào, chính điều này quy định giá trị của truyền thống
1.2.2 Diện mạo truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
* Điều kiện lịch sử tác động đến sự hình thành và bồi đắp truyền thống hiếu học Việt Nam
Mỗi dân tộc trong lịch sử của mình đều tạo dựng được những nét giá trị truyền thống tốt đẹp Các dân tộc dù đã phát triển hay đang phát triển đều có những truyền thống đặc trưng và do đó có hệ giá trị truyền thống của riêng mình Hệ giá trị truyền thống đó chính là sự kết tinh tất cả những
gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng Nó được truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với dòng chảy của lịch sử được bổ sung bằng các giá trị mới Dân tộc Việt Nam với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đã tạo dựng được một bề dày truyền thống bắt rễ sâu vào tiềm thức mỗi người dân và đời sống tinh thần của dân tộc
Đảng ta đã nhận định: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng
rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [70, 78] Và một truyền thống đã đi vào cội
rễ đời sống tinh thần dân tộc, đó là truyền thống hiếu học
Tác giả Hồ Sỹ Quý khi phân tích “Các học thuyết đề cao giá trị Đông Á trong sự phát triển” đã đưa ra cái nhìn tổng quan một số quan
Trang 34điểm cả trong và ngoài nước Trong các quan điểm ấy, các tác giả đều đề cập đến truyền thống hiếu học (TTHH) của người Đông Á (Khái niệm Đông Á ở đây trước hết đuợc hiểu là một vùng văn hóa trong sự phân biệt với những vùng văn hóa Tây Á và phương Tây)
Theo sự phân tích của Davis Hitchcok - cán bộ cơ quan thông tin Bộ ngoại giao Mỹ, với người Đông Á, năm giá trị con người được đề cao hàng đầu theo thứ tự là: cần cù, hiếu học, trung thực, tự lực cánh sinh và kỷ luật Còn trong quan điểm về một số giá trị con người thì có tới 69% người Đông Á đồng ý với giá trị TTHH, chỉ có 15% số người không đồng ý Trong sự phân tích của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, ông coi giá trị trong bảng các giá trị ưu trội của văn hóa Đông Á là ham học, thông minh và tháo vát Tổng hợp lại, tác giả Hồ Sỹ Quý đã khẳng định giá trị Đông Á đầu tiên được người ta thừa nhận hơn cả là đề cao giáo dục, đề cao đức tính hiếu học [70] Trong bảng giá trị của người Việt, hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu làm nên tâm hồn và bản sắc dân tộc
Trước hết chúng ta nên hiểu hiếu học là sự quan tâm, coi trọng việc học của cộng đồng, sự nỗ lực học tập của người đi học Truyền thống hiếu học là tập hợp những thói quen, thái độ, tập quán lâu đời, những quan niệm
về sự quan tâm, coi trọng việc học, sự nỗ lực học tập cũng như các biểu hiện về mục tiêu học tập, tạo động lực cho sự quan tâm nỗ lực này của một cộng đồng, đã hình thành trong lịch sử, trở nên tương đối ổn định, truyền từ đời này sang đời khác và được thể hiện trong tâm lý, lối sống của cộng đồng Nói TTHH Việt Nam cũng chính là TTHH của người Việt Nam hay TTHH của dân tộc Việt Nam
“Có thể khẳng định rằng người Việt Nam rất hiếu học và hiếu học là một trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Hiếu học có cơ sở bền vững từ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi quê hương của người Việt Ở bất cứ đâu trên đất nước ta, từ làng quê đến thành thị, từ
Trang 35thời cổ xưa đến nay, luôn có các tấm gương hiếu Các bậc cha mẹ luôn mơ ước nuôi con ăn học cho có “dăm ba chữ” để thành người” [77, 45] Chúng
ta sẽ lần lượt phân tích các điều kiện đã hun đúc và bồi đắp nên TTHH của dân tộc
Điều kiện đầu tiên chúng ta phải nói đến là nền giáo dục cổ truyền
đã sớm ra đời trong lịch sử thông qua hai hình thức là giáo dục dân gian và giáo dục chính thống Giáo dục dân gian là việc truyền kinh nghiệm qua các thế hệ Giáo dục chính thồng do nhà nước tổ chức Một mặt, hoạt động giáo dục gắn bó với các giá trị vật chất, tinh thần do người việt làm ra Mặt thứ hai, thông qua việc tiếp nhận sáng tạo Nho học từ Trung Quốc, tạo thành nền giáo dục nho học ở Việt Nam
Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Đông Hán nhưng phải mất hàng chục thế kỷ mới thật sự bám rễ vào cuộc sống Việt Nam [45, 138] Nho giáo của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ thái thú Giao Chỉ - Tích Quang - lấy nghĩa dạy dân, thái thú Cửu Chân - Nhâm Diên - dạy dân bằng lễ Tiếp đó
là khi Sỹ Nhiếp - Thái thú Giao Châu - đưa việc giáo hóa dân chúng lên một bước mới, tạo ra ở Luy Lâu (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) một không khí tự do học thuật, công lao khai hóa ấy là cả một quá trình lâu dài [27, 41] Nho giáo để có thể bám rễ, nảy mầm trên đất nước ta đã phải trải qua một quá trình chọn lọc, tiếp thu và cải biến “Những chuẩn mực Khổng giáo đã hòa trộn và điều chỉnh bởi các giá trị vốn có của người Việt đã tạo nên một số truyền thống của dân tộc ta trong đó hiếu học là một nội dung quan trọng nhất” [49, 25]
Tuy nhiên, dẫu có lòng ham học nhưng việc tổ chức học tập lúc bấy giờ
ở nước ta còn rất đơn giản Do vậy, ai muốn học cao phải sang Trung Quốc Khuynh hướng nho học ngày một nhiều, người học ngày một đông là điều có thể hiểu được vì người Việt Nam ham học và có khả năng học [79, 136 - 137] Trước yêu cầu cần có người tài phò vua giúp nước, cùng với lòng ham học
Trang 36của nhân dân ta, nền khoa cử Việt Nam đã được các triều đại phong kiến quan tâm và phát triển Trên văn bia tiến sỹ năm 1442 (bia số 1 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám), Thân Nhân Trung đã viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí yếu thì thế nước suy Các thánh đế minh vương không ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc làm đầu tiên”, đủ thấy khoa cử quan trọng ngần nào [72]
Thời kỳ đất nước độc lập tự chủ, từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, việc học bắt đầu được sửa sang, chỉnh đốn Bởi “Phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt không thể nào không có khoa cử” [16, 149] Mục tiêu của khoa cử nho học là tạo lập nhân cách tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ cho giai cấp thống trị như lời của Khổng Tử đã được học trò ghi chép lại
trong sách Đại học [43]
Việc giáo dục, học hành của nước ta thời độc lập tự chủ phải kể đến nền khoa cử thời Lý - Trần Dưới triều Lý, năm 1070 vua Lý Thánh Tôn sai người lập Văn Miếu, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và thất thập nhị hiền
để thờ, tỏ ý đề cao nho học Năm 1075, khoa thi tam trường đầu tiên được
mở để chọn người minh kinh bác học bổ làm quan Năm 1076, vua lại lập trường Quốc tử Giám làm nơi đào tạo nhân tài Sang thời nhà Trần (1225 - 1400), việc giáo dục và khoa cử đã được tổ chức chu đáo hơn triều Lý Năm 1232, ngoài phép thi tam trường, Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái học sinh chia làm tam cấp Khoa thi năm 1247, đặt ra Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) ở trên Thái học sinh Số lượng người tham gia học tập và thi cử ngày một nhiều, vua định lệ thi ba cấp: thi Hương (ở Lộ, Phủ), thi Hội (ở Kinh đô), thi Đình (ở sân rồng cung đình) Theo trình tự, năm trước thi Hương, năm sau thi hội và sang năm thứ ba thi Đình và thi Hương cứ ba năm tổ chức một lần Sang đến đời sau, vua Lê Thái Tổ ngay khi khôi phục độc lập cho đất nước đã lưu tâm sắp đặt việc học
Trang 37“Năm 1484, vua Lê Thánh Tông ra lệnh ghi tên tuổi các vị tiến sĩ vào bia dựng ở trường Quốc Tử Giám Lệ ghi tên vào bia bắt đầu từ đây Những người thi đỗ được ban áo mão, bưng bảng vàng đến yết ở hoàng thành Các vị đầu khoa được dự yến tiệc rồi được đưa về nguyên quán đúng nghi lễ nhà nước đã đặt ra Đó là lệ vinh quy bái tổ của các tân khoa mà đối với phong tục nước ta trở thành một truyền thống” [76, 36] Đến thời Nguyễn, phép thi cử vẫn được giữ lệ cho đến ngày thực dân Pháp thỏa hiệp với triều đình Huế bãi
bỏ thi cử ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918
Như vậy, với nền giáo dục truyền thống của dân tộc, lối kén chọn nhân tài bằng khoa cử đã kéo dài non 1000 năm với bao nhiêu cải tổ để đào tạo cho đất nước nhiều danh sĩ, công thần Đó là tấm gương hiếu học sáng ngời Mai Thúc Loan trong khi đi làm thuê, nghe nhờ, học lỏm mà trở thành một ông vua nổi tiếng đất Việt; đó là Nguyễn Hiền mồ côi cha, bắt đom đóm làm đèn học, trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi; là Mạc Đĩnh Chi không có tiền phải đốt lá rừng để học mà trở thành trạng nguyên; là nhà bác học Lê Quý Đôn… Họ còn là những nhà chính trị, văn hóa nổi tiếng như
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Họ đều là những tấm gương sáng cho TTHH của người Việt Nam Nền giáo dục phong kiến tồn tại 9 thế kỷ đủ để hình thành nên TTHH của dân tộc
Nền giáo dục của ta đã phát triển rộng rãi, mục tiêu tổ chức giáo dục của nhà nước phong kiến là đào tạo người tài làm quan, chính cơ hội thăng tiến cho bản thân là một động lực to lớn cho việc học Với nhân dân ta, học
để hiểu đạo lý làm người Do hiếu học, nên người Việt Nam coi trọng học thức và “tôn sư trọng đạo” Cả xã hội suy tôn người có học thức Người Việt Nam hay nói “đức tài”, “hiền tài” Điều này cho thấy, trong truyền thống dân tộc ta không chỉ coi trọng việc học mà còn gắn nó với đạo đức
“Học để làm quan nhưng trước hết học để làm người chân chính trong xã hội” [22, 92] Điều đó đã trở thành chuẩn mực, lẽ sống của dân tộc
Trang 38Một nguyên nhân nữa làm cho nền giáo dục của ta phát triển rộng rãi
là xuất phát từ tư tưởng của Khổng Tử: Theo ý Khổng Tử, học để hiểu được sự vật, đem ứng dụng vào trong cuộc sống giúp mình trở thành một con người có tài, có đức và làm cho mình thấy vui Như vậy không phải là học đưa lại điều hay, điều vui sao? [43, 99 - 100] Với Khổng Tử, ham hiểu biết, ham điều nhân, ham chữ tín mà không ham học thì đều là sai lầm Tư tưởng đó là cơ sở quan trọng tạo thành TTHH ở những nước đi theo Nho giáo Cũng từ mục đích học tập như vậy nên phong trào học tập của nhân dân ta thật sôi nổi, rộng khắp Hương ước của mỗi làng đều có quy định chế độ với người đi học như miễn lao dịch, nhà nào có 2, 3 người con chăm học hành thì được ngồi cùng hàng thôn trưởng, thưởng tiền cho người thi
đỗ Từ đó, nổi lên các vùng đất học nổi tiếng như làng Mộ Trạch (Hải Dương), vùng đất Nghệ An, Thanh Hóa…
Điều kiện địa lý tự nhiên cũng góp phần hình thành và bồi đắp nên TTHH Việt Nam Nước ta ở vào vị trí địa lý chịu ảnh hưởng rất lớn của văn minh Trung Hoa, trong đó có Khổng Giáo Điều kiện địa lý tự nhiên cũng thường xuyên gây thiên tai, hạn hán Để khắc phục được thiên tai, phục vụ cho sinh hoạt và lao động, nhân dân ta đã phải tìm tòi, sáng tạo để thích nghi Do vậy nhu cầu học tập đã hình thành từ rất sớm trong đời sống tinh thần của dân tộc, trở thành một đòi hỏi tự nhiên nảy sinh từ trong lao động sản xuất Nhân dân ta đã sớm nhận thức được giá trị của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết, tính sáng tạo trong lao động sản xuất
TTHH Việt Nam còn được hun đúc từ môi trường văn hóa dân tộc Trong đó, văn hóa gia đình, dòng họ là môi trường đầu tiên có vai trò giáo dục con em rất lớn Nhân dân ta quan niệm “vàng chất bằng non chẳng bằng cho con đi học” hay “một kho vàng không bằng một nan chữ” Người Việt Nam xưa rất cần danh tiếng để khẳng định vị thế, quyền lợi trong cộng đồng: “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” Vị trí cao giành cho
Trang 39người có bằng cấp đã tác động đến tâm lý học tập của người dân Xã hội phong kiến ở ta luôn tạo cơ hội cho việc học tập và thăng tiến không phân biệt sang giàu, đẳng cấp xã hội, tạo thành một phong trào học tập rộng khắp trong nhân dân
Như vậy, nền giáo dục cổ truyền, nho giáo và yếu tố văn hoá làng với nguyên lý trọng học là những yếu tố trực tiếp tác động đến việc hình thành TTHH Viêt Nam Đồng thời, công cuộc dựng nước, giữ nước cùng nhu cầu hiền tài cũng là nguyên nhân sâu xa tác động đến TTHH của dân tộc Đến thời kỳ chịu ảnh hưởng và sự đô hộ của thực dân Pháp, nhiều nhà nho duy tân đã khởi xướng phong trào giáo dục bình dân truyền bá chữ quốc ngữ, tinh thần học tập và trình độ của những chiến sĩ cách mạng càng lên cao Từ sau khi đất nước giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã không quên nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Tiến trình lịch sử hào hùng ấy đã hình thành và bồi đắp cho TTHH của người Việt Nam ta
* Biểu hiện của truyền thống hiếu học ở Việt Nam
TTHH của dân tộc đã được hình thành từ lâu đời, do các bậc thánh
đề minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia “Truyền thống ấy đã được bồi đắp, củng cố trong nhân dân bằng các điều khoản trong lệ làng, phép nước, thể hiện trong các chính sách sử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với các nhà khoa bảng” [55, 79] Lệ làng và phép nước bổ sung cho nhau cùng khuyến khích việc học tập, làm cho TTHH ngày càng tô đậm và có nhiều biểu hiện trong đời sống tinh thần của dân tộc
Hương ước của các làng trước đây thường được truyền miệng, đến thế kỷ XX được ghi bằng chữ quốc ngữ Trong những hương ước có nhiều điều liên quan đến giáo dục, học tập, quy định việc dựng trường, mở lớp, đặt học điền, trách nhiệm của gia đình, thầy giáo, việc khen thưởng cho
Trang 40người đi thi đỗ, người học giỏi Hương ước làng Phúc Xá - Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) năm 1923 có ghi: “nhà nào có con từ 6, 7 tuổi trở lên, bất cứ hạng nào cũng phải cho con đi học mà không thể lấy đâu tiền, sẽ cấp giấy cho 3 năm Học trò nào hết 3 năm rồi thì phải thi, xem hễ có tư cách thông minh, có thể ra trường tỉnh học được thì bố mẹ em ấy phải cho đi học, không được bắt con bỏ học mà làm việc khác Nếu nhà nào nghèo khổ, không thể cho con đi học ở tỉnh được thì dân sẽ cấp tiền cho trẻ ấy ra tỉnh học” Khoán ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) cũng quy định: “khi làng khảo hạch, nếu có làm bài đạt hạng ưu thì trừ công dịch một năm còn những ai chưa đến tuổi việc quan mà đậu thì làng tuỳ theo hạng mà thưởng giấy bút cho” [56, 10 - 11]
Tác giả Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” cũng ghi lại về
hương học của nhân dân ta thời xưa: “các làng mộ văn học, cứ mỗi năm hội hết học trò trong làng khảo một kỳ, gọi là khảo tiến ích Dân làng bầu cử một vài ông khoa mục, xem ai học giỏi, ai học kém, hễ ai giỏi thì dân có thưởng Lại có nơi tuần phu đi tuần, hễ ai có con đi học mà không nghe tiếng học đêm thì dân làng bắt phạt Các cách ấy đều có ý cổ vũ cho người
ta phải chăm chỉ học hành” [8, 146-147] Sau khi xét lại nền khoa cử nước
ta suốt từ đời nhà Lý đến thời kỳ Pháp thuộc, Phan Kế Bính rút ra suy nghĩ:
“xưa nay lối khoa cử của ta là một con đường rộng rãi, phẳng phiu cho bọn
sĩ phu Sĩ phu do có con đường ấy xuất thân mới là chính đồ, mà sự vinh hạnh về sau cũng bởi đó mà ra cả Bởi vậy, nhân dân nước mình say mê bia
đá bảng vàng, cố sức mà dùi mài truyện hiền kinh thánh, có người đầu bạc
mà vẫn chịu khó đeo bộ lều chiếu để ganh đua với bọn thiếu niên” [8, 234]
Như vậy thôi cũng đủ thấy, sự ham học đã ăn sâu vào đời sống tinh thần dân tộc Thực tiễn lịch sử đã thể hiện các biểu hiện hay nội dung của TTHH ấy Đó là biểu hiện thể hiện mục tiêu học tập, thể hiện sự quan tâm