Theo đó thì lối sống không chỉ là sự biểu hiện, là sự khái quát các hoạt động sống của con người mà điều quan trọng là nó có cơ sở hình thành từ những điều kiện, và các mối quan hệ kinh
Trang 1103
Đại học quốc gia Hà Nội
trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Đào Văn Mừng
Vấn đề lối sống của sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng yên hiện nay
Luận văn thạc sĩ Triết học
Hà Nội - 2006
Trang 2104
Đại học quốc gia Hà Nội
trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ Triết học
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Huyên
Hà Nội - 2006
Trang 31
Mục lục
Mở đầu 3
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về lối sống 8
1.1 Khái niệm lối sống 8
1.2 Yêu cầu về lối sống trong thời đại ngày nay 26
Chương 2 Thực trạng lối sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 40
2.1 Những ưu điểm của lối sống sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 40
2.2 Mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 57
Chương 3 Phương hướng và giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay 73
3.1 Phương hướng xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 73
3.2 Những giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay 79
Kết luận 91
Danh mục tài liệu tham khảo 96
Trang 42
Bảng quy ước các chữ viết tắt trong luận văn
ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam ĐHSPKT: Đại học sư phạm Kỹ thuật ĐTNCS: Đoàn thanh niên cộng sản
CTQG: Chính trị quốc gia CNCS: Chủ nghĩa cộng sản CNH-HĐH: Công nghiệp hoá hiện đại hoá CNTB: Chủ nghĩa tư bản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội HSSV: Học sinh sinh viên
PTSX: Phương thức sản xuất QHSX: Quan hệ sản xuất TBCN: Tư bản chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHTB: Xã hội tư bản
Trang 5cơ bản của giáo dục là: “coi trọng bồi dưỡng cho học sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giầu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc,trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [6, tr.207]
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội nước ta Trong nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), một mặt đang đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội, mặt khác cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực có khả năng can thiệp, tác động, phá vỡ những giá trị văn hoá truyền thống, làm băng hoại các giá trị đạo đức Hơn nữa, các thế lực phản động trong nước và quốc tế, “với diễn biến hoà bình" không chỉ tấn công mạnh mẽ vào chính trị mà còn tấn công vào các lĩnh vực văn hoá, đạo đức, lối sống, trong đó đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên, sinh viên Trên thực tế, một bộ phận sinh viên đang suy thoái
về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, thiếu hoài bão, sống không có lý tưởng Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khoá IX xác định:
"Tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện cơ chế chính sách và giải
Trang 64
pháp, đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống, lối sống văn hoá, văn minh hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [5, tr.94]
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) Hưng Yên mới được thành lập trên cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật I Trường không chỉ có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cử nhân sư phạm cho Tỉnh, khu vực, mà còn có nhiệm vụ quan trọng khác là xây dựng những con người có tài, có đức; trong đó, việc giáo dục lối sống cho sinh viên được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn trường Ngoài các chương trình, giáo trình, giáo khoa, các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy - đào tạo khác của trường, việc xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, hệ thống các đề tài nghiên cứu để giáo dục phẩm chất đạo đức cho sinh viên cũng được nhà trường đẩy mạnh Nghiên cứu lối sống sinh viên vì vậy là một đề tài không thể thiếu trong tình hình hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giáo dục lối sống nói chung và lối sống sinh viên trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời gian qua
đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Với các khía cạnh và phương pháp tiếp cận khác nhau, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu giải quyết nhiều nội dung phong phú của vấn đề lối sống, trong đó có lối sống của sinh viên nước ta thời gian qua Điểm qua một vài công trình như:
- “Lối sống XHCN và xu thế toàn cầu hoá” Nxb Khoa học xã hội,
2001 của Thanh Lê
- Lối sống thanh niên đô thị hiện nay Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1993 của Lê Thị Hà
- Giáo dục nhân văn vì sự phát triển con người, Tạp chí Cộng sản,
số 3/1991 của Nguyễn Văn Huyên
Trang 7- Xây dựng đạo đức, lối sống và chuẩn mực giá trị xã hội để hoàn thiện phát triển con người Tạp chí Thông tin lý luận, số 03/1998 của Huỳnh Khái Vinh.v.v…
Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lối sống và sự biến đổi của lối sống dưới tác động của nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN Trong đó, với những đặc thù của mình, thanh niên, sinh viên là đối tượng chịu sự tác động toàn diện và sâu sắc nhất từ các yếu tố khách quan của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Vì vậy nhiều đề tài đã cố gắng tập trung nghiên cứu đối tượng này Tuy nhiên, nhìn chung các kết quả được rút ra vẫn còn mang tính khái quát, chú trọng nhiều vào thanh niên, sinh viên ở đô thị mà chưa quan tâm đúng mức thanh niên, sinh viên ở các vùng nông thôn Hoặc có chia tách một cách tương đối để nghiên cứu thì vẫn tồn tại ở những mảng khối lớn, mà chưa thấy nhiều đề tài đi sâu vào các vấn đề có phạm vi nhỏ nhưng tính cụ thể và triệt để cao
Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy một đề tài nào bàn về lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên và xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở nội dung và bản chất của lối sống theo quan điểm mác xít, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên và đề ra phương hướng, giải pháp xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay
Trang 86
* Nhiệm vụ: - Làm rõ quan điểm mác xít về lối sống và yêu cầu
xây dựng lối sống lành mạnh cho thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
- Phân tích thực trạng lối sống của thanh niên, sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Lối sống của sinh viên Đại học và Cao
đẳng hệ chính quy của trường ĐHSPKT Hưng Yên
* Phạm vi nghiên cứu: Lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng
Yên trong các hoạt động cơ bản: Học tập, hoạt động chính trị - xã hội
Đời sống văn hoá tinh thần và những ảnh hưởng của lý tưởng, đạo đức, truyền thống, cơ chế thị trường, môi trường học tập, gia đình…
Luận văn không đặt vấn đề nghiên cứu lối sống của mỗi cá nhân sinh viên, hay một nhóm sinh viên cụ thể nào, mà chỉ tập trung nghiên cứu sinh viên ĐH- CĐ chính quy của trường ĐHSPKT Hưng Yên
Các số liệu được nêu trong luận văn chỉ có tác dụng làm rõ hơn những đặc điểm và phản ánh thực trạng lối sống của sinh viên mà thôi
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng ta về lối sống, đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc ý tưởng của các tác giả đi trước về vấn đề này
* Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản: Lịch sử - logíc,
phân tích - tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn, điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn :
* đ óng góp của luận văn:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất và những đặc trưng
cơ bản của lối sống nói chung, lối sống của sinh viên ở Hưng Yên nói riêng; giúp cho nhà trường và các cơ quan hữu quan trong việc vận
Trang 9* ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Góp phần làm sáng tỏ những lý luận về lối sống XHCN, đồng thời khái quát những giá trị thực tiễn về lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên, làm tài liệu tham khảo để xây dựng các chương trình giáo dục lối sống, đạo đức của sinh viên
7 Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về lối sống
Chương 2 Thực trạng lối sống của sinh viện trường ĐHSPKT
Hưng Yên hiện nay
Chương 3 Phương hướng và một số giải pháp xây dựng lối sống
sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay
Trang 108
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về lối sống
1.1 Khái niệm lối sống
Cho đến nay, xung quanh thuật ngữ lối sống vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau Do đó, việc làm sáng tỏ và đi đến sự thống nhất khái niệm lối sống có ý nghĩa rất quan trọng Bởi trên cơ sở sự thống nhất đó, mới có thể xây dựng được các chuẩn mực, các thang giá trị, để định hướng cho công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng và xây dựng lối sống lành mạnh cho con người
1.1.1 Một số quan niệm khác nhau về lối sống:
+ Quan niệm về lối sống của một số học giả tư sản phương Tây:
Các nhà triết học, xã hội học phương Tây đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về lối sống Tuy nhiên, do đứng trên lập trường tư sản cho nên họ không đặt vấn đề nghiên cứu lối sống trong một hệ thống đầy đủ,toàn diện, phổ biến, mà thường di vào những hiện tượng, biểu hiện
cụ thể Theo họ, lối sống chính là cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân, hay một nhóm xã hội, được biểu hiện ở khả năng đảm bảo ở mức độ nào
đó, mà trước hết là mức độ tiêu dùng Từ những lập luận như vậy, các nhà nghiên cứu coi lối sống tư sản chính là thước đo, là chuẩn mực cho các lối sống khác, đó là giới hạn cuối cùng của sự tiến bộ của lịch sử Xuất phát từ lập trường và phương hướng tiếp cận phiến diện đó, các nhà nghiên cứu lối sống tư sản đã cố tình bỏ qua bản chất đối kháng giai cấp của lối sống, nhằm tìm cách thoát khỏi sự kiềm toả khách quan của mối quan hệ giữa lao động và tư bản, từ đó hạ thấp vai trò của lao động trong việc hình thành bản chất của lối sống nhằm che đậy bản chất bóc lột của giai cấp Tư sản Chẳng hạn, theo tác giả MácVeber (nhà xã hội học người Đức) thì, lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội; theo đó
Trang 119
khái niệm lối sống dùng để phản ánh kiểu sống của một nhóm xã hội cụ thể Nhóm xã hội được xem như một chỉnh thể hình thành từ các yếu tố tâm lý, danh dự, và khả năng tiêu thụ những hàng hoá khác nhau Ví dụ, nhóm xã hội thông qua phương tiện, đi lại bằng ô tô, mô tô, xe đạp…; nhóm xã hội theo mức lương, thu nhập; nhóm xã hội du lịch, nghỉ ngơi.v.v… [15, tr.25]
Như vậy, đối tượng khảo sát để nghiên cứu lối sống của các tác giả tư sản được xác định một cách phiến diện Những đối tượng đó không tồn chứa các nội dung cơ bản nhất để có thể khái quát được một cách đầy đủ về bản chất của lối sống
+ Một số quan niệm về lối sống ở Liên Xô trước đây:
Căn cứ vào tài liệu kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, một số nhà triết học ở Liên Xô cũ đặt vấn đề nghiên cứu lối sống như một phạm trù chuyên biệt Chẳng hạn, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ăngghen viết: “Phương thức sản xuất xét không đơn thuần, theo khía cạnh là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân,
mà hơn thế nó là một hình thức hoạt động nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy Do đó
họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ với cái mà họ sản xuất ra cũng như cách họ sản xuất” [14, tr.269] Theo đó thì lối sống không chỉ là sự biểu hiện, là sự khái quát các hoạt động sống của con người mà điều quan trọng là nó có cơ sở hình thành từ những điều kiện,
và các mối quan hệ kinh tế-xã hội của một phương thức sản xuất (PTSX) nhất định PTSX quyết định cách thức hoạt động sản xuất của con người, và đến lượt nó, chính cách thức hoạt động sản xuất này lại quy định lối sống của họ
Trang 1210
Theo quan niệm của các nhà triết học Liên Xô cũ, quan hệ kinh tế
là quan hệ cơ bản nhất trong sự hình thành lối sống Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở quan hệ kinh tế thuần tuý thì chưa thể lý giải được bản chất
và cơ sở hình thành lối sống Cơ sở hình thành lối sống chính là sự tổng hợp của toàn bộ các mối quan hệ xã hội nằm trong cơ cấu cuả một Hình thái kinh tế - xã hội xác định “Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy” Tức là trong hoạt động sống của con người không chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất vật chất, cùng với nó, hoạt động sáng tạo đời sống tinh thần đã tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, và chính sự tương tác giữa các điều kiện, các mối quan hệ xã hội đó đã hình thành nên lối sống của con người Chính do sự phức tạp của các quan hệ xã hội mà rất khó tìm kiếm được sự thống nhất trong quan niệm về lối sống Thậm chí, ngay trong quan niệm mác xít về lối sống cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Chẳng hạn, tiến sĩ Triết học (Liên Xô) M.N Rutkêvich Trong bài viết “Lối sống XHCN và sự phát triển của nó” (1977) đã nêu: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống nhưng đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [16, tr.27] Hoặc nhà nghiên cứu (người Hunggari Z.Dunốp lại cho rằng: “Lối sống trước hết là những điều kiện trong đó con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như
về mặt xã hội Đó là toàn bộ những hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của con người” [1, tr.6] Cũng bàn về lối sống, G.Glezerman, một nhà nghiên cứu người Liên Xô khác lại cho rằng: “Lối sống là những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình thái kinh
tế -xã hội nhất định” [16, tr.17].v.v…
Trang 1311
Những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu mác xít về lối sống chủ yếu biểu hiện ở hình thức và cách đặt vấn đề Nhưng điểm thống nhất là ở chỗ, tất cả các quan điểm đó đều tiếp cận vấn đề từ PTSX và Phương pháp duy vật lịch sử
+ Một số quan niệm về lối sống ở Việt nam trước đây:
ở Việt Nam trước đây cũng đã xuất hiện những quan niệm khác nhau về lối sống Mặc dù các quan điểm được nêu lên không mâu thuẫn nhau, nhưng tính thống nhất giữa chúng vẫn chưa biểu hiện một cách rõ nét Chẳng hạn quan điểm của các tác giả trong tập bài giảng “Văn hoá
xã hội chủ nghĩa” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khi bàn
về lối sống có nêu: “Lối sống là một phạm trù xã hội học, khái quát toàn
bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định ; biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hoá” [7, tr.218] Cũng bàn về lối sống nhưng quan điểm của các nhà khoa học thuộc đề tài cấp Nhà nước KX06-13, được nêu trong báo cáo tổng kết chương trình KX-06 (1991-1995) như sau: “Lối sống, trong một chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những con người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư” [3, tr.12] v.v…
Định nghĩa về lối sống trong “Văn hoá xã hội chủ nghĩa” có phạm
vi bao quát rất lớn, nhưng nó vẫn chưa đề cập được đầy đủ lối sống của con người trong mối quan hệ với tự nhiên ứng xử với tự nhiên trong thời đại ngày nay thậm chí phải được đặt dưới góc nhìn của phạm trù đạo đức Trong khi đó, ở định nghĩa của các nhà khoa học thuộc đề tài
Trang 1412
KX06-13 được tiếp cận từ phương diện môi trường sống, lại chủ yếu đề cao môi trường sống Đành rằng, môi trường là khách thể cơ bản quy định sự hình thành lối sống, nhưng vai trò của chủ thể trong quá trình tiếp nhận sự tác động của các điều kiện từ môi trường khách quan cũng
có vị trí quan trọng
Bên cạnh các quan điểm nêu trên còn có nhiều định nghĩa khác nhau về lối sống, chính điều đó đã nói lên tính phức tạp trong nghiên cứu lối sống
1.1.2 Nội dung của lối sống theo quan niệm mácxít
Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu lối sống từ nhiều nội dung khác nhau của đời song xã hội Thông qua việc phân tích những nội dung cơ bản sau đây chúng ta
sẽ có cái nhìn đầy đủ về lối sống
Thứ nhất: Nội dung kinh tế của lối sống
Lối sống của một cá nhân, tập thể, một cộng đồng xã hội không phải là một hiện tượng bẩm sinh, tự nhiên mà nó được hình thành trên
cơ sở của các quan hệ sản xuất (QHSX) nhất định cùng với các cơ sở kinh tế tương ứng Lối sống theo quan niệm mácxít hình thành và phát triển trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất và nền tảng kinh tế xã hội XHCN Chính điều đó đã quy định, ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến lối sống của con người và xã hội
Đối với con người, hoạt động lao động sản xuất vật chất là biểu hiện hàng đầu của lối sống Trong quá trình lao động, các mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên được hình thành Khi đó, tồn tại xã hội chính là sản phẩm của quá trình hoạt động sống của con người Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất là mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể tác động, Tính mục đích của dạng hoạt động thực tiễn đó tự nó đã hình thành và phản
Trang 1513
ánh đầy đủ về các nguyên tắc ứng xử của con người đối với tự nhiên Trong quan hệ ứng xử này, lối sống của con người trong PTSXTBCN khác biệt so với lối sống của con người ở PTSXXHCN Tính kế hoạch trong việc xây dựng các chương trình kinh tế, bên cạnh đảm bảo hiệu quả sản xuất còn phải tính đến yếu tố tái tạo Bảo vệ sự cân bằng sinh thái là một điểm nổi bật trong lối sống theo quan niệm mácxít
Ngược lại, vì mục đích lợi nhuận đã hình thành trong lối sống tư sản một thái độ thiếu tôn trọng giới tự nhiên, không giải quyết một cách triệt để bài toán về mối quan hệ giữa khai thác và tái tạo, giữa sản xuất
và môi trường Tuy nhiên đó chỉ mới là một mặt của sản xuất Mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên không đặt cơ sở cho việc giải thích vị trí của con người trong hệ thống các QHSX Điều này chỉ có thể giải thích được bằng cách phân tích mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
Sản xuất không phải là mục đích tự thân, mà xuất phát từ đòi hỏi thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người Trong sản xuất, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định Phụ thuộc vào hình thức sở hữu nào mà chúng ta có thể biết cơ cấu của một xã hội nhất định, và từ đó cũng chỉ ra các cơ sở quy định lối sống của con người và xã hội đó
Nội dung lối sống theo quan niệm mácxít chỉ xem xét con người với tư cách là chủ thể tự do Trong đó, một cá nhân cụ thể vừa là người lao động, đồng thời cũng vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất Đây là đặc trưng cơ bản nhất, quy định sự khác biệt giữa lối sống XHCN và lối sống tư bản chủ nghĩa Trong các xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư bản
và tư liệu sản xuất thì lao động và sở hữu tách rời nhau do đó xuất hiện yếu tố “lưỡng tính” trong lối sống - Lối sống của người chủ và lối sống của người làm thuê Trong quan niệm mácxít, lao động và sở hữu thống
Trang 1614
nhất với nhau, vì vậy mà hình thành một lối sống mới khác về chất so với lối sống các xã hội trước đó Một lối sống mà người lao động được tham gia vào toàn bộ đời sống sản xuất vật chất, đặc biệt là vấn đề quản
lý sản xuất Dưới các dạng thức khác nhau, sự tham gia đó đã tạo nên một đời sống dân chủ thực sự, thể hiện trong việc bàn bạc, trao đổi, đề xuất các quyết sách phát triển kinh tế xã hội Dưới hình thức tập thể, người lao động thực sự được giải phóng và họ có điều kiện phát huy hết mọi khả năng của mình Bàn về điều này, Lênin viết “Vấn đề là làm thế nào cho người công nhân giác ngộ cảm thấy rằng mình không những làm chủ nhà máy mà còn là đại diện cho đất nước nữa Họ cảm thấy mình có trách nhiệm” [10, tr.459]
Trong nội dung của lối sống theo quan niệm mácxít còn có vấn đề nhu cầu và lợi ích của mỗi công dân Nếu quan hệ sở hữu cho phép xác định vị trí của con người trong xã hội, thì nhu cầu và lợi ích là động cơ thúc đẩy các hoạt động và quyết định lối sống của con người và các chiều hướng đa dạng trong sinh hoạt của chính con người
Nhu cầu và lợi ích vận động và biến đổi dưới sự tác động của sự phát triển của PTSX CNXH ra đời trên cơ sở phủ định PTSX tư bản,
mở đường cho việc cải tạo xã hội cũ đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế Điều đó cũng cho phép loại bỏ dần các nhu cầu nảy sinh từ sự đối kháng
về mặt lợi ích giữa các giai cấp Song trùng với quá trình đó, các nhu cầu và lợi ích của người lao động cũng biến đổi một cách căn bản trên
cơ sở nền kinh tế phát triển có kế hoạch, có định hướng, mở ra khả năng
đa dạng hoá các loại nhu cầu trong quần chúng lao động Ví dụ, nhu cầu
về văn hoá, giải trí.v.v…
Sản xuất luôn hướng đến sự đa dạng hoá các loại hàng hoá, đó là hướng đến việc đáp ứng về nhu cầu đa dạng của con người Việc giải phóng con người khỏi chế độ người bóc lột người cũng đồng thời giải
Trang 1715
phóng các nhu cầu cho họ Tư tưởng giải phóng con người một cách toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin đặt ra yêu cầu phải giải phóng và phát triển toàn diện các nhu cầu Bởi vì, chỉ khi có điều kiện thoả mãn các nhu cầu lành mạnh thì con người mới có thể phát triển một cách toàn diện Trong hệ thống các nhu cầu thì nhu cầu quan trọng nhất đồng thời cũng là quyền lợi của con người đó là nhu cầu lao động Lao động
là cơ sở trực tiếp hình thành lối sống xét ở khía cạnh cá nhân Bởi vì lao động một mặt trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người, mặt khác nó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách và lối sống của mỗi con người cụ thể
ở một khía cạnh khác, lối sống theo quan niệm mácxít cũng phụ thuộc ở những mức độ nhất định và tính hiệu quả của một chế độ phân phối nhất định Cơ chế phân phối thành quả lao động là điều kiện để giải thích cơ sở kinh tế lối sống của con người trong lĩnh vực tiêu dùng và đời sống hàng ngày Dưới chế độ XHCN, việc phân phối của cải vật chất được thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức cơ bản, đó là phân phối theo lao động và phân phối theo quỹ tiêu dùng xã hội Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ quá độ mà thực hiện một cách đúng đắn giữa phân phối theo lao động và phân phối từ quỹ tiêu dùng xã hội
Như vậy, nội dung kinh tế trong quan niệm mácxít về lối sống không chỉ biểu hiện một cách trực tiếp bởi QHSX mà còn biểu hiện trong các quan hệ phân phối và tiêu dùng Quan hệ tổ chức và phân công lao động không đóng vai trò quan trọng trong nội dung kinh tế của lối sống trong chế độ XHCN Bởi vì như phân tích trên, lao động và sở hữu luôn thống nhất với nhau Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, việc xây dựng các chiến lược, các kế hoạch phát triển kinh tế nhằm nâng cao hơn nữa trình độ sản xuất của xã hội và từng bước cải thiện môi trường sống của quần chúng lao động đáp ứng ngày càng cao và đa
Trang 1816
dạng của con người về các loại nhu cầu vật chất và tinh thần nhằm hoàn thiện lối sống XHCN là mục đích cao nhất Bởi vì đó vừa là cơ sở hình thành lối sống vừa là nền tảng để xây dựng và phát triển con người toàn diện
Thứ hai: Nội dung chính trị của lối sống theo quan niệm mác xít
Với tư cách là chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH, điều đó đã đưa quần chúng lao động bước vào đời sống chính trị với một thái độ tích cực và có tính tổ chức cao Nội dung chính trị của lối sống theo quan niệm mác xít biểu hiện thông qua hệ thống chính trị xã hội XHCN Là một thành tố quan trọng trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng XHCN, hệ thống chính trị bị quy định bởi kết cấu của cơ sở hạ tầng XHCN, do đó nguồn gốc sâu xa của nó chính là quan
hệ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất Vì vậy nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của người lao động là bảo vệ địa vị thống trị của QHSX XHCN thông qua hệ thống chính trị và bộ máy quyền lực của nó Một trong những đặc trưng cơ bản của lối sống theo quan niệm mác xít là s ự tham gia quản lý xã hội của người lao động, không chỉ thông qua quyền lực Nhà nước mà còn ở các tổ chức, các đoàn thể xã hội khác: Đoàn thanh niên, các tổ chức Công đoàn, các Hội v.v…
Tuy nhiên, mọi hoạt động của các tổ chức, các đoàn thể xã hội, phải tìm đến được sự thống nhất vì mục tiêu chung và phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tức là các chương trình hành động, điều
lệ hoạt động của các hội, các đoàn thể phải được triển khai trên cơ sở các nghị quyết, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Mặt khác, để làm cho đời sống chính trị sôi nổi hơn, Đảng phải luôn luôn tạo điều kiện để khuyến khích các tổ chức, các đoàn thể xã hội phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động của chúng
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta tuyệt đối hoá vai trò của tập thể, của xã hội, mà thực chất trong quan niệm mác xít thì sự hướng
Trang 1917
tới mục đích, nhiệm vụ chung của mỗi cá nhân đối với xã hội, tự nó đã biểu hiện lối sống cá nhân ở trong đó rồi Nội dung lối sống theo quan niệm mác xít đòi hỏi tất cả mọi cá nhân đều có quyền lợi và nghĩa vụ xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy công quyên để đại diện cho hàng triệu quần chúng lao động trực tiếp quản lý và bảo vệ chế độ XHCN Tức là ở đây đã có sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong mỗi
cá nhân Điều này đối lập với hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản khi tìm cách tách rời nghĩa vụ và quyền lợi Trong đó quyền lợi chỉ có thể là của giai cấp thống trị còn nghĩa vụ là thuộc về phía những người lao động Sự tách rời đó đã vi phạm nghiêm trọng tinh thần của tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp (1789) “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Để giải quyết triệt để sự đối lập đó C.Mác và Ăngghen viết “Thay cho xã hội tư sản, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [13, tr.146] Phê phán quan điểm của các tác giả tư sản khi họ cho rằng: Sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ dường như là xâm phạm đến quyền tự do thiêng liêng của cá nhân, Lênin viết “Sống trong một xã hội
mà lại thoát khỏi xã hội đó để được tự do là điều không thể được” [11, tr.127] Mưu toan tách rời tự do cá nhân khỏi nghĩa vụ đối với xã hội là quan niệm chủ quan, phiến diện, nhằm che đậy bản chất bóc lột của Chủ nghĩa tư bản
Nội dung chính trị của lối sống theo quan niệm mácxít biểu hiện ở một chế độ chính trị dân chủ thực sự, trong đó ý chí và quyền lực của quần chúng lao động là nội dung chính trị cơ bản nhất của lối sống XHCN Hoạt động chính trị của con người diễn ra rất phong phú và đa dạng nó thể hiện tính phong phú và đa dạng của các phương thức quản
lý của Nhà nước XHCN và cả chế độ XHCN
Trang 2018
Để nâng cao nhận thức và tính tích cực của người lao động, cần phải tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng quyền cho công dân tham gia vào mọi hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội, tạo thành một
lẽ sống thường trực trong lối sống của con người XHCN
Thứ ba: Nội dung đạo đức của lối sống theo quan niệm mácxít
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cho nên nó bị chi phối bởi các hình thái ý thức xã hội khác, đặc biệt là ý thức chính trị Đạo đức trong chế độ XHCN là một mặt cấu thành lối sống XHCN, nó phản ánh
ở các quan hệ ứng xử của những người lao động với nhau, và thái độ của họ đối với môi trường sinh thái cũng như những hành động áp bức,
ăn bám của giai cấp bóc lột Bàn về đạo đức trong quan hệ giai cấp, C.Mác và Angghen viết: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã
có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn là đạo đức giai cấp” [12, tr.137] Đạo đức theo quan niệm mácxít là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, nó được hình thành và phát triển trong suốt quá trình vận động cách mạng của giai cấp công nhân Hạt nhân cơ bản của đạo đức cách mạng XHCN là chủ nghĩa nhân đạo cao cả Đó là thứ đạo đức phản ánh mối quan hệ kinh tế- xã hội mới, không còn áp bức giai cấp; thay vào đó
là quan hệ bình đẳng, tự do, là yêu cầu giải phóng con người một cách triệt để
Mặt khác, nội dung đạo đức của lối sống theo quan niệm mácxít cũng đòi hỏi phải giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân
và tập thể Và ngược lại, sự phát triển của tập thể phụ thuộc vào chất lượng của từng cá nhân ở đây không có chỗ cho tư tưởng đề cao quá mức chủ nghĩa cá nhân, tách rời và đi tới đối lập với lợi ích tập thể Một trong những nguyên tắc của đạo đức cộng sản chính là ý thức tập thể, nó
Trang 21là tồn tại những tư tưởng, tâm lý đạo đức khác nhau Tuy nhiên, đạo đức XHCN với những giá trị của nó cùng với sự chi phối của cơ sở hạ tầng XHCN luôn là thứ đạo đức bao trùm trong lối sống XHCN thời kỳ quá
độ Quan niệm mácxít cũng luôn coi trọng công tác giáo dục ý thức đạo đức cho quần chúng Vượt lên những hành vi thông thường, đạo đức còn được khái quát thành những quy luật, những phạm trù, tư tưởng, trở thành những công cụ để nhận thức
Trên cơ sở làm sáng tỏ bản chất của đạo đức XHCN mới có thể xây dựng được những quy tắc ứng xử, những hệ chuẩn luân lý để mọi người có thể dễ dàng nhận thức và hành động theo đúng tinh thần nôị dung đạo đức của lối sống theo quan niệm mácxít
Thứ tư, Nội dung văn hoá tinh thần của lối sống theo quan niệm
mác xít
Nội dung văn hoá tinh thần của lối sống theo quan niệm mácxít trước hết khẳng định, quần chúng lao động là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần, và đồng thời cũng là đối tượng của công tác giáo dục
và định hướng các hoạt động văn hoá Sự phát triển của văn hoá là một tất yếu khách quan Bởi vì ở một khía cạnh nào đó, sự phát triển của nội dung văn hoá tinh thần của lối sống theo quan niệm mácxít trước hết khẳng định quần chúng lao động là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hoá
Trang 2220
Trong mọi thời đại, sản xuất vật chất bao giờ cũng là hoạt động cơ bản nhất của con người, nhờ hoạt động đó mà con người mới tạo ra những giá trị vật chất ở những mức độ khác nhau, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu vật chất của chính con người Trong quá trình sản xuất, cùng với việc chế tạo và cải tiến công cụ lao động phục vụ cho mục đích sản xuất thì đồng thời con người cũng tạo ra những giá trị văn hoá (vật thể) đầu tiên của mình Tuy nhiên, một trong những đặc tính cơ bản của con người là không chỉ thoả mãn nhu cầu vật chất mà còn hướng đến thoả mãn nhu cầu về tinh thần Hơn nữa, con người không bao giờ chấp nhận sự đơn điệu, lối mòn trong hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần Một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú luôn là mục đích hướng tới của con người, và vì vậy sáng tạo và phát triển các giá trị văn hoá nói chung trong hoạt động hiện thực của con người là một động lực cơ bản thúc đẩy văn hoá phát triển Sự đa dạng trong hoạt động thực tiễn quy định sự đa dạng của đời sống văn hoá tinh thần Đúng như C.Mác
và Ăngghen viết: “…rõ ràng là sự phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những liên hệ hiện thực của họ ” [14, tr.94]
Mặt khác, khi con người là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần, thì đồng thời con người cũng chính là đối tượng của văn hoá giáo dục
Với mục tiêu giải phóng con người và tạo điều kiện cho con người phát triển một cách toàn diện, hài hoà, quan niệm mácxít yêu cầu phải xây dựng một hệ thống giáo dục mới khác hẳn về chất so với các nền giáo dục khác Nội dung của nền giáo dục mới - nền giáo dục XHCN sẽ tác động sâu sắc đến lối sống của con người Với một nội dung giáo dục sâu sắc, tính định hướng về tư tưởng chính trị XHCN, mối liên hệ chặt
Trang 2321
chẽ giữa giáo dục và thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành…
đó là những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN
Văn hoá trong lối sống XHCN còn biểu hiện ở thái độ học tập của con người Học tập không chỉ dừng lại ở việc “Tu thân” mà còn là nghĩa
vụ Lênin khẳng định “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có XHCN” Người cũng yêu cầu “Học, học nữa và học mãi” Học tập được xem như là một phẩm chất cơ bản của lối sống, là yêu cầu cao nhất của sự thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần, là con đường cơ bản nhất để vươn tới một đời sống văn hoá tinh thần phong phú và cao đẹp Trong khi đó, một số quan niệm duy vật tầm thường, máy móc, lại hạ thấp vai trò của giáo dục, phủ nhận tính độc lập của văn hoá tinh thần Một số quan điểm khác lại quá đề cao vai trò của ý thức
tư tưởng, cho rằng: Trong điều kiện kinh tế thấp kém, bằng công tác văn hoá tư tưởng vẫn có thể xây dựng được lối sống XHCN, và có thể đấu tranh khắc phục được các tàn dư tiêu cực trong xã hội cũ Đó là cách lập luận duy tâm, hạ thấp vai trò quyết định của yếu tố kinh tế
Quan niệm mácxít khẳng định: Trong khi thừa nhận vai trò quyết định của yếu tố kinh tế thì cũng không được hạ thấp vai trò của văn hoá
tư tưởng Đó là hai yếu tố cấu thành đời sống xã hội của con người, giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai yếu tố trên là cơ sở để xây dựng lối sống XHCN
Trong văn hoá tinh thần, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của con người
Thay đổi điều kiện sống là một đặc tính của con người.Trong khi khẳng định các giá trị mới được sáng tạo trong quá trình sản xuất đời sống xã hội, quan niệm mácxít coi sự kế thừa các giá trị tích cực của yếu tố truyền thống cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lối sống cho con người Hiện tượng phủ định cái cũ để xây dựng cái mới
Trang 2422
là một hiện tượng tất yếu khách quan trong cách mạng xã hội Lịch sử vận động và phát triển của nhân loại chính là lịch sử của sự thay thế PTSX này bằng PTSX khác, theo đó lối sống cũng biến đổi cho phù hợp với các điều kiện của xã hội mới Các giá trị truyền thống tồn tại trong
tư tưởng, tình cảm, trong những thói quen, những nếp sống cũ… được
kế thừa có chọn lọc và trở thành những hạt nhân tích cực cho việc xây dựng lối sống mới
Quan niệm mácxít cũng phê phán tư tưởng bảo thủ, cực đoan trong việc kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc Những giá trị được
kế thừa không chỉ phù hợp với sự phát triển của dân tộc mà nó còn phải phù hợp xu thế chung của văn minh nhân loại Mặt khác phải biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại Báo cáo chính trị Đại đại biểu toàn quấc lần thứ V của Đảng có viết: “Nền văn hoá mới vừa kết tinh và nâng cao lên một tầm cao mới những gì tốt đẹp trong truyền thống hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam của văn hóa Việt Nam, vừa hấp thụ có chọn lọc những thành quả văn minh của loài người, những thành tựu văn hoá, khoa học hiện đại” [7, tr.93]
Như vậy, sự kết hợp truyền thống dân tộc và văn minh hiện đại sẽ làm cho lối sống của chúng ta vốn xuất phát từ nền sản xuất thấp kém sẽ được phát triển và hoàn thiện hơn trong quá trình xây dựng CNXH Đồng thời, điều đó cũng trở thành động lực cơ bản để đấu tranh đẩy lùi những truyền thống lạc hậu trong lối sống manh mún, nhỏ hẹp mang tính đặc trưng của người Việt Nam
Thứ năm: Lý tưởng sống, một yếu tố cơ bản của lối sống theo
quan niệm mácxít
Mặc dù không đưa ra một định nghĩa nào về lý tưởng, nhưng thông qua các tác phẩm của mình đặc biệt là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập đến
Trang 2523
một lý tưởng cao cả, đó là sự giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột,
là mưu cầu hạnh phúc cho mọi người
Tiến sĩ Triết học (Nga) Ivanop định nghĩa: “Lý tưởng là cái vì nó
mà người ta sống, dưới ánh sáng của nó người ta thấy ý nghĩa của cuộc đời” [16, tr.57] Hồ Chí Minh cũng viết: “Suốt đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự
do, đồng bao ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
Như vậy, có thể nói lý tưởng là mục tiêu của cuộc sống, được phản ánh vào đầu óc con người, nó được chuẩn mực hoá ở mức cao nhất, tốt đẹp nhất có khả năng lôi cuốn cuộc sống của mỗi cá nhân, định hướng cho các hoạt động cá nhân trong suốt một thời gian dài để vươn tới mục tiêu của cuộc sống Với ý nghĩa đó, lý tưởng là một yếu tố quan trọng có sức mạnh định hướng to lớn cho hoạt động của con người, vì vậy nó là điều kiện cho việc hình thành lối sống của cá nhân, tập thể và
xã hội
Lý tưởng XHCN là một lý tưởng cao đẹp nhất, mang tính khoa học và hiện thực cao Do đó, nó là nền tảng của nội dung lối sống theo quan niệm mác xít
1.1.3 Nội dung về lối sống theo quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng ta
Quan niệm về lối sống của Hồ Chí Minh và Đảng ta được hình thành trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam; vận dụng và phát triển một cách sáng tạo những quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống
1.1.3.1 Nội dung về lối sống theo quan niệm Hồ Chí Minh
Quan niệm của Hồ Chí Minh về lối sống là một nội dung rộng lớn Nó biểu hiện ở tất cả các mặt: sản xuất đời sống vật chất; đời sống chính trị - xã hội và văn hoá tinh thần, v.v…
Trang 2624
+ Trong sản xuất đời sống vật chất, hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vai trò của nó đối với sự tồn tại của con người Thoả mãn nhu cầu vật chất là cơ sở để giải quyết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của con người, trong đó có lối sống Chính vì vậy, ngay sau khi lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Hồ Chí Minh đã nêu khẩu hiệu: “1) Tăng gia sản xuất; 2) Chống nạn mù chữ”
Sản xuất của cải vật chất, xây dựng một nền kinh tế XHCN vững mạnh là cơ sở để thoả mãn ham muốn “tột bậc” của Hồ Chí Minh:
“…Dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do , đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Mặt khác, thông qua lao động sản xuất mà hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp trong lối sống của con người Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tiết kiệm và quý trọng các giá trị do lao động tạo ra.v.v…
Mặc dù đề cao vai trò của kinh tế, nhưng Hồ Chí Minh cũng luôn đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của lối sống quá coi trọng vật chất, coi vật chất là mục đích sống từ đó đề ra chủ nghĩa cá nhân, ích
kỷ, tư lợi và sẵn sàng bóc lột người khác… đi ngược lại lối sống tốt đẹp của dân tộc
+ Trong hoạt động chính trị - xã hội Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi tinh thần làm chủ tập thể ở mọi cá nhân, đấu tranh bảo vệ thành quả của cách mạng, có niềm tin vững chắc vào CNXH Trong chế độ XHCN con người phải phát huy tối đa quyền làm chủ của mình và coi đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ; biến điều đó thành một phẩm chất quan trọng trong lối sống của con người Việt Nam XHCN Các hoạt động chính trị – xã hội, một mặt đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước cộng đồng và dân tộc, mặt khác cũng qua đó mà mỗi con người cụ thể cũng có điều kiện để vươn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách cá nhân
Trang 2725
+ Hoạt động văn hoá tinh thần là một hoạt động đặc thù của con người Nội dung văn hoá trong lối sống theo quan niệm Hồ Chí Minh trước hết biểu hiện ở văn hoá giáo dục Văn hoá giáo dục phải trở thành một nội dung lớn trong lối sống của con người Việt Nam XHCN Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Hồ Chí Minh xác định giáo dục là một trong những nhiệm vụ cấp bách phải được tiến hành ngay: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [20, tr.8] Để thực hiện được điều đó thì phải khơi dậy nhu cầu học tập, coi học tập như là một biểu hiện tốt đẹp nhất trong lối sống của con người Việt Nam: Học không bao giờ đủ, còn sống là còn phải học
Văn hoá đời sống cũng là một bộ phận cấu thành quan niệm Hồ Chí Minh về lối sống Nội dung văn hoá đời sống trong tư tưởng Hồ Chí Minh biểu hiện ở ba mặt: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới Các nội dung đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị tốt đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc Trong khi xây dựng nền văn hóa mới, Hồ Chí Minh lưu ý: “Đời sống mới không có nghĩa là cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới” [20, tr.136] Đạo đức mới được kế thừa từ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính… biến các phẩm chất đó thành nét đẹp trong lối sống của con người Lối sống mới, theo quan niệm Hồ Chí Minh đó là lối sống văn minh, có lý tưởng, có đạo đức, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại
Sự chuyển hoá các chuẩn mực của lối sống mới vào trong đời sống của con người và trở thành thói quen ở mỗi người, thành tập tục của cộng đồng xã hội gọi là nếp sống mới ở đây Hồ Chí Minh cũng đề
Trang 2826
cao nhiệm vụ đấu tranh và cải tạo các thuần phong mỹ tục cho phù hợp với thời đại mới, loại bỏ hẳn “say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp” [20, tr.448]
1.1.3.2 Nội dung về lối sống theo quan niệm của Đảng ta:
Kế thừa quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng mục tiêu, chiến lược xây dựng lối sống cho con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới Nội dung lối sống theo quan niệm của Đảng ta biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng tựu chung thể hiện ở các quan điểm sau:
Thứ nhất: Lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay phải có lý tưởng, hoài bão, có niềm tin vững chắc vào CNXH vào
sự lãnh đạo của Đảng Phát huy vai trò làm chủ, tự giác phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
Thứ hai: Có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, cần cù, sáng
tạo trong học tập và lao động, không ngừng nâng cao năng lực, trí tuệ, đạo đức cách mạng để chủ động tham gia vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của dân tộc
Thứ ba: Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong
truyền thống văn hoá dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá thời đại để làm
cơ sở tác động đến sự phát triển của các mặt khác trong đời sống xã hội
Những quan niệm trên đây của Đảng ta về lối sống được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010): “Làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tăng sức
đề kháng chống văn hoá đồi truỵ, độc hại Nâng cao tính văn hoá trong
Trang 29tự nhiên, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa ở đó thể hiện phong thái
tư duy, cách thức sinh hoạt, phong cách họat động tạo thành những tri thức tổng hợp thể hiện sắc thái riêng của cá nhân, nhóm người, cộng đồng người
1.2 Yêu cầu về lối sống trong thời đại ngày nay
1.2.1 Toàn cầu hoá, xã hội trí tuệ và yêu cầu về lối sống
Sự phát triển với tốc độ cao của khoa học- công nghệ trong nửa cuối thế kỷ thứ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã làm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thế giới có những bước phát triển đột biến Đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ cao: Mạng kết nối Internet, cáp quang, viễn thông toàn cầu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v… Những thành tựu khoa học đó, một mặt thúc đẩy xã hội tiến lên nhanh chóng, mặt khác đã phá vỡ những rào cản về kinh tế, tác động đến ý thức hệ dân tộc, thậm chí cả trong lĩnh vực chính trị và văn hoá Không phải ngẫu nhiên mà năm 2002 tổng thống cộng hoà Pháp Jacques Chirac đã cảnh báo: Toàn cầu hoá - đó là sự diệt vong của văn hoá [16, tr.6] Điều đó nói lên rằng: toàn cầu hoá đối với hầu hết các quốc gia dân tộc, vừa là cơ hội, vừa là thách thức
Dĩ nhiên, toàn cầu hoá trước hết biểu hiện ở lĩnh vực kinh tế Nhờ ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên sức sản xuất xã hội đã phát triển rất cao, hàng hoá ngày càng phong phú và
đa dạng Lực lượng sản xuất khổng lồ, đó là nguồn gốc sâu xa cho phép
Trang 3028
lý giải về tính tất yếu của toàn cầu hoá Như vậy, xét về phương diện kinh tế, lợi ích vật chất mà toàn cầu hoá mang lại là không cần phải bàn cãi Tuy nhiên, sự bùng nổ về kinh tế đã tạo ra sự gia tăng nhịp độ lưu thông hàng hoá và giá trị Điều này cũng tất yếu sẽ mở ra khả năng toàn cầu hoá ở các lĩnh vực phi kinh tế khác Xu hướng số hoá đến tất cả mọi công đoạn sản xuất hiện nay minh chứng cho sự xuất hiện một tính chất sản xuất mới, đó là trí tuệ Nếu trong nền sản xuất phong kiến, trình độ lực lượng sản xuất thủ công, thô sơ, sản xuất của con người mang tính chất cá nhân, lao động dựa trên kinh nghiệm, thói quen; hoặc trong nền sản xuất tư bản, yếu tố cơ bắp (kinh nghiệm, thói quen?- TG) với chuyên môn hoá đóng vai trò chủ yếu, thì ở trong nền kinh tế tri thức, trí tuệ là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến năng lực cạnh tranh và phát triển Do đó, phù hợp với nền kinh tế tri thức phải là một xã hội trí tuệ; nói khác đi, nền kinh tế tri thức là một yếu tố cơ bản hình thành xã hội trí tuệ
Như vậy, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, xã hội trí tuệ là bước phát triển mới về chất của văn minh nhân loại Do bản chất của nó, toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ đã làm biến đổi đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội Trong đó, lối sống là một trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất Ngày nay, chất xúc tác của mọi hoạt động sản xuất vật chất và xã hội chính là trí tuệ Nếu cấu tạo giá trị của hàng hoá trước đây chủ yếu dựa vào sự kết tinh của lao động cơ bắp thì bây giờ là hàm lượng chất xám kết tinh trong từng đơn vị sản phẩm Theo cách nói của các nhà tương lai học Alvin Toffler và Heidi Toffler thì xã hội trí tuệ chính là đặc trưng của “Làn sóng thứ ba” - nghĩa là trí tuệ không chỉ là đặc trưng riêng biệt trong lĩnh vực kinh tế mà nó là một vấn đề phổ biến của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
Trang 31Trong thực tế, điều đó đang xảy ra ở một số quốc gia dân tộc, chẳng hạn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hoà Hồi giáo Iran v.v… trong khi đó một số các quốc gia dân tộc khác đã tỉnh ngộ, đó
là Libi, Nicaragoa.vv Người ta lo sợ về mâu thuẫn giữa toàn cầu hoá và các giá trị truyền thống Và quả thật lời cảnh báo của Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac là hoàn toàn có cơ sở khi mà các yếu tố truyền thống bị tấn công dữ dội bởi yếu tố hiện đại Rõ ràng chưa bao giờ các dân tộc đứng trước những thách thức lớn như vậy Việc xác định một lối sống đúng vừa đảm bảo tính kế thừa trong xu thế hội nhập vừa giữ gìn được bản sắc của dân tộc đang là ưu tiên, là cơ sở chọn lựa trong lối sống của các dân tộc hiện nay
Đối với con người cá nhân, toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ là tác nhân làm biến đổi lối sống và cơ sở để xây dựng lối sống mới Những đặc trưng của toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ đặt ra yêu cầu phải phủ định lối sống cũ, xây dựng lối sống mới Để tồn tại được trong bối cảnh toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ, trước hết đòi hỏi con người phải xây dựng cho mình một lối sống học tập, coi học tập như là tiêu chuẩn cơ bản nhất của quá trình thích nghi trong hoàn cảnh mới, một lối sống năng động sáng tạo, coi sáng tạo ra cái mới là mục đích của cuộc sống Điều này có
Trang 3230
được là do vai trò của cá nhân được giải phóng tối đa trong điều kiện tự
do hoá, hay là kinh tế tri thức Trong nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp do đặc thù của nó nên hình thành lối sống kém sáng tạo, tư duy theo lối mòn khép kín Thậm chí lối sống trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp ở các nước XHCN trước đây cũng vậy Tư tưởng kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã hình thành những đặc trưng cơ bản của một lối sống thụ động, ngồi chờ, ỷ lại của con người; hay nói cách khác, cơ chế kinh tế đó đã trói buộc, kìm hãm tính sáng tạo trong lao động sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của con người
Vì vậy yêu cầu trước hết là phải xây dựng một xã hội học tập sao cho tất cả mọi người đều coi học tập là một nhu cầu khám phá, là một thành tố quan trọng của lối sống mà không chỉ dừng lại là nhiệm vụ, là động cơ của cá nhân Lối sống trong xu thế toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ dĩ nhiên phải xác định tri thức là tài nguyên, là đối tượng khai thác
vô cùng tận của con người Từ đó xây dựng lối sống tôn trọng tri thức, coi tri thức là mục đích là lẽ sống cao đẹp của con người
Phải xây dựng một hệ chuẩn ứng xử mới trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên Trong xã hội công nghiệp và tiền công nghiệp, mối quan hệ giữa người với người đan xen lẫn lộn giữa lợi ích và tình cảm ở phương diện lợi ích, do địa vị xã hội
và lợi ích kinh tế trái ngược nhau nên hình thành các tư tưởng ăn bám, bóc lột và đối lập với nó là tư tưởng cam chịu, phản kháng giữa các giai tầng xã hội khác nhau và trong những con người cụ thể với nhau ở phương diện tình cảm của lối sống, mặc dù bị chi phối sâu sắc của phương diện lợi ích, nhưng ở những không gian quan hệ nhất định và trong những hoàn cảnh cụ thể, giao tiếp giữa con người với con người chỉ thuần tuý sử dụng tình cảm, đôi khi quá lạm dụng vào các hệ chuẩn
Trang 3331
truyền thống được luật tục hoá mà coi nhẹ luật pháp Một biểu hiện khác của lối sống trong kỷ nguyên công nghiệp và tiền công nghiệp là cách thức ứng xử không công bằng với tự nhiên Đó là tư tưởng khai thác mà không tái tạo, coi năng lực tước đoạt tự nhiên thông qua lao động như là mục đích cao nhất của quá trình tìm kiếm lợi nhuận
1.2.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những yêu cầu về lối sống
Kỷ nguyên công nghiệp được bắt đầu từ nền khoa học Newton
Đó là thời kỳ máy hơi nước xuất hiện và được đưa vào sản xuất ngày càng phổ biến trong các hoạt động kinh tế Mô hình công xưởng, một biểu tượng mới của sự tân kỳ thời đó đã phổ biến khá rộng rãi ở các nước Tây Âu Tiếp theo đó, việc chế tạo thành công động cơ Diezen đã đẩy nhanh hơn quá trình ứng dụng máy móc vào sản xuất của cải vật chất thay cho lao động thủ công và cơ bắp truyền thống Công nghiệp hoá, hiểu một cách thông thường là quá trình thay thế lao động thủ công, thô sơ, dựa trên năng lượng cơ bắp bằng lao động cơ giới Công nghiệp hoá chính là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật của nhân loại với sự khởi đầu là nền văn minh phục hưng
Thuật ngữ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là sự gắn kết liên tục của hai giai đoạn: Giai đoạn công nghiệp hoá và giai đoạn hiện đại hoá ở giai đoạn thứ nhất chỉ đơn giản là quá trình ứng dụng các công cụ cơ giới, các loại máy động lực và máy công tác dưới sự vận hành điều khiển trực tiếp của con người ở giai đoạn thứ hai được bắt đầu sau Đại chiến thế giới II với việc nghiên cứu chế tạo thành công các dây chuyền sản xuất tự động Kỹ thuật tự động hoá đã mở đầu cho thời
kỳ hiện đại hoá toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông và dịch vụ Trong đó ở những khâu sản xuất nhất định, công nghệ đã thực
sự trở thành lao động trực tiếp thay thế cho vai trò của con người trong sản xuất Với những ưu điểm vượt trội như vậy, công nghiệp hoá và
Trang 34Đối lập với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nền sản xuất dựa trên lao động thủ công thô sơ, với năng lượng cơ bắp đặc trưng của PTSX phong kiến Với trình độ rất hạn chế của lực lượng sản xuất, PTSX phong kiến đã tạo ra một nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp Trên nền tảng đó một lối sống thụ động, mang đậm tính cá nhân, đóng kín được hình thành Về mặt tư tưởng, lối sống trong xã hội phong kiến là một lối sống vị kỷ, cam chịu, và đặc biệt là chịu sự chi phối của tôn giáo Giai cấp Địa chủ kết hợp với tôn giáo để xây dựng một xã hội, một bộ máy thống trị kết hợp thần quyền và thế quyền Chính điều đó đã hình thành lối sống của các quốc gia dân tộc tiềm ẩn dưới các hình thức chính trị, văn hoá mang đậm màu sắc tôn giáo… Nói tóm lại, một lối sống dựa vào tôn giáo, coi tôn giáo là cứu cánh, chính là một trong những đặc điểm quan trọng trong lối sống của xã hội phong kiến “Lối sống công nghiệp” được hình thành sau khi PTSX tư bản xác lập được địa vị thống trị trong nền sản xuất xã hội Sự xuất hiện của PTSX tư bản đã phá vỡ
mô hình sản xuất phân tán, manh mún, phi tập trung của PTSX phong kiến, do đó cũng phá vỡ luôn lối sống xã hội phong kiến Đặc trưng của PTSX tư bản, mà cụ thể là tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
đã quy định những đặc trưng của lối sống công nghiệp hoá hiện đại hoá Điều đó biểu hiện cụ thể ở các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, là tính chính xác
Các phương tiện sản xuất bằng cơ giới là sản phẩm của khoa học chính xác, đồng bộ và liên kết cao Tức là một hệ thống máy móc chứa
Trang 3533
trong nó nhiều chi tiết, nhiều bộ phận khác nhau, chỉ cần một trong số các bộ phận, các chi tiết đó gặp sự cố thì lập tức cả hệ thống không hoạt động được Chính điều này đã đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các thao tác, vận hành chính xác khi đưa hệ thống vào sản xuất Nói đúng hơn, tính chất đó của công cụ lao động đã tạo ra tính
kỷ luật, tính chính xác trong lối sống của người lao động
Thứ hai, là tính tôn trọng khoa học, công nghệ
Các phương tiện mà con người sử dụng trong sản xuất là sản phẩm của khoa học, công nghệ Để làm chủ được môi trường lao động trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, người lao động phải có những kiến thức nhất định về khoa học công nghệ, phải coi khoa học, công nghệ như là hành trang trong lối sống của con người thời kỳ công nghiệp, hoá hiện đại hoá
Thứ ba, là lối sống có tính tổ chức cao
Khác với môi trường sản xuất phân tán trong xã hội phong kiến, PTSX tư bản đòi hỏi phải được sản xuất trong môi trường tập trung và được tổ chức cao Đòi hỏi đó được bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của trình độ và tính chất của công cụ lao động công nghiệp hiện đại Quá trình sản xuất hàng loạt, với quy mô lớn dẫn đến tình trạng tập trung sản xuất, tập trung vốn, tập trung nguồn lực, tập trung lao động.v.v… do đó
mà hình thành một xã hội tập trung Để tính tập trung đó ổn định trong một trật tự cụ thể và đồng bộ, đòi hỏi toàn bộ hệ thống phải được sắp xếp và tổ chức theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với môi trường sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chính điều này đã dần dần tạo
ra tính tổ chức tính tự giác trong lối sống của người lao động, đẩy lùi lối sống vô tổ chức đặc trưng của lối tư duy tiểu nông truyền thống
Thứ tư, là một lối sống lấy hiệu quả, lấy công việc làm thước đo, nói ít làm nhiều
Trang 3634
Rõ ràng, thích ứng với thời kỳ sản xuất công nghiệp thì tính hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu Hiệu quả của công việc biểu hiện qua chất lượng của hàng hoá, của các sản phẩm được xác định thông qua thị trường, do đó nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của sản xuất và thu nhập của người lao động Điều này cũng tạo thành động lực thúc đẩy con người phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo Bởi vì chỉ có đổi mới và sáng tạo mới đảm bảo được tính hiệu quả của sản xuất trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường,kinh
tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy sau tính hiệu quả, đổi mới và sáng tạo cũng là những phẩm chất đặc trưng trong lối sống của con người trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tuy nhiên, những phẩm chất nói trên trong lối sống của con người
ở kỷ nguyên công nghiệp không phải là kết quả cuả sự phủ định sạch trơn lối sống cũ ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những giá trị tốt đẹp trong lối sống truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn các đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động, tinh thần tương trợ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn Lối sống “nhân ái và tương trợ lẫn nhau” trong truyền thống vẫn không hề mâu thuẫn với lối sống công nghiệp hiện đại
Dĩ nhiên, những tồn tại tiêu cực của lối sống cũ có khả năng kìm hãm sự phát triển xã hội cần phải được đấu tranh loại bỏ Đó chính là những yêu cầu cơ bản khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với lối sống
1.2.3 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và lối sống
Thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường chịu
sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước XHCN
Trang 3735
Theo quan điểm của CácMác, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có của các hình thái kinh tế - xã hội Những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như trình độ phát triển của nó đều do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định Do đó, trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường cũng là một tất yếu khách quan Nhìn một cách hình thức có vẻ như kinh tế thị trường là một hiện tượng đối lập với kiến trúc thượng tầng CNXH Quả thực, trong suốt một thời gian dài, các nước trong hệ thống chính trị CNXH đã ngộ nhận rằng, thời kỳ quá độ chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi, có thể thực hiện thành công trong vòng vài thập kỷ Và trên thực tế các nước XHCN đã bằng mọi cách thủ tiêu mọi hình thức bóc lột dưới bất kỳ hình thức nào Nhưng cách làm ấy đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, mà cái giá phải trả là sự đổ vỡ của cả hệ thống XHCN Trong khi đó thực tế cho thấy, quá độ lên CNXH là một thời kỳ đấu tranh lâu dài, phải trải qua nhiều bước quá độ trung gian chứ không phải là một bước nhảy toàn bộ, tức thời Việc thủ tiêu hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đã hạn chế tính năng động và sáng tạo của toàn bộ nền sản xuất, thay vào đó là một nền kinh
tế cứng nhắc, mất sức sống, trì trệ, dẫn đến suy thoái toàn bộ nền kinh tế
- xã hội Như vậy, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng: Nền kinh tế hàng hoá và kiến trúc thượng tầng XHCN không phải là sự đối lập tuyệt đối mà nó là hai mặt thống nhất mang tính đặc trưng của thời
kỳ qúa độ Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam và Trung Quốc cùng với những thành tựu rực rỡ mà nó mang lại đã minh chứng cho điều đó Tức là trong thời kỳ quá độ, ở những điều kiện và hoàn cảnh nhất định buộc phải chấp nhận những thực tế khách quan đối lập với một thời chúng ta không thừa nhận “Trên con đường tiến tới chỗ xây dựng được chủ nghĩa xã hội, chúng tôi lại buộc phải chấp nhận sự phát
Trang 3836
triển của các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
ở những mức độ nhất định” [17, tr.23] Đặc thù đó của thời kỳ quá độ dĩ nhiên cũng quy định những đặc trưng của lối sống trong điều kiện thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Cũng giống như nền kinh tế thị trường thuần tuý, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng tồn tại tính hai mặt của nó Mặt tích cực, biểu hiện ở những lợi ích to lớn mà nó mang lại, đó là kinh tế hàng hoá đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Năng lực cạnh tranh ngày càng cao buộc các chủ thể sản xuất hàng hoá phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao trình độ quản lý… nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất để đứng vững trong cạnh tranh Kinh tế thị trường thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, vì vậy nó cho phép khai thác và phát huy được mọi tiềm lực của đất nước Đồng thời nó cũng thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến ra đời một nền sản xuất lớn với một nguồn nhân lực lao động và quản lý có trình
độ cao, tạo ra những giá trị vật chất to lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Song trùng với những giá trị đó, kinh tế thị trường cũng tạo ra những mặt trái tác động tiêu cực đến sự phát triển đời sống
xã hội của con người
Trước hết, sự tồn tại các hình thức sở hữu đối lập và nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã dẫn đến tình trạng đối lập về lợi ích kinh tế,
từ đó làm xuất hiện những tư tưởng trái ngược nhau trong cùng một chỉnh thể (cơ cấu) kinh tế - xã hội thống nhất Điều đó cũng trực tiếp dẫn đến quá trình cạnh tranh, chạy đua lợi nhuận và mặt trái của hệ quả
đó là sự phân hoá giàu nghèo diễn ra một cách gay gắt giữa các giai tầng
xã hội, giữa các vùng miền khác nhau… Trong bối cảnh đó để đảm bảo
Trang 39Thứ nhất, Kinh tế thị trường đã tạo cho con người một lối sống
năng động, luôn coi sáng tạo và học tập, là cơ sở quan trọng nhất để vươn lên Phẩm chất đó được hình thành một cách tự giác trong từng cá nhân cụ thể và trong các giai cấp, các dân tộc khác nhau
Thứ hai, Kinh tế thị trường luôn lấy hiệu quả sản xuất và kinh
doanh làm mục tiêu, vì vậy nó tạo ra một thị trường vô cùng phong phú
và đa dạng thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của con người
Thứ ba, Kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra đời sống vật
chất dồi dào, cùng với sức ép của cạnh tranh đã hình thành trong con người một lối sống coi trọng học tập, khám phá,năng động và sáng tạo cái mới…
Bên cạnh đó, lối sống cũng biểu hiện những tiêu cực do bị tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường
Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng là biểu hiện rõ
ràng nhất trong quan hệ giữa người với người Một lối sống hướng đến hưởng thụ vật chất và những giá trị tinh thần do vật chất mang lại đang trở thành một trào lưu trong một bộ phận không nhỏ các tầng lớp xã hội
Thứ hai, các giá trị truyền thống trong lối sống bị đe doạ nghiêm
trọng Các chuẩn mực đạo đức, thang giá trị ứng xử, thuần phong mỹ tục tốt đẹp được hình thành và tồn tại hàng nghìn năm, mang cốt cách của dân tộc bị lối sống xô bồ của thị trường lấn át
Thứ ba, Lối sống thực dụng, còn biểu hiện cả trong ứng xử của
con người với tự nhiên Do các cá nhân chi phối, bất chấp tính hữu hạn của tự nhiên, con người đã lợi dụng và khai thác tự nhiên một cách phi
Trang 4038
đạo đức, và hệ quả là tính cân bằng sinh thái của nhiều vùng, khu vực bị phá vỡ Những căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện cục bộ ở nhiều nơi khác nhau…
Tuy nhiên, điều quan trọng là lối sống phải được xây dựng một cách phù hợp trong mối quan hệ giữa sự điều tiết của nhà nước XHCN với kinh tế thị trường Những phẩm chất của lối sống được hình thành trên cơ sở các đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường Trong khi đó, sự điều tiết của nhà nước đối với cơ chế kinh tế thị trường, thực chất là bên cạnh tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất và kinh doanh, thì đồng thời cũng tìm cách hạn chế những khuyết tật của nó Chính vì vậy điều tiết của Nhà nước XHCN đối với kinh tế cũng là một hình thức gián tiếp để tác động vào lối sống
1.2.4 Xây dựng nhà nước pháp quyền và lối sống
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một nhiệm vụ tất yếu, là công
cụ cơ bản để thực hiện nền dân chủ, vì thế nó là mục đích của nhiều thể chế chính trị khác nhau
ở Việt Nam, vấn đề nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN cũng chỉ thực sự được đặc biệt quan tâm từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Và đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” với tư cách là
“Công cụ chủ yếu đề thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”
Như vậy, mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền là của dân, do dân, và vì dân Điều này thể hiện sự tiến bộ và ưu việt của nhà nước pháp quyền XHCN so với các nhà nước pháp quyền trước đó Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị tích cực của lịch sử phát triển các nền dân chủ của nhân loại Tuy