Chương 2. Thực trạng lối sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
2.2. Mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Những ưu điểm trên của lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên về cơ bản là biểu hiện nét đẹp trong đời sống học tập và các hoạt động khác của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên. Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm đó thì ở những chừng mực nhất định, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong sinh hoạt, trong hành vi ứng xử thường ngày và trong cả nhận thức về lối sống.
2.2.1. Hạn chế trong nhận thức về lối sống
Nhận thức đúng bản chất lối sống và từ đó xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, có ý nghĩa định hướng cho bản thân trong suốt quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi con người cụ thể. Khi tìm hiểu những ưu điểm của lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên, chúng tôi thấy bên cạnh những ưu điểm nêu trên vẫn còn tồn tại những hạn chế trong học tập, sinh hoạt và ứng xử trong một bộ phận sinh viên. Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại các hạn chế nói trên là do sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ bản chất của lối sống cũng như tầm quan trọng của quá trình nhận thức đó đối với việc xây dựng lối sống cho bản thân. Để nghiên cứu điều đó, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng nhận thức lối sống đối với 300 sinh viên thuộc các khoa :
61
Công nghệ thông tin, Điện - điện tử, Kỹ thuật may - thời trang. Với các mẫu câu hỏi sau:
a. Bạn quan niệm như thế nào về lối sống? ………….
b. Theo bạn lối sống được hình thành dựa trên những điều kiện nào? ………
Bảng 10: (ĐVT %)
Câuhỏi Khoa
a b
Trả lời Không trả lời Trả lời Không trả lời
May -thời trang 46 54 21 79
CN thông tin 38 62 17 83
Điện điện tử 29 71 19 81
Trung bình 37,6 62,3 19 81
(Bảng 10 phản ánh khả năng nhận thức (mang tính khái niệm) của sinh viên) Theo kết quả trên ta thấy, có 62,3% sinh viên không trả lời được cho câu hỏi a. Điều đó cho thấy, lối sống là một khái niệm tương đối xa lạ đối với sinh viên. Hay nói cách khác, họ chỉ biết đến lối sống như một khái niệm thông thường, không phổ biến như những thuật ngữ giao tiếp bình thường khác trong cuộc sống. Trong khi đó, khái niệm lối sống có nội hàm rất phức tạp (chương 1), nó bao hàm và biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau của hoạt động sống. Chỉ có 37,6% sinh viên tham gia trả lời cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, rất khó tìm được một sự thống nhất cho cách trả lời của họ về nội dung của khái niệm lối sống, và tuyệt đại bộ phận các câu trả lời đều nặng về cảm tính. Chẳng hạn, một số câu trả lời cho rằng: lối sống là cách sống mà con người lựa chọn cho mình để trong quá trình sống con người lấy đó làm nguyên tắc sống cho mình.
Hoặc, một vài trường hợp khẳng định, lối sống là khái niệm phản ánh tính cách của mỗi con người cụ thể…
62
Trên đây là vài cách trả lời khá tiêu biểu trong số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi a. Những câu trả lời còn lại được thể hiện một cách rời rạc, thiếu cơ sở. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là tất cả các câu trả lời trên đều biểu hiện lối sống của cái tôi cá nhân, tức là họ dựa vào thực tế và kinh nghiệm sống của họ để diễn đạt ý tưởng của mình về lối sống. Nhưng bản chất của lối sống như đã phân tích, là một khái niệm không chỉ bó hẹp trong giới hạn lối sống của một cá nhân, mà nó còn phản ánh lối sống của một tập thể, một cộng đồng dân tộc, một giai cấp…
Cũng ở một tình trạng tương tự như vậy khi chúng tôi tiến hành khảo sát câu b.
So với câu a, câu b mang tính cụ thể và gắn liền với thực tế hơn.
Tuy vậy lại có đến 81% sinh viên không tham gia trả lời câu hỏi. Điều đó cho thấy, do tính chất của điều tra xã hội học nên họ không sẵn sàng cho câu trả lời của mình. Số còn lại (19%) tham gia trả lời một cách bị động, và kết quả cũng không biểu hiện được tính tập trung như mong muốn.
Tuy nhiên, có thể dẫn một vài ý kiến có tính đại diện cho những câu trả lời mà chúng tôi nhận được. Chẳng hạn: "Theo em điều kiện để hình thành lối sống thì có nhiều nhưng quan trọng nhất là các điều kiện sức khoẻ, tri thức, vốn sống và lương tâm…" Hay một ý kiến khác:
Điều kiện để hình thành lối sống phụ thuộc vào mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội… Bên cạnh đó là những câu trả lời thiếu thuyết phục và thậm chí ngây ngô. Phân tích hạn chế trên cũng cần phải dựa trên một thực tế khách quan là: sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên thuộc vào khối sinh viên kỹ thuật. Do đó khối lượng kiến thức khoa học xã hội ở họ là rất hạn chế. Có thể nói, đây là một trong những điểm mấu chốt để từ đó tìm cách giải quyết mặt hạn chế nói trên.
63
Cũng giống như câu a, qua cách trả lời ở câu b, một lần nữa chúng ta thấy sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên chưa vượt ra khỏi cái tôi cá nhân trong việc xác định lối sống và cắt nghĩa những điều kiện để hình thành lối sống của con người.
Như vậy, về mặt nhận thức lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên theo kết quả phân tích trên là một hạn chế rất cơ bản. Điều đó cho thấy rằng, ngay cả những mặt tích cực được làm sáng tỏ ở mục 2.1 cũng không không phải hoàn toàn là sản phẩm của quá trình nhận thức đúng đắn bản chất của lối sống mà phần nhiều là kết quả của một lối sống dựa trên sự kết hợp bởi các giá trị đạo đức, luân lý xã hội, luật tục truyền thống. Cụ thể hơn, sinh viên tự điều chỉnh mình thông qua việc nhận thức mối quan hệ giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện cái ác, cái nên làm, cái không nên làm… mà chưa có một nhận thức mang tính lý luận làm phương châm trong lối sống của mình. Mặt hạn chế nữa trong nhận thức về lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên là mang đậm dấu ấn của cái tôi cá nhân. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn mặt tích cực của sinh viên biểu hiện ở các mặt học tập, hoạt động văn hoá tinh thần, hoạt động chính trị xã hội lại rất mang tính cộng đồng (xem phụ lục). Điều đó có nghĩa là, hạn chế trong nhận thức chỉ mang tính cảm tính, nó không biểu hiện và chi phối mạnh trong hoạt động thực tiễn của sinh viên. Đây cũng là hạn chế về năng lực khái quát vấn đề của sinh viên đối với các khái niệm thuộc về khoa học xã hội.
2.2.2. Hạn chế trong sinh hoạt
Những hạn chế trong các hoạt động học tập, hoạt động văn hoá tinh thần, hoạt động chính trị xã hội… phản ánh các mặt hạn chế chung trong sinh hoạt của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên. Có thể nói, song song với các ưu điểm được khảo sát ở mục 2.1 thì những hạn chế trong lối sống của sinh viờn cũng biểu hiện rất rừ nột.
64
Trong học tập, nhiều sinh viên vẫn chưa xây dựng được cho mình một tác phong học tập nghiêm túc và khoa học. Tỉ lệ sinh viên đi học không đúng giờ là 8%, không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ là 28%. Cũng tương tự như vậy khi tìm hiểu về tinh thần tự học của sinh viên qua các câu hỏi a; b (bảng 7) thì thấy 12,75% số sinh viên không học bài cũ và hơn 38% cho rằng không cần thiết phải chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp. Đây dĩ nhiên là những khẳng định chủ quan của một bộ phận sinh viên nhưng vấn đề là ở chỗ: một mặt phải tôn trọng những quyết định mang tính cá nhân của họ, nhưng mặt khác cũng phải đánh giá một cách khách quan rằng: những quyết định chủ quan đó khi chuyển hoá thành phương pháp học tập có thực sự mang lại hiệu quả không? Bởi vì, đối với sinh viên họ luôn tâm niệm: vấn đề là làm thế nào để có được kết quả học tập tốt còn phương pháp học tập không phải là vấn đề quá quan trọng. Chính những nhận thức sai lầm như vậy đã góp một phần không nhỏ dẫn đến những hạn chế trong học tập của một bộ phận sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên. Hạn chế trong học tập của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên còn biểu hiện qua tính không kiên trì trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ cho học tập. Khảo sát câu hỏi g (2.1.3) thì có đến 39% không thường xuyên lên thư viện, 12% không có thẻ thư viện. Như vậy có 51% sinh viên không tích cực mở rộng và chủ động trong việc bổ sung lượng kiến thức cho mình. Sự trung thành với lượng kiến thức cơ bản trong giáo trình tất yếu sẻ dẫn đến sự hạn chế trong kết quả học tập của họ.
Nghiên cứu khoa học trong sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát biểu hiện ở bảng 8 cho thấy, có đến 96,5% chưa từng tham gia nghiên cứu khoa học. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở nhu cầu (muốn tham gia) với 78,7%
khẳng định. Hạn chế này sẽ làm giảm sút khả năng sáng tạo và tư duy
65
độc lập đối với sinh viên, ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình học tập của họ. Điều này rừ ràng là xuất phỏt từ nguyờn nhõn khỏch quan.
Nhu cầu nghiên cứu khoa học trong sinh viên rất cao nhưng số lượng các đề tài khoa học do sinh viên thực hiện và có sinh viên tham gia rất khiêm tốn. Vì vậy nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
Trong sinh hoạt đời sống tinh thần của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên cũng còn tồn tại nhiều hạn chế.
Thứ nhất, là hạn chế trong việc lựa chọn các đối tượng, các tác phẩm văn học nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí. Hầu hết sinh viên chỉ tập trung lựa chọn các tác phẩm điện ảnh, văn học, âm nhạc, khai thác các đề tài tình yêu, tâm lý xã hội và các ấn phẩm báo chí có khả năng cập nhật thông tin, đưa các tin giật gân. Còn các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí giàu tính thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức.
Trong khi đó, chính những tác phẩm có giá trị cao đó mới là những món ăn tinh thần quý giá có khả năng bồi đắp cho tâm hồn những phẩm chất cao đẹp, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách ở con người. Thực tế khảo sát cho thấy (Bảng 1) ở các thể loại văn hoá đọc, nghe, nhìn chỉ có rất ít sinh viên quan tâm đến các ấn phẩm báo Nhân dân (25,6%), báo Quân đội (22,4%) nhạc Giao hưởng thính phòng (8%), phim hành động (34%). Các hoạt động giải trí khác cũng có nhiều hạn chế. Du lịch 16%. Trong khi có đến 39% tham gia các trò chơi điện tử. Hoạt động thể thao chủ yếu mang tính cá nhân và tự phát, chưa thực sự trở thành phong trào trong sinh viên (37%).
Thứ hai, bên cạnh đó, qua thâm nhập thực tế chúng tôi thấy dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn rượu bia, cờ bạc vẫn còn tồn tại, mặc dù không phổ biến. Số sinh viên đề cao quá mức tình yêu trong đời sống sinh viên (45%) cũng đáng báo động. Chúng tôi cho rằng vai trò của
66
tình yêu trong sinh viên tác động theo hướng tiêu cực nhiều hơn là tích cực đối với các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực học tập của sinh viên.
Nó chi phối sâu sắc đến kết quả của toàn bộ quá trình học tập của sinh viên.
Nạn rượu chè, cờ bạc, mặc dù không phổ biến nhưng đó là điều đáng báo động. Đối với sinh viên, họ có hàng trăm lý do để uống rượu, như tổ chức sinh nhật, thi hết môn được điểm cao, chuyển phòng ở, v.v… Đa phần các cuộc rượu trong sinh viên là được tổ chức ở hàng quán và trong những căn phòng ngoại trú nên rất khó kiểm soát.
Nạn rượu chè thường đi liền với cờ bạc. Núp dưới hình thức giải trí, một số sinh viên lợi dụng những quân bài để đánh bạc với nhau hoặc tham gia đánh số đề đầy may rủi… Tất cả những biểu hiện sinh hoạt không lành mạnh đó của một bộ phận sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình học tập của họ, mặt khác cũng tác động đến đạo đức, lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên nói chung.
2.2.3. Hạn chế trong hành vi ứng xử
ứng xử là một trong những chuẩn mực để đánh giá tầm mức văn hoá của con người. Thông qua thế ứng cử của mình, con người không chỉ bộc lộ ra bên ngoài những phẩm chất, những giá trị sống, những khuôn thước… mà còn tích luỹ và cải biến được vốn sống của mình.
Xét đến cùng, hành vi ứng xử của con người tồn tại trong hai mối quan hệ cơ bản : đó là quan hệ ứng xử giữa con người với con người và quan hệ ứng xử giữa con người với tự nhiên. Và ở một phượng diện khác còn có quan hệ ứng xử giữa con người với thế giới tâm linh.
Khảo sát nghiên cứu hành vi ứng xử của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên theo các dạng quan hệ ứng xử nói trên, chúng tôi thấy tồn tại những hạn chế sau đây:
67
2.2.3.1. Hạn chế trong mối quan hệ ứng xử xã hội
Đặc thù ứng xử trong môi trường sinh viên biểu hiện ở hai hình thức. Đó là quan hệ ứng xử với thầy cô giáo, và quan hệ ứng xử giữa sinh viên với nhau.
Những hạn chế trong hành vi ứng xử của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên đối với các thầy, cô giáo biểu hiện tập trung ở các điểm sau:
Thứ nhất, biểu hiện ở thái độ học tập trên lớp. Tiến hành khảo sát 300 sinh viên ở các khoa Kỹ thuật may - thời trang, khoa Công nghệ thông tin và khoa Cơ khí chế tạo, với mẫu câu hỏi: Bạn có thường xuyên nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học không? Kết quả thu được: 18% trả lời thường xuyên nói chuyên riêng; 56% trả lời thỉnh thoảng nói chuyện riêng và làm việc khác… Điều đó dù vô tình hay hữu ý thì cũng biểu lộ thái độ thiếu tôn trọng cán bộ giảng dạy. Giải thích cho hành vi ứng xử đó, sinh viên đưa ra nhiều lý do, chẳng hạn: bài giảng không hấp dẫn, lớp đông người… Có thể tồn tại những thực trạng đó, nhưng ở đây là vấn đề ý thức là hành vi ứng xử của những con người có trình độ đại học và cao đẳng. Vì vậy đó là điều không thể biện hộ.
Thứ hai, biểu hiện ở thái độ ứng xử thường ngày của sinh viên đối với cán bộ giảng dạy.
Về mặt này, tuyệt đại bộ phận sinh viên có thái độ, hành vi ứng xử tốt đối với cỏc thầy cụ giỏo. Sự kớnh trọng, lễ phộp được biểu hiện rừ nột trong các cử chỉ, trong ngôn ngữ giao tiếp thầy trò, phản ánh truyền thống tôn sư trọng đạo một cách đậm đà trong lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực trong đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên. Điều này cũng đã
68
được chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Chẳng hạn, khi tiến hành khảo sát 200 sinh viên với mẫu câu hỏi: Bạn có chủ động chào xã giao cán bộ không trực tiếp giảng dạy bạn không?
Kết quả có tới 39% trả lời: không, cho dù biết đó là cán bộ giảng dạy của nhà trường. Để khách quan hơn chúng tôi tiếp tục khảo sát 400 sinh viên các khoa Công nghệ thông tin, khoa Kỹ thuật may - thời trang;
khoa Cơ khí chế tạo, khoa Động lực, với mẫu câu hỏi mở? Bạn thường làm gì vào các ngày lễ tết, mồng 08 tháng 03; 20 tháng 11… Kết quả thu được như sau: 45% trả lời: tranh thủ về thăm gia đình và bạn bè;
36% đi chúc mừng thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy; 12% tranh thủ nghỉ ngơi, 06% di thăm thầy cô giáo cũ. Kết quả khảo sát trên cho thấy, tinh thần "tôn sư trọng đạo", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có xu hướng ngày càng mờ nhạt trong một bộ phận sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên;
chỉ có 06% số sinh viên nhớ đến thầy, cô giáo cũ đã nói lên điều đó.
Bên cạnh những hạn chế trong hành vi ứng xử của sinh viên đối với thầy cô giáo, chúng tôi cũng phát hiện thấy những tồn tại trong hành vi ứng xử giữa sinh viên với nhau:
Quan hệ giữa các sinh viên với nhau chủ yếu biểu hiện ở các lĩnh vực học tập và giao lưu bạn bè, tình yêu đôi lứa. Trong lĩnh vực học tập, hành vi ứng xử của họ biểu hiện ở thái độ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thông tin, tập trung giải quyết các bài tập lớn, nghiên cứu khoa học v.v… Qua điều tra 300 sinh viên các khoa Kỹ thuật may- thời trang;
Cơ khí chế tạo; Công nghệ thông tin về tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong cuộc sống qua mẫu câu hỏi: Bạn sẽ làm gì khi thấy có một số thành viên trong lớp học tập kém, hoàn cảnh khó khăn? (không thể hiện danh tính). Kết quả thu được như sau:
Bảng 11 (Đơn vị tính: %)
Khoa Giúp đỡ Không giúp đỡ